Giáo án Ngữ văn 7, tập 1 - Giáo án Ngữ Văn 7 Tuần 9 - Trần Thụy Phương - Trường THCS Phúc Đồng

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

Giúp HS :

1. Kiến thức:

* Thấy được:

- Tình cảm quê hương sâu nặng của tác giả Lý Bạch.

- Một số đặc điểm nghệ thuật của bài thơ: Hình ảnh gần gũi, Ngôn ngữ tự nhiên, bình dị, tình cảm giao hòa.

- Một biểu hiện khác của phong cách thơ Lý Bạch: trầm tư, sâu lắng.

* Bước đầu nhận biết bố cục thường gặp (2/2) trong bài thơ tuyệt ái; thủ pháp đối và tác dụng của nó.

2. Rèn kỹ năng: Hiểu và cảm nhận thơ Đường.

3. Giáo dục: Lòng yêu quê hương đất nước.

3. Tích hợp: - Thơ thất ngôn tứ tuyệt.

- TLV: Biểu cảm ; TV: Từ trái nghĩa.

B. . CHUẨN BỊ

GV : Soạn GA, ảnh chân dung, tài liệu tham khảo

 HS : Soạn bài, đọc và tìm hiểu

 

doc 11 trang Người đăng nguyenphuong Lượt xem 1707Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 7, tập 1 - Giáo án Ngữ Văn 7 Tuần 9 - Trần Thụy Phương - Trường THCS Phúc Đồng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ân dung, tài liệu tham khảo
 HS : Soạn bài, đọc và tìm hiểu 
C. Khởi động
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Đọc thuộc diễn cảm bài "Xa ... Lư"; nêu những hiểu biết về tác giả bài thơ.
- Giải thích nhan đề bài thơ? Tại sao tác giả lại đặt nhan đề bài thơ như vậy? Đây có phải là bài thơ đơn thuần chỉ tả cảnh thác nước không?
 2. Bài mới:
"Vong nguyệt hoài hương" (Trông trăng nhớ quê) là một đề tài phổ biến trong thơ cổ Phương Đông cả ở Trung Quốc, Nhật bản và Việt Nam. Vầng trăng đã trở thành một biểu tượng truyền thống. Trăng tròn tượng trưng cho sự đoàn tụ. Xa quê, trăng càng sáng càng tròn, càng gợi nhớ quê. Trong các bài thơ nhìn trăng mà thổ lộ tâm tình nhớ quê thì bài có khuôn khổ nhỏ nhất, ngôn từ đơn giản, tinh khiết nhất nhưng được truyền tụng rộng rãi nhất là bài thơ: "Tĩnh dạ tứ" của Lý Bạch.
D. Tiến trình các hoạt động dạy và học
Hoạt động của giáo viên – học sinh
Nội dung cần đạt
HĐ 1 : Hướng dẫn tìm hiểu chung
H: Đọc chú thích * đ nhận xét
?1: Bài thơ ra đời trong hoàn cảnh nào? Chủ đề của bài thơ là gì?
H: Suy nghĩ , trả lời cá nhõn.
?.2: So sánh thể thơ ở bản phiên âm và dịch thơ. Em có nhận xét gì về cách bắt vần của bài thơ?
H: Phát biờ̉u cá nhõn
?3: Giải thích ý nghĩa nhan đề bài thơ (giải nghĩa từng yếu tố HV) (SGK, 123)
HĐ 2 : Hướng dẫn tìm hiểu chi tiết bài thơ
H: Đọc 2 cõu thơ đõ̀u.
?4: Đọc 2 câu đầu: Từ "sàng" trong câu thơ gợi cho em suy nghĩ gì?Nếu thay từ "sàng" bằng từ "án" (bàn" hoặc từ 'đình" (sân) thì ý nghĩa câu thơ có thay đổi không?
H: Trao đụ̉i, thụ́ng nhṍt.
ị ý nghĩa câu thơ sẽ thay đổi. Vì như thế, ta sẽ hiểu rằng nhà thơ chủ động ngắm trăng khi ngồi ở bàn đọc sách hoặc đang đứng ở sân ngắm trăng.
?5: Từ "Nghi" ở câu thứ 2 giúp em cảm nhận được vẻ đẹp của trăng như thế nào?
H: Phát biểu cá nhân
