A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :
1. Kiến thức : Giúp học sinh hiểu được :
- Nắm được nội dung ý nghĩa và một số hình thức nghệ thuật tiêu biểu của những bài ca thuộc chủ đề than thân:
+ Nỗi khổ về cuộc đời vất vả và thân phận bé mọn của những người nông dân, phụ nữ trong xã hội phong kiến. Niềm thương cảm của nhân dân dành cho họ.
+Tinh thần phê phán xã hội phong kiến đày ải con người lương thiện.
+ Cách dùng các con vật gần gũi bé nhỏ làm ẩn dụ cho thân phận con người.
2. Thái độ :
- Yêu quý, tự hào về kho tàng ca dao, dân ca Việt Nam, có tình cảm trân trọng, yêu quý những người xung quanh.
3. Kĩ năng :
- Rèn kỹ năng đọc diễn cảm ca dao, học thuộc các bài ca dao trong văn bản và biết thêm một số bài ca thuộc chủ đề.
- Rèn kĩ năng phân tích cảm xúc trong ca dao trữ tình.
Tuần 4 – Bài 4: Tiết 13 Những câu hát than thân A. Mục tiêu cần đạt : Kiến thức : Giúp học sinh hiểu được : - Nắm được nội dung ý nghĩa và một số hình thức nghệ thuật tiêu biểu của những bài ca thuộc chủ đề than thân: + Nỗi khổ về cuộc đời vất vả và thân phận bé mọn của những người nông dân, phụ nữ trong xã hội phong kiến. Niềm thương cảm của nhân dân dành cho họ. +Tinh thần phê phán xã hội phong kiến đày ải con người lương thiện. + Cách dùng các con vật gần gũi bé nhỏ làm ẩn dụ cho thân phận con người. Thái độ : - Yêu quý, tự hào về kho tàng ca dao, dân ca Việt Nam, có tình cảm trân trọng, yêu quý những người xung quanh. 3. Kĩ năng : - Rèn kỹ năng đọc diễn cảm ca dao, học thuộc các bài ca dao trong văn bản và biết thêm một số bài ca thuộc chủ đề. - Rèn kĩ năng phân tích cảm xúc trong ca dao trữ tình. B. Chuẩn bị : Giáo viên: - Soạn bài, SGK, SGV, 2. Học sinh : - Soạn bài, SGK, SBT 3. Phương pháp : - Phân tích, nêu vấn đề, bình giảng. C. Tổ chức các hoạt động dạy học : ổn định tổ chức Kiểm tra bài cũ : ( Hình thức trắc nghiệm) * Câu hỏi: 1. Những câu trả lời sau đây đúng hay sai? ( Đúng đánh dấu +, sai đánh dấu - ở đầu câu)? a. Các địa danh được nêu rất nhiều trong ca dao trữ tình nói về quê hương đất nước chỉ đơn thuần dể người nghe nhớ lâu về nơi đó. b. Các địa danh nêu lên rất nhiều trong ca dao trữ tình về quê hương đất nước với niềm tự hào, hãnh diện của con người đối với những nơi đó. c. Ca dao gợi nhiều hơn tả. d. Ca dao tả nhiều hơn gợi. 2. Câu trả lời nào đúng nhất? a. Cách đảo từ láy mênh mông bát ngát thành bát ngát mênh mông là rất hay. b. Cách đảo từ ấy thể hiện sự lặp từ, bí từ. c. Cách đảo từ ấy chẳng có tác dụng nghệ thuật gì cả. d. Cách đảo từ ấy thật hay và lí thú vì nó không những làm cho người nghe rõ hơn cảm giác rộng lớn của cánh đồng mà còn tạo nên nhịp điệu âm thanh hài hoà êm ái. Bài mới : * Giới thiệu bài - Trong cuộc sống làm ăn nông nghiệp nghèo cực, đằng đẵng hết ngày này sang tháng khác, hết năm này sang năm khác, nhiều khi cất tiếng hát lời ca than thở cũng có thể vơi đi phần nào nỗi buồn, sự lo lắng đang chất chứa trong lòng. Chùm ca dao - dân ca than thân chiếm vị trí khá đặc biệt trong ca dao trữ tình Việt Nam. Càng đọc nó, con cháu thời nay càng thương kính ông bà cha mẹ mình hơn. Hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu 3 bài ca dao trong số những bài ca dao than thân. * Nội dung tiết dạy: Nội dung hoạt động Hoạt động của GV Tg Hoạt động của HS I. Đọc và tìm hiểu chung : 1. Đọc, chú thích: - Bài 1: Nói về thân phận con cò. - Bài 2 nói về thân phận tằm, kiến, hạc, cuốc. - Bài 3 nói về thân phận trái bần. -> Chúng đều nhằm phản ánh thân phận bé mọn cay đắng của con người, chúng đều là những câu hát than thân, đều là ca dao, dân ca. 2. Kiểu loại văn bản: Biểu cảm ( Vì đây là sự giãi bày nỗi cơ cực, cay đắng của lòng người) II. Phân tích: 1. Bài ca thứ nhất: - Một mình kiếm ăn nơi: Nước non, ghềnh thác - mà vẫn không kiếm đủ miếng ăn khi : Bể cạn, ao đầy - Thác ghềnh là nơi đá chắn ngang nước chảy xiết, kiếm ăn nơi đó thật khó khăn, nguy hiểm. - Bể và ao là nơi cò thường kiếm ăn, nhưng khi bể đầy, ao cạn là khi cò không còn chỗ kiếm ăn. -> có thể hình dung cuộc kiếm sống của cò luôn gặp khó khăn, ngang trái. - Biện pháp ẩn dụ: nói cuộc sống gian khổ của cò để ám chỉ thân phận cơ cực của người nông dân trong xã hội cũ. ( Dân gian đã phát hiện những điểm tương đồng giữa cò - con vật gần gũi quen thuộc với người nông dân lam lũ: nhỏ bé, đơn độc, cặm cụi làm ăn những cuốc ống thất thường khó nhọc. Do vậy dùng Thân cò để ám chỉ thân phận con người vừa chính xác vừa sinh động, vừa dễ hiểu, dễ xúc động lòng người) => Tiếng kêu thương cho thân phận bé mọn, cơ cực của con người; oán trách xã hội không tạo cơ hội nào để người nông dân được no đủ. ( Con cò lặn lội bờ sông Gánh gạo nuôi chồng tiếng khóc nỉ non) 2. Bài ca thứ hai: - Có thể tách ra thành 4 bài, mỗi bài 2 câu độc lập - Môptíp: Thương thay Điệp ngữ -> tỏ thái độ trực tiếp rõ ràng đối với đói tượng nhưng cũng chính là sự suy ngẫm và than thở về chính bản thân mình. - Tằm suốt đời chỉ ăn lá dâu, cuối đời phải rút ruột tận cùng để làm thành tơ quý cho người -> Hi sinh nhiều, hưởng thụ ít. - Kiến là loài sinh vật nhỏ bé nhất, cần ít thức ăn nhất, thức ăn tầm thường nhất nhưng từng đàn phải kéo đi kiếm ăn hàng ngày. -> Kiếm sống triền miên, vất vả, hưởng thụ rất ít ỏi. - Hạc - một cánh chim muốn tìm đến nơi nhàn tản phóng khoáng nhưng cánh chim ấy lang thang vô định giữa bầu trời. -> Hạc trong câu ca này biểu tượng cho cuộc đời phiêu bạt, vô định và những cố gắng tuyệt vọng của người lao động trong xã hội cũ. - Con cuốc giữa trời gợi hình ảnh một sinh vật nhỏ nhoi cô độc giữa không gian rộng lớn vô tận. - Kêu ra máu là tiếng kêu đau thương khắc khoải tuyệt vọng về những điều oan trái. -> Tiếng kêu vô vọng thê thảm về những nỗi khổ đau oan trái của những thân phận nhỏ bé bế tắc trong xã hội cũ. - Có vô vàn nỗi khổ đau trong rất nhiều nững cuộc đời bé mọn. Những nỗi cảm thương của nhân dân luôn rộng mở trước những nỗi bất hạnh của đồng loại. 3. Bài ca thứ ba: - Nghệ thuật so sánh - Bần: quả của cây bần mọc ở ven sông, hình tròn dẹt, vị chua và chát, là loại quả tầm thường. - Một thứ quả tầm thường nhỏ bé bị quăng quật nổi trôi trong sóng gió. -> Thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ rất bé mọn, chìm nổi, trôi dạt vô định giữa sóng gió cuộc đời. Oánh trách xã hội rẻ rúng người phụ nữ, vùi dập họ, không cho họ có cơ hội hạnh phúc. ( - Thân em như tấm lụa đào Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai - Thân em như hạt mưa sa Hạt vào đài các hạt ra ruộng cày - Thân em như giếng giữa đàng Người thanh rửa mặt người phàm rửa chân) -> Thường nói về thân phận khổ đau bất hạnh của người phụ nữ, đều dùng biện pháp so sánh: lấy những vật gần gũi bé nhỏ, mỏng manh để ví với thân phận bất hạnh của người phụ nữ) III. Tổng kết – Ghi nhớ 1. Nghệ thuật : - Dùng thể thơ lục bát - Các hình ảnh so sánh, ẩn dụ là các sự vật, con vật gần gũi, nhỏ bé, đáng thương để diễn tả tâm trạng, thân phận con người. - Từ ngữ mang tính truyền thống ( lên thác xuống ghềnh, thương thay, thân em) 2. Nội dung: - Diễn tả thân phận, cuộc đời của con người lao động trong xã hội cũ, phản kháng tố cáo XHPK. 3. Ghi nhớ ( SGK tr. 49) IV. Luyện tập - Đọc thuộc lòng một trong ba bài ca dao. - Nêu yêu cầu đọc: Chú ý giọng điệu chậm, nhỏ, buồn. Lưu ý các môtíp thân cò, thương thay, thân em, khi đọc tới cần nhấn giọng hơn một chút.. - Nhận xét cách đọc của HS - Giải thích chú thích 2, 5 và 6 để giải thích kĩ càng hơn về nghĩa đen và nghĩa bóng trong câu ca. ?) Quan sát văn bản và cho biết nội dung cụ thể của từng bài? ?) Theo em, tại sao bốn bài khác nhau về nội dung như vậy lại có thể hợp thành một văn bản? ?) Theo em, Những câu hát than thân thuộc kiểu văn bản tự sự, miêu tả hay biểu cảm? ?) Cuộc đời lận đận của cò được gợi tả như thế nào trong bài ca? ?) Qua các chi tiết: ghềnh thác, bể đầy, ao cạn giúp em hình dung về sự vất vả của cò như thế nào? ?) Hình ảnh cò gợi cho em nghĩ đến thân phận của ai trong xã hội cũ? ?) Biện pháp nghệ thuật quen thuộc nào đã được sử dụng để tạo sự liên tưởng này? ?) Từ đó em cảm nhận nội dung than thân nào được phản ánh trong bài ca dao thứ nhất này? ?) Khi diễn tả nỗi long đong, cơ cực của con người, ca dao rất hay dùng biểu tưpngj con cò. Em biết bài ca dao nào khác dùng biểu tượng này? ?) Nhận xét về kết cấu của bài ca này? ?) Môtíp được sử dụng? ?) Các em hãy hình dung cuộc đời của các con vật: - Cuộc đời của tằm qua câu: Kiếm ăn được mấy phải nằm nhả tơ ?) Đó là cuộc đời hi sinh hay hưởng thụ? - Cuộc đời của kiến qua lời ca: Thương thay lũ kiến li ti - Kiếm ăn được mấy phải đi tìm mồi ?) Cuộc đời như kiến là một cuộc đời như thế nào? - Cuộc đời hạc qua câu: Thương thay hạc lánh đường mây - Chim bay mỏi cánh biết ngày nào thôi - Cuộc đời của cuốc qua câu: Thương thay con cuốc giữa trời - Dầu kêu ra máu có người nào nghe ?) Ca dao thương thân thường cất lên bằng cụm từ Thương thay. Theo dõi bài ca 2 sẽ thấy cụm từ thương thay lặp đến bốn lần. Điều đó có ý nghĩa gì? ?) Hãy theo dõi bài ca thứ ba và cho biết: ?) Biện pháp nghệ thuật được sử dụng ở đây? Trái bần là loại quả như thế nào? Thường mọc ở đâu? ?) Hình dung về trái bần trong lời ca: Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu. ?) Từ đây, em hiểu gì về thân phận người phụ nữ trong xã hội xưa? ?) Theo em, còn tình cảm nào khác đối vưói chế độ trong tiếng hát than thân phận này? ?) Trong ca dao than thân có nhiều bài bắt đầu bằng cụm từ Thân em. Hãy nhớ lại một số bài ca dao có mở đầu như vậy và nhận xét những điểm giống nhau trong nội dung và nghệ thuật của những bài ca đó? - Trả lời - Nghe - Đọc diễn cảm cả 4 câu - Suy luận - Trả lời cá nhân - Đọc diễn cảm - Trả lời - Đọc - Dựa vào SGK - Khái quát - Đọc * Củng cố, luyện tập : - Đọc thêm 4 bài ca dao – dân ca trong SGK, tr.50. - Từ ba bài ca dao vừa học, em hiểu thế nào là những câu hát than thân? ( Nững câu hát mượn chuyện con vật nhỏ bé để giãi bày nỗi chua xót đắng cay choc cuộc đời khổ cực của những kiếp người bé mọn trong xã hội cũ) - Hướng dẫn học bài ở nhà : - Soạn bài: Những câu hát châm biếm. D. Đánh giá kết thúc bài dạy : Học sinh tự đánh giá: Giáo viên đánh giá:
Tài liệu đính kèm: