1.MỤC TIÊU: Giúp học sinh:
1.1. Kiến thức: Nắm được khái niệm từ Hán Việt, yếu tố Hán Việt và các loại từ ghép Hán Việt.
1.2. Kĩ năng: Nhận biết các từ hán Việt, các loại từ ghép Hán Việt.Mở rộng vốn từ Hán Việt.
1.3.Thái độ: GDMT:Có ý thức sử dụng yếu tố Hán việt một cách hợp lí.
2.TRỌNG TÂM:
Khái niệm từ Hán Việt, yếu tố Hán Việt. Và các loại từ ghép Hán Việt.
3.CHUẨN BỊ:
3.1.HS:Đọc và trả lời câu hỏi SGK.
3.2.GV:Bài tập bổ trợ.
4.TIẾN TRÌNH:
4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện: gv kiểm tra sĩ số hs.
4.2 Kiểm tra miệng:
Câu 1:Đại từ là gì? Có mấy loại đại từ ?Cho vd với mỗi loại(10 đ)
-Là từ dùng để trỏ người ,sự vật ,hoạt động ,tính chất được nói đến trong một ngữ cảnh nhất định của lời nói hoặc dùng để hỏi.
BÀI:5 TIẾT PPCT:18 TUẦN :5 TỪ HÁN VIỆT 1.MỤC TIÊU: Giúp học sinh: 1.1. Kiến thức: Nắm được khái niệm từ Hán Việt, yếu tố Hán Việt và các loại từ ghép Hán Việt. 1.2. Kĩ năng: Nhận biết các từ hán Việt, các loại từ ghép Hán Việt.Mở rộng vốn từ Hán Việt. 1.3.Thái độ: GDMT:Có ý thức sử dụng yếu tố Hán việt một cách hợp lí. 2.TRỌNG TÂM: Khái niệm từ Hán Việt, yếu tố Hán Việt. Và các loại từ ghép Hán Việt. 3.CHUẨN BỊ: 3.1.HS:Đọc và trả lời câu hỏi SGK. 3.2.GV:Bài tập bổ trợ. 4.TIẾN TRÌNH: 4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện: gv kiểm tra sĩ số hs. 4.2 Kiểm tra miệng: Câu 1:Đại từ là gì? Có mấy loại đại từ ?Cho vd với mỗi loại(10 đ) -Là từ dùng để trỏ người ,sự vật ,hoạt động ,tính chất được nói đến trong một ngữ cảnh nhất định của lời nói hoặc dùng để hỏi. Câu 2: Viết đoạn văn có sử dụng đại từ?( 10 đ) 4.3.Bài mới:Từ Hán Việt chiếm số lượng khá lớn trong vốn từ vựng tiếng Việt của chúng ta.Vì thế hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu một số kiến thức cơ bản về nhóm từ này. HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu đơn vị cấu tạo từ Hán Việt -Đọc bài thơ “Nam quốc sơn hà” và trả lời câu hỏi (?)Các tiếng “Nam”, “Quốc”, “Sơn” , “Hà” nghĩa là gì? (?)Tiếng nào có thể dùng như một từ đơn để đặt câu ? (Nam, Quốc, Sơn ,Hà là 2 từ Hán Việt .Các tiếng tạo nên hai từ này đều có nghĩa ) *Để HS hiểu thế nào là tiếng dùng độc lập ,thế nào là tiếng không dùng độc lập GV có thể cho vd VD: Cụ là một nhà thơ yêu nước. -Không thể nói “ Cụ là một nhà thơ yêu quốc”. (Phần lớn các yếu tố Hán Việt không được dùng độc lập như từ mà chỉ dùng để tạo từ ghép) (?)Tiếng “Thiên” trong từ “Thiên thư”có nghĩa là trời .Tiếng thiên trong các từ sau đây nghĩa là gì: Thiên niên kỉ, thiên lí mã (Thiên có nhiều nghĩa:Trời ,nghìn, dời) HOẠT ĐỘNG 2: Tìm hiểu từ ghép Hán Việt (?)Các từ “Sơn hà”, “Xâm phạm” trong