1.MỤC TIÊU: Giúp học sinh:
1.1.Kiến thức:
-Nắm được khái niệm từ láy.
-Các loại từ láy.
1.2. Kĩ năng:
-Phân tích cấu tạo từ, giá trị tu từ của từ láy trong văn bản.
-Hiểu nghĩa và biết cách sử dụng một số từ láy quen thuộc để tạo giá trị gợi hình, gợi tiếng, biểu cảm, để nói giảm hoặc nhấn mạnh.
1.3.Thái độ:
GDKNS:Có ý thức lựa chọn sử dụng từ láy phù hợp trong lời nói hoặc trong văn bản.
2.TRỌNG TÂM: Khái niệm từ láy. Các loại từ láy.
3.CHUẨN BỊ:
3.1.HS:Đọc và trả lời câu hỏi SGK.
3.2.GV:Bài tập bổ trợ.
4.TIẾN TRÌNH:
4.1 Ổn định tổ chức và kiểm diện:Kiểm tra sĩ số hs.
4.2 Kiểm tra miệng:
Câu 1:Thế nào là từ ghép chính phụ?Cho vd và phân tích? (10 đ)(Từ ghép chính phụ là từ có tiếng chính và tiếng phụ, tiếng phụ bổ sung ý nghĩa cho tiếng chính)
(?)Thế nào là từ ghép đẳng lập? Cho vd và phân tích? (10 đ) ( Từ ghép đẳng lập là từ ghép không phân ra tiếng chính và tiếng phụ, các tiếng bình đẳng vế nghĩa
BÀI:3 - TIẾT PPCT:11- TUẦN 3 TỪ LÁY 1.MỤC TIÊU: Giúp học sinh: 1.1.Kiến thức: -Nắm được khái niệm từ láy. -Các loại từ láy. 1.2. Kĩ năng: -Phân tích cấu tạo từ, giá trị tu từ của từ láy trong văn bản. -Hiểu nghĩa và biết cách sử dụng một số từ láy quen thuộc để tạo giá trị gợi hình, gợi tiếng, biểu cảm, để nói giảm hoặc nhấn mạnh. 1.3.Thái độ: GDKNS:Có ý thức lựa chọn sử dụng từ láy phù hợp trong lời nói hoặc trong văn bản. 2.TRỌNG TÂM: Khái niệm từ láy. Các loại từ láy. 3.CHUẨN BỊ: 3.1.HS:Đọc và trả lời câu hỏi SGK. 3.2.GV:Bài tập bổ trợ. 4.TIẾN TRÌNH: 4.1 Ổn định tổ chức và kiểm diện:Kiểm tra sĩ số hs. 4.2 Kiểm tra miệng: Câu 1:Thế nào là từ ghép chính phụ?Cho vd và phân tích? (10 đ)(Từ ghép chính phụ là từ có tiếng chính và tiếng phụ, tiếng phụ bổ sung ý nghĩa cho tiếng chính) (?)Thế nào là từ ghép đẳng lập? Cho vd và phân tích? (10 đ) ( Từ ghép đẳng lập là từ ghép không phân ra tiếng chính và tiếng phụ, các tiếng bình đẳng vế nghĩa) 4.3 Bài mới: Từ ghép là những từ có quan hệ với nhau về nghĩa.Còn từ láy là những từ có quan hệ với nhau về âm.Hôm nay chúng ta sẽ học về từ láy. HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu các loại từ láy -HS tìm hiểu các từ láy (?)Những từ láy in đậm trong câu sau trích từ văn bản “Cuộc chia tay của những con búp bê” có đặc điểm âm thanh gì giống nhau, khác nhau? -GV sử dụng bảng phụ và cho HS thảo luận (?)Những từ giống nhau về mặt âm thanh gọi là gì? (?)Những từ không giống nhau về mặt âm thanh gọi là gì? (?)Vì sao các từ láy (in đậm) dưới đây không nói được bật bật, thẳm thẳm (Vì để nói cho xuôi, cho dễ nghe? -GV tổng kết cho HS đọc ghi nhớ HOẠT ĐỘNG 2: Tìm hiểu nghĩa của từ láy (?)Nghĩa của các từ láy ha hả, oa oa, tích tắc, gâu gâu được tạo thành do đặc điểm gì về âm thanh? (?)Các từ láy trong mỗi nhóm sau có điểm gì chung về âm thanh và về nghĩa? (GV cho HS giải thích nghĩa các từ nhấp nhô, phập phồng, bập bềnh. Sau đó gợi ý HS nhận xét về cấu tạo của các từ láy này) (?)So sánh nghĩa của các từ láy mềm mại, đo đỏ với nghĩa của tiếng gốc làm cơ sở cho chúng:Mềm. Đỏ -GV tổng kết cho HS đọc ghi nhớ GDKNS: (?)Vậy khi phân tích, sử dụng từ láy ta cần phải như thế nào? -Phải nắm rõ các loại từ láy và nghĩa của từ láy để sử dụng cho phù hợp, tạo hiệu quả trong giao tiếp. HOẠT ĐỘNG 3: Hướng dẫn HS luyện tập -Đọc bài tập 1. Xác định yêu cầu bài tập 1 -Đọc BT 2. Xác định yêu cầu BT2 -Đọc bài tập 3.Xác định yêu cầu Bt3(Gọi HS lên bảng làm) - Gv cho hs bài tập bổ trợ: ? Hãy tìm một số từ láy có 3 , 4 tiếng: Gợi ý: sạch sành sanh, hớt hơ hớt hải, khập khiễng khập khà, đi đi lại lại, ướt lướt thướt, gật gà gật gù. I. CÁC LOẠI TỪ LÁY 1.Từ láy toàn bộ: Các tiếng lặp lại nhau hoàn toàn VD: Đăm đăm 2.Từ láy bộ phận: Giữa các tiếng có sự giống nhau vế phụ âm đầu hoặc phần vần VD: Mếu máo, liêu xiêu 3.Những trường hợp ngoại lệ: VD: Bần bật ,thăm thẳm=>Đây là những từ láy toàn bộ nhưng có sự biến đổi thanh điệu và phụ âm cuối là do sự hòa âm, phối thanh * GHI NHỚ: SGK/42 II. NGHĨA CỦA TỪ LÁY 1.Nghĩa của từ láy được tạo thành do sự mô phỏng âm thanh VD: Oa oa, gâu gâu 2a.Gợi ý mối tương quan giữa khuôn vần i VD 1: Li ti, Lí nhí, Ti hí 2b. Từ láy bộ phận có tiếng gốc đứng sau, tiếng đứng trước lặp lại phụ âm đầu của tiếng gốc VD 2: Nhấp nhô, phập phồng, bập bềnh 3.So sánh: -Mềm mại và mềm=>Mang sắc thái nhấn mạnh -Đo đỏ và đỏ =>Mang sắc thái giảm nhẹ *GHI NHỚ: SGK/42 III. LUYỆN TẬP: BT1: Học sinh làm vào VBT BT2: Thảo luận nhóm nhỏ -Điền các từ láy: Lấp ló, nho nhỏ, khang khác, thâm thấp, chênh chếch, anh ách BT 3:Điền vào chỗ trống: a. Nhẹ nhàng, nhẹ nhõm b. Xấu xa, xấu xí c.Tan tành, tan tác 4.4. Câu hỏi, bài tập củng cố: Câu 1:Từ láy có mấy loại? Cho ví dụ minh họa mỗi loại? -Có 2 loại:toàn bộ và bộ phận.(hs tự cho ví dụ) Câu 2:Nghĩa của từ láy được tạo thành nhờ vào đặc điểm gì? +Nhờ vào sự phối âm 4.5.Hướng dẫn hs tự học: -Đối với bài học ở tiết học này: +Học ghi nhớ; +Nắm vững nội dung bài học +Làm BT 4,5,6 sgk/43. -Đối với bài học ở tiết học tiếp theo: Chuẩn bị bài “Đại từ” +Trả lời câu hỏi sgk/55,56 +Chú ý phần luyện tập 5.RÚT KINH NGHIỆM: Nội dung:--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Phương pháp:------------------------------------------------------------------------------------------------ Sử dụng ĐDDH:--------------------------------------------------------------------------------------------
Tài liệu đính kèm: