Giáo án Ngữ văn 7, tập 1 - Tiết 7: Bố cục trong văn bản

 I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

* Kiến thức cần đạt: Giúp học sinh: hiểu rõ tầm quan trọng của bố cục trong văn bản, trên cơ sở đó có ý thức tạo lập bố cục khi xây dựng văn bản.

- Hiểu thế nào là bố cục rành mạch, hợp lí và bước đầu biết xây dựng điều đó cho các bài văn.

*Kĩ năng cần rèn: Bước đầu hiểu thế nào là một bố cục rành mạch, hợp lí.

*.Giáo dục tư tưởng: Có ý thức xd bố cục khi viết văn

II.TRỌNG TÂM CỦA BÀI: phần lý thuyết

III.CHUẨN BỊ

*Giáo viên: Giáo án, tài liệu tham khảo

*Học sinh: Xem và chuẩn bị trước bài ở nhà

IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:

A/Kiểm tra bài cũ (4)? Liên kết là gì ? Làm thế nào để văn bản có tính liên kết ?

Yêu cầu trả lời :

 - LK là sự nối liền các câu, các đoạn trong văn bản 1 cách tự nhiên, hợp lí, làm cho văn bản trở nên có nghĩa, dễ hiểu .

 - Muốn tạo được tính LK trong văn bản cần phải sử dụng được những phương tiện Lk về hình thức và nội dung .

 

doc 4 trang Người đăng nguyenphuong Lượt xem 4452Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 7, tập 1 - Tiết 7: Bố cục trong văn bản", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: tháng năm 2010
Ngày dạy: tháng năm 2010
Tuần 2
 Tiết : 7 bố cục trong văn bản
 I. Mục tiêu bài học: 
* Kiến thức cần đạt: Giúp học sinh: hiểu rõ tầm quan trọng của bố cục trong văn bản, trên cơ sở đó có ý thức tạo lập bố cục khi xây dựng văn bản.
- Hiểu thế nào là bố cục rành mạch, hợp lí và bước đầu biết xây dựng điều đó cho các bài văn.
*Kĩ năng cần rèn: Bước đầu hiểu thế nào là một bố cục rành mạch, hợp lí.
*.Giáo dục tư tưởng: Có ý thức xd bố cục khi viết văn
II.Trọng tâm của bài: phần lý thuyết
III.Chuẩn bị
*Giáo viên: Giáo án, tài liệu tham khảo
*Học sinh: Xem và chuẩn bị trước bài ở nhà
IV. Tiến trình bài dạy:
A/Kiểm tra bài cũ (4’)? Liên kết là gì ? Làm thế nào để văn bản có tính liên kết ?
Yêu cầu trả lời : 
 - LK là sự nối liền các câu, các đoạn trong văn bản 1 cách tự nhiên, hợp lí, làm cho văn bản trở nên có nghĩa, dễ hiểu .
 - Muốn tạo được tính LK trong văn bản cần phải sử dụng được những phương tiện Lk về hình thức và nội dung .
B/Bài mới (36’)
1.Vào bài (1’) Trong thực tế khi làm bài chúng ta vẫn thường xây dựng bố cục bài. Tuy nhiên không phải ai cũng ý thức được vai trò quan trọng của bố cục. Không ít người cảm thấy xây dựng bố cục khi tạo lập vb là công việc khó khăn
2.Nội dung bài dạy (35’)
Tg
05’
10’
05’
15’
Hoạt động của Thầy và trò
Hoạt động 1: Tìm hiểu mục I
? Trật tự sắp xếp các ý trong 1 lá đơn xin phép nghỉ học ntn? Có thể đảo trật tự đó ko? Vì sao?
- Hs đảo, nhận xét.
? Em hãy sắp xếp bố cục hợp lí cho bài nói theo tình huống:
- Xin phép bố mẹ đi xem phim.
- Kể về 1 sv ấn tượng xảy ra ở lớp
Giáo viên nhấn:
 Nội dung trong đơn cần sắp xếp theo một trật tự nhất định, hợp lí, không thể tuỳ tiện đưa nội dung nào lên trước cũng được.
- Hs đọc ghi nhớ (1)
? Vì sao khi xây dựng vb cần quan tâm đến bố cục ?
(Vb sẽ không đạt được mục đích giao tiếp, lủng củng, khó hiểu ).
- Hs đọc hai văn bản sgk/29 rồi cho biết hai văn bản đó có bố cục chưa?
+ Câu chuyện 1 chưa có bố cục.
+ Câu chuyện 2 đã có bố cục nhưng lại chưa thật chặt chẽ, hợp lí 
? Cách kể 2 câu chuyện trên sở dĩ như vậy là do đâu?
? Vậy điều kiện để bố cục của văn bản được rành mạch và hợp lí là gì ?
? Theo em, nên sắp xếp bố cục 2 câu chuyện trên ntn cho hợp lí ? (Dựa vào ngữ văn 6).
- Hs đọc ghi nhớ 2.
- Hs nêu nhiệm vụ của ba phần: Mở bài, thân bài, kết bài trong văn bản miêu tả và tự sự đã học ở lớp 6.
? Có cần phân biệt rõ ràng nhiệm vụ của mỗi phần không? Vì sao?
( Có. Để tránh sự trùng lặp và tạo sự rành mạch, hợp lí cho văn bản ).
? ý kiến của một bạn đã nêu trong sgk đúng hay sai? Vì sao?
( Không đúng vì: 
 + Mở bài: Không chỉ giới thiệu mà còn làm cho người nghe đi vào bài một cách hứng thú. 
 + Kết bài: Còn tạo ấn tượng cho người đọc, người nghe. 
Hs đọc ghi nhớ ( sgk- 30.)
Hs làm các bài tập 1, 2, 3, 4 sgk.
Hs, gv lần lượt nhận xét, bổ sung.
Gv chốt lại nội dung bài học và giải đáp những thắc mắc của hs. 
Nội dung kiến thức
I. Bố cục và những yêu cầu về bố cục trong văn bản.
1. Bố cục của văn bản.
- Xét bố cục lá đơn xin nghỉ học:
Nhận xét:
- Trình tự lá đơn lộn xộn
- Trình tự hợp lí : 
- Quốc hiệu, tên đơn,họ và tên, địa chỉ,lí do viết đơn,lời hứa, cám ơn, nơiviết, ngày viết đơn, kí tên
* Bố cục : Là sự bố trí , sắp xếp các phần, các đoạn theo 1 trình tự, 1 hệ thống rành mạch và hợp lí .
- Khi viết đơn phải sắp xếp theo 1 trình tự hợp lí, ko thể đảo ý tuỳ tiện vì như vậy vb sẽ trở lên lộn xộn, ko có sự lk, người đọc sẽ ko hiểu.
* Ghi nhớ (1) - tr 30. 
2. Những yêu cầu về bố cục trong văn bản
a. Ví dụ 1(sgk)
+ Nhận xét:
- Văn bản chỉ có 2 phần.
- Các ý trong vb lộn xộn, ko được xếp theo trình tự hợp lí đi từ ng/nh - kết quả.
- Các câu chưa thống nhất về ý. 
b. Ví dụ 2(sgk)
+ ở câu chuyện 1: Các phần, các đoạn ko theo một trình tự thời gian, thiếu một hệ thống chi tiết rành mạch hợp lí, ko giúp người đọc hiểu chuyện.
+ ở câu chuyện 2: Trình tự sắp xếp chưa được rành mạch hợp lí, chưa nổi bật yếu tố bất ngờ để phê phán tính khoe khoang
+ Nhận xét:
- Bản kể gồm 5 câu, 2 đoạn.
- Nội dung từng đoạn tương đối thống nhất.
- Các câu ở phần sau có sự thay đổi so với bản gốc -> làm mất sự gây cười, giảm ý nghĩa phê phán.
* Ghi nhớ 2 ( ý 1)
3. Các phần của bố cục.
- Một vb rõ ràng, mạch lạc thường gồm 3 phần. Mỗi phần có nhiệm vụ rõ ràng. 
- Vb sẽ rành mạch, hợp lí nếu mỗi phần có sự rành mạch, hợp lí và đều hướng đến 1 ý chung của toàn vb. 
* Chú ý: Không phải vb nào cũng bắt buộc phải có bố cục 3 phần.
II - Luyện tập
Bài 1: HS nêu VD :
- Biết sắp xếp các ý cho rành mạch =>hiệu quả cao.
- Không biết sắp xếp cho hợp lí =>không hiểu .
 Bài 2:
Bố cục văn bản “ Cuộc chia tay của những con búp bê ” : 
- MB: Giới thiệu nhân vật Tôi, em tôi và việc chia tay.
- TB : + H/c gđ, t/c 2 anh em
 + Chia đồ chơi và chia búp bê 
 + Hai anh em chia tay
- KB : + Búp bê không chia tay
 Đây ko phải là bố cục duy nhất. Có thể kể câu chuyện theo 1 bố cục khác miễn sao đảm bảo sự rành mạch, hợp lí.
Bài 3.
 - Bố cục đó chưa hợp lí. 3 phần đầu chưa nêu kinh nghiệm( chỉ kể việc học). Điểm (4) ko phải nói về học tập.
 - Bổ sung: kinh nghiệm học tập. Nêu rõ nhờ rút kinh nghiệm nên học tập tiến bộ ntn. Nêu nguyện vọng trao đổi ý kiến.
 - Nên sắp xếp kinh nghiệm từ dễ đến khó thực hiện.
Bố cục ... chưa rành mạch, hợp lí vì :
- Các điểm 1,2,3 ở TB mới chỉ kể lại việc học tốt chứ chưa phải là trình bày khái niệm học tốt . Và điểm 4 không phải nói về học tập .
=>TB : 1. KN học tập trên lớp
 2. KN học tập ở nhà 
 3. KN học tập trong cuộc sống và tham khảo tài liệu
 4. Kết quả học tập đã đạt được nhờ những KN trên .
 5. Mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các bạn
C.Luyện tập(3’) làm BT số 4
D.Củng cố(1’) Những yêu cầu về bố cục trong văn bản ?
E.Hướng dẫn về nhà(1’)
- Hoàn thiện bài tập còn lại
- Soạn bài “ Mạch lạc trong văn bản ”

Tài liệu đính kèm:

  • docBố cục trong văn bản (3).doc