G: Trong một đêm trăng sáng, ở chốn tha hương, nhà thơ đã không ngủ được, cũng có thể ông đã ngủ rồi chợt tỉnh giấc thấy mình nằm dưới trăng. Hình như đã đánh thức trong nhà thơ tình trạng mơ màng ấy chữ "nghi" dậy! và "sương" đã xuất hiện một cách hợp lý, tự nhiên, miêu tả được cả một không gian ngập tràn ánh trăng.
?6: Nhưng 2 câu thơ này có phải chỉ đơn thuần tả cảnh không? Vì sao?
H: Thảo luận
ị ở 2 câu này, ánh trăng tuy đẹp, sáng lung linh song vẫn chỉ là đối tượng nhận xét, cảm nghĩ của chủ thể - nhà thơ Lý Bạch. (Các em lưu ý: ở 2 câu đầu của bản phiên chỉ có một động từ trạng thái "nghi" vừa thể hiện được trạng thái mơ màng của tác giả vừa tỉnh giấc vừa nêu được cảm nhận, nhận xét của thi nhân về vẻ đẹp của ánh trăng. ánh trăng sáng quá, tải khắp không gian bao phủ mặt đất như sương thu. Nhưng ở bản dịch thơ đã thêm 2 động từ nữa đó là động từ "rọi" và "phủ" đã làm cho ý vị trữ tình của bài thơ trở nên mờ nhạt và vì thế mọi người lầm tưởng 2 câu thơ đầu thuần túy chỉ là tả cảnh. Như vậy 2 câu đầu: 
?7: Theo em ở 2 câu đầu này, tác giả muốn bộc bạch tâm trạng gì? tâm trạng đó được thể hiện qua từ nào?
ị Tâm trạng khắc khoải, trăn trở thao thức của một kẻ li hương. Tâm trạng ấy được đặc tả qua động từ "nghi". Tâm trạng đó được khắc họa rõ hơn ở 2 câu cuối 
G: Đọc 2 câu cuối.
?8: Khi nhìn ngắm và miêu tả trăng đẹp mơ màng sáng láng như thế, tác giả đã thể hiện tình cảm nào đối với thiên nhiên?
H: Phát biểu cá nhân
 ị Yêu quí , gần gũi với thiên nhiên
?9: Tại sao đang cúi đầu nhìn ánh trăng ngập tràn mặt đất như sương thu, thi nhân bất giác "ngẩng đầu lên"? : Em thử hình dung hành động của tác giả qua các từ 'vọng", "cử", "đê". Em có nhận xét gì về nỗi lòng của tác giả đối với quê hương ở 2 câu thơ này.
H: Trả lời cá nhõn
ị Từ cảm giác mơ hồ về trăng ở câu 2 tác giả bỗng "ngẩng đầu" lên có thể để ngắm trăng; có thể để kiểm tra lại sự nghi hoặc mơ hồ của cảm giác. Nhưng có lẽ hành động đó là để cố xua đi nỗi nhớ quê hương da diết, để vơi bớt nỗi buồn cô đơn 
?10: Để làm nổi bật tâm trạng nhớ quê hương da diết, tác giả đã sử dụng nghệ thuật gì ở 2 câu cuối? Nghệ thuật này có tác dụng gì trong việc diễn tả tâm trạng của nhà thơ?
H: Học sinh khá 
G: Giải thích: ở 2 câu thơ này các bộ phận tham gia đối với số lượng chữ bằng nhau; từ loại của các chữ tương ứng ở 2 vế giống nhau.
 ị Hai câu cuối được viết theo cấu trúc đối. Phép đối ở đây nói lên hai tư thế, hai tâm trạng, hai đối tượng làm xúc động và trĩu lòng kẻ xa quê. Hai hình ảnh "trăng sáng" và "cố hương" đi sóng nhau biểu hiện một tâm hồn giàu tình yêu thiên nhiên; một tấm lòng yêu quê hương tha thiết , sâu nặng của nhà thơ Lý Bạch. Cách biểu hiện tình cảm như thế còn được gọi là nghệ thuật ị
?11: Theo em, cảm xúc, suy tư của bài thơ này có thống nhất, liền mạch không? (ị Có) Sự thống nhất liền mạch đó được thể hiện ở những từ nào? Em có thể biểu thị sự thống nhất ấy bằng sơ đồ?
 nghi
 cử vong 
 đê tư
H: Trả lời cá nhõn
 (Dùng từ độc đáo 5 động từ : nghi, tư, cử, vọng, đê đ tạo nên tính thống nhất, liền mạch cảu cảm xúc.)
ị G: Cả bài thơ có 20 chữ thì đã có tới 5 động từ chỉ cảm nghĩ và hành động của cơ thể, 5 động từ ấy có tác dụng làm cho ý của bài thơ được liền mạch, thống nhất: Hành động "ngẩng đầu" ở C3 xuất hiện như một sự tất yếu để kiểm nhưng điều mà câu 2 đặt ra: vừng sáng trước giường là sương dưới trăng. ánh mắt của thi sĩ đã chuyển từ trong ra ngoài; từ mặt đất đến bầu trời; từ chỗ chỉ thấy ánh trăng ở đầu giường đến thấy cả vầng trăng. Nhưng khi thấy vầng trăng cũng đơn côi, lạnh lẽo như mình thì thi sĩ đã cúi đầu để suy ngẫm về cố hương ị nghệ thuật phối hợp thế giới khách quan và nội tâm con người của Lý Bạch thật đáng nể trọng
HĐ 3: Hướng dẫn tổng kết .
?12: Qua việc phân tích tìm hiểu bài thơ trên em ghi nhớ được điều gì về nội dung và nghệ thuật của bài thơ?
?13: Theo em tình cảm, cảm xúc trong bài thơ có phải của riêng Lý Bạch không?
ị Lý Bạch đã nói hộ tâm tư, tình cảm của những con xa quê ị Tính điển hình của cảm xúc trong bài thơ trữ tình ị yếu tố tạo nên sức cộng hưởng của bài thơ.
HĐ 4: Luyện tập.
G: (Chốt) Hai câu thơ dịch này đã nêu được tương đối đủ ý; thể hiện được tình cảm, cảm xúc của bài thơ. 
Những điểm khác: 
 + Lý Bạch không dùng phép so sánh "Trăng sáng như sương", "sương" chỉ xuất hiện trong cảm nghĩ của tác giả.
 + Bài thơ của Lý Bạch ẩn chủ thể đ giá trị điển hình cảm.
 + Bài thơ của Lý Bạch cho ta biết rõ tác giả ngắm cảnh như thế nào.
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả (SGK, 111)
2. Tác phẩm
a. Hoàn cảnh ra đời: "Thuở nhỏ ... quê nhà".
 b. Chủ đề : “ vọng nguyệt hoài hương ” (trông trăng nhớ quê).
c. Thể thơ : ngũ ngôn tứ tuyệt (cổ thể)
d. Giải nghĩa các yếu tố HV (SGK, 123)
II. Tìm hiờ̉u chi tiờ́t:
1. Hai câu đầu.
* Chữ "sàng" gợi nghĩ:
- Nhà thơ đang nằm trên giường.
- Nằm mà không ngủ hoặc chợp mắt rồi lại tỉnh và không sao ngủ tiếp được vì thấy ánh trăng sáng xuyên qua cửa.
* "nghi"( ngỡ là, tưởng là): cảm nhận trăng sáng quá chuyển thành màu trắng giống như sương.
ò
trăng - sáng, đẹp êm dịu, mơ màng, yên tĩnh.
Vừa tả cảnh trăng sáng.
Vừa tự vẽ chân dung (đang nằm trên giường)
Vừa tự bộc bạch tâm trạng.
2. Hai câu cuối.
- Cử đầu vọng: Ngẩng đầu nhìn trăng, thấy trăng đẹp nhưng trăng cũng cô đơn, lạnh lẽo như mình.
- "đê đầu": cúi đầu suy nghĩ nhớ về quê hương.
đ Nhớ quê đ không ngủ đ nhìn trăng càng nhớ quê da diết ị Nhớ quê hương là một tình cảm sâu nặng, luôn thường trực.
ò
- Phép đối: 
 + cử đầu >< đê đầu.
 + vọng minh nguyệt >< tư cố hương.
ị Tức cảnh sinh tình 
III. Tụ̉ng kờ́t:
 * Ghi nhớ (SGK, 124)
IV. Luyện tập (SGK, 125)
BT1: SGK
Dặn dò: - Học bài, học thuộc 3 bản phiên âm, dịch nghĩa, dịch thơ.
 - Chuẩn bị bài: Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê.
Ngày soạn: 2 / 11	Ngày dạy: 14 / 11
Tiết 38 : Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê
(Hồi hương ngẫu thư)
 - Hạ Tri Chương -
A. Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức: Thấy được tính độc đáo trong việc thể hiện tình cảm quan hệ sâu nặng của 
nhà thơ - Bước đàu nhận biết được phép đối trong câu và tác dụng của nó.
2. Rèn kỹ năng: Phân tích thơ Đường qua bản phiên âm và dịch thơ.
3. Giáo dục: Tình yêu quê hương đát nước.
4. Tích hợp: VB: - Cảm ... tĩnh (Lý Bạch)
- Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, thơ lục bát.
B. Chuẩn bị
GV : Soạn GA, tài liệu tham khảo
HS : Soạn bài, đọc và tìm hiểu 
C. Khởi động
1. Kiểm tra chuẩn bị bài của học sinh
 2. Bài mới : Xa quê, nhớ quê vọng nguyệt hoài hương, buồn sầu xa xứ... là những đề tài quen thuộc trong thơ cổ Trung đại Phương Đông. Nhưng mỗi nhà thơ, trong từng hoàn cảnh riêng lại có những cách thể hiện độc đáo, không trùng lặp. Còn gì vui sướng hơn, khi xa quê đã lâu nay mới được trở về thăm quê? Thế nhưng, có khi lại gặp những chuyện bất ngờ, rất buồn, muốn rơi nước mắt. Lần về thăm quê đầu tiên và cũng là cuối cùng sau hơn 50 năm xa cách của lão quan Hạ Tri Chương là trường hợp nao lòng như thế. Và điều đó đã được thể hiện độc đáo trong bài "NH Nguyễn Hưng".
D. Tiến trình các hoạt động dạy và học
Hoạt động của giáo viên – học sinh
Nội dung cần đạt
HĐ 1 : Hướng dẫn tìm hiểu chung
?1: Dựa vào chú thích *, giới thiệu đôi nét về tác giả HTC và bài thơ “ Hồi hương ngẫu thư ”?
H: Quan sát phần chú thích * và trả lời
G: Đọc(chậm rãi, rõ ràng, trầm lắng) đ yêu cầu HS đọc đ nhận xét.
?2: Bài thơ được sáng tác trong hoàn cảnh như thế nào?
H: Phát biểu cá nhân
?3: Bài thơ được viết theo thể thơ quen thuộc nào mà em đã học?
 Đây là bài thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật cuối cùng trong chương trình lớp 7 mà chúng ta được học. Vậy bạn nào có thể lên bảng làm BT trắc nghiệm sau : Lựa chọn câu trả lời đúng nhất trong các câu sau :
+ Số câu : *A : 4, B : 6, C : 8, D : Không hạn định
+ Số chữ trong câu : A : 5, B : 6, *C : 7, D : 8 
+ Cách hiệp vần :
 A : Các chữ cuối C1 và C4 hiệp vần với nhau
 B : Các chữ cuối C1 và C3 hiệp vần với nhau
 * C : Các chữ cuối C2 và C4 hiệp vần với nhau
 D : Các chữ cuối C3 và C2 hiệp vần với nhau
?4: Phạm Sĩ Vĩ và Trần Trọng San đều dịch bài thơ sang thể thơ lục bát. Lựa chọn thể thơ này có tác dụng gì trong việc diễn tả tình cảm của nhà thơ?
H: PB cá nhân
ị Hai bản dịch tuy có sự khác nhiều về câu, nhịp, giọng điệu, thể thơ nhưng đều cố chuyển được cái tâm trạng, cảm xúc vui, buồn, ngỡ ngàng của nhà thơ khi về thăm quê cũ.
- Thể lục bát phù hợp với việc diễn tả, chuyển tải tình cảm tha thiết, đằm thắm.
?5: Nhan đề bài thơ là “ Hồi hương ngẫu thư ”. Em hãy giải thích nghĩa của từng yếu tố HV trong nhan đề trên?Và ý nghĩa nhan đờ̀ bài thơ.
H: Phát biểu cá nhân
- Hụ̀i hương: Sau hơn 50 năm làm quan ở Trường An (Kinh đô TQ đời Đường), Hạ Tri Chương từ quan, cáo lão về quê ị lần thăm quê đầu tiên và cũng là lần cuối cùng về ở hẳn (do tuổi cao, cũng có thể do ông chán cảnh quan trường, bon chen danh lợi).
- Ngõ̃u thư:ị "Ngẫu nhiên viết" vì tác giả không chủ định làm thơ ngay khi mới đặt chân đến quê nhà nhưng do tình huống xảy ra đột ngột mà nhà thơ phải viết (bị coi là khách).
HĐ 2: Hướng dẫn tìm hiểu chi tiết tác phẩm 
?6: Đọc lại 2 câu đầu của bài thơ (bản phiên âm và dịch thơ) đ Trong 2 câu đó, câu nào là câu kể ? câu nào là câu tả? Nghệ thuật nổi bật ở 2 câu này là gì?
H: PB cá nhân
ị C1: kể ; C2: tả. Nghệ thuật đối
?7: Chỉ rõ phép đối ở 2 câu này? Vậy, phép đối ở đây có tác dụng gì?
H: PB cá nhân
?8: Qua sự phân tích ở trên, em thấy tình cảm gắn bó sâu nặng với quê hương được biểu đạt qua những phương thức biểu đạt nào?
H: Phát biểu cá nhân
ị Biểu cảm qua tự sự và miêu tả.
G: ( bình chốt): Hai câu thơ ngắn gọn (chỉ 14 chữ) với những từ trái nghĩa, những hình ảnh đối chọi nhau tác giả đã kể khoảng được quãng đường ông xa quê, làm nổi bật sự thay đổi vì vóc dáng và tuổi tác, đồng thời hé lộ tình cảm yêu quê hương của nhà thơ. Câu 1 tác giả đã tự sự để biểu cảm; còn câu 2 miêu tả để biểu cảm. Đây là phương thức bộc lộ tình cảm một cách giao tiếp. : “ Giọng quê ” chính là tâm hồn của mỗi con người yêu thương, gắn bó với đất mẹ quê cha. Dòng sữ ngọt ngào, tiếng ru, tình thương của mẹ hiền, công ơn của mẹ cha đã thấm sâu vào tâm hồn mỗi đứa con. “ Giọng quê không đổi ” là sự biểu hiện cảm động nhất về tấm lòng gắn bó tha thiết với quê hương, thổ lộ tấm lòng sắt son chung thuỷ của khách li hương đối với nơi chôn rau cắt rốn của mình.Ngôn từ và hình ảnh của hai câu thơ mở đầu cứ nhẹ nhàng cất lên; thấm thía biết bao cảm xúc. Đằng sau hai câu thơ ta như nghe được tiếng thở dài của thi nhân. Đó là tiếng thở dài khi ông nhìn thấy quê hương; cất tiếng nói theo giọng của quê hương, rồi tự ngắm mình tự nghĩ về mình, thấy mình thay đổi nhiều quá trước quê hương, làng xóm. 
*Liên hệ : Trong thực tế, có những người thay đổi môi trường cư trú đ thay đổi giọng nói và cách sống.
G: (Chuyờ̉n) Tác giả về đến quê và tình huống bất ngờ gì đã xảy ra? Phân tích hai câu cuối chúng ta sẽ rõ.
H: Một học sinh đọc (phiên âm khác dịch thơ).
?9: Theo em đây là 2 câu kể hay tả? Nếu là kể thì hai câu thơ kể việc gì?
H: PB cá nhân
?10: Sự thay đổi của quê hương được thể hiện qua những từ ngữ nào?
H: PB cá nhân
?11: Tại sao chỉ có "nhi đồng" ra đón khi tác giả về thăm quê?
H: Trả lời cá nhõn.
ị Câu thơ gợi nghĩ: Những người đồng trang lứa với nhà thơ không còn nữa, mà có còn thì cũng chưa chắc đã có ai nhận ra tác giả vì tác giả đã xa quê hơn 50 năm rồi mà chưa một lần trở về thăm quê. Đây là tình huống ngẫu nhiên, bất ngờ xảy ra khi nhà thơ vừa đặt chân đến làng quê.
?12: Gặp lũ trẻ tươi cười hớn hở nhưng thử tưởng tượng xem trong lòng nhà thơ xảy ra cảm xúc gì? (Tiếng cười, câu hỏi hồn nhiên của trẻ nhỏ có làm tác giả vui lên không?) Vậy theo em nét độc đáo ở 2 câu thơ này là gì?
H: Trao đụ̉i, thụ́ng nhṍt.
?13:Nếu có người sửa lại hai câu cuối bài thành : 
 “ Lân nhân tương kiến, bất tương thức,
 Tiện vấn : quân tòng hà xứ lai ”
 (Người hàng xóm gặp mặt, không quen biết
 Liền hỏi : Ông ở nơi nào tới?)
thì ý nghĩa, sắc thái biểu cảm và giọng điệu của hai câu thơ và của bài thơ sẽ thay đổi ntn?
H: Thảo luận nhóm :
ị - Hai câu sửa chỉ còn lại là hai câu miêu tả kết hợp với tự sự thuần tuý.
- Hai câu cuối : Giọng điệu bi hài của câu thơ đầy kịch tính :
+ Làng quê chỉ còn nhi đồng ra đón
+ Những người cùng tuổi với nhà thơ nay chẳng còn ai (Đỗ Phủ viết :  70 tuổi xưa nay hiếm)
+ Trở về nơi chôn rau cắt rốn mà lại bị “ xem như khách ”
+Các em nhi đồng vui cười niềm nở tiếp đón
 G: Chụ́t: Rõ ràng ở 2 câu thơ cuối, ta thấy tác giả đã dùng hình ảnh, âm thanh vui tươi để thể hiện tâm trạng đau buồn của mình khi trở về quê. Nhi đồng càng ngây thơ cười nói, hỏi han bao nhiêu thì nỗi lòng của ông già Hạ Tri Chương càng tan nát bấy nhiêu. Tình huống đặc biệt ấy đã tạo nên giọng điệu vừa bi vừa hài cho 2 câu thơ ị Câu thơ cuối chứa đựng nụ cười chua xót nhưng qua đó ta càng hiểu hơn tình cảm sâu nặng của nhà thơ 86 tuổi này với quê hương. 
HĐ 3: Hướng dẫn tổng kết.
?13: Em cảm nhận được điều gì khi học xong bài thơ này?
ị Giáo viên chốt và nhấn mạnh lại ghi nhớ.
HĐ 4: Luyện tập.
H: Thảo luận
?: Em thích bản dịch thơ nào hơn? Vì sao
H: PB cá nhân
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả (659 – 744)
- Đỗ tiến sĩ
- Làm quan trên 50 năm ở kinh đô Trường An.
2. Tác phẩm : Bài thứ nhất trong hai bài “ Hồi hương ngẫu thư ” nổi tiếng nhất.
* Hoàn cảnh sáng tác: Sau lần về thăm quê, lúc đó tác giả đã 86 tuổi và đã xa quê hơn 50 năm.
* Thể thơ :
 Phiên âm : Thất ngôn tứ tuyệt
*Dịch thơ : Lục bát
3. Tìm hiểu nhan đề bài thơ.
+ Hồi hương: Trở về quê hương.
+ Ngẫu thư: Ngẫu nhiên viết, không chủ định viết (nâng cao ý nghĩa của tác phẩm).
ị Tình cảm quê hương sâu nặng, thường trực trong tâm hồn tác giả.
II.Tìm hiểu chi tiết bài thơ:
1. Hai cõu đõ̀u:
 Câu 1 Cõu 2:
Thiếu tiểu li gia Hưởng õm vụ cải
(Rời nhà lúc còn (Giọng nói khụng
 trẻ) thay đụ̉i) 
 ><
Lão đại hồi Mấn mao tồi
(già mới quay về) (tóc mai đã rụng)
 ò ò
Kểkhoảng quãng Tả sự thay đụ̉i
dời xa quê làm của mái tóc để
 quan: có sự thay làm nổi bật yếu
đổi về vóc người, tố không thay
tuổi tác. đổi (giọng nói
 quê hương)
 ò
Nổi bật tấm lòng son sắt chung thuỷ, tình cảm gắn bó sâu nặng với quê hương nơi chụn rau cắt rụ́n. (Biểu cảm qua tự sự và miêu tả) .
 2. 2 câu cuối.
- Kể về sự thay đổi của quê hương.
Nhi đồng - tiếu vấn - khách
(Trẻ con) (Cười, hỏi) (Người ở nơi khác đến)
à Tình huống ngẫu nhiên, bất ngờ
ố Tủi buồn, sầu muộn trước sự thay đổi của quê hương.
ị Dùng cái hài ước đ để thể hiện tâm trạng bi thương.
III. Tổng kết 
1. Nội dung /SGK.
2. Nghệ thuật.
- Sử dụng phép đối rất thành công.
- Bài thơ biểu cảm kết hợp kể và tả rất nhuần nhuyễn.
- Giọng thơ thay đổi từ nhẹ nhàng.
- Hài hước - bi buồn.
IV. Luyện tập.
Bài tập 1: So sánh điểm giống và khác giữa bài thơ "Cảm ..... tĩnh" với bài này.
 Giụ́ng: viờ́t vờ̀ quờ hương, thờ̉ hiợ̀n tình yờu quờ hương sõu nặng
 Khác: Lý Bạch từ nơi xa vọng về, nhớ quê còn Hạ Tri Chương thì đứng ngay trên mảnh đất quê nhà mà giãi bày tấm lòng tha thiết đối với quê hương.
ò
 Tâm hồn của 2 thi sĩ ấy thật cao đẹp.
Bài tập 2: So sánh bản phiên âm và 2 bản dịch thơ.
Bản 1: Đối chính (ở câu 1); C2 đối thơ.
Bản 2: Đối chưa chỉnh; C2 dịch thoát.
Dặn dò: - Học thuộc thơ, phân tích lại nội dung 
 - BTVN : Luyện tập (SGK, 128)
 - Xem trước bài : Từ trái nghĩa
 - Soạn: Bài ca nhà tranh bị gió thu phá.
 Kết thúc bài học bằng bài hát: Quê hương (Đỗ Trung Quân).
Ngày soạn: 4 / 11 	Ngày dạy: 15 / 11
Tiết 39 : Từ trái nghĩa
A. Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức: - Củng cố nâng cao kiến thức về từ trái nghĩa.
- Thấy được tác dụng của việc sử dụng các cặp từ trái nghĩa.
2. Rèn kỹ năng: Nhận biết, sử dụng từ trái nghĩa hay nói và viết có hiệu quả.
3. Giáo dục: Tình yêu quê hương đát nước.
3. Tích hợp: TV tiểu học
 VB: Tĩnh... tứ; "hồi ... thư".
B. Chuẩn bị
`	1. GV : Soạn GA, “ Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt ”
2. HS : Soạn bài, đọc và tìm hiểu 
C. Khởi động
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Từ "tiểu" trong câu "Thiếu tiểu li gia, lão đại hồi" hay bài "Ngẫu ... thư" có nghĩa là gì.
- Em hãy tìm những từ Thuần Việt đồng nghĩa với từ đó? (nhỏ, bé, li ti...)
- Từ ví dụ t rên em hãy nêu những hiểu biết của mình về từ đồng nghĩa.
2. Bài mới:
Xa quê, nhớ quê vọng nguyệt hoài hương, buồn sầu xa xứ... là những đề tài quen Bên cạnh những từ đồng nghĩa, trong Tiếng Việt còn có những từ trái nghĩa nhau. Vậy thế nào là từ trái nghĩa và cách sử dụng từ trái nghĩa như thế nào cho có hiệu quả? Bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu thêm về từ trái nghĩa.
D. Tiến trình các hoạt động dạy và học
Hoạt động của giáo viên – học sinh
Nội dung cần đạt
HĐ 1 : Hướng dẫn tìm hiểu khái niệm
?1: Đọc lại hai bản dịch thơ “ Cảm nghĩ trong” và bản dịch thơ “ Ngẫu nhiên” của Trần Trọng San. Dựa vào kiến thức đã học ở tiểu học, tìm các cặp từ trái nghĩa trong hai bản dịch đó?
?2: Từ trái nghĩa với từ “ già ” trong trường hợp “ sau già ”, “ cau già ”?
HĐ 2 : Hướng dẫn cách sử dụng từ trái nghĩa
?3: Trong hai bài thơ trên, việc sử dụng các từ trái nghĩa có tác dụng gì?
 - Tạo ra tiểu đối trong 1 câu
(4) Tìm một số thành ngữ có sử dụng từ trái nghĩa ấy?
* Gọi HS đọc GN 2 (SGK, 128)
HĐ 3 : Hướng dẫn luyện tập
 BT1, 2, 3, 4 (129) 
I. Thế nào là từ trái nghĩa
 1. VD: (SGK, 128)
- Ngẩng – cúi : cơ sở chung là hoạt động của đầu
- Trẻ – già : cơ sở chung là tuổi tác
- Già - non : cơ sở chung là độ trưởng thành của thực vật.
=> 
 * Ghi nhớ 1: (SGK, 128)
II. Sử dụng từ trái nghĩa
1.VD (SGK, 128)
- Tiểu đối
- Thành ngữ :
