Giáo án Ngữ văn 7, tập 1 - Những câu hát châm biếm - Trần Thụy Phương - Trường THCS Phúc Đồng

1.MỤC TIÊU:

 1.1.Kiến thức: Giúp hs:

 -Nhận ra được cách ứng xử của tác giả dân gian trước những thói hư, tật xấu, những hủ tục lạc hậu.

 -Nắm được một số biện pháp nghệ thuật tiêu biểu thường thấy trong các bài ca dao có chủ đề châm biếm.

 1.2. Kĩ năng: Rèn cho hs kĩ năng:

 -Đọc-hiểu những câu hát châm biếm.

 -Phân tích được gia 1trị nội dung, nghệ tghuật của những câu hát châm biếm trong bài học.

 1.3. Thái độ: Thấy được cái xấu là cái đáng cười.

2.TRỌNG TÂM:

 -Cách ứng xử của tác giả dân gian trước những thói hư, tật xấu, những hủ tục lạc hậu.

 -Một số biện pháp nghệ thuật tiêu biểu thường thấytrong các bài ca dao châm biếm.

 3.CHUẨN BỊ:

 3.1.HS:Đọc và trả lời câu hỏi SGK, sưu tầm những câu có cùng chủ đề.

 3.2.GV:Sách ca dao, dân ca.

 

