Giáo án Ngữ văn 7, tập 1 - Một thứ quà của lúa non Cốm - Biện Quốc Trọng

I – Mục tiêu

– Hướng dẫn HS cảm nhận được vẻ đẹp văn hoá trong một thứ quà giản dị mà độc đáo của dân tộc, thấy được ngòi bút tài hoa trong tuỳ bút của Thạch Lam;

– Rèn luyện kĩ năng đọc – hiểu văn bản tuỳ bút;

– Có ý thức trân trọng, yêu quí những giá trị văn hoá của dân tộc.

II – Chuẩn bị

– GV: SGK + giáo án

– HS: SGK + chuẩn bị bài

III – Tiến trình lên lớp

1. Ổn định lớp: KTSS + trật tự

2. Kiểm tra bài cũ

CH: Đọc thuộc lòng một đoạn thơ trong bài Tiếng gà trưa. Hãy cho biết nội dung chính của đoạn thơ vừa đọc.

3. Hướng dẫn học bài mới

 

doc 5 trang Người đăng nguyenphuong Lượt xem 1717Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 7, tập 1 - Một thứ quà của lúa non Cốm - Biện Quốc Trọng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 18/11/2013
Tuần: 15, tiết: 59
Bài:
MỘT THỨ QUÀ CỦA LÚA NON: CỐM
I – Mục tiêu
Hướng dẫn HS cảm nhận được vẻ đẹp văn hoá trong một thứ quà giản dị mà độc đáo của dân tộc, thấy được ngòi bút tài hoa trong tuỳ bút của Thạch Lam;
Rèn luyện kĩ năng đọc – hiểu văn bản tuỳ bút;
Có ý thức trân trọng, yêu quí những giá trị văn hoá của dân tộc.
II – Chuẩn bị
GV: SGK + giáo án
HS: SGK + chuẩn bị bài
III – Tiến trình lên lớp
Ổn định lớp: KTSS + trật tự
Kiểm tra bài cũ
CH: Đọc thuộc lòng một đoạn thơ trong bài Tiếng gà trưa. Hãy cho biết nội dung chính của đoạn thơ vừa đọc.
Hướng dẫn học bài mới
HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
NỘI DUNG BÀI HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
HĐ1: Tìm hiểu chung
I – Tìm hiểu chung
1. Tác giả
- Thạch Lam (1910 – 1942), quê Hà Nội, là nhà văn nổi tiếng, thành viên của Tự lực văn đoàn;
- Là cây bút truyện ngắn đặc biệt: khai thác cảm xúc nhân vật
2. Tác phẩm
a. Đọc
b. Xuất xứ: trích trong tuỳ bút Hà Nội băm sáu phố phường, 1943
c. Đề tài: món ăn bình dân của Hà Nội
d.Chủ đề: phản ánh nét đẹp văn ho á trong sinh hoạt ẩm thực của dân tộc, thể hiện tình yêu đất nước
e. Bố cục
- P1: từ đầu đến “như chiếc thuyền rồng” "Cốm, sự kết tinh của đất trời và tài hoa của người
- P2: từ “Cốm...” đến “nhũn nhặn” "Ý nghĩa VH của cốm
- P3: phần còn lại"Cốm, không phải ăn mà phải thưởng thức
("3 phần)
* Giới thiệu về thể tuỳ bút, Thạch Lam
* Đọc"(?) Đọc?
(?) Cho biết xuất xứ VB?
(?) Viết về cái gì? (gợi ý)
* Nhận xét, kết luận
(?) Văn bản nói lên điều gì?(gợi ý)
* Thuyết giảng bố cục VB
(?) Vậy, văn bản có thể chia làm mấy phần?
- Theo dõi, ghi bài
- Đọc
- Trả lời: trích trong tuỳ bút Hà Nội băm sáu phố phường của TL
- Trả lời: cốm
- Theo dõi, ghi bài
- Trả lời: phản ánh nét đẹp trong những món ăn dân tộc
- Theo dõi
- Trả lời: 3 phần
HĐ 2: Phân tích
II – Phân tích
 1. Cốm, sự kết tinh của đất trời và tài hoa của người
- Những hình ảnh, chi tiết: “hạt thóc đầu tiên làm trĩu thân lúa còn tươi”, “có một giọt sữa trắng thơm, phảng phất hương vị của ngàn hoa cỏ”, “Dưới ánh nắng,(...) của Trời.” "cốm, sự kết tinh của đất trời
- Cốm là sự kết tinh tài hoa của con người
2. Ý nghĩa VH của cốm
- Màu xanh của cốm: niềm hi vọng+ màu đỏ của hồng: sự may mắn"hoà hợp;
- Vị thạnh đạm của cốm+vị ngọt sắc của hồng: âm-dương"sinh sôi, phát triển
"sự tinh tế, giản dị mà độc đáo trong việc chọn vật phẩm phục vụ nghi lễ
3. Cốm, không phải ăn mà phải thưởng thức
- Cốm phải được xem như một tác phẩm: thườn thức
- Thông điệp: phải trân trọng, nâng niu từng hình ảnh của dân tộc
III – Tổng kết
- Tôn vinh, ca ngợi những giá trị VH của dân tộc;
- NT: lỗi viết nhẹ nhàng, giàu hình ảnh, gợi cảm,...
* Ghi nhớ (SGK, 163)
* Đọc lại Đ1
* Từ mùi hương của những chiếc lá sen, nhà văn nhớ đến cốm: “một thức quà thanh nhã và tinh khiết”. Cốm như đã trở thành một nhịp sinh học trong lòng TG mỗi khi ngửi thấy hương thơm của lá sen. Đối với TG, cốm chính là kết tinh của thiên nhiên."(?) Em hãy tìm những hình ảnh, chi tiết để chứng minh rằng cốm kết tinh của thiên nhiên?
* Nhận xét, kết luận
(?) Người ta đã làm ra cốm như thế nào?
* Nhiều nơi cũng biết cách làm cốm, nhưng theo TG, cốm ở đâu là ngon nhất? Vì sao?
* “Một sự bí mật trân trọng và khe khắt giữ gìn, cái cô gái làng Vòng làm ra thứ cốm dẻo và thơm ấy”. Chỉ có cô gái làng Vòng được tổ tiên truyền dạy và giữ gìn thì mới làm ra cốm ngon nổi tiếng khắp nước. Như vậy, muốn àm cốm ngon không phải dễ. Qua đó, nó đã chứng minh một điều rằng: cốm cũng là sự kết tinh tài hoa của con người
* Đọc lại Đ2
(?) “Siêu Tết” là gì?
* Cũng như bánh chưng, nánh dầy, cốm cũng là sản phẩn kết tinh từ hoạt động sản xuất nông nghiệp. Bánh chưng, nánh dầy được dùng làm lễ vật thì cốm, tại sao lại không thể? Vì thế, từ xưa, nhân dân ta đã xem cốm như một lễ vật siêu Tết cùng với hồng."(?)Tại sao cốm được chọn làm quà siêu Tết cùng với hồng? (gợi ý)
* Nhận xét, kết luận: Màu xanh của cốm tượng trưng cho niềm tiên hạnh phúc, màu đỏ của hồng tượng trưng cho sự may mắn, vững bền nên hai thức này tượng trưng cho điều tốt đẹp. Hồng có vị ngọt sắc (ngọt đậm) trong khi đó cốm lại thanh đạm (không ngọt đậm, cũng không quá nhạt), một cái tượng trưng cho dương, một cái tượng trưng cho âm, chọn chúng làm quà để thể hiện mong muốn sự sinh sôi, phát triển.
* Nhưng nhiều người vào buổi giao thời học đòi, bắt chước vô học theo phương Tây mà không biết và vội quên những tục lễ tốt đẹp của tổ tiên lưu truyền qua bao đời
(?) Đọc lại đoạn cuối?
(?) Tác giả khuyên ta phải ăn cốm như thế nào?
* Nghĩa là ăn cốm không giống như ăn bánh đa, bánh giò mà nó là cả một vấn đề. Ăn phải đúng cách, phải có nghệ thuật chứ không phải đưa vào miệng và nhai. Có như thế mới cảm nhận hết cái ngon của cốm. Đối với TL, cốm không phải để ăn mà để thưởng thức như thưởng thức một tác phẩm. Vì sao? Vì có “ăn từng chút ít, thong thả và ngẫn nghĩ” thì ta mới thấy “thu lại cả trong hương vị ấy, cái mùi thơm phức của lúa mới, của hoa cỏ dại ven bờ: trong màu xanh của cốm, cái tươi mát của lá non, và trong chất ngọt của cốm, cái dịu dàng thanh đạm của loài thảo mộc. Thấm vào cái mùi hơi nhát của lá sen già, ướp lấy từng hạt cốm một còn giữ lại cái ấm áp của những ngày mùa hạ trên hồ.” 
(?) Có khi nào ăn cơm mà em có những cảm nhận giống như nhà văn?
* Không phải ai cũng có được sự cảm nhận tinh tế, sâu sắc như nhà văn. Chỉ có những người luôn biết trân trọng, nâng niu từng hình ảnh của dân tộc mới làm được như thế. Nói về cách ăn cốm nhưng thực ra nhà văn cũng đang nói về tấm lòng của mình với những giá trị của dân tộc. (?) Nhà văn đã khuyên những bà mua hàng phải làm gì để không làm mất đi vẻ đẹp của cốm?
* Nhận xét, kết luận: 
(?) “Cốm là... An Nam.” Em có nhận xét gì về câm văn của TG? Nó thể hiện điều gì ở TG?
* Nhận xét, kết luận
(?) Giọng văn của TG trong VB này đầy chất trữ tình/chất thơ. Em thấy lối viết như thế nào? (gợi ý)
* Nhận xét, kết luận
(?) Đọc ghi nhớ?
- Theo dõi
- Theo dõi"trả lời: “hạt thóc đầu tiên làm trĩu thân lúa còn tươi”, “có một giọt sữa trắng thơm, phảng phất hương vị của ngàn hoa cỏ”, “Dưới ánh nắng,(...) của Trời.”
- Theo dõi"ghi bài
- Trả lời: đợi lúa chín vừa nhất"gặt mang về"chế biến,...
- Trả lời: làng Vòng, vì có một bí mật...
- Theo dõi"ghi bài
- Theo dõi
- Trả lời: nhà trai đưa lễ vật qua nhà gái trong dịp lễ ,tết khi chưa cưới
- Theo dõi"trả lời: “màu xanh tươi của cốm...được lâu bền.”
- Theo dõi"ghi bài
- Theo dõi
- Đọc
- Trả lời: không ăn vội, “ăn từng chút ít, thong thả và ngẫn nghĩ”
- Theo dõi, ghi bài
- Trả lời
- Theo dõi
- Trả lời: không thọc tay, “nhẹ nhàng mà nâng đỡ”,...
- Theo dõi, ghi bài
- Trả lời: yêu quí những thứ của dân tộc
- Theo dõi, ghi bài
- Trả lời: nhẹ nhàng, nhiều hình ảnh, dùng nhiều tính từ miêu tả cảm giác,...
- Theo dõi, ghi bài
- Đọc
Củng cố
HS: trao đổi với GV về những vấn đề trong bài học chưa nắm vững;
GV: hệ thống lại toàn bộ nội dung bài học, giải đáp những vấn đề HS đặt ra.
Dặn dò, hướng dẫn HS tự học
Học bài, làm bài tập
Hướng dẫn chuẩn bị bài Mùa xuân của tôi, Chuẩn mực sử dụng từ
IV – Rút kinh nghiệm
Phong Thạnh, ngày....... tháng 11 năm 2013
Kí duyệt

Tài liệu đính kèm:

  • docMột thứ quà của lúa non Cốm - Biện Quốc Trọng.doc