Giáo án Ngữ văn 7, tập 1 - Từ đồng âm

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức: Hiểu thế nào là từ đồng âm.Việc sử dụng từ đồng âm.

2. Kĩ năng: Nhận biết từ đồng âm trong văn bản, phân biệt từ đồng âm với từ nhiều nghĩa. Đặt câu phân biệt từ đồng âm. Nhận diện hiện tượng chơi chữ bằng từ đồng âm.

3. Thái độ: Có thái độ cẩn trọng: tránh gây nhầm lẫn hoặc khó hiểu do hiện tượng đồng âm.

II. CHUẨN BỊ CỦA GV và HS:

- GV: SGK + SGV + giáo án

- HS: Đọc, soạn bài

III. PHƯƠNG PHÁP: Đàm thoại, diễn giảng, thuyết trình, nhóm, phát vấn.

IV. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC:

1. Ổn định lớp: 1 phút

2. Kiểm tra bài cũ: 5 phút

- Thế nào là từ trái nghĩa? Cho ví dụ?

- Tìm cặp từ trái nghĩa trong câu ca dao sau: Khi vui muốn khóc, buồn tênh lại cười.

3. Giới thiệu bài:

 

doc 3 trang Người đăng nguyenphuong Lượt xem 12978Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 7, tập 1 - Từ đồng âm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 11: Ngày soạn: 30/10/2013
Tiết 43: Ngày giảng: 2/11/2013
TỪ ĐỒNG ÂM
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 
1. Kiến thức: Hiểu thế nào là từ đồng âm.Việc sử dụng từ đồng âm.
2. Kĩ năng: Nhận biết từ đồng âm trong văn bản, phân biệt từ đồng âm với từ nhiều nghĩa. Đặt câu phân biệt từ đồng âm. Nhận diện hiện tượng chơi chữ bằng từ đồng âm.
3. Thái độ: Có thái độ cẩn trọng: tránh gây nhầm lẫn hoặc khó hiểu do hiện tượng đồng âm.
II. CHUẨN BỊ CỦA GV và HS:
- GV: SGK + SGV + giáo án 
- HS: Đọc, soạn bài
III. PHƯƠNG PHÁP: Đàm thoại, diễn giảng, thuyết trình, nhóm, phát vấn.
IV. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC:
1. Ổn định lớp: 1 phút 
2. Kiểm tra bài cũ: 5 phút
- Thế nào là từ trái nghĩa? Cho ví dụ?
- Tìm cặp từ trái nghĩa trong câu ca dao sau: Khi vui muốn khóc, buồn tênh lại cười.
3. Giới thiệu bài:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới.
- Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho hs
- Phương pháp: Hỏi đáp, thuyết trình
- Thời gian: 1 phút
 Giờ trước các em đã học về từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa. Hôm nay chúng ta cùng tìm hểu về từ đồng âm. Vậy từ đồng âm là từ như thế nào? Sử dụng từ đồng âm trpng những trường hợp nào? Chúng ta cùng tìm hiểu.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
Hoạt động 2: Bài học.
- Mục tiêu: Hiểu thế nào là từ đồng âm.Việc sử dụng từ đồng âm.
- Phương pháp: Vấn đáp, giải thích, minh hoạ, phân tích, nêu và giải quyết vấn đề.
- Thời gian: 15 phút
GVgọi HS đọc SGK trang 135 mục 1
? Giải thích nghĩa của từ “lồng” trong 2 ví dụ?
Lồng 1: động từ phản ứng mạnh của loài ngựa. Chạy cất cao vó lên với một sức hăng đột ngột rất khó kìm dữ do quá hoảng sợ 
Lồng 2: danh từ, vật dụng đan bằng tre, gỗ.
? Nghĩa của các từ “lồng” trên có liên quan gì với nhau không? Nghiã khác nhau.
* Vận dụng phương pháp phân tích tình huống để hiểu cách dùng từ đồng âm.
?Thế nào là từ đồng âm? 
?(KHUYẾT TẬT) Cho ví dụ về từ đồng âm?
? Đặt câu có sử dụng từ đồng âm?
* Tích hợp kĩ năng ra quyết định.
* Vận dụng kĩ thuật động não: phân tích ví dụ để rút ra bài học về dùng từ tiếng Việt đúng nghĩa.
?Nhờ đâu mà em phân biệt nghĩa của 2 từ lồng trên? Ngữ cảnh.
GV yêu cầu HS đọc và trả lời câu hỏi SGK trang 135.
? Từ kho trong câu: Đem cá về kho
 Nếu tách khỏi ngữ cảnh có thể hiểu thành mấy nghĩa?
-Từ kho có hai nghĩa.
a.1 Kho: cách chế biến thức ăn.
a.2 Kho: nơi chứa cá à đem cá về mà kho hoặc đem cá về để nhập kho.
? Để tránh những hiện tượng hiểu lầm do đồng âm gây ra, cần chú ý gì khi giao tiếp?
* Tích hợp kĩ năng ra quyết định: Lựa chon cách sử dụng từ đồng âm phù hợp thực tiễn giao tiếp.
Gọi HS đọc ghi nhớ SGK.
HS giải thích
HS trả lời
Ngữ cảnh.
HS trả lời
HS suy nghĩ trả lời
I. Bài học:
1. Thế nào là từ đồng âm:
Từ đồng âm là từ giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa khác xa nhau, không liên quan gì với nhau.
Ví dụ: đường (đi) – đường (ăn)
 (cái) bàn – bàn (luận)
2. Sử dụng từ đồng âm:
 Hiện tượng đồng âm có thể gây hiểu sai hoặc hiểu nước đôi. Do đó, trong giao tiếp phải chú ý đến ngữ cảnh để hiểu đúng nghĩa của từ dùng từ đồng âm cho đúng.
 Hoạt động 3: Luyện tập.
- Mục tiờu: HS khỏi quỏt và khắc sõu kiến thức vừa học.
- Phương phỏp: Hỏi đỏp, thực hành, phõn tớch, thảo luận nhúm
- Thời gian: 20 phỳt
* Bài 2/136 Các nghĩa khác nhau của danh từ.
a. Cổ người, cổ tay
 Cổ chai: chỉ bộ phận nối liền giữa thân với đầu hoặc bàn tay với cẳng chân, cẳng tay.
b. Cổ vật, cổ đông, cổ (cô ấy)
4/136: Biện pháp được sử dụng.
Anh chàng lợi dụng từ đồng âm.
 Vạc: dụng cụ nấu thức ăn? (lớn)
 Vạc: một loài chim giống cò.
Bài tập 3:
- Mọi người ngồi quanh bàn để bàn công việc.
- Con sâu nằm sâu tít trong cuống lá.
- Năm nay em bé vừa tròn năm tuổi.
- Năm xưa em học lớp năm.
* Tích hợp kĩ năng giao tiếp: Trình bày suy nghĩ, ý tưởng và chia sẻ ý kiến cá nhân về cách sử dụng từ đồng âm.
Bài tập 4:
Anh chàng trong truyện đã sử dụng cách dùng từ đồng âm để lấy lý do không trả cái vạc cho hàng xóm
- Nếu sử dụng biện pháp chặt chẽ về ngữ cảnh và hỏi anh ta: “V¹c cña «ng hµng xãm lµ v¹c b»ng ®ång c¬ mµ”? Th× anh chµng nä sÏ ph¶i chÞu thua 
HS lµm bµi tËp.
HS thảo luận theo nhóm
II. Luyện tập:
* Bài 1/136 
 - Cao: ở trên mức bình thường (cao điểm) - Cao lương
- Ba: ba người (số)- Ba mẹ
- Tranh: tranh giành - Bức tranh.
- Sang: sang giàu- Sang sông
- Nam: nam nhi - miền Nam
- Môi: môi son - Môi giới
* Bài tập 4
Anh chàng trong truyện đã sử dụng cách dùng từ đồng âm để lấy lý do không trả cái vạc cho hàng xóm
- Nếu sử dụng biện pháp chặt chẽ về ngữ cảnh và hỏi anh ta: “V¹c cña «ng hµng xãm lµ v¹c b»ng ®ång c¬ mµ”? Th× anh chµng nä sÏ ph¶i chÞu thua
Hoạt động 4: Củng cố.
- Mục tiêu: HS khái quát và khắc sâu kiến thức vừa học.
- Phương pháp: Hỏi đáp
- Thời gian: 2 phút
4. Củng cố: 2 phút 
 - Thế nào là từ đồng âm?
 - Khi sử dụng từ đồng âm ta cần chú ý điều gì?
5. Dặn dò: 1 phút
 - Xác định từ đồng âm với một số từ nhất định trong đoaạn văn đã học.
 - Học thuộc bài cũ, đọc soạn trước bài mới: Kiểm tra Văn bản
* LƯU Ý SAU TIẾT DẠY:
............................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docTừ đồng âm (3).doc