doc 4 trang Người đăng nguyenphuong Lượt xem 4107Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 7, tập 1 - Những câu hát châm biếm - Trần Thụy Phương - Trường THCS Phúc Đồng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI : 4 TIẾT PPCT:14 CA DAO- DÂN CA 
TUẦN 4 NHỮNG CÂU HÁT CHÂM BIẾM 
1.MỤC TIÊU: 
 1.1.Kiến thức: Giúp hs: 
 -Nhận ra được cách ứng xử của tác giả dân gian trước những thói hư, tật xấu, những hủ tục lạc hậu.
 -Nắm được một số biện pháp nghệ thuật tiêu biểu thường thấy trong các bài ca dao có chủ đề châm biếm.
 1.2. Kĩ năng: Rèn cho hs kĩ năng:
 -Đọc-hiểu những câu hát châm biếm.
 -Phân tích được gia 1trị nội dung, nghệ tghuật của những câu hát châm biếm trong bài học.
 1.3. Thái độ: Thấy được cái xấu là cái đáng cười.
2.TRỌNG TÂM:
 -Cách ứng xử của tác giả dân gian trước những thói hư, tật xấu, những hủ tục lạc hậu.
 -Một số biện pháp nghệ thuật tiêu biểu thường thấytrong các bài ca dao châm biếm.
 3.CHUẨN BỊ:
 3.1.HS:Đọc và trả lời câu hỏi SGK, sưu tầm những câu có cùng chủ đề.
 3.2.GV:Sách ca dao, dân ca.
4.TIẾN TRÌNH:
 4.1 Ổn định tổ chức và kiểm diện: gv kiểm tra sĩ số hs.
 4.2 Kiểm tra miệng:
Câu 1:Hãy đọc 2 bài ca dao về chủ đề than thân và nêu ý nghĩa? Cho biết nghệ thuật chính được sử dụng trong ca dao trên? (Aån dụ, câu hỏi tu từ, so sánh) (10 đ).
Câu 2:Em trình bày những bài ca dao đã sưu tầm có cùng chủ đề châm biếm?(ít nhất 3 bài)
(10 đ)-HS trình bày, gv nhận xét, ghi điểm.
4.3 Bài mới:
 GTB:Nội dung, cảm xúc là chủ đề của ca dao, dân ca rất đa dạng. Ngoài những câu hát yêu thương, những câu hát than thân. Ca dao dân ca còn rất nhiều câu châm biếm nhằm phơi bày các hiện tương ngược đời, phê phán những thói hư tật xấu, những hạng người và hiện tượng đáng cười trong xã hội .
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG 1: GV đọc văn bản và hướng dẫn HS xem phần chú thích. 
HOẠT ĐỘNG 2: Hướng dẫn HS tìm hiêûu chi tiết văn bản
-GV hướng dẫn HS trả lời, thảo luận các câu hỏi thuộc phần đọc hiểu văn bản trang 52 sgk
(?)Bài 1 giới thiệu về nhân vật chú tôi như thế nào?
(Hay tửu, hay tăm có nghĩa là nghiện rượu, nát 
rượu)
-Hay nước chè đặc: Nghiện chè
-Hay nằm ngủ trưa: Lười biếng
=>Chữ “Hay” rất mỉa mai: Hay là giỏi nhưng giỏi rượu chè và ngủ thì không ai khen. Thông thường khi giới thiệu về nhân duyên cho ai thì người ta phải nói tốt cho người đó. Đây thì ngược lại
(?)Hai dòng đầu có ý nghĩa gì?
=> HS thảo luận
(Chàng trai xứng đáng lấy “Cô yếm đào” phải là người có nhiều nết tốt, giỏi giang, chứ không thể là người như “Chú tôi”
(?)Bài này châm biếm hạng người nào trong xã hội?
(?)Bài 2 nhại lời của ai nói với ai? Thầy bói đã phán gì? (Toàn những chuyện hệ trọng mà người đi xem bói rất quan tâm: Giàu-Nghèo, cha-mẹ, chồng-con: Cách nói nước đôi)
(?)Em có nhận xét gì về lời của thầy bói?
(Đây là nghệ thuật dùng “Gậy ông đập lưng ông” có tác dụng gây cười rất châm biếm, rất sâu sắc”
(?)Bài ca dao này nhằm phê phán hiện tượng nào trong xã hội?
=>HS thảo luận GV rút ra ý chính
(?)Mỗi con vật trong bài 3 tượng trưng cho ai, hạng người nào trong xã hội xưa?
(Bài 3 vẽ lên cảnh tượng một đám ma theo tục lệ cũ)
(?)Việc chọn con vật đóng vai như thế lí thú ở điểm nào?
=>HS thảo luận
(Đặc điểm của từng con vật là hình ảnh rất sinh động tiêu biểu cho những hạng người trong xã hội mà nó ám chỉ)
(?)Cảnh tượng trong bài có phù hợp với đám tang không?Bài ca dao này nhằm châm biếm phê phán cái gì?
(Cuộc đánh chén vui vẻ diễn ra trong cảnh mất mát, tang tóc của gia đình người chết. Cái chết thương tâm của con cò trở thành dịp đánh chén chia chác vô lối, om sòm kia)
(?)Trong bài 4, chân dung “Cậu cai” được miêu tả như thế nào?Em có nhận xét gì về nghệ thuật châm biếm của bài ca này?
(Tất cả đều nói về quyền lực và thân phận cậu cai thật thảm hại.Ngoài ra ta còn thấy mâu thuẫn giữa “Ngón tay đeo nhẫn” và “Aùo ngắn duần dài” phải đi thuê mướn)
-Chi tiết “Ba năm được một chuyến sai” và “Aùo ngắn đi mượn, quần dài đi thuê” là phóng đại. Người dân nói ra sự thật thảm hại này để lưu ý đến một chuyện khác bỏ tiền túi ra thuê mượn quần áo thì nó phải đi kiếm chác cho bõ chuyến sai ba năm liền.
HOẠT ĐỘNG 3: Hướng dẫn HS phần Tổng kết-Luyện tập
?Nêu nội dung nghệ thuật bài học?
=>GV tổng kết, HS đọc ghi nhớ
-Đọc bài tập 1. Xác định yêu cầu bài tập 1
=>HS thảo luận
I. ĐỌC-TÌM HIỂU CHUNG VĂN BẢN:
 1. Đọc: Chú ý thể hiện sự châm biếm 
 2. Chú thích: 1,3,5,6,8,9
II. TÌM HIỂU CHI TIẾT VĂN BẢN
 1.Bài 1: Chân dung “Chú tôi”: 
 Nghiện rượu chè, hay ngủ trưa
=>Bài ca dao dùng hình thức nói ngược để châm biếm nhân vật “Chú tôi”
 -Ý nghĩa hai câu đầu:
 +Cô yếm đào> Chàng trai không xứng đáng với cô gái
=>Bài ca dao chế giễu hạng người nghiện ngập và lười biếng.
-Bài 2: Nhại lời thầy bói nói với người đi xem bói
 +Lời nói khẳng định như đinh đóng cột nhưng trở thành vô nghĩa vì những lời đó là một sự thật hiển nhiên.
=>Bài ca dao nhằm châm biếm những kẻ hành nghề mê tín dị đoan, dốt nát.
Bài 3:(đọc thêm)
Chọn các con vật để đóng vai :
 Dùng thế giới loài vật để nói về thế giới con người =>Nội dung phê phán trở nên sâu sắc, kín đáo.
=>Cảnh tượng hoàn toàn không phù hợp với đám tang. Bài ca dao nhằm châm biếm hủ tục ma chay trong XH cũ.
 4.Bài 4(đọc thêm)
 -Cách xưng hô: Vừa lấy lòng, vừa châm chọc mát mẻ “Cậu cai”
 -Đặc tả chân dung nhân vật qua vài nét chế giễu mỉa mai
 -Phóng đại: Nhằm nói lên quyền hành và thân phận thảm hại của cậu cai “Ba năm đi thuê”
III.TỔNG KẾT-LUYỆN TẬP
 1.Nội dung: Phê phán những thói hư, tật xấu của con người.
 2.Nghệ thuật: Châm biếm, so sánh
*Ghi nhớ SGK
-BÀI TẬP 1: Ý kiến c là đúng
4.4. Câu hỏi, bài tập củng cố:
Câu 1:Đọc những bài ca dao có cùng chủ đề?
 1. Bà già đi chợ Cầu Đông
 Xem một quẻ bói lấy chồng lợi chăng
 Thầy bói gieo quẻ nói rằng
 Lợi thì có lợi nhưng răng không còn.
 2. Chập chập thôi lại cheng cheng
 Con gà trống thiến để riêng cho thầy
 Đơm xôi thì đơm cho đầy
 Đơm vơi thì thánh nhà thầy mất thiêng.
Câu 2:Em cảm nhận được gì qua những bài ca dao này?
 -Phê phán những thói hư, tật xấu trong xã hội
4.5.Hướng dẫn hs tự học:
 -Đối với bài học ở tiết học này:
 +Học ghi nhớ
 +Nắm vững nội dung bài học.
 +Học thuộc các bài ca dao.
-Đối với bài học ở tiết học tiếp theo:Chuẩn bị tiết “Sông núi Nước Nam;Phò giá về kinh”
 +Đọc văn bản 
 +Chú thích sgk/64,65,66
 +Trả lời câu hỏi( Chú ý câu hỏi 3 bài “Sông núi Nước Nam” sẽ thảo luận)
 +Xem phần ghi nhớ
5. RÚT KINH NGHIỆM:
Nội dung:--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Phương pháp:--------------------------------------------------------------------------------------------------
Sử dụng ĐDDH:-----------------------------------------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docNhững câu hát châm biếm - Trần Thụy Phương - Trường THCS Phúc Đồng.doc