bài “Nam quốc sơn hà”. “Giang sơn” trong bài “Tụng giá hoàn kinh sư” thuộc loại từ ghép đẳng lập hay chính phụ ? (?)Các từ “ái quốc” “thủ môn”, “chiến thắng” thuộc loại từ ghép gì?Trật tự các yếu tố trong các từ này có giống trật tự các tiếng trong từ ghép thuần Việt cùng loại không? (?)Các từ “Thiên thư” trong bài “Nam quốc sơn hà” , “Thạch mã” trong bài “Tức sự”, “Tái phạm” trong bài “Mẹ tôi” thuộc loại từ ghép gì? Trong các từ ghép này trật tự của yếu tố Hán Vịêt có gì khác so với trật tự các tiếng trong từ ghép thuần Việt cùng loại * GV cho HS đọc ghi nhớ -GDMT: (?)Vậy sau khi học xong bài này em có suy nghĩ gì khi vận dụng từ Hán Việt? -Phải nắm rõ nghĩa, sử dụng từ cho phù hợp với ngữ cảnh HOẠT ĐỘNG 3: GV hướng dẫn HS phần luyện tập - Bài tập 1: GV cho HS thảo luận nhóm. Đại diện nhóm phát biểu ý kiến - Bài tập bổ sung: Tìm các từ Hán Việt liên quan đến môi trường - GV tổng kết kiến thức I.ĐƠN VỊ CẤU TẠO TỪ HÁN VIỆT 1.Nghĩa của từ Hán Việt -Nam: Phương Nam -Quốc: Nước -Sơn :Núi -Hà :Sông *Nam: Có thể dùng độc lập,chỉ phương Nam, người Miền Nam -Quốc, Sơn ,Hà không dùng độc lập mà chỉ là yếu tố cấu tạo từ ghép (Nam quốc ,Quốc gia,Sơn hà v.v) *Yếu tố Hán Việt phần lớn là không dùng độc lập mà chỉ dùng để tạo từ ghép -Có nhiều yếu tố Hán Việt đồng âm nhưng khác nghĩa. II.TỪ GHÉP HÁN VIỆT 1.Từ ghép đẳng lập: Sơn hà , giang sơn , xâm phạm 2.Từ ghép chính phụ :Aùi quốc ,thủ môn ,chiến thắng + Tiếng chính đứng trước ,tiếng phụ đứng sau => Giống từ ghép thuần Việt + Một số từ ghép có trật tự đảo ngược ,tiếng phụ đứng trước ,tiếng chính đứng sau VD: Thiên thư ,bạch mã , tái phạm *GHI NHỚ :SGK/69,70 III.LUYỆN TẬP BT 1:Phân biệt nghĩa của các yếu tố Hán Việt -Hoa 1: Chỉ loài hoa -Hoa 2: Chỉ sự sang trọng -Phi 1 : Bay -Phi 2: Không -Phi 3:Chúc phận trong vương phủ -Tham 1 :Ham muốn -Tham 2:Vào -Gia 1:Nhà -Gia 2: Thêm -Hữu 1: Có ; Hữu 2: Bạn 4.4. Câu hỏi, bài tập củng cố: Câu 1:Nghĩa của từù ghép Hán Việt được dùng như thế nào? -Dùng để tạo các sắc thái biểu cảm Câu 2: Từ ghép Hán Việt gồm có mấy loại? -Có 2 loại 4.5.Hướng dẫn hs tự học: -Đối với bài học ở tiết học này: +Về nhà học bài; + Học ghi nhớ; +Hoàn thành các bài tập còn lại. -Đối với bài học ở tiết học tiếp theo: + Chuẩn bị bài Từ Hán Việt (TT) +Làm bài tập 2, 3, 4sgk/71 5. RÚT KINH NGHIỆM Nội dung:---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Phương pháp:------------------------------------------------------------------------------------------------------ Sử dụng ĐDDH:---------------------------------------------------------------------------------------------------
Tài liệu đính kèm: