Giáo án Ngữ văn 7, tập 1 - Tiết 43: Từ đồng âm

I. Mức độ cần đạt

- Nắm được khái niệm từ đồng âm.

- Có ý thức lựa chọn từ đồng âm khi nói và viết.

1. Kiến thức

- Khái niệm từ đồng âm.

- Việc sử dụng từ đồng âm.

2. Kỹ năng

- Nhận biết từ đồng âm trong văn bản; phân biệt từ đồng âm với từ nhiều nghĩa.

- Đặt câu phân biệt từ đồng âm.

- Nhận biết hiện tượng chơi chữ bằng từ đồng âm.

3. Thái độ

- Giáo dục tính cẩn thận khi dùng từ.

 

doc 5 trang Người đăng nguyenphuong Lượt xem 6590Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 7, tập 1 - Tiết 43: Từ đồng âm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 43: Từ đồng âm
Mức độ cần đạt
Nắm được khái niệm từ đồng âm.
Có ý thức lựa chọn từ đồng âm khi nói và viết.
Kiến thức
Khái niệm từ đồng âm.
Việc sử dụng từ đồng âm.
Kỹ năng
Nhận biết từ đồng âm trong văn bản; phân biệt từ đồng âm với từ nhiều nghĩa.
Đặt câu phân biệt từ đồng âm.
Nhận biết hiện tượng chơi chữ bằng từ đồng âm.
Thái độ
Giáo dục tính cẩn thận khi dùng từ.
Chuẩn bị
Thầy: bảng phụ, nam châm.
Trò: soạn bài.
Tiến trình lên lớp
Ổn định tổ chức (1 phút)
Bài cũ (4 phút)
Đọc bài thơ: Bài ca nhà tranh bị gió thu phá (Đỗ Phủ).
Nêu nội dung và nghệ thuật của bài thơ.
Bài mới: Giới thiệu bài trực tiếp
Hoạt động của thầy – trò:
Nội dung
Hoạt động 1 (10 phút)
a. Thử tìm các từ có thể thay thế được cho từ “Lồng” - ví dụ a.
HS: vọt, phi, nhảy, chạy.
b. Vậy từ “lồng” có nghĩa là gì?
Tìm các từ thay thế cho từ “lồng” - ví dụ 
HS: Chuồng, rọ, 
Vậy từ “lồng” trong câu b có nghĩa là gì?
Nghĩa của các từ “lồng” có liên quan với nhau không?
HS: không có liên quan gì với nhau.
Vậy thế nào là từ đồng âm?
Chuyển ý: Để sử dụng từ đồng âm tránh nhầm lẫn các em hãy theo dõi phần II .
Hoạt động 2 (10 phút)
Nhờ đâu mà em phân biệt được nghĩa của các từ lồng trong hai câu trên?
Câu “đem cá về kho”nếu tách khỏi ngữ cảnh có thể hiểu thành mấy nghĩa?
Em hãy thêm vào câu này một vài từ để câu trở thành đơn nghĩa ?
Để tránh những hiểu lầm do hiện tượng đồng âm gây ra , cần phải chu ý điều gì khi giao tiếp ?
BT nhanh : Giải thích nghĩa của từ “chả” trong ngữ cảnh sau : 
Trời mưa đất thịt trơn như mỡ.
Dò đến nhà nem chả muốn ăn.
Từ “chả” có hai cách hiểu: 
Một món ăn: Giò chả , nem chả
- Phủ định : Không, chưa, chẳng.
Đọc bản dịch thơ bài: “Bài ca nhà tranh bị gió thu phá”từ “tháng tám, thu cao gió thét già” đến “quay về chống gậy long ấm ức
Tìm từ đồng âm với mỗi từ sau: thu, cao, ba, tranh, sang, sức, nhè, tuốt, nam?
Mẫu: Thu1: mùa thu.
Thu 2: thu tiền.
Bài 2: a. Tìm các nghĩa khác nhau của danh từ “cổ” và giải thích mối liên quan giữa các nghĩa đó.
b. Tìm từ đồng âm với danh từ “cổ” và cho biết nghĩa của từ đó.
Bài 3: Đặt câu với mỗi cặp từ đồng âm sau (ở mỗi câu phải có cả hai từ đồng âm):
Bàn (danh từ) – bàn (động từ).
Sâu (danh từ) – sâu (tính từ).
Năm (danh từ) – năm (số từ).
I. Thế nào là từ đồng âm?
1. Ví dụ: Giải thích nghĩa của mỗi từ “lồng”:
a. Con ngựa đang đứng bỗng lồng lên.
Lồng: Có nghĩa là vùng lên, chạy.
b. Mua được con chim bạn tôi nhốt ngay vào lồng.
Lồng: Sự vật bằng tre, gỗ, sắt Dùng để nhốt chim, gà, vịt
Hai từ “lồng” trong hai câu trên là hai từ đồng âm.
(Nghĩa của chúng không có liên quan gì với nhau).
Ghi nhớ: Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa khác xa nhau, không liên quan gì với nhau.
II. Sử dụng từ đồng âm
1. VD: Đem cá về kho.
- Kho: đụn, tàn, chứa (cái kho để chứa cá).
- Kho: nấu (Chế biến thức ăn).
Câu “Đem cá về kho” nếu tách khỏi ngữ cảnh có thể hiểu thành hai nghĩa:
Đem cá về mà kho. (Kho chỉ có thể là hành động). 
Đem cá về nhập kho. (Kho chỉ có thể là chỗ chứa).
Phải đặt từ đồng âm trong những ngữ cảnh cụ thể như câu văn, đoạn văn, tình huống giao tiếp.
Ghi nhớ: Trong giao tiếp phải chú ý đầy đủ đến ngữ cảnh để tránh hiểu sai nghĩa của từ hoặc dùng từ với nghĩa nước đôi do hiện tượng đồng âm.
III. Luyện tập
Bài 1: Từ đồng âm 
Thu: mùa thu, cá thu, thu tiền.
Cao: nhà cao, lương cao, cao thấp.
Ba: số ba, con ba ba, ba má.
Sang: cao sang, sang nhượng, sang trọng.
Sức: sức lực, sức khỏe, sức cạnh tranh.
Nhè: khóc nhè, lè nhè, nhè nhẹ.
Tuốt: chạy tuốt, tuốt lúa, biết tuốt.
Nam: phương nam, nam giới, nam nám.
Bài số 2: các nghĩa khác nhau của danh từ “cổ”:
Cổ: phần giữa đầu và thân mình (là nghĩa gốc).
Cổ tay: phần giữa bàn tay và cánh tay.
Cổ áo: phần trên nhất của chiếc áo.
Cổ chai: phần giữa miệng chai và thân chai.
Các nghĩa chuyển dựa trên cơ sở, vị trí,ở giữa của hai phần nào đó.
b. Từ đồng âm với danh từ “cổ”: 
Cổ (là bộ phận cơ thể) khác với từ “cổ” (nghĩa là xưa).
VD: Thành phố cổ, đồ cổ.
Bài số 3: 
Chúng tôi kê hai bàn (DT) để bàn (ĐT) công việc.
Chim sâu (DT) bắt sâu (DT) trong rừng sâu (TT).
Năm (DT) nay em cháu tròn năm (ST) tuổi.
Củng cố: (4 phút) 
Cho một em đọc lại ghi nhớ.
Bài tập: phân biệt từ đồng âm với tư nhiều nghĩa: 
- Tôi trở về quê Bác làng Sen (1).
- Ôi hoa sen (2) đẹp của bùn đen! (Tố Hữu)
Trong ngữ cảnh thì Sen (1): danh từ riêng, chỉ sự vật.
Sen (2) là danh từ chung chỉ sự vật.
Hiện tượng từ nhiều nghĩa (sen) – (1) chỉ sự vật – (2) chỉ phẩm chất
Hiện tượng từ đồng âm:
Sen (1): sen (2a) – sen (2b).
Dặn dò:
Về nhà học thuộc hai ghi nhớ (SGK). Làm lại các bài tập.
Nghiên cứu trước bài mới “các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn biểu cảm”. 

Tài liệu đính kèm:

  • docTừ đồng âm (2).doc