Giáo án Ngữ văn 7, tập 1 - Tiếng gà trưa - Lê Thị Hương

Giúp HS hiểu được:

Vẻ đẹp trong sáng, đằm thắm của những kỉ niệm tuổi thơ và tình cảm bà cháu. Những tình cảm quê hương đó chính là cơ sở của tình cảm với đất nước, tạo thành sức mạnh cho người chiến sĩ trên đường đi chiến đấu trong cuộc kháng chiến chống Mĩ.

Nghệ thuật sử dụng điệp ngữ, điệp câu để nối mạch cảm xúc, biểu hiện cảm xúc bình dị qua những chi tiết, hình ảnh rất thân thương, bình dị.

Củng cố cách đọc sáng tạo thể thơ 5 chữ

 

doc 15 trang Người đăng nguyenphuong Lượt xem 16678Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 7, tập 1 - Tiếng gà trưa - Lê Thị Hương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN
NGỮ VĂN LỚP 7
THÔNG TIN TIẾT HỌC
Ngày	: 9/12/2014
Thời lượng	: 45’
Lớp	: 7A3
Giáo viên	: Lê Thị Hương
Tiết	: 53,54
TIẾNG GÀ TRƯA
--Xuân Quỳnh--
I. MỤC TIÊU
v
Giúp HS hiểu được:
Vẻ đẹp trong sáng, đằm thắm của những kỉ niệm tuổi thơ và tình cảm bà cháu. Những tình cảm quê hương đó chính là cơ sở của tình cảm với đất nước, tạo thành sức mạnh cho người chiến sĩ trên đường đi chiến đấu trong cuộc kháng chiến chống Mĩ.
v
Nghệ thuật sử dụng điệp ngữ, điệp câu để nối mạch cảm xúc, biểu hiện cảm xúc bình dị qua những chi tiết, hình ảnh rất thân thương, bình dị.
v
Củng cố cách đọc sáng tạo thể thơ 5 chữ 
II. TỔ CHỨC LỚP
v
Lớp học hình chữ U, không gian giữa trưng bày các tài liệu về nhà thơ Xuân Quỳnh
v
Bảng ghim xanh cuối lớp là hình ảnh của nữ sĩ Xuân Quỳnh, các bức ảnh về gia đình nhà thơ,
III. CHUẨN BỊ
v
Giáo án word, powerpoint
v
Các đồ dùng dạy học khác
IV. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
GHI BẢNG
15’
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh Đọc- Tìm hiểu chung văn bản
Dẫn vào bài:
“Bà ơi bà cháu yêu bà lắm, tóc bà trắng màu trắng như mây, cháu yêu bà cháu nắm bàn tay, khi cháu vâng lời cháu biết bà vui”. Những câu hát thân thương về bà ấy không một em bé VN nào lại không thuộc, bởi những tình cảm mà người bà kính yêu dành cho cháu.
Cũng với tấm lòng kính yêu ấy, nhà thơ Xuân Quỳnh đã làm sống dậy những tình cảm thương yêu vô bờ của bà dành cho cháu. Như một độc giả sau khi đọc “Tiếng gà trưa ” đã viết:
 “Nay bà tôi đã đi xa
 Xuân Quỳnh gợi lại dáng bà tôi xưa
 Lời thơ lay động nắng trưa
 Tiếng gà xao động say sưa giấc nồng”
Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu bài thơ “Tiếng gà trưa” của nhà thơ Xuân Quỳnh.
GV: Ở tiết học trước, trong phần dặn dò bài về nhà cô đã giúp các con phân chia nhóm với yêu cầu của các nhóm như sau: Những hiểu biết của em về nhà thơ Xuân Quỳnh? Nhóm nào có thể lên bảng chia sẻ với cô và các bạn?
-Một nhóm: máy chiếu
-Một nhóm: In ra thành tập thơ Xuân Quỳnh giới thiệu
GV: Đánh giá: Sự chuẩn bị chu đáoQua chú thích và sự chuẩn bị nhóm cho thấy các con có tinh thần làm việc nhóm rất nghiêm túc, đã mang đến cho các bạn những thông tin cơ bản về nhà thơ Xuân Quỳnh.
-Chúng ta hãy nhìn ngắm nụ cười tươi rói, gương mặt rạng rỡ của Xuân Quỳnh (GV chiếu)
-Xuân Quỳnh mất mẹ rất sớm nên nhà thơ sống với bà từ thuở nhỏ, do đó, bà như là mẹ của nhà thơ vậy.
-Năm 1963, Xuân Quỳnh xuất hiện lần đầu tiên với tập thơ “Chồi biếc” và nhanh chóng trở thành cây bút nữ nổi tiếng. Người ta ví thơ Xuân Quỳnh như “Cánh chuồn chuồn trong giông bão, mảnh mai mà trong suốt mà kiên cường”. 
-Xuân Quỳnh là nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Mĩ cho nên nhiều bài thơ của bà được trực tiếp sáng tác tại chiến trường như: Hoa học chiến hào, Gió Lào cát trắng. Xuân Quỳnh còn được biết đến là một nhà thơ của tình yêu “Những ngày không gặp nhau/ Biển bạc đầu thương nhớ/ Những ngày không gặp nhau/ Lòng thuyền đau rạn vỡ” hay Em trở về đúng nghĩa trái tim em/Là máu thịt, đời thường ai cũng có
Cũng ngừng đập lúc cuộc đời không còn nữa
Nhưng biết yêu anh cả khi chết đi rồi.
-Xuân Quỳnh là một người mẹ nên nhiều bài thơ của Xuân Quỳnh viết cho thiếu nhi rất hồn nhiên và trong sáng. Bài thơ “Con dế” đứa bé ước mẹ mình trở thành con dế. Các con có biết lí do nó đưa ra như thế nào không? Lí do mà em đưa ra cũng rất ngây thơ, hồn nhiên: để mỗi lần mở hộp diêm ra nó được nhìn thấy con dế, được nhìn thấy mẹ.
-Bạn đọc hẳn không quên những bài thơ sâu lắng của bà như: Tự hát, Sân ga chiều em đi, lời ru trên mặt đất, Thuyền và biển, Thư tình cuối mùa thu,trong đó đã có nhiều bài thơ được phổ nhạc (hát một đoạn: Thơ tình cuối mùa thu)
-Xuân Quỳnh mất năm 1988 trong một tai nạn giao thông thảm khốc cùng chồng là nhà viết kịch nổi tiếng Lưu Quang Vũ cùng với con trai, để lại cho đời bao xót xa và tiếc nuối. 
-Bài thơ “Tiếng gà trưa’ theo như giới thiệu được viết thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ, in lần đầu tiên trong tập thơ “Hoa dọc chiến hào”.
-Thơ Xuân Quỳnh không nhiều bài viết về “bà”, nhưng mỗi lần xuất hiện bà lại hiền dịu như một bà tiên vậy mà trong “Chuyện cổ tích loài người” nhà thơ đã viết:
“Trời sinh ra trước nhất
Chỉ toàn là trẻ con
Trên trái đất trụi trần
Không dáng cây ngọn cỏ
Mặt trời cũng chưa có
Và thế rồi bà xuất hiện:
“Biết trẻ con khao khát
Chuyện ngày xưa, ngày sau
Không hiểu là từ đâu
Mà bà về ở đó
Kể cho bao chuyện cổ :
Chuyện con cóc, nàng tiên
Chuyện cô Tấm ở hiền
Thằng Lý Thông ở ác...
Mái tóc bà thì bạc
Con mắt bà thì vui
Bà kể đến suốt đời
Cũng không sao hết chuyện”
GV: Theo các con với bài thơ này chúng ta cần đọc với một giọng đọc như thế nào?
Chiếu yêu cầu:
* Mời 1 hs đọc toàn bộ bài thơ
*Mời 1 hs nhận xét
-GV nhận xét & đọc mẫu khổ cuối
GV: SGK đã giải thích rất rõ các từ ngữ cần lưu ý, còn từ nào các con chưa hiểu các con có thể hỏi?
Gv: HS làm bài tập (trên máy chiếu) để rút ra thể thơ 
Dựa vào bài soạn, các con hãy điền vào chỗ trống sau đây (GV chiếu)
Bài thơ gồmcâu, chia thành .phần, và có..khổ
Hầu hết các câu thơ cótiếng, kết hợp với câu tiếng
=>Qua bài tập trên em hãy cho biết bài thơ được sáng tác theo thể thơ nào?
GV giới thiệu thêm:
-Bt được giới thiệu theo thể thơ 5 chữ nhưng có chỗ biến đổi khá linh hoạt. Sự không hạn định số câu, số khổ trong một bài thơ, không cố định về vần nhịp đã tạo cho bài thơ sự tự nhiên trong việc bộc lộ cảm xúc nhân vật.
GV: Bài thơ biểu đạt tình cảm, cảm xúc của người chiến sĩ với những kỉ niệm tuổi thơ, về tình bà cháu, về quê hương đất nước qua âm thanh tiếng gà trưa. Từ đó, các con hãy xác định phương thức biểu đạt của bài thơ?
GV: Các con đã được học bài Cách lập ý của bài bài văn biểu cảm, các con hãy cho cô biết bài thơ được lập ý theo cách nào? Hay nói cách khác bài thơ được triển khai theo mạch cảm xúc như thế nào? (gợi ý: bài thơ bắt đầu bằng âm thanh nào? Đi từ quá khứ đến hiện tại hay từ hiện tại đến quá khứ)
Hs lắng nghe, ghi bài
(trong khi HS trình bày, gv ghi lại một số thông tin trên bảng về XQ)
HS: đọc giọng xúc động, nhấn mạnh,.
 Tiết 53. TIẾNG GÀ TRƯA
 ---Xuân Quỳnh—
I.ĐỌC- TÌM HIỂU CHUNG
1. Tác giả: Nhà thơ Xuân Quỳnh
-Nhà thơ nữ xuất sắc trong nền thơ hiện đại Việt Nam
-Tình cảm gần gũi, bình dị trong đời sống gia đình và cuộc sống thường ngày.
-Những rung cảm và khát vọng của một trái tim phụ nữ chân thành, tha thiết, đằm thắm.
2. Tác phẩm
-In trong tập “Hoa dọc chiến hào” (1968)
-Viết trong thời kì đầu kháng chiến chống Mĩ của cả nước. 
3.Đọc và chú thích
* Hướng dẫn đọc:
-Giọng đọc vui, bồi hồi, phân biệt lời mắng yêu của bà với lời kể, tả trữ tình của nhà thơ
- Chú ý nhịp thơ 3/2, 2/3, nhấn mạnh điệp câu, điệp ngữ “Tiếng gà trưa” đầu các đoạn thơ 2,3,4,7
* Chú thích
4. Thể thơ
-Thể thơ 5 chữ
5.Phương thức biểu đạt
-Biểu cảm kết hợp với các yếu tố tự sự và miêu tả.
6. Mạch cảm xúc: Hồi tưởng quá khứ và suy nghĩ về hiện tại.
Phần 1. Cảm nhận đầu tiên của người chiến sĩ với tiếng gà trưa (khổ thơ đầu)
Phần 2. Tiếng gà trưa với những kỉ niệm tuổi thơ (năm khổ tiếp)
Phần 3. Tiếng gà trưa gợi những suy tư của người chiến sĩ (hai khổ cuối)
25’
Hoạt động 2: Đọc- Tìm hiểu chi tiết 
Cô trò mình sẽ tìm hiểu văn bản theo ba mục trên. Bài thơ này được học trong 2 tiết, trong tiết này chúng ta sẽ tìm hiểu phần 1 của bài thơ và khổ 1 của phần thứ hai.
*GV chiếu khổ thơ đầu 
*Mời hs đọc khổ đầu
GV: Người chiến sĩ nghe thấy âm thanh của tiếng gà trưa trong hoàn cảnh như thế nào?
Gv bật máy chiếu về bức ảnh người chiến sĩ hành quân và giới thiệu
Những giây phút dừng chân nghỉ ngơi bên xóm nhỏ với người chiến sĩ vô cùng hiếm hoi và đáng quý trong những ngày tháng chống Mĩ khốc liệt. Một chi tiết hết sức thú vị Xuân Quỳnh vốn là một diễn viên múa từ năm 13 tuổi và từng tham gia vào chiến trường. Cho nên, hơn ai hết, nhà thơ cảm nhận được cái quý giá của phút giây “dừng chân” thư giãn ấy.
GV: Những câu thơ nào đã ghi lại cụ thể âm thanh của tiếng gà trưa mà người chiến sĩ nghe thấy?
GV: Em có nhận xét gì về cách ghi lại âm thanh tiếng gà của nhà thơ?
GV nhấn: Câu thơ ghi lại một cách chính xác, tự nhiên, chân thực âm thanh của tiếng gà- một âm thanh gần gũi quen thuộc.
Hoạt động: Thảo luận theo cặp
Theo em, tại sao trong muôn vàn âm thanh khác nhau của cuộc sống, người chiến sĩ lại chú ý đến âm thanh của tiếng gà trưa?
GV bổ sung và nhấn mạnh: Bởi tiếng gà là âm thanh quen thuộc của làng quê ta bao đời nay, có rất nhiều nhà thơ đã viết về âm thanh ấy. 
GV: Con có thể kể tên bài thơ hoặc đọc một số câu thơ về tiếng gà mà em biết?
Âm thanh tiếng gà xuất hiện nhiều trong ca dao, dân ca dân gian hay tiếng gà gáy não nùng nhớ mẹ của Lưu Trọng Lư trong bài Nắng mới
“Mỗi lần nắng mới hắt bên sông/ Xao xác gà trưa gáy não nùng”
Chế Lan Viên từng viết về cái tâm trạng nhớ quê da diết khi nghe tiếng gà gáy: Nhớ biển miền Trung tiếng sóng đùa / Nhớ nhà cha mẹ, cảnh trường xưa / Nhớ chao ôi nhớ!  Trời xanh thế! /  Gà lại dồn thêm tiếng gáy trưa!  
Cái không gian tĩnh mịch của buổi tre hè càng làm vọng lên, dội lên cái âm thanh quen thuộc ấy, âm thanh của làng quê Việt Nam.
GV: Quan sát lại khổ thơ đầu, các con phát hiện biện pháp nghệ thuật nổi bật nào mà tác giả đã sử dụng? vị trí có gì đặc biệt? 
GV nhấn: Điệp từ “nghe” được đặt ở đầu mỗi câu thơ, nối tiếp nhau như nhấn mạnh niềm cảm xúc trào dâng của người chiến sỹ khi bắt gặp âm thanh quen thuộc thời thơ ấu. Người chiến sỹ nghe thấy những gì?
GV: “Nghe xao động nắng trưa” Câu thơ khiến các con hình dung ra điều gì?
GV bình: tiếng gà như có sức lay động cả nắng trưa, không gian trưa như cựa quậy, dao động, như bừng tỉnh. Xuân Quỳnh không nói Nhìn nắng xao động mà “nghe xao động” rõ ràng, mắt nhìn, tai nghe và tâm hồn như đang xao động khi bắt gặp âm thanh ấy. Sự xao động của nắng hay chính là sự xao động của tâm hồn nhà thơ?!
GV: “Nghe bàn chân đỡ mỏi” câu thơ có bình thường không? Tại sao?
GV: Bàn chân đỡ mỏi là sự cảm nhận của da thịt nhưng âm thanh tiếng gà đã làm dịu đi cái mệt mỏi, như tiếp thêm sức mạnh cho người chiến sĩ trên chặng đường hành quân xa.
GV: Bằng thính giác mà tác giả cảm nhận được sự xao động của nắng trưa, sự mỏi mệt của bàn chân, gợi lên những kỷ niệm thời thơ ấu ư? Vậy đây là biện pháp nghệ thuật gì?
GV: Việc sử dụng điệp từ và nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác có tác dụng gì?
GV: Nhấn mạnh những cảm xúc khác nhau của người chiến sĩ được gợi ra từ âm thanh tiếng gà trưa làm cho người đọc hiểu được nhiều cung bậc tình cảm khác nhau của người chiến sĩ: tâm trạng xúc động khi bất chợt bắt gặp tiếng gà thân quen. Âm thanh ấy như làm dịu đi cái khắc nghiệt của chiến trường cái mệt mỏi của cơ thể và đánh thức kỷ niệm tuổi thơ- những năm tháng người chiến sỹ được sống bên bà.
Tiểu kết: Ở khổ thơ đầu, tiếng gà trưa- âm thanh bất chợt bắt gặp chính là cơ sở gọi về những kỷ niệm tuổi thơ của người chiến sĩ, những kỷ niệm vừa xa cách cả về thời gian không gian nhưng lại trở nên gần gũi thiết tha. “Tiếng gà trưa”- âm thanh ấy như dòng nhạc chủ âm vừa kết nối các kỷ niệm vừa điểm nhịp cho từng cung bậc cảm xúc của người chiến sĩ. Đọc bài thơ chúng ta bắt gặp chính hình ảnh mình trong đó với những kỷ niệm thân thương thuở thơ ấu bên bà. Những kỷ niệm ấy cụ thể như thế nào tiết sau chúng ta sẽ tìm hiểu ở tiết thứ hai của bài.
GV dặn dò:
-Em hãy sưu tầm một bài thơ em thích nhất của nhà thơ Xuân Quỳnh và cho biết lý do Vì sao em thích?
----------Hết tiết 1-------------
GV: Mời một bạn đọc khổ thơ thứ hai và cho biết khổ thơ được mở đầu bởi câu thơ nào?
GV: Mở đầu khổ thơ thứ hai “Tiếng gà trưa” vang lên. Điều ấy có ý nghĩa gì?
GV nhấn mạnh: Đó chính là nhan đề của bài thơ và cũng là câu thơ mở đầu các khổ 3,4,7. Mỗi lần cất lên “Tiếng gà trưa” như chạm vào cảm xúc của nhà thơ, gợi lên hình ảnh, kỷ niệm tuổi thơ của nhân vật trữ tình. Điệp ngữ Tiếng gà trưa như dòng nhạc chủ âm vừa kết nối các kỷ niệm vừa điểm nhịp cho từng cung bậc cảm xúc của người chiến sĩ. Nó có tác dụng gợi nhớ và đánh thức kỷ niệm tuổi thơ. Chính cái âm thanh quá đỗi bình dị ấy lại là dấu hiệu nghệ thuật của bài thơ. Tứ thơ khởi phát lên từ đó.
GV: Đọc thầm các khổ 2,3,4,5,6 và cho biết có những kỷ niệm nào được đánh thức trong lòng người lính khi nghe Tiếng gà trưa?
GV: Theo các con khổ thơ thứ 2 nghiêng về phương thức biểu đạt nào? Tác giả miêu tả ổ trứng và những con gà mái bằng tính từ nào?
GV: Phát hiện các biện pháp nghệ thuật sử dụng trong khổ thơ và cho biết tác dụng? 
GV: Những biện pháp nghệ thuật tác giả sử dụng đã giúp người đọc hình dung ra hình ảnh đứa cháu nhỏ lon ton chạy bên bà, cùng bà cho gà ăn rồi ngắm chúng. Hai bà cháu đứng chỏ cho nhau xem từng con gà trong không khí vui vẻ hạnh phúc của tình bà cháu. Bằng tài năng nghệ thuật sử dụng ngôn từ, đặc biệt là nghệ thuật phối hợp màu sắc bằng ngôn ngữ thơ ca rất tài tình, Xuân Quỳnh không chỉ cho người đọc thưởng thức những câu thơ thật hay mà còn khiến ta xem một bức tranh gà tuyệt đpẹ trong tranh dân gian Đông Hồ.
GV: Gv gọi hs đọc các khổ 3,4,5,6 (GV chú ý phân biệt giọng mắng yêu của bà và lời kể, tả của nhân vật trữ tình)
GV: Từ đây đến cuối bài, cách xưng hô của chủ thể và nhân vật trữ tình có sự thay đổi mới như thế nào? Sự thay đổi này góp phần làm thay đổi giọng điệu trữ tình của bài thơ ra sao?
GV: Từ khổ 3 trở đi, giọng kể, tả và hồi nhớ của chủ thể trữ tình đã hòa nhập sâu hơn với nhân vật trữ tình. Nhân vật trữ tình đã dần chuyển sang trò chuyện trực tiếp với nhân vật trữ tình khác là: người bà.
GV: Hình ảnh bà hiện lên qua những kỉ niệm nào? Trong nỗi nhớ bà, ta thấy tình cảm của đứa cháu thể hiện như thế nào?
GV bình: Trẻ thơ- cái tuổi tò mò, dù bị bà mắng vẫn cứ nhìn, nghe gà đẻ, để rồi bao lần đỏ mặt xấu hổ, cúi đầu nghe bà mắng, bà dạy bảo hiền từ. Lần theo kí ức, sau lời mắng yêu cháu là hình ảnh bàn tay già nua, nhăn nheo của bà đang chăm chút, đang chắt chiu từng quả trứng hồng nóng hổi để dành những quả tốt nhất cho gà mái ấp, để làm sao cho cháu có được bộ quần áo mới mặc vào dịp Tết đến.
GV: Hình ảnh em bé nông thôn giản dị trong niềm hân hoan, vui sướng, cảm động vì được bộ quần áo mới nhờ tiền bán gà, gợi cho em cảm xúc gì?
Tiểu kết: Những kỉ niệm ấu thơ dường như hiện hữu ngay trước mắt nhà thơ, trước mắt bạn đọc. Hình ảnh bà hiền từ, chắt chiu, dành dụm gợi lên bao nỗi xúc động. Từ những hình ảnh thơ rất cụ thể nhà thơ đã tái hiện lại không gian thơ ấu nơi ấy có bà ngày đêm chăm lo cho đứa cháu nhỏ. Bà của nhà thơ nhưng cũng chính là bà của chính chúng ta.
GV: Gọi học sinh đọc hai khổ thơ cuối (khổ 7,8)
GV: Con hiểu câu “Giấc ngủ hồng sắc trứng”như thế nào?
GV: Mơ ước tuổi thơ đi vào trong những giấc ngủ đẹp. Hình ảnh giấc ngủ- trứng hồng cứ vấn vương tâm hồn, đi suốt tuổi ấu thơ, trở thành kỉ niệm ấm lòng và thiêng liêng của cháu.
GV: Qua khổ thơ cuối bài thơ, chúng ta thấy được điều gì về tình cảm gia đình, tình yêu quê hương Tổ quốc?
GV: Tiếng gà “cục tác cục ta” giữa buổi trưa hành quân mà nghĩ suy, mà liên tưởng, mà nhớ lại, mà bồi hồi thương yêu bà, thương quê nghèo,lại đem cả tiếng gà vào cuộc chiến đấu hôm nay. Tình yêu quê hương đất nước không có gì xa lạ mà nó bắt nguồn từ tình cảm gia đình, tình bà cháu thiêng liêng.
HS: Trên đường hành quân xa/ Dừng chân bên xóm nhỏ
HS: Tiếng gà ai nhảy ổ
Cục,cục tác cục ta.
HS: tự nhiên, chân thực
HS: 
HS:
Tiếng gà
Giục quả na
Mở mắt
Tròn xoe
Giục hàng tre
Đâm măng
Nhọn hoắt 
“Ò, ó,o” Trần Đ Khoa
- HS: Điệp từ “ nghe” ( GV bấm máy)
HS: Tiếng gà lay động cả nắng
HS: 
- HS: ẩn dụ chuyển đổi cảm giác
HS
HS: Câu “Tiếng gà trưa”
HS
HS: Phương thức miêu tả
HS: Những tính từ: vàng, óng, hồng, mơ, nắng
HS:
- Điệp từ “Này”
- Điệp cấu trúc “Này con gà” 
-Biện pháp nghệ thuật: so sánh
HS: đọc các khổ thơ 3,4,5,6
HS: Kỷ niệm về bà hiện lên khi bà mắng
HS đưa ra các cảm nhận khác nhau
HS: Mơ thấy đàn gà
HS khái quát
II. ĐỌC- TÌM HIỂU CHI TIẾT
1.Cảm nhận đầu tiên của người chiến sỹ với tiếng gà trưa (khổ thơ đầu)
Hoàn cảnh: Trên đường hành quân xa, dừng chân xóm nhỏ
Điệp từ “Nghe”: đặt ở đầu mỗi câu thơ 
 Nối tiếp nhau
“Nghe xao động nắng trưa”: Tiếng gà có sức lay động nắng trưa
“Nghe bàn chân đỡ mỏi”: Tiếng gà làm dịu đi cái mệt mỏi
 Tiết 54. TIẾNG GÀ TRƯA
 ---Xuân Quỳnh—
I.ĐỌC- TÌM HIỂU CHUNG
II. ĐỌC- TÌM HIỂU CHI TIẾT
1.Cảm nhận đầu tiên của người chiến sỹ với tiếng gà trưa (khổ thơ đầu)
2. Tiếng gà trưa với những kỷ niệm ấu thơ.
-Điệp ngữ: Tiếng gà trưa
-Kỷ niệm tuổi ấu thơ:
+ Về ổ trứng và đàn gà
+ Về những lần bà mắng 
+ Về việc bà nuôi gà
+ Về những bộ quần áo mới
Các biện pháp nghệ thuật:
Điệp từ “Này”
Điệp cấu trúc “Này con gà”
Biện pháp so sánh
Từ khổ 3 giọng kể, tả
Trò chuyện trực tiếp: gọi “bà” xưng “cháu”
Lời trách mắng suồng sã, thân yêu:
“Gà đẻ mà mày nhìn
Rồi sau này lang mặt!”
Hình ảnh bà chăm chút đàn gà: tay bà khum soi trứng, chắt chiu,
3. Tiếng gà trưa gợi những suy tư của người chiến sĩ (hai khổ cuối)
“Giấc ngủ hồng sắc trứng
Ổ trứng hồng tuổi thơ”
Hình ảnh vừa cụ thể vừa khái quát
Tình yêu quê hương đất nước bắt nguồn từ những gì bình dị, thân quen nhất
Sự thống nhất giữa cái chung và cái riêng
?’
Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu tiếp phần 2: Tiếng gà trưa với những kỷ niệm ấu thơ.
?’
Hoạt động 4: Hướng dẫn tổng kết và luyện tập
GV: Hãy thử bỏ tất cả các điệp câu “Tiếng gà trưa” (trừ khổ đầu tiên), đọc lại và nêu vai trò của điệp ngữ trong văn bản?
GV: Em hãy nhắc lại những nét nghệ thuật nổi bật của bài thơ?
GV: Qua những biện pháp nghệ thuật ấy, bài thơ gửi tới bạn đọc nội dung gì?
Gv: Dặn dò 
Đọc thuộc bài thơ
Ôn lại bài cũ
Soạn bài “Một thứ quà của lúa non: Cốm”
HS thực hành và nêu nhận xét
HS nhắc lại kiến thức về nghệ thuật và nội dung
III. TỔNG KẾT
Nghệ thuật
Bài thơ theo thể 5 tiếng
Hình ảnh thơ bình dị chân thực
Biện pháp nghệ thuật chủ đạo: điệp ngữ, điệp câu
Nội dung
Bài thơ là dòng hồi tưởng về những kỉ niệm đẹp đẽ tuổi ấu thơ về tình bà cháu. Từ tình cảm gia đình đã làm sâu sắc thêm tình yêu quê hương đất nước.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiếng gà trưa - Lê Thị Hương.doc