Giáo án Ngữ văn 7, tập 1 - Từ trái nghĩa

1. Mục tiêu

a. Kiến thức: Giúp học sinh:

- Khái niệm về từ trái nghĩa

- Thấy được tác dụng của việc sử dụng từ trái nghĩa trong vb

b. Kĩ năng

- Nhận biết từ trái nghãi trong vb

- Sử dụng từ trái nghĩa phù hợp với ngữ cảnh

*Kỹ năng sống

- Ra quyết định : lựa chọn cách sử dụng từ trái nghĩa phù hợp với thực tiễn giao tiếp của bản thân.

- Giao tiếp : trình bày suy nghĩ, ý tưởng thảo luận và chia sẻ quan điểm cá nhân về cách sử dụng từ trái nghĩa .

c. Thái độ

 Có ý thức sử dụng từ trái nghĩa trong nói viết có hiệu quả.

2. Chuẩn bị của gv và hs

a.Chuẩn bị của gv : Nghiên cứu sgk, sgv, thiết kế, CKTKN, tư liệu, soạn bài.

b. Chuẩn bị của hs : Học bài cũ+ chuẩn bị bài mới

3. Tiến trình bài dạy

 a. Kiểm tra bài cũ (không)

 

doc 10 trang Người đăng nguyenphuong Lượt xem 6029Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 7, tập 1 - Từ trái nghĩa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn: 24/10/2014
 Ngày giảng 7A: 29 /10/2014
Tiết 39 Tiếng việt: TỪ TRÁI NGHĨA
1. Mục tiêu
a. Kiến thức: Giúp học sinh:
- Khái niệm về từ trái nghĩa
- Thấy được tác dụng của việc sử dụng từ trái nghĩa trong vb
b. Kĩ năng 
- Nhận biết từ trái nghãi trong vb
- Sử dụng từ trái nghĩa phù hợp với ngữ cảnh
*Kỹ năng sống
- Ra quyết định : lựa chọn cách sử dụng từ trái nghĩa phù hợp với thực tiễn giao tiếp của bản thân.
- Giao tiếp : trình bày suy nghĩ, ý tưởng thảo luận và chia sẻ quan điểm cá nhân về cách sử dụng từ trái nghĩa .
c. Thái độ 
 Có ý thức sử dụng từ trái nghĩa trong nói viết có hiệu quả.
2. Chuẩn bị của gv và hs
a.Chuẩn bị của gv : Nghiên cứu sgk, sgv, thiết kế, CKTKN, tư liệu, soạn bài.
b. Chuẩn bị của hs : Học bài cũ+ chuẩn bị bài mới
3. Tiến trình bài dạy 
 a. Kiểm tra bài cũ (không) 
b. Bài mới
* Vào bài (1’):
Cô có câu sau : Lan thì cao còn Bình thì thấp.
 ? Quan sát câu trên, em hãy tìm các từ có ý nghĩa trái ngược nhau ?
 HS : Cặp từ cao – thấp 
 ? : cặp từ cao thấp có ý nghĩa trái ngược nhau về điều gì ?
 Hs : cặp từ cao – thấp trái nghĩa về chiều cao.
GV : cặp từ cao – thấp là cặp từ trái nghĩa đây là kiến thức các em đã học ở bậc tiểu học. Từ trái nghĩa có rất nhiều tác dụng, nếu khéo sử dụng thì lời ăn tiếng nói của chúng ta sẽ sinh động hơn. Vậy thế nào là từ trái nghĩa và sử dụng từ trái nghĩa như thế nào, có hiệu quả gì chúng ta cùng đi ôn lại và tìm hiểu sâu hơn
* Nội dung:
 Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: Tìm hiểu thế nào là từ trái nghĩa? ( 10’ )
GV: Chiếu ví dụ - gọi hs đọc vd
? Dựa vào kiến thức đã học, em hãy tìm các cặp từ trái nghĩa trong 2 bản dịch thơ trên? 
? các cặp từ trên có ý nghĩa ntn với nhau?
? Em thử tìm thêm một số cặp từ trái nghĩa khác? 
GV: Ngẩng - cúi: trái nghĩa về hoạt động của đầu theo hướng lên xuống. 
? Vậy “ trẻ – già” là trái nghĩa về gì? 
? Những cặp từ ở vd trên là những từ trái nghĩa, vậy em hiểu thế nào là từ trái nghĩa?
GV. Vậy sự trái ngược về nghĩa là dựa trên một cơ sở, một tiêu chí nhất định. 
Trên cơ sở, tiêu chí đó, các từ trái nghĩa nằm ở hai cực đối lập nhau. Ví dụ:
- Dài và ngắn là trái nghĩa về chiều dài.
- Cao – thấp : trái nghĩa về chiều cao.
- Sạch - bẩn : trái nghĩa về phương diện vệ sinh.
- Hiền – ác : trái nghĩa về tính cách.
GV: Chiếu ví dụ:
? Theo em lười và xinh có phải là cặp từ trái nghĩa không? Vì sao?
GV: Chiếu một số hình ảnh: Quan sát hình ảnh và đưa ra cặp từ trái nghĩa phù hợp?
? Tìm từ trái nghĩa với từ già trong trường hợp: rau già, cau già? 
 GV. Từ “ già” với nghĩa chỉ tuổi tác thì trái nghĩa với nó là “ trẻ” 
“già”: quá thời điểm ngon - trái nghĩa với nó là “ non” 
Vậy từ “ già” là từ nhiều nghĩa
? Qua vd trên, Em có nhận xét gì về 1 từ nhiều nghĩa trong quan hệ với từ trái nghĩa? 
GV: Chiếu bài tập
Tìm từ trái nghĩa với các từ in đậm trong những trường hợp sau: 
Gv: Hiện tượng trái nghĩa không phải bao giờ cũng xảy ra đối với toàn bộ ý nghĩa của một từ, mà có tính chất bộ phận, tức là một từ có thể tham gia vào các dãy từ trái nghĩa khác nhau.
 (vị thuốc) - độc
Lành (tính lành) - dữ
 (áo lành) - rách
 (bát lành) – vỡ
- các cặp từ trái nghĩa thường có khả năng tổ hợp cú pháp giống nhau. Trong một cặp từ trái nghĩa, nếu từ này có thể tổ hợp với một từ nào đó thì từ kia cũng có thể tổ hợp với từ đó.
VD: người cao –người thấp
- giá cao (đắt)- giá hạ (rẻ)
Gọi hs đọc lại phần ghi nhớ 
GV: sử dụng từ trái nghĩa có tác dụng ntn chúng ta cùng tìm hiểu phần 2.
Hoạt dộng 2: Tìm hiểu sử dụng từ trái nghĩa ( 10’ )
GV: Chiếu 2 bài thơ
? Từ trái nghĩa “ ngẩng-cúi”trong bài Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh tạo được phép gì cho câu thơ? và nó có tác dụng ntn?
? Từ trái nghĩa “trẻ-già”, “ đi- trở lại” tạo được phép gì cho câu thơ? và nó có tác dụng ntn?
GV: tác giả cũng đã sử dụng phép đối ở hai câu cuối:  Ngẩng đầu / Cúi  đầu, nhìn trăng sáng / nhớ cố hương. Nguyên tác cho thấy đây là cặp đối rất chỉnh, về mặt từ loại: động từ / động từ ( cử đầu / đê đầu,  vọng / tư), tính từ / tính từ ( minh /  cố), danh từ / danh từ ( nguyệt / hương). Về mặt ý nghĩa, cặp đối tạo thành sự sóng đôi: Cảnh / tình (trăng / quê hương). Sự sóng đôi này chính là cấu tứ của bài thơ. Cảnh gợi tình, trăng gợi nhớ quê hương, rồi đến lúc con người chìm đắm trong nỗi nhớ, trăng thấm đẫm vào hồn. Cái cúi đầu như lặng lẽ, như buồn tủi...
- Về cặp từ  trẻ - già, đi - trở lại, Hai câu đầu của bài thơ này có hình thức tiểu đối:
Thiếu tiểu li gia / lão đại hồi
(Trẻ đi, già trở lại nhà)
Hương âm vô cải, mấn mao tồi
(Giọng quê không đổi, sương pha mái đầu)
Hai câu đối, mỗi câu hai vế, mỗi vế có hai bộ phận đối nhau rất chỉnh. Lí gia đối với  đại hồi,  hương âm đối với  mấn mao là chỉnh cả ý lẫn lời; thiếu tiểu đối với  lão,  vô cải đối với  tồi tuy có hơi chênh về lời song về ý rất chỉnh (thiếu tiểu: còn nhỏ;  lão: về già;  vô cải: không thay đổi;  tồi: chỉ sự thay đổi). Xét về ý nghĩa ngữ pháp, thiếu tiểu và  lão đều là chủ ngữ cũng như  vô cải và tồi đều là vị ngữ, hai câu đối đọc lên nghe rất hài hoà.
? Tìm một số thành ngữ có sử dụng từ trái nghĩa và nêu tác dụng?
GV: Việc dùng từ trái nghĩa để cấu tạo thành ngữ cũng là để tạo các hình tượng tương phản, gây ấn tượng mạnh và làm cho lời nói thêm sinh động. 
Chiếu VD:
? Trong hai cách nói sau, cách nói nào gây ấn tượng và sinh động hơn? 
C1 – Bạn Hoài thỉnh thoảng hay nghỉ học
C2 – Bạn Hoài đi học cứ buổi đực buổi cái
? Qua tìm hiểu các ví dụ trên, em thấy sử dụng từ trái nghĩa có tác dụng gì?
GV: Chiếu VD
? Tìm cặp từ trái nghĩa trong đoạn thơ sau và cho biết tác dụng ? 
Thiếu tất cả ta rất giàu dũng khí 
Sống chẳng cúi đầu chết vẫn ung dung. 
 Giặc muốn ta nô lệ ta lại hoá anh hùng 
 Sức nhân nghĩa mạnh hơn cường bạo
® Từ trái nghĩa tạo các hình tượng tương phản, gây ấn tượng mạnh và làm cho lời nói thêm sinh động. Đoạn thơ hay hơn có sức cuốn hút hơn. 
GV. Trong ca dao, tục ngữ cũng thường sử dụng nhiều từ trái nghĩa
Vd: 
Dòng sông bên lở bên bồi
Bên lở thì đục bên bồi thì trong
GV. Các em cần nắm được từ trái nghĩa thì sử dụng từ chính xác, tránh được sai sót do loại suy không đúng đắn. có thể nói giá ca, giá hạ thì được nhưng trình độ cao đi đôi với trình độ thấp chứ không phải là trình độ hạ. Nếu chúng ta khéo sử dụng từ trái nghĩa thì sẽ làm cho lời ăn tiếng nói sinh động hơn, cuốn hút người nghe hơn. Ngoài ra người ta còn sử dụng từ trái nghĩa để chơi chữ ( sẽ học sau )
? Gọi hs đọc ghi nhớ 
Hoạt động 3: Hướng dẫn luyện tập ( 15’)
Chiếu bài tập → gọi hs đọc
? Tìm những từ trái nghĩa trong các câu ca dao, tục ngữ sau :
GV : chiếu bài tập 2
? Tìm các cặp từ trái nghĩa với những từ in đậm trong các cụm từ sau ? 
GV. Nhận xét® kết luận 
GV : Chiếu bt3
? Điền các từ trái nghĩa thích hợp vào các thành ngữ sau ?
GV : giải thích một số thành ngữ :
 - Chân cứng đá mềm :
thành ngữ tả sức lực dẻo dai, khoẻ mạnh, vượt qua được mọi gian lao, trở ngại (thường dùng trong lời chúc người đi xa).
- Mắt nhắm mắt mở :thời điểm này nghĩa đen chỉ người vừa mới ngủ dậy,chưa tỉnh táo hoàn toàn.nghĩa bóng chỉ người hồ đồ,nhìn nhận sự vật sự việc không rõ ràng minh bạch. 
GV : Chiếu bt, bài tham khảo ( ko còn tg thì hướng dẫn hs về viết)
? Viết một đoạn văn ngắn về tình cảm quê hương, có sử dụng từ trái nghĩa ? 
GV. Gọi một số hs đọc ® nhận xét 
VD : Quê hương tôi có con sông Đà nước mùa đục mùa trong, khi hiền lành, khi hung dữ. Nó giúp nhiều cho người dân quê tôi, nhưng cũng có thể nhấn chìm họ nếu họ không cẩn thận.
- Đọc
 Ngẩng - cúi
 Trẻ - già
 Đi - trở lại
- Nghĩa trái ngược nhau.
To – nhỏ
 đắt – rẻ
 gần – xa
+ Trẻ - già: trái nghĩa về tuổi tác
 + Đi - trở lại: trái nghĩa về sự di chuyển rời khỏi nơi xuất phát hay quay trở lại nơi xuất phát
 + Gần – xa: trái nghĩa về khoảng cách
- Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau.
- Lười” và “xinh” ở VD trên không phải là các cặp từ trái nghĩa mà nó là khác nghĩa nhau.
 Vì : - “Lười” chỉ tính cách bên trong;
 - “Xinh” chỉ hình thức bên ngoài.
=> “Lười” và “xinh” không cùng một tiêu chí, một phương diện 
- quan sát và trả lời 
- Trái nghĩa với già ở trường hợp trên là non
Tl – nx :
- Chín : + ( Qủa chín ) trái nghĩa với xanh ( quả xanh ) 
+ ( Cơm chín ) trái nghĩa với sống ( cơm sống ) 
- Lành: áo lành – áo rách
 bát lành-bát vỡ
HS đọc ghi nhớ SGK
Ngẩng - cúi ( ngẩng đầu - cúi đầu )tạo phép đối..
làm nổi bật tình yêu quê hương sâu nặng, thường trực của Lí Bạch -> câu thơ cân đối, nhịp nhàng .
- Trẻ - già, đi - trở lại, tạo phép đối, khái quát ngắn gọn quãng đời xa quê, nêu sự đối lập về tuổi tác, vóc dáng con người...-> câu thơ nhịp nhàng, cân xứng. 
- Bảy nổi ba chìm
- Lên bổng xuống trầm
- Bước thấp bước cao
® Tạo ra các hình tượng tương phản, gây ấn tượng mạnh 
- Cách 2 gây ấn tượng hơn ® sinh động hơn.
dùng thành ngữ buổi đực buổi cái để nói bạn Hoài đi học thất thường hôm đi, hôm không, không được liên tục ).
-Tl – nx: 
- Cặp từ trái nghĩa 
- Thiếu – Giàu ( thiếu – đủ ; giàu–nghèo) ® là cặp từ trái nghĩa vì có cùng tiêu chí chỉ vật chất.
- Sống – chết 
- Nhân nghĩa – cường bạo 
-Đọc 
- hs đọc
Suy nghĩ, làm bài tập.
- Đọc 
Suy nghĩ® phát biểu 
- Suy nghĩ, làm bài tập 
Làm việc cá nhân® viết 
Đọc- nx:
I. Thế nào là từ trái nghĩa? 
1. Ví dụ 
2. Nhận xét
- Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau.
- Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc nhiều cặp từ trái nghĩa khác nhau
* Ghi nhớ: SGK
II. Sử dụng từ trái nghĩa 
1. Ví dụ
2. Nhận xét
 Từ trái nghĩa được sử dụng trong các thể đối, tạo các hình tượng tương phản, gây ấn tượng mạnh, làm cho lời nói thêm sinh động. 
* Ghi nhớ: SGK
III. Luyện tập 
1. Bài tập 1 Tìm những từ trái nghĩa trong các câu ca dao, tục ngữ
- Lành – rách 
- Giàu – nghèo
- Ngắn – dài 
- Đêm – ngày , Sáng – tối 
2. Bài tập 2 : các từ trái nghĩa với những từ in đậm
Tươi : 
- Cá tươi – cá ươn 
- Hoa tươi – hoa héo, hoa úa 
Yếu :
- Ăn yếu - ăn khoẻ
- Học lực yếu – học lực khá ( giỏi )
Xấu: 
- Chữ xấu – chữ đẹp 
- Đất xấu - đất tốt 
3. Bài tập 3 : Điền các từ trái nghĩa thích hợp vào các thành ngữ
- Chân cứng đá mềm
- Có đi có lại 
- Gần nhà xa ngõ
- Mắt nhắm mắt mở
- Chạy sấp chạy ngửa
- Vô thưởng vô phạt 
- Bên trọng bên khinh
- Buổi đực buổi cái
- Bước thấp bước cao
- Chân ướt chân ráo 
4. Bài tập 4 : Viết một đoạn văn ngắn về tình cảm quê hương, có sử dụng từ trái nghĩa 
 c. Củng cố, luyện tập ( 4’ ) 
 Chiếu bài tập củng cố
 ? Cặp từ trái nghĩa nào sau đây không gần nghĩa với các cặp từ im lặng-ồn ào
Vắng lặng – thưa thớt
Đông đúc – thưa thớt
Vắng lặng - ồn ào
 d. Hướng dẫn hs tự học bài ở nhà ( 1’ ) 
 - Học bài theo vở ghi, ghi nhớ sgk
 - tìm các cặp từ trái nghĩa đc sd để tạo hiệu quả diễn đạt trong 1 số vb đã học.
 - Chuẩn bị bài “ Luyện nói “ – mỗi tổ một đề. 
4. Rút kinh nghiệm sau giờ dạy
-Thời gian:...............................................................................................................
 ................................................................................................................................
- Nội dung kiến thức:.............................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
- Phương pháp giảng dạy:.......................................................................................
................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docTừ trái nghĩa.doc