 ba chìm bảy nổi
 lên voi xuống chó
đ tương phản, gây ấn tượng mạnh
2. GN 2 (SGK, 128)
III. Luyện tập
Dặn dò: Tìm những cặp từ trái nghĩa trong các bài thơ, bài CD mà em đã học hoặc đã biết.
Ngày soạn: 5/ 11	Ngày dạy: 15 /11
Tiết 40 : Luyện nói văn biểu cảm về sự vật, con người
 A. Mục tiêu cần đạt
Giúp HS :
- Rèn kỹ năng nói theo chủ đề biểu cảm
- Rèn kỹ năng tìm ý, lập dàn ý
B. Chuẩn bị
 GV : Soạn GA, một số bài văn mẫu
 HS : Chuẩn bị bài viết ở nhà theo tổ (Đề văn SGK, 129)
C. Khởi động
1. Kiểm tra chuẩn bị bài của học sinh
2. Bài mới 
D. Tiến trình các hoạt động dạy và học
Hoạt động của giáo viên – học sinh
Nội dung cần đạt
*HĐ 1:Xác định yêu cầu của tiết luyện nói:
?1: Theo em khi nói trước đám đông người; ta cần phải nói như thế nào?
* GV nhận xét chung :
- Nội dung : Tình cảm chân thành
- Cách nói :
+ Từ ngữ : cảm xúc trong sáng
+ Mạch lạc, liên kết
+ Truyền cảm, lưu loát hay lúng túng.
HĐ 2: Hướng dẫn tìm hiểu đề tài nói.
?2: Yêu cầu học sinh xác định :Thể loại?
Đối tượng biểu cảm?
Tình cảm biểu hiện?
HĐ 3: Lập dàn ý chung.
?3: Có thể lập dàn ý chung cho 4 đề này như thế nào?
HĐ 4: Thực hành luyện nói. 
Yêu cầu: Mỗi nhóm (dãy) trình bày một đề đã chuẩn bị dàn ý; mỗi bạn trong tổ trình bày một phần ị các tổ khác nghe và nhận xét, bổ sung.
* Hình thức luyện nói
 - Mỗi tổ cử một HS đại diện trình bày bài miệng, dựa trên dàn ý đã chuẩn bị ở nhà.
 - Các bạn trong nhóm và khác nhóm nhận xét về : ND và cách trình bày
Nhắc lại yêu cầu của giờ luyện nói?
Giờ luyện nói hôm nay đã đạt được những yêu cầu gì? Yêu cầu gì chưa đạt được?
Cần rút kinh nghiệm điều gì để nói tốt
I. Yêu cầu luyện nói:
1. Nội dung: Nói sát, đúng chuyên đề 
Đúng với dàn ý đã chuẩn bị.
2. Cách nói: To, rõ ràng, biểu cảm.
3. Tác phong: Tự tin, nhìn thẳng vào mọi người.
II. Tìm hiờ̉u đờ̀ tài:
Đờ̀ 1: Cảm nghĩ về thầy cô giáo – những người lái đò đưa các thế hệ trẻ cập bến tương lai
- ý 1 : Vai trò của thầy cô giáo trong việc đào tạo con người ngay cả đối với những thiên tài.
- ý 2 : Thái độ kính trọng, biết ơn thầy cô giáo.
- ý 3 : Kỷ niệm sâu sắc nhất
- ý 4 : Tôn vinh thầy cô giáo
Đờ̀ 2: Cảm nghĩ về một tấm gương học giỏi, vượt khó
- ý 1 : Nêu được hoàn cảnh khó khăn của bạn
- ý 2 : Chuyện cảm động về bạn
- ý 3 : Suy nghĩ của bản thân trước tấm gương của bạn bè
Đờ̀ 3: Cảm nghĩ về sách vở mình đọc và học hàng ngày
- ý 1 : Đa dạng về màu sắc, kiểu dáng, phong phú về loại.
- ý 2 : Kho kiến thức vô hạn, là “ người bạn hiền ”, là “ ngọn đèn sáng” bất diệt của trí tuệ con người.
- ý 3 : Giữ gìn, nâng niu và lựa chọn sách tốt để đọc, suy nghĩ.
Đờ̀ 4: Cảm nghĩ về một món quà em nhận được thời thơ ấu 
- ý 1 : Lí do em được nhận món quà
- ý 2 : Món quà gợi cho em những cảm xúc, suy nghĩ gì?
- ý 3 : Em sẽ làm gì khi nhận được món quà ấy?
III.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiáo án Ngữ Văn 7 Tuần 9 - Trần Thụy Phương - Trường THCS Phúc Đồng.doc