Giáo án Ngữ văn 7, tập 1 - Giáo án Ngữ Văn 7 Tuần 9 - Vũ Thanh - Trường THCS Mường Mùn

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

 Học xong bài này học sinh nắm được:

* Kiến thức:

 - Tình quê hương được thể hiện một cách chân thành, sâu sắc của Lí Bạch.

 - Nghệ thuật đối và vai trò của câu kết trong bài thơ.

 - Hình ảnh ánh trăng - vầng trăng tác động tới tâm tình nhà thơ.

* Kĩ năng:

 - Đọc - hiểu bài thơ cổ thể qua bản dịch tiếng Việt.

- Nhận ra nghệ thuật đối trong bài thơ.

- Bước đầu tập so sánh bản dịch thơ và bản phiên âm chữ Hán, phân tích tác phẩm.

* Thái độ:

 - Có ý thức học tập và vận dụng thơ Đường.

B. CHUẨN BỊ:

 - Giáo viên: Soạn bài.

 - Học sinh :Chuẩn bị bài theo câu hỏi SGK

C. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

* HOẠT ĐỘNG 1: Kiểm tra bài cũ. ( 5’ )

 - Đọc thuộc lòng bài thơ "Xa ngắm thác núi Lư "cảm nhận của em về nhà thơ.

* HOẠT ĐỘNG 2: Giới thiệu bài. ( 1’ )

 Vọng nguyệt hoài hương (Trông trăng nhớ quê là 1 đề tài phổ biến trong thơ cổ phương Đông cả Trung Quốc, Nhật Bản, Việt Nam. Ngay đối với các tác phẩm thơ Đường ta cũng bắt gặp không ít bài ít câu cảm động man mác. Biểu tượng quen thuộc đã trở thành truyền thống: Vầng trăng, trăng tròn tượng trưng cho sự đoàn tụ trăng mùa thu khi không khí bắt đầu trở lạnh lại càng có sức khiêu gợi nỗi nhớ nhà, nhớ quê, Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh là 1 bài thơ chọn đề tài ấy nhưng vẫn mang lại cho người đọc biết bao rung cảm và đồng cảm sâu xa . '' Trong loại thơ nhìn trăng mà thổ lộ tâm tình nhớ quê, bài có khuôn khổ nhỏ nhất, ngôn từ đơn giản tinh khiết nhất là Tĩnh dạ tứ của Lý Bạch, song bài có ma lực lớn nhất cũng là bài Tĩnh dạ tứ ấy. Hôm nay thầy trò chúng ta cùng nhau đi tìm hiểu bài thơ này.

 

doc 17 trang Người đăng nguyenphuong Lượt xem 1595Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 7, tập 1 - Giáo án Ngữ Văn 7 Tuần 9 - Vũ Thanh - Trường THCS Mường Mùn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iết bao rung cảm và đồng cảm sâu xa . '' Trong loại thơ nhìn trăng mà thổ lộ tâm tình nhớ quê, bài có khuôn khổ nhỏ nhất, ngôn từ đơn giản tinh khiết nhất là Tĩnh dạ tứ của Lý Bạch, song bài có ma lực lớn nhất cũng là bài Tĩnh dạ tứ ấy. Hôm nay thầy trò chúng ta cùng nhau đi tìm hiểu bài thơ này.
	HOẠT ĐỘNG 3: Bài mới. ( 35’ )
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HĐ CỦA HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
- Gọi học sinh đọc chú thích dấu sao
? Em hiểu thêm gì về nhà thơ Lý
Bạch ?
- Nêu yêu cầu đọc: Giọng trầm buồn, tình cảm, nhịp 2/3 .
- Đọc - học sinh đọc .
- Gọi nhận xét bạn đọc . 
? Bài thơ được viết theo thể thơ nào ? Nêu hiểu biết của em về thể thơ đó.
? Em đã được học những bài thơ nào có cùng thể thơ .
? Có ý kiến cho rằng hai câu đầu hoàn toàn tả cảnh còn hai câu sau hoàn toàn tả tình , ý kiến đó có đúng không ý kiến của em như thế nào ?
? Như vậy phương thức biểu cảm của văn bản là gì .
- Gọi học sinh đọc hai câu đầu . Dịch nghĩa từng từ .
? Cảnh đêm thanh tĩnh được gợi tả bằng hình ảnh nào ?
? Nhà thơ ngắm trăng ở vị trí nào? Vì sao em biết?
? Nếu thay từ "Sàng" bằng từ "Đình" (sân), "án" (bàn) và từ nghi bằng các từ khác thì ý nghĩa của câu thơ như thế nào ?
? Từ đó có thể hình dung về tác giả ở đây như thế nào?
? Ở bản dịch nghĩa quang có nghĩa là sáng nhưng ở câu thơ dịch đã đổi thành rọi. Em thấy rọi, sáng và chiếu khác nhau như thế nào ?
? Em có thích từ " Rọi" trong bản dịch thơ không ? Vì sao?
? Như vậy hai câu thơ đầu câu nào là miêu tả, câu nào là biểu cảm, nội dung miêu tả biểu cảm là gì ? 
- Nhà thơ nhìn trăng mà ngỡ là sương rơi trên mặt đất, ở đây đã có sự liên hệ giữa cái thực, cái ảo .
- Vậy tình cảm của nhà thơ trong đêm trăng đó được biểu hiện như thế nào chúng ta tìm hiểu hai câu cuối.
- Gọi học sinh đọc hai câu cuối .
? Ở hai câu thơ cuối có những từ nào theo em là trực tiếp tả tình cảm của nhà thơ .
- Các từ còn lại tập trung miêu tả cảnh . 
? Em hãy cho biết mối quan hệ giữa cái tình và cái cảnh ở trong 2 câu cuối .
- Trong thơ tứ tuyệt câu 3 thường có vị trí quan trọng vì nó phải nối tiếp ý của hai câu trên đồng thời tạo thế để hạ câu kết thật đắt .
? Theo em câu 3 trong bài thơ đã thể hiện điều đó như thế nào thông qua từ ''Ngẩng đầu''
? Khi đã cảm nhận được vẻ đẹp và nỗi cô đơn của vầng trăng trên bầu trời nhà thơ có hành động gì?
? Hành động cúi đầu có ý nghĩa gì?
- Hành động ngẩng đầu, cúi đầu chỉ trong khoảnh khắc đã động mối tình quê điều đó cho ta thấy tình cảm đó bình thường luôn thường trực trong nhà thơ .
? Ở hai câu thơ cuối tác giả sử dụng thành công nghệ thuật nào ? 
- Ngẩng đầu là hướng ra ngoại cảnh, là để nhìn trăng ; cúi đầu là hoạt động hướng nội, trĩu nặng tâm tư.
? Từ nhìn trăng sáng mà nhớ đến quê hương sự liên tưởng cảm xúc đó có tự nhiên không?
? Tình cảm của nhà thơ thể hiện trong hai câu thơ cuối là gì ?
? Bài thơ chỉ có 20 chữ nhưng sử dụng đến 5 động từ chỉ sự cảm nghĩ và chỉ hành động cơ thể, theo em đó là những động từ nào 
