Giáo án Ngữ văn 7, tập 1 - Bài 1 - Tiết 3: Từ ghép - Nguyễn Thị Tuyết

 1.MỤC TIÊU: Giúp học sinh:

 1.1. Kiến thức:

 - Nắm được cấu tạo của hai loại từ ghép: Từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập.

 - Hiểu được nghĩa của các loại từ ghép.

 1.2. Kĩ năng:

 -Nhận diện các loại từ ghép đẳng lập và từ ghép chính phụ.

 -Mở rộng, hệ thống hóa vốn từ.

 -Sử dụng từ :dùng từ ghép chính phụ khi cần diễn đạt cái cụ thể, dùng từ ghép đẳng lập khi cần diễn đạt cái khái quát.

 1.3.Thái độ:GDKNS: Biết yêu quý và giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt.Biết sử dụng các loại từ ghép phù hợp với thực tiễn trong giao tiếp.

2.TRỌNG TÂM:

 -Cấu tạo của hai loại từ ghép: Từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập.

 -Nghĩa của các loại từ ghép

3.CHUẨN BỊ:

 3.1.HS:Đọc và trả lời các câu hỏi sgk

 3.2.GV:Bài tập bo trợ

 

doc 3 trang Người đăng nguyenphuong Lượt xem 13403Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 7, tập 1 - Bài 1 - Tiết 3: Từ ghép - Nguyễn Thị Tuyết", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TỪ GHÉP
 Bài:1 Tiết: 3 Tuần:1
 1.MỤC TIÊU: Giúp học sinh:
 1.1. Kiến thức:
 - Nắm được cấu tạo của hai loại từ ghép: Từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập.
 - Hiểu được nghĩa của các loại từ ghép.
 1.2. Kĩ năng: 
 -Nhận diện các loại từ ghép đẳng lập và từ ghép chính phụ.
 -Mở rộng, hệ thống hóa vốn từ.
 -Sử dụng từ :dùng từ ghép chính phụ khi cần diễn đạt cái cụ thể, dùng từ ghép đẳng lập khi cần diễn đạt cái khái quát.
 1.3.Thái độ:GDKNS: Biết yêu quý và giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt.Biết sử dụng các loại từ ghép phù hợp với thực tiễn trong giao tiếp.
2.TRỌNG TÂM:
 -Cấu tạo của hai loại từ ghép: Từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập.
 -Nghĩa của các loại từ ghép
3.CHUẨN BỊ:
 3.1.HS:Đọc và trả lời các câu hỏi sgk
 3.2.GV:Bài tập bo åtrợ
4.TIẾN TRÌNH:
 4.1 Ổn định tổ chức và kiểm diện: Kiểm tra sĩ số hs.
 4.2 Kiểm tra miệng: Kiểm tra sự chuẩn bị của hs
 4.3 Bài mới:
 -GTB: Ở lớp 6 các em đã biết khái niệm từ ghép. Hôm nay chúng ta sẽ được biết thêm từ ghép có 2 loại: Từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG
Hoạt động 1: Tìm hiểu các loại từ ghép
-GV cho HS ôn lại về từ ghép đã học ở 6
Hoạt động 2: Tìm hiểu từ ghép chính phụ
-GV sử dụng bảng phụ ghi những vd trong SGK và hỏi:
(?)Trong các từ ghép “bà ngoại”, “Thơm phức” ở ngững vd sau tiếng nào là tiếng chính, tiếng nào là tiếng phụ bổ sung ý nghĩa cho tiếng chính
(?)Em có nhận xét gì về trất tự các tiếng đó?
=>HS thảo luận 
(?)Vậy từ ghép chính phụ là gì?
-GV sử dụng bảng phụ ghi những vd trong SGK và hỏi:
(?)Các tiếng trong hai từ “Quần áo”, Trầm bổng” ở những vd sau có phân ra tiếng chính, tiếng phụ không?(Có)
(?) Từ những nhận xét trên, các em hãy cho biết cấu tạo của hai loại từ ghép.
=> HS đọc ghi nhớ
Hoạt động 3: GV cho học sinh tìm hiểu nghĩa của từ ghép
(?)So sánh nghĩa của từ “bà ngoại” với nghĩa của tiếng “bà”, nghĩa của từ “ thơm phức” với nghĩa của từ “thơm”
(?)So sánh nghĩa của từ “quần áo với mỗi tiếng quần, áo, nghĩa của từ trầm bổng với mỗi tiếng “trầm”, “bổng”. Em thấy có gì khác nhau?
(?)Qua phân tích em rút ra được kết luận gì về từ ghép chính phụ và đẳng lập?
GDKNS:
(?)Vậy khi sử dụng từ ghép để diễn đạt, các em phải chú ý điều gì?Điều đó có góp phần giữ gìn sự trong sáng của T.V không?
-Phải chú ý đế khái niệm, đặc điểm nghĩa của từ ghép, ngữ cảnh, trao dồi vốn từ T.V
Hoạt động 4: GV hướng dẫn HS phần luyện tập
- BT 1,2,3 GV cho HS làm vào VBT
- GV cho HS đọc bài tập 4. Xác định yêu cầu bài tập 4
(?)Hãy viết một đoạn văn ngắn từ 3-5 câu có sử dụng 2 loại từ ghép.
-HS viết, trình bày, gv nhận xét, điều chỉnh.
I. Các loại từ ghép
 1.Từ ghép chính phụ
 -VD 1: Bà ngoại
 +Bà: Tiếng chính
 +Ngoại: Tiếng phụ
 -VD 2: Thơm phức
 +Thơm: Tiếng chính
 +Phức: Tiếng phụ
=> Từ ghép chính phụ có tiếng chính và tiếng phụ, tiếng phụ bổ sung nghĩa cho tiếng chính. Tiếng chính đứng trước, tiếng phụ đứng sau
 2.Từ ghép đẳng lập
 -VD 1: Quần áo( Không phân ra tiếng chính, tiếng phụ)
 -VD 2: Bình đẳng (Không phân ra tiếng chính, tiếng phụ)
* Ghi nhớ 1: SGK/14
II Nghĩa của từ ghép
 1.Nghĩa của từ ghép chính phụ hẹp hơn nghĩa của tiếng chính tạo ra nó
VD: Bà ngoại hẹp hơn tiếng bà
 2.Nghĩa của từ ghép đẳng lập khái quát hơn nghĩa các tiếng tạo nên nó
-VD: Quần áo: Quần áo nói chung
 +Quần: Cái quần
 +Aùo:Cái áo
*Ghi nhớ 2: SGK/14
III.Luyện tập
 Bài1.
-Từ ghép chính phụ:suy nghĩ, xanh ngắt, cười nụ
-Từ ghép đẳng lập:nhà máy, nhà ăn
Bài 2.
VD:bút chì, thước dài,,,,
 Bài 3.VD: sông núi,mặt mũi
 Bài 4: Có thể nói một cuốn sách một cuốn vở vì: Sách và vở là những danh từ chỉ sự vật tồn tại dưới dạng cá thể có thể đếm được. Còn sách vở là từ ghép đẳng lập có nghĩa tổng hợp nên không thể 
nói một cuốn sách vở.
*Bt bổ trợ:
4.4. Câu hỏi, bài tập củng cố:
Câu 1:Thế nào là từ ghép đẳng lập, từ ghép chính phụ?
 +Từ ghép đẳng lập là nghĩa của các tiếng không phụ thuộc nhau.Nghĩa từ ghép chính phụ thì các tiếng bình đẳng nhau về nghĩa
 Câu 2:Nghĩa của từ ghép đẳng lập, từ ghép chính phụ?
-Nghĩa từ ghép đẳng lập khái quát hơn nghĩa từ ghép chính phụ.	
4.5.Hướng dẫn hs tự học:
-Đối với bài học ở tiết học này:
 +Học ghi nhớ 
 +Nắm vững nội dung bài học
 +Làm BT 5,6, 7sgk/15,16.
 +Nhận diện từ ghép trong văn bản “Mẹ tôi”.
-Đối với bài học ở tiết học tiếp theo: Chuẩn bị bài: Từ láy
 +Thế nào là từ láy?
 +Có những loại từ láy nào?Cho ví dụ?
5.RÚT KINH NGHIỆM:
Nội dung:----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Phương pháp:---------------------------------------------------------------------------------------------------------
Sử dụng ĐDDH:------------------------------------------------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docTừ ghép - Nguyễn Thị Tuyết.doc