Giáo án Ngữ văn 7, tập 1 - Từ Hán Việt (tiếp theo)

1. Mục tiêu

a) Kiến thức :

- Tác dụng của từ Hán Việt trong văn bản.

- Tác hại của việc lam dụng từ Hán Việt.

b) Kỹ năng:

 - Sử dụng từ Hán Việt đúng nghĩa, phù hợp với ngữ cảnh

 - Mở rộng vốn từ Hán việt.

*Kỹ năng sống

- Ra quyết định : lựa chọn cách sử dụng từ Hán việt phù hợp với thực tiễn giao tiếp của bản thân.

- Giao tiếp : trình bày suy nghĩ, ý tưởng thảo luận và chia sẻ quan điểm cá nhân về cách sử dụng từ Hán việt

c) Thái độ:

 Có ý thức sử dụng từ Hán Việt đúng ý nghĩa, đúng sắc thái, phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp, tránh lạm dụng từ Hán Việt.

 * Tích hợp môi trường: Tìm từ Hán –Việt về môi trường và giải thích nghĩa của từ đó.

 2. Chuẩn bị của GV và HS:

 a) GV : - Sgk, giáo án, bảng phụ, tham khảo tài liệu

 b) HS - Học bài cũ, chuẩn bị bài mới

 

doc 9 trang Người đăng nguyenphuong Lượt xem 11450Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 7, tập 1 - Từ Hán Việt (tiếp theo)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:26/9/2014 Ngày dạy: 7A:03 /10/2014
 7B:03/ 10/2014
 Tiết 22-Tiếng Việt: TỪ HÁN VIỆT. (Tiếp theo)
1. Mục tiêu
a) Kiến thức : 
- Tác dụng của từ Hán Việt trong văn bản.
- Tác hại của việc lam dụng từ Hán Việt. 
b) Kỹ năng: 
 - Sử dụng từ Hán Việt đúng nghĩa, phù hợp với ngữ cảnh
 - Mở rộng vốn từ Hán việt.
*Kỹ năng sống
- Ra quyết định : lựa chọn cách sử dụng từ Hán việt phù hợp với thực tiễn giao tiếp của bản thân.
- Giao tiếp : trình bày suy nghĩ, ý tưởng thảo luận và chia sẻ quan điểm cá nhân về cách sử dụng từ Hán việt .
c) Thái độ:
 Có ý thức sử dụng từ Hán Việt đúng ý nghĩa, đúng sắc thái, phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp, tránh lạm dụng từ Hán Việt.
 * Tích hợp môi trường: Tìm từ Hán –Việt về môi trường và giải thích nghĩa của từ đó.
 2. Chuẩn bị của GV và HS:
 a) GV : - Sgk, giáo án, bảng phụ, tham khảo tài liệu
 b) HS - Học bài cũ, chuẩn bị bài mới
3. Tiến trình bài dạy
 a- Kiểm tra bài cũ (4’)
*Câu hỏi : Có mấy loại từ ghép Hán Việt? Mỗi loại được cấu tạo ntn? Cho ví dụ?
*Đáp án : - Có hai loại từ ghép
 1. Từ ghép H-V đẳng lập.
 2. Từ ghép H-V chính phụ. 
 * Có trường hợp giống trật tự từ ghép thuần Việt có trường hợp khác, yếu tố phụ đứng trước yếu tố chính đứng sau.
 b- Bài mới.
 * Vào bài: (1’) Tiết trước các em đã tìm hiểu về từ HV .Vậy sử dụng từ HV như thế nào ta cùng tìm hiểu bài.
 *Nội dung:
Hoạt động của Gv
Hoạt động của HS
 Nội dung ghi bảng
 Hoạt động 1: Tìm hiểu Sử dụng từ Hán Việt (20’)
GV: Chiếu ví dụ→gọi hs đọc.
GV: các em Chú ý những từ gạch chân
? Em hãy cho biết nguồn gốc của những từ ngữ in đậm trên?
? Em hãy tìm từ thuần Việt có ý nghĩa tương đương với các từ trên?
GV: Chúng ta sẽ đi thay các từ thuần việt có ý nghĩa tương đương vào các vd trên 
( GV chiếu câu văn đã thay thế các từ:Phụ nữ→đàn bà; từ trần→chết ; mai táng→chôn; tử thi→ xác chết. )
? Thay từ thuần việt “ đàn bà” vào ví dụ a, em thấy câu này có sắc thái biểu cảm ntn?
? Vậy sử dụng từ Hán Việt “ phụ nữ” trong câu trên có sắc thái biểu cảm ntn?
( sd từ HV trong vd trên có tác dụng ntn?
? Em có nhận xét gì gì thay từ “ chết”, “ chôn”, “xác chết” vào ví dụ b,c?( đọc câu văn gây cho chúng ta cảm giác như thế nào?)
?Vậy sử dụng từ từ trần, mai táng, tử thi trong câu trên có sắc thái biểu cảm ntn?
GV: câu b sử dụng từ HV còn thể hiện thái độ tôn kính với cụ nhà lão thành cách mạng
GV: Cô có các từ Hán Việt: Đại tiện, tiểu tiện và từ thuần việt đồng nghĩa với các từ trên là đi ị, đi tè 
? Nếu dùng từ đi ị, đi tè trong văn chương và lời nói sẽ gây cho chúng ta cảm giác ntn?
? Vậy sử dụng từ đại tiện, tiểu tiện trong văn chương và lời nói có sắc thái biểu cảm ntn?
? Qua phân tích các vd trên em thấy sử dụng từ Hán Việt có tác dụng ntn?
GV: Chiếu ví dụ 2→gọi hs đọc
? Hãy giải thích nghĩa của các từ: kinh đô, yết kiến, trẫm, bệ hạ, thần?
? Các từ trên được dùng ở thời nào?
? Tại sao trong văn chương khi viết về những chuyện ở thời xưa, các tác giả vẫn dùng các từ cổ đó? Dùng như vậy có tác dụng gì không?
? Nếu ta thay từ trẫm bằng từ tôi, bệ hạ bằng chủ tịch nước có được không? Vì sao?
? Qua phân tích ví dụ trên, em thấy sử dụng từ Hán Việt còn có tác dụng gì?
? Đọc ghi nhớ SGK
GV: Chiếu bt bài thơ Chiều hôm nhớ nhà ( Bà Huyện Thanh Quan)
GV: Giải thích các từ
+ Ngư ông: người đàn ông làm nghề đánh cá.
+ Viễn phố: bến xa ( viễn: xa; phố: bến sông).
+ Mục tử : trẻ chăn trâu.
+ Cô thôn: làng quê hẻo lánh( cô:lẻ loi;thôn: làng xóm).
?Các từ Hán Việt (in đậm) tạo được sắc thái gì cho đoạn thơ sau?
Cái hay của bài thơ là ở chỗ từ hình ảnh quen thuộc của ông lão đánh cá và trẻ chăn trâu, nơi bến xa, thôn vắng đã được tác giả sử dụng bằng những từ Hán Việt trang trọng: ngư ông, viễn phố, cô thôn, tạo nên không khí tĩnh lặng, cảnh chiều thêm tĩnh mịch và ẩn chứa một nỗi niềm man mác, bâng khuâng của lòng người
GV: Do sự khác nhau về sắc thái ý nghĩa mà trong nhiều trường hợp không thể thay một từ Hán Việt bằng một từ thuần Việt hoặc ngược lại. 
Lưu ý: Sự đối lập về mặt sắc thái giữa từ Hán Việt và từ Thuần Việt chỉ có tính chất tương đối. Nói như vậy có nghĩa là sự đối lập đó chỉ tồn tại ở cặp từ HV và thuần Việt đồng nghĩa. Còn khi từ HV không có từ thuần Việt đồng nghĩa thì bản thân nó cũng không mang sắc thái ý nghĩa riêng biệt.Một số trường hợp tuy là cặp từ đồng nghĩa Hán Việt nhưng vẫn không có sự đối lập về sắc thái ý nghĩa hoặc phân biệt về sắc thái ý nghĩa không rõ nét VD:
- Ngoại quốc- nước ngoài
- Nhân loại- loài người
-Hải cẩu- chó biển
 * Tích hợp môi trường: ? Tìm một số từ HV liên quan đến môi trường và giải nghĩa các từ đó?
GV: Từ Hán Việt có những khả năng biểu cảm như vừa nói ở trên nhưng không nên lạm dụng từ HV.Thế nào là lạm dụng? Lạm dụng có nghĩa là khi không cần thiết mà vẫn dùng từ Hán Việt hoặc dùng không đúng sắc thái biểu cảm, không phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.
GV: Chiếu ví dụ- gọi hs đọc
GV: giải nghĩa các từ
+ Đề nghị(danh từ):có nghĩa là để thảo luận,xét vd: trong cuộc họp.
+Đề nghị (đtừ): nghĩa 1: đưa ra để xem xét thảo luận- yêu cầu riêng.
Nghĩa2 như trong ví dụ trên đề nghị có nghĩa là đưa ra một ý kiến phải nghe theo.
- Nhi đồng – trẻ em
? So sánh cách diễn đạt giữa các câu a1 và a2 câu nào có cách diễn đạt hay hơn? Vì sao?
Gv: ở vda1 đã lạm dụng từ HV: khi không cần thiết mà vẫn dùng từ HV.
? So sánh cách diễn đạt giữa các câu b1 và b2 câu nào có cách diễn đạt hay hơn? Vì sao?
? Như vậy khi dùng từ Hán việt chúng ta cần chú ý những điều gì?
YC HS đọc phần ghi nhớ
GV: Các em cần tránh hiện tượng lạm dụng từ Hán việt để lời ăn tiếng nói trong sáng, sinh động hơn.
 Hoạt động 2 : Hướng dẫn luyện tập (15’)
GV: Chiếu bài tập:
? Em chọn từ ngữ nào trong ngoặc đơn để điền vào chỗ trống?
( Cho hs làm câu a,b)
? Em hãy kể tên những bạn trong lớp có dùng từ HV để đặt tên?
? Lấy ví dụ tên địa danh ở nước ta là từ Hán Việt
? Tại sao người Việt nam thường thích dùng từ Hán Việt để đặt tên người, tên địa lí?
GV: Chiếu bt3
? Đọc yêu cầu bài tập 3?
? Tìm từ ngữ HV trong đoạn văn ?
GV+ Giảng hoà: ngừng việc tranh giành.
+ Cầu thân: tìm cách làm thân.
+ Hòa hiếu: Tỏ lòng kính trọng với cha mẹ.
+ Nhan sắc tuyệt trần: sắc đẹp không có gì bì kịp ở trên đời.
Gv: Hướng dẫn HS về nhà làm theo yêu cầu SGK .
? Nhận xét về việc dùng từ HV trong những câu trên?
- Em đi xa nhớ giữ gìn sức khỏe nhé!( thay từ bảo vệ)
- đọc
* Ví dụ1:
a. Phụ nữ.
b. Từ trần, mai táng.
c. Tử thi.
- Từ mượn ngôn ngữ Hán - Từ Hán Việt.
TừHán Việt
Từ Thuần Việt
Phụ nữ
Từ trần
Mai táng
Tử thi
Đàn bà
Chết
Chôn
Xác chết
- sắc thái trang trọng sẽ mất.
- Tạo sắc thái trang trọng,thể hiện thái độ tôn kính.
-Nếu thay từ chết, chôn, xác chết vào câu văn khiến người đọc cảm giác ghê sợ.
-Tạo lại sắc thái tao nhã cho lời nói,tránh gây cảm ghê sợ
- Cảm giác thô tục
-tránh gây cảm giác thô tục
- Tạo sắc thái tao nhã, tránh gây cảm giác thô tục, ghê sợ.
- đọc
- Giải nghĩa:
+ Kinh đô: Thủ đô (Trung tâm KTVHXH, chính trị cáo nhất của một nước) thủ đô của một nước thời phong kiến.
+ Yết kiến: (Yết: Ra mắt, Kiến: gặp) ra mắt gặp vua.
+ Trẫm: Vua(Dùng tự xưng)
+ Bệ hạ: chỉ vua (từ cũ) người dân gọi vua.
+ Thần: Bề tôi (Tôi tớ tự xưng)
- Từ cổ, dùng trong thời kì xã hội phong kiến.
 - Dùng từ Hán việt trong văn chương tạo sắc thái cổ, phù hợp với bầu không khí của xã hội xưa.
- Không thể thay như thế được vì nếu thay như thế sẽ làm giảm và không gợi đựơc không khí cổ xưa.
- Đọc ghi nhớ
- Đọc quan sát
- Tạo sắc thái trang trọng cổ xưa.
- Thạch quyển: lớp đá; Khí quyển: Lớp khí; Sinh quyển: Lớp sinh; Thuỷ quyển: lớp nước; ô nhiễm: lây nhiễm cái bẩn, cái xấu; Hệ sinh thái: đơn vị gồm các sinh vật sinh sống trong một môi trường nhất định
- đọc
- a(2) hay hơn, phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp, thể hiện sự gần gũi giữa hai mẹ con. a ( 1) chỉ sử dụng trong các cuộc họp và các trường hợp khác.
- b(2) phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp, dễ hiểu hơn. Nhi đồng không được dùng đúng với sắc thái biểu cảm, không phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.
*Đọc Ghi nhớ: SGK T 83
Chia nhóm cho HS làm bài tập (3’)
Các nhóm báo cáo kết quả.
-Sơn(núi),Hoàng (vàng),Quốc nước)
-Sông cửu Long ( sông chín rồng), Thăng Long (Rồng bay lên), Trường Sơn 
Suy nghĩ trả lời
đọc
 làm bài tập độc lập.
I. Sử dụng từ Hán Việt 
1. Sử dụng từ Hán Việt để tạo sắc thái biểu cảm: (15’) 
a. Ví dụ
b. Nhận xét
- Tác dụng của từ Hán Việt:
+ Tạo sắc thái trang trọng,thể hiện thái độ tôn kính
+ Tạo sắc thái tao nhã, tránh gây cảm giác thô tục, ghê sợ.
- Tạo sắc thái cổ, phù hợp với bầu không khí xã hội xa xưa.
* Ghi nhớ: SGK-82.
 2.Không nên lạm dụng từ Hán việt: (5)
a. Ví dụ:
b. Nhận xét
- Cách sử dụng từ Hán việt
 - Phải phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.
 - Không nên lạm dụng từ HV khi nói hoặc viết
* Ghi nhớ: SGK/ 83
II.Luyện tập:
 1/Bài 1:Chọn từ ngữ điền vào chỗ trống.
a. Công cha .
Nghĩa mẹ .
- Nhà máy .Thị Loan thân mẫu
b-Tham dự..phu nhân
-Thuận vợ
c.- con chim sắp chết
con người lâm chung
-Lúc lâm chung
d. - giáo huấn
-dạy bảo
2/Bài 2: Tại sao người Việt Nam thích dùng từ HV để đặt tên người, tên địa lí?
- Vì từ Hán Việt mang sắc thái trang trọng.
3/Bài 3:
+ Giảng hoà,cầu thân,hòa hiếu,nhan sắc tuyệt trần.
 - góp phần tạo sắc thái cổ xưa. 
 4/Bài tập 4
 c) Củng cố, luyện tập (4’)
 GV: Chiếu bt củng cố
 Tìm từ Hán Việt trong các câu sau:
 a.Phụ nữ Việt Nam giỏi việc nước, đảm việc nhà.
 b.Hoàng đế đã băng hà.
 c. Mục đồng sáo vẳng trâu về hết
 cò trắng từng đôi liệng xuống đồng.
 d) Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (1’) 
 - Thuộc ghi nhớ. Hoàn thiện bài tập
 - Tìm hiểu nghĩa của một số từ HV xuất hiện nhiều trong các văn bản đã học
 - Đọc bài : Đặc điểm văn bản biểu cảm.
4. Rút kinh nghiêm sau giờ dạy
-Thời gian:...................................................................................................... 
.....................................................................................................................
- Nội dung kiến thức:.......................................................................................
.........................................................................................................................
 ...........................................................................................................................
- Phương pháp giảng dạy:..................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docTừ Hán Việt (tiếp theo).doc