 ? Xác định chủ ngữ của 5 động từ trên.
- Sự thống nhất liền mạch ấy đã tạo cảm xúc cho bài thơ đây là hình thức phổ biến trong thơ cổ phương đông. Biện pháp nghệ thuật này làm cho tính khái quát của ý thơ, cảm xúc tăng gấp bội. đó không chỉ là tâm trạng của Lý Bạch mà cũng là tâm trạng của nhiều người cùng thời. Đó là tính điển hình của cảm xúc trong thơ trữ tình .
? Nghệ thật đặc sắc của bài thơ là
gì? Nhận xét cách dùng từ ngữ?
? Cảm nhận của em về cảm xúc của tác giả trong bài thơ?
- Gọi HS đọc ghi nhớ.
- Hướng dẫn học sinh làm bài tập
- Đọc chú thích
- Trình bày.
- HS nghe.
- HS đọc bài.
- Nhận xét.
- Độc lập trả lời.
- Phát hiện
- Thảo luận nhóm.
- Đại diện trình bày.
- Trả lời độc lập.
- Đọc 2 câu đầu, dịch nghĩa
- Phát hiện chi tiết.
- Độc lập trả lời.
- Suy nghĩ trình bày ý kiến.
- Nêu ý hiểu.
- So sánh, nhận xét.
- Tự bộc lộ
- Phát hiện trả lời.
- Lắng nghe.
- Đọc 2 câu cuối.
- Phát hiện trả lời.
- Trình bày ý kiến.
- Nghe
- Trình bày suy nghĩ.
- Phát hiện.
- Trả lời độc lập.
- HS nghe.
- Phát hiện nghệ thuật.
- Nghe
- Độc lập trả lời.
- Nêu suy nghĩ
- Tìm động từ.
- Xác định
- HS nghe.
- Khái quát nghệ thuật.
- Nêu cảm nhận.
- Đọc ghi nhớ.
- Làm bài theo hướng dẫn
I. Đọc - tiếp xúc văn bản:
*Tác giả, tác phẩm 
- Tác giả: Lý Bạch là 1 người yêu trăng, thơ Lý Bạch tràn ngập ánh trăng .
* Đọc
* Cấu trúc văn bản:
- Thể thơ : Ngũ ngôn tứ tuyệt .
- Vần thường ở câu 1, 2, 4
- Bài thơ có 4 câu mỗi câu có 5 tiếng .
- Bài : Phò giá về kinh ...
- Ý kiến đó không đúng vì trong 2 câu đầu vẫn có tình , 2 câu sau vẫn lồng cảnh vào đó .
-> Miêu tả kết hợp biểu cảm.
II. Đọc - hiểu văn bản: 
1. Hai câu thơ đầu . 
- Hình ảnh ánh trăng sáng .
- Nhà thơ ngắm trăng sáng ở đầu giường .
- Qua từ'' sàng''.
- Nếu thay như vậy thì ý thơ thay đổi vì người đọc có thể nghĩ tác giả đang ngồi đọc sách - ngắm trăng hoặc ngắm trăng trước sân.
- Trong đêm trăng cực sáng ở chốn tha hương, tác giả trằn trọc không ngủ được; cũng có thể đã ngủ rồi song tỉnh dậy mà không ngủ lại được.
- Đây là 3 từ đồng nghĩa:
- Sáng và chiếu là ánh sáng tự nhiên của trăng .
- Rọi còn có thêm nét nghĩa là trăng đi tìm tri âm , tri kỉ .
- Câu 1 : Miêu tả , câu 2 . Biểu cảm .
=> Ánh trăng sáng đẹp mơ màng dịu êm trong đêm thanh tĩnh .
- Tình cảm yêu quý gần gũi với thiên nhiên .
2. Hai câu thơ cuối:
- Từ: Tư cố hương . Nhớ quê hương cũ. 
- Cùng tả cảnh, tả tình song cái tình được thể hiện rõ hơn, tình người, tình quê được khách quan hoá để hiển hiện thành nhìn trăng sáng ngẩng đầu, cúi đầu.
- Ngẩng đầu là để kiểm nghiệm ánh sáng trước giường là sương hay trăng.
- Ta thấy ánh mắt của tác giả đã hướng xa hơn từ trong ra ngoài, cao hơn từ mặt đất lên bầu trời. Từ cảm nhận được một vùng sáng của trăng sáng đầu giường đến chỗ thấy cả vầng trăng.
- Cúi đầu nhớ quê hương.
- Không phải cúi đầu để kiểm nghiệm trăng mà để suy ngẫm về quê hương.
- Nghệ thuật đối ở 2 câu cuối.
- Đối về ngữ pháp: Cấu trúc của các bộ phận tham gia ngữ pháp giống nhau
ĐT- ĐT; ĐT- ĐT
Cụm DT- Cụm DT
( Trăng sáng - Cố hương ).
- Đối ý: Ngẩng đầu nhìn trăng sáng / Cúi đầu nhớ cố hương.
- Hai cử chỉ đối lập nhau trong 2 từ trái nghĩa không tạo sự mâu thuẫn mà còn tạo sự hoà đồng một tâm hồn tự do phóng khoáng xuất phát từ cội nguồn và luôn luôn hướng về cội nguồn.
=>Nỗi nhớ quê hương da diết luôn thường trực trong tâm hồn nhà thơ.
- Động từ: Nghi, tư, vọng, cử, đê.
- Cả 5 động từ đều bị lược bỏ chủ ngữ nhưng vẫn có thể khẳng định được chủ thể trữ tình là nhà thơ.
III. Tổng kết.
- Nghệ thuật: Từ ngữ giản dị, nghệ thuật đối rất thành công.
- Nội dung:
- Tình yêu thiên nhiên và nỗi nhớ quê hương da diết.
* Ghi nhớ: 
SGK tr
IV. Luyện tập
Có người dịch Tĩnh dạ tứ thành hai câu thơ nhơ sau:
Đêm thu trăng sáng như sương,
Lí Bạch ngắm cảnh nhớ thương quê nhà.
Dựa vào những điều đã phân tích ở trên, em hãy nhận xét về hai câu thơ dịch ấy. Nếu có thể, thử dịch thành bốn câu thơ theo nguyên thể hoặc theo thể lục bát.
D. HƯỚNG DẪN CÁC HOẠT ĐỘNG TIẾP NỐI: ( 4’ )
? Chủ đề của bài thơ là gì? =>Chủ đề: Trông trăng nhớ quê.
- Về nhà: Học thuộc lòng bài thơ.
Ngµy so¹n: 17/10/2010
Ngµy d¹y: 7a1 : ..............................7a2 : ................................7a3 : .................................... 
V¨n b¶n : NgÉu nhiªn viÕt nh©n buæi míi vÒ quª.
 (Håi h­¬ng ngÉu th­ )- H¹ Tri Ch­¬ng.
 TiÕt 38: §äc - hiÓu v¨n b¶n .
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
	Học xong bài này học sinh nắm được:
* Kiến thức:
	- Sơ giản về tác giả Hạ Tri Chương.
- Nghệ thuật đối và vai trò của câu kết trong bài thơ.
- Nét độc đáo về tứ của bài thơ.
- Tình cảm quê hương là tình cảm sâu nặng, bền chặt suốt cả cuộc đời.
* Kỹ năng:
- Đọc - hiểu bài thơ tuyệt cú qua bản dịch tiếng Việt.
- Nhận ra nghệ thuật đối trong bài thơ Đường.
- Bước đầu tập so sánh bản dịch thơ và bản phiên âm chữ Hán, phân tích tác phẩm.
* Thái độ:
- Từ bài thơ giáo dục học sinh lòng yêu quê hương đất nước, ý thức xây dựng bảo vệ quê hương.
B. CHUẨN BỊ:
	- Giáo viên: Soạn bài tìm tài liệu.
	- Học sinh: Chuẩn bị theo câu hỏi trong SGK
C. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
* HOẠT ĐỘNG 1: Kiểm tra bài cũ. ( 5’ )
	- Đọc thuộc lòng bài thơ " Tĩnh dạ tứ ". Phân tích ý nghĩa sâu xa của hai hành động " Cử đầu" và " Đê đầu" trong bài thơ.
* HOẠT ĐỘNG 2: Giới thiệu bài. ( 1’ )
	Xa quê, nhớ quê, vọng nguyệt, hoài hương là những đề tài chủ đề quen thuộc của thơ cổ trung đại phương Đông nhưng mỗi nhà thơ lại có cách thể hiện riêng độc đáo không có sự trùng lập. Còn gì vui mừng, xốn sang hơn khi xa quê đã lâu nay mới được trở về thăm quê. Thế nhưng có khi lại gặp chuyên rất buồn, muốn rơi nước mắt lần về thăm quê đầu tiên và cũng là lần cuối cùng sau hơn 20 năm xa cách của lão quan Hạ Tri Chương là trường hợp não lòng như thế.
* HOẠT ĐỘNG 3 : Bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HĐ CỦA HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
- Gọi học sinh đọc chú thích dấu sao .
? Nêu hiểu biết của em về tác giả.
- Đọc chú thích.
- HS dựa vào chú thích trả lời.
I. Đọc - tiếp xúc văn bản: 
* Tác giả, tác phẩm:
- Yêu cầu đọc: Giọng chậm, buồn, câu 3 giọng hơi ngạc nhiên, nhịp 3/4.
- Đọc 1 lần .
- Gọi học sinh đọc nhận xét .
? Hãy so sánh thể thơ ở nguyên tác và hai bản dịch .
- Theo dõi nhan đề bài thơ. Em hiểu như thế nào về từ ngẫu?
? Tại sao lại ngẫu nhiên viết. Như vậy ý nghĩa của nhan đề bài thơ có gì đáng chú ý .
- Như vậy từ ngẫu nhiên không làm giảm giá trị của bài thơ mà nó lại khắc sâu thêm ý nghĩa của tác phẩm .
- Gọi học sinh đọc 2 câu thơ đầu, dịch nghĩa từng từ . 
? Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng trong hai câu thơ đầu ?
? Tìm các ý đối trong 2 câu thơ .
? Thông qua nghệ thuật đối trong 2 câu thơ câu nào tả câu nào kể và kể, tả về điều gì ?
? Hai câu thơ đầu miêu tả cảnh gì?
? Ngầm chứa trong cái kể và tả đó là tình cảm gì của nhà thơ?
Nghệ thuật đối trong hai câu thơ tuy không thật chỉnh về lời song rất chỉnh về ý. Đây chính là đặc điểm về phép đối trong câu ở thơ ngũ ngôn và thất ngôn. Phép đối trong câu còn được gọi là tiểu đối, đối giữa hai câugọi là đại đối. Phép đối trong câu cũng là 1 thủ pháp nghệ thuật rất hay được sử dụng trong thơ lục bát , ca dao ...
? Phương thức biểu đạt của câu thơ thứ nhất và thứ hai .
- khái quát chuyển ý .
- Gọi học sinh đọc hai câu cuối .
? Hai câu cuối có nội dung kể hay tả? Kể về việc gì ? 
? Có tình huống khá bất ngờ xảy ra khi nhà thơ vừa đặt chân tới làng đó là tình huống nào? 
? Tại sao lại có thể xảy ra chuyện như vậy. Chuyện xảy ra có lý hay không có lý ?
? Trước tiếng cười của trẻ thơ, tâm trạng của nhà thơ như thế nào?
- Trước sự cười vui, hỏi han của bọn trẻ nhà thơ chắc cũng sẽ vui vẻ trả lời bọn trẻ nhưng trong lòng xót xa có thể ngấn lệ. Người quen chắc chẳng còn ai vì đã già và chết... Cái vui trong cái buồn, cái hài trong cái bi. Trẻ con càng hớn hở bao nhiêu thì lòng ông càng buồn bấy nhiêu tình huống đặc biệt ấy đã tạo nên màu sắc và giọng điệu bi hài của lời kể .
? Đọc lại 4 câu thơ và cho biết giọng điệu trong việc biểu hiện tình cảm quê hương ở hai câu thơ đầu và câu thơ cuối như thế nào?
? Tâm trạng của nhà thơ như thế nào qua hai câu thơ cuối ?
- Vì cảnh ngộ mà phải xa quê. Tuổi già, sức yếu vẫn trở lại cố hương. Tình yêu quê hương của Hạ Tri Chương mới thắm thiết biết bao . Tình cảm ấy đẹp chân thành son sắt, thủy chung.
? Nghệ thuật biểu cảm của bài thơ này có gì khác bài thơ trước.
? Nêu cảm nhận của em về nội dung bài thơ này ?
- Gọi học sinh đọc ghi nhớ.
1. So sánh hai bài thơ'' Tĩnh dạ tứ'' và bài ''Ngẫu nhiên viết...''em thấy điểm chung của hai bài thơ là gì?
? Nhưng cách thể hiện chủ đề đó lại có sắc thái khác nhau ở hai nhà thơ, em hãy chỉ ra sự khác nhau đó?
- HS nghe.
- HS đọc bài.
- So sánh.
- Độc lập trả lời.
- HS tự bộc lộ
- HS nghe.
- Đọc 2 câu thơ đầu.
- Phát hiện nghệ thuật.
- Trả lời độc lập.
- HS thảo luận.
- Đại diện trình bày.
- HS khái quát.
- Trình bày
- Nghe.
- Nêu ý kiến.
- Đọc 2 câu cuối.
- Phát hiện trả lời.
- Độc lập trả lời.
- HS giải thích
- Nêu cảm nhận.
- Học sinh nghe
- HS đọc thầm; phát hiện giọng điệu.
- Nêu cảm nhận.
- HS nghe.
- So sánh, nhận xét.
- Nêu cảm nhận.
- Đọc ghi nhớ.
- Học sinh so sánh.
- Nhận xét.
* Đọc:
* Cấu trúc văn bản .
- Thể thơ, nguyên tác. Thất ngôn tứ tuyệt đường luật .
- Hai văn bản đều dịch thành
thể thơ lục bát dân tộc.
- Ngẫu: Tình cờ, ngẫu nhiên.
- Ngẫu nhiên viết vì tác giả không chủ định làm thơ ngay sau khi đặt chân đến quê nhà. Thế nhưng nhà thơ lại viết ra hay đến như thế. Như vậy bài thơ được làm quả thật tình cờ và ngẫu nhiên nhưng đằng sau cái ngẫu nhiên đó là tình cảm quê hương thường trực trong tâm hồn nhà thơ .
II. Đọc - hiểu văn bản:
1. Hai câu thơ đầu .
- Nghệ thuật đối .
- Câu 1. Thiếu tiểu li gia / lão gia hồi.
( Khi đi trẻ / khi về già ).
- Câu 2 . Hương âm vô cải / mấn mao tồi.
- Câu 1. Khái quát ngắn gọn cuộc đời xa quê làm quan và những thay đổi về tuổi tác .
- Câu 2. Đề cập đến những thay đổi .
=> Cuộc đời xa quê và những thay đổi của con người .
- Tình cảm gắn bó với quê hương của nhà thơ.
- Câu 1: Tự sự và biểu cảm qua tự sự.
- Câu 2: Miêu tả và biểu cảm Qua miêu tả.
2. Hai câu thơ cuối:
- Hai câu cuối có nội dung kể.
- Kể về việc tác giả về đến quê. 
- Khi nhà thơ vừa về đến làng quê, một lũ trẻ ùa ra tò mò nhìn ông lão đầu tóc bạc... xuống kiệu như người xa lạ.
- Ông lão chưa kịp nói gì lũ trẻ đã nhanh miệng hỏi ông khách từ đâu đến.
- Vì ông rời quê đã lâu cho nên chúng không nhận ra người đồng hương.
- Chuyện xảy ra hoàn toàn có lí.
- Trước tiên là sự ngạc nhiên.
- Sau đó là nỗi buồn tủi, ngậm ngùi xót xa khách lạ ngay chính giữa quê hương.
- Giọng của 2 câu thơ đầu bề ngoài dường như bình thản khách quan song phảng phất nỗi buồn.
- Giọng bi hài thấp thoáng ẩn hiện trong lời tường thuật khách quan hóm hỉnh .
=> Đau xót , ngậm ngùi mà kín đáo trước những thay đổi của quê nhà .
III. Tổng kết .
- Nghệ thuật: Không biểu cảm trực tiếp mà hoàn toàn thể hiện tình cảm qua kể và tả. Biểu cảm qua con người chứ không qua cảnh .
- Nội dung: Tình yêu quê hương thắm thiết của1 người xa quê lâu ngày trong khoảnh khắc vừa đặt chân về quê.
* Ghi nhớ: 
SGK tr 
IV. Luyện tập
- Chủ đề chung: Tình cảm thắm thiết với quê hương.
- Ở bài trước, từ nơi xa nghĩ về quê hương, ở bài này, từ quê hương nghĩ về quê hương. Ở bài trước, ở nơi xa nhà thơ còn mong có tình quê đối với mình. ở bài này, ngay trên mảnh đất quê hương, nhà thơ như đã thấy mất tình quê hương. Nỗi đau, nỗi nhớ của Hạ Tri Chương còn xót xa hơn nhiều so với Lí Bạch. 
D. HƯỚNG DẪN CÁC HOẠT ĐỘNG TIẾP NỐI: ( 4’ )
- Từ tấm lòng quê của những con người nổi tiếng như Hạ Tri Chương, Lý Bạch, em cảm nhận điều thiêng liêng nào trong cuộc đời mỗi con người .
- Học ở nhà : Thuộc lòng bài thơ. 
- Soạn : Từ trái nghĩa.
Ngµy so¹n : 9/11/2006 
Ngµy d¹y: 7a1 : ..............................7a2 : ................................7a3 : .................................... 
TiÕt: 39 
Tõ tr¸i nghÜa
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
	Học xong bài này học sinh nắm được:
* Kiến thức:
	- Khái niệm từ trái nghĩa.
	- Tác dụng của việc sử dụng từ trái nghĩa trong văn bản.
* Kỹ năng:
- Nhận biết từ trái nghĩa trong văn bản.
- Sử dụng từ trái nghĩa phù hợp với ngữ cảnh.
* Thái độ:
	- Có ý thức sử dụng từ trái nghĩa trong nói viết 1 cách có hiệu quả .
B. CHUẨN BỊ:
	- Giáo viên : Nghiên cứu bài, bảng phụ
	- Học sinh : Soạn bài.
C. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
* HOẠT ĐỘNG 1: Kiểm tra bài cũ. ( 5’ )
	- Thế nào là từ đồng nghĩa? Cách sử dụng từ đồng nghĩa? Chữa từ dùng sai trong câu dưới đây : Phòng tranh có trình bầy nhiều bức tranh của các hoạ sĩ nổi tiếng .
* HOẠT ĐỘNG 2: Giới thiệu bài. ( 1’ )
	Các em đã học về từ trái nghĩa ở Tiểu học. Để giúp các em hiểu sâu sắc hơn về từ trái nghĩa và biết cách sử dụng đúng từ trái nghĩa bài học hôm nay thầy cùng các em tìm hiểu.
* HOẠT ĐỘNG 3: Bài mới. ( 35’ )
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HĐ CỦA HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
? Hai bản dịch thơ ''Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh'' và ''Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê'' 
Gọi học sinh đọc bản dịch thơ .
? Dựa vào kiến thức đã học ở tiểu học, em hãy tìm các cặp từ trái nghĩa trong hai bản dịch thơ .
- GV gạch chân các cặp từ trái nghĩa ở hai bài thơ.
? Những cặp từ trái nghĩa trên xét trên cơ sở chung nào?
? Em hãy tìm thêm 1 số cặp từ trái nghĩa khác ?
- Những từ trên gọi là từ trái nghĩa. Em hiểu từ trái nghĩa là gì?
?
 Tìm từ trái nghĩa với từ già trong trường hợp rau già, cau già?
? Từ ví dụ trên và ví dụ ở bài tập 1, em có thể rút ra nhận xét gì về từ trái nghĩa?
- Gọi học sinh đọc ghi nhớ.
- Các em đã nắm được khái niệm về từ trái nghĩa, sử dụng từ trái nghĩa có tác dụng gì.
? Trong 2 bài thơ dịch trên việc sử dụng từ trái nghĩa có tác dụng gì trong câu thơ, bài thơ?
- Tìm 1 số thành ngữ có sử dụng từ trái nghĩa và nêu tác dụng của việc dùng từ trái nghĩa ấy?
? Việc sử dụng từ trái nghĩa có tác dụng gì ?
- Gọi học sinh đọc ghi nhớ .
- GV đưa bài tập bảng phụ .
? Tìm từ trái nghĩa trong đoạn thơ sau và nêu tác dụng .
- Trong sáng tác thơ văn sử dụng từ trái nghĩa để biểu đạt tư tưởng tình cảm , lời thơ sinh động .
- Trong giao tiếp hàng ngày việc sử dụng từ trái nghĩa có vai trò hết sức quan trọng. Ngoài việc trao đổi thông tin ta cần phải tạo lập nhiều mối quan hệ tốt đẹp. Dùng xấu hay đẹp hoặc có duyên. khi người đối thoại quả thực là xấu, nếu ta cứ khen đẹp thì người đối thoại sẽ cho là giễu cợt . Trong trường hợp này ta nên mượn ca dao tục ngữ :
- Người xấu duyên lặn vào trong .Người đẹp duyên bong ra ngoài .
- Ngăm ngăm da trâu nhìn lâu cũng đẹp.
- Gọi học sinh đọc bài .
- Nêu yêu cầu bài tập. Tìm từ trái nghĩa trong các câu ca dao tục ngữ GV gạch chân những từ trái nghĩa.
? Sử dụng từ trái nghĩa có tác dụng gì .
- Gọi học sinh nêu yêu cầu bài tập 2 .
? Tìm từ trái nghĩa với các từ gạch chân trong các cụm từ sau .
- Gọi 3 học sinh lên bảng làm.
- Gọi nhận xét bài của bạn .
? Bài tập nêu yêu cầu gì? 
- Điền các từ trái nghĩa vào các thành ngữ sau .
- Gọi nhận xét .
? Viết 1 đoạn văn ngắn về tình cảm quê hương, có sử dụng từ trái nghĩa .
- GV gọi 1 học sinh đọc nhận xét.
- HS Đọc bản dịch thơ.
- Xác định các cặp từ trái nghĩa.
- Trả lời độc lập.
- Tìm từ trái nghĩa.
- Nhận xét.
- Độc lập trả lời.
- Nhận xét khái quát.
- Đọc ghi nhớ.
- Nghe
- Nhận xét.
- Tìm từ trái nghĩa.
- Nhận xét tác dụng.
- Đọc ghi nhớ.
- Đọc
- Phát hiện, trả lời.
- HS nghe.
- HS Đọc bài tập.
- Thực hiện theo yêu cầu.
- Độc lập trả lời.
- Nêu yêu cầu bài tập 2.
- HS làm bài trên bảng.
- Nhận xét.
- Thực hiện theo yêu cầu.
- Nhận xét.
- HS viết đoạn văn.
- Trình bày trước lớp.
- Nhận xét.
I. Thế nào là từ trái nghĩa .
1. Bài tập:
- Cặp từ trái nghĩa .
+ Ngẩng - cúi ( Trái nghĩa về hành động của đầu theo hướng lên xuống )
- Trẻ - già. ( Trái nghĩa về tuổi tác ).
- Đi - Trở lại ( Là trái nghĩa về sự tự di chuyển rời khỏi nơi xuất phát hay quay trở lại nơi xuất phát).
- VD: Sáng - Tối ( Trái nghĩa về thời gian)
- Ngắn - dài ( Trái nghĩa về độ dài)
- Béo - gầy.
-> Là những từ có nghĩa trái ngược nhau.
* Từ trái nghĩa với già :
- Cau già - cau non.
- Rau già - rau non.
- Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc nhiều cặp từ trái nghĩa khác nhau.
2. Ghi nhớ:
 SGK tr 
II. Sử dụng từ trái nghĩa :
1 . Bài tập :
- Tác dụng: Nhằm tạo hình tượng tương phản, làm cho lời thơ thêm sinh động .
- Tạo thể đối trong câu thơ.
* Thành ngữ có sử dụng từ trái nghĩa .
- Ba chìm bảy nổi.
- Đầu xuôi đuôi lọt .
- Trống đánh xuôi kèn thổi ngược
=> Tạo ra sự tương phản làm cho lời nói thêm sinh động .
2 Ghi nhớ: 
SGK tr 
- Thiếu tất cả, ta rất giàu dũng khí .
- Sống chẳng cúi đầu, chết vẫn ung dung .
- Giặc muốn ta nô lệ ta lại hoá anh hùng .
- Sức nhân nghĩa mạnh hơn cường bạo.
- Tác dụng: Tạo sự tương phản, lời thơ sinh động.
III. Luyện tập .
1. Bài tập 1:
- Các cặp từ trái nghĩa .
- Lành - Rách .
- Giàu - Nghèo.
- Ngắn - Dài.
- Đêm - Ngày.
- sáng - Tối.
=> Tạo sự tương phản, gây ấn tượng mạnh.
2. Bài tập 2:
- Cá tươi - Cá ươn.
- Hoa tươi - Hoa héo.
- Ăn yếu - Ăn khoẻ.
- Học lực yếu - Học lực khá.
- Chữ xấu - Chữ đẹp.
- Đất xấu - Đất tốt .
3. Bài tập 3:
- Chân cứng đá mềm .
- Có đi có lại.
- Gần nhà xa ngõ.
- Mắt nhắm mắt mở.
- Chạy sấp chạy ngửa.
- Vô thưởng vô phạt.
- Bên trọng bên khinh.
- Buổi đực buổi cái.
- Bước thấp bước cao.
- Chân ướt chân ráo.
4. Bài tập 4:
D. HƯỚNG DẪN CÁC HOẠT ĐỘNG TIẾP NỐI: ( 4’ )
- Học ở nhà : Ghi nhớ .
- Soạn : Luyện nói: Văn biểu cảm về sự vật và con người ( Chọn 1 trong 4 đề bài / SGK, chuẩn bị chu đáo để trình bày trước lớp)
Ngµy so¹n : ........./............./............ 
Ngµy d¹y: 7a1 : ..............................7a2 : ................................7a3 : ....................................
TiÕt: 40
LuyÖn nãi: V¨n biÓu c¶m vÒ sù vËt, con ng­êi.
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 
	Học xong bài này học sinh nắm được:
	* Kiến thức:
- Các cách biểu cảm trực tiếp và gián tiếp trong việc trình bày văn nói biểu cảm.
- Những yêu cầu khi trình bày văn nói biểu cảm.
* Kĩ năng:
- Tìm ý, lập dàn ý bài văn biểu cảm về sự vật, con người
- Biết cách bộc lộ tình cảm về sự vật, con người trước tập thể.
- Diễn đạt mạch lạc, rõ ràng những tình cảm của bảm thân về sự vật và con người bằng ngôn ngưc nói.
* Thái độ:
- Có ý thức nói về văn biểu cảm.
B. CHUẨN BỊ: 
- Giáo viên: Soạn bài.
 - Học sinh: Chuẩn bị bài theo yêu cầu.
C. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
* HOẠT ĐỘNG 1: Kiểm tra bài cũ. ( 3’ )
	- Giáo viên kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh.
 HOẠT ĐỘNG 2. Giới thiệu bài
	- Các em đã nắm được kỹ năng làm 1 bài văn biểu cảm để giúp các em biết cách trình bầy miệng một bài viết và rèn luyện kỹ năng nói trước tập thể, bài học hôm nay sẽ giúp cá em.
 HOẠT ĐỘNG 3. Bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HĐ CỦA HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
- GVnêu yêu cầu chung của tiết luyện nói.
- Luyện nói trước lớp là luyện văn. Văn nói khác văn viết ở chỗ câu văn không dài quá, nội dung không quá nhiều chi tiết.
- Chọn những chi tiết quan trọng nhất để nói, khi nói trước lớp phải thưa gửi thầy cô, thưa các bạn, em xin trình bầy bài nói của mình ... 

Tài liệu đính kèm:

  • docGiáo án Ngữ Văn 7 Tuần 9 - Vũ Thanh - Trường THCS Mường Mùn.doc