Giáo án Ngữ văn 7, tập 1 - Xa ngắm thác núi Lư

1. Kiến thức:

- Sơ giản về tác giả Lí Bạch.

- Vẻ đẹp độc đáo, hùng vĩ tráng lệ của thác nước núi Lư qua cảm nhận đầy hứng khởi của thiên tài Lí Bạch, qua đó phần nào hiểu được tâm hồn phóng khoáng, lãng mạn của nhà thơ. Cảm nhận đươc tình yêu thiên nhiên của Lí Bạch.

- Đặc điểm nghệ thuật độc đáo trong bài thơ.

2. Kĩ năng

- Đọc hiểu văn bản thơ Đường qua bản dịch tiếng Việt.

- Sử dụng phần dịch nghĩa trong việc phân tích tác phẩm và phần nào biết tích lũy vốn từ Hán Việt.

- Bước đầu biết nhận xét về mối quan hệ giữa tình và cảnh trong thơ cổ.

3. Thái độ:

- Thêm yêu quý những cảnh đẹp thiên nhiên và có ý thức giữ gìn cảnh quan thiên nhiên.

- Cảm phục và trân trọng hồn thơ Lí Bạch.

B. Chuẩn bị:

1.Giáo viên: bảng phụ, dịch nghĩa các từ trong bài thơ

2. Học sinh: đọc kĩ nội dung phận dịch nghĩa và dịch thơ, tìm các từ “ nhãn tự”.

C.Tổ chức hoạt động trên lớp

 

doc 5 trang Người đăng nguyenphuong Lượt xem 22779Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 7, tập 1 - Xa ngắm thác núi Lư", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngµy d¹y : 21/10/2010 
TiÕt 34- VB: 
H­íng dÉn ®äc thªm:
Xa ng¾m th¸c nói L­
( Vọng Lư sơn bộc bố - Lý Bạch)
A. Môc tiªu bµi häc
1. Kiến thức:
- Sơ giản về tác giả Lí Bạch.
- Vẻ đẹp độc đáo, hùng vĩ tráng lệ của thác nước núi Lư qua cảm nhận đầy hứng khởi của thiên tài Lí Bạch, qua đó phần nào hiểu được tâm hồn phóng khoáng, lãng mạn của nhà thơ. Cảm nhận đươc tình yêu thiên nhiên của Lí Bạch.
- Đặc điểm nghệ thuật độc đáo trong bài thơ.
2. Kĩ năng
- Đọc hiểu văn bản thơ Đường qua bản dịch tiếng Việt.
- Sử dụng phần dịch nghĩa trong việc phân tích tác phẩm và phần nào biết tích lũy vốn từ Hán Việt.
- Bước đầu biết nhận xét về mối quan hệ giữa tình và cảnh trong thơ cổ.
3. Thái độ:
- Thêm yêu quý những cảnh đẹp thiên nhiên và có ý thức giữ gìn cảnh quan thiên nhiên.
- Cảm phục và trân trọng hồn thơ Lí Bạch.
B. Chuẩn bị:
1.Giáo viên: bảng phụ, dịch nghĩa các từ trong bài thơ 
2. Học sinh: đọc kĩ nội dung phận dịch nghĩa và dịch thơ, tìm các từ “ nhãn tự”.
C.Tổ chức hoạt động trên lớp:
1.Ổn định 
2. Kiểm tra đầu giờ:
a. KT bài cũ: ? Đọc thuộc lòng bài thơ “ Bạn đến chơi nhà” của Nguyễn Khuyến? Nêu những nét chính về nghệ thuật và nội dung
- Ngôn từ giản dị, dân dã
- Giọng trào phúng hóm hỉnh đưa vào thể thơ thất ngôn bát cú đường luật
- Lập ý bằng cách đưa ra tình huống khó xử khi bạn đến chơi
-> tình bạn đậm đà, thắm thiết vượt lên trên tất cả.
b. KT bài mới: 
? Trong bài thơ “Xa ngắm thác núi Lư” có mấy từ nói đến hoạt động “nhìn”? Đó là những từ nào?
- Có 2 từ có ý nghĩa chỉ h/đ “ nhìn”: vọng, khan.
? Từ nào có nghĩa là “sông” trong bài thơ này? Em hãy tìm các từ Hán Việt có nghĩa tương tự?
- Từ “xuyên” có nghĩa là “sông”, từ “hà” “ giang” cũng có nghĩa như vây.
3. Bài mới:
Văn học Trung Quốc cùng với tiểu thuyết Minh – Thanh, thơ Đường là một mảng , một thể loại đem lại cho nền văn học Trung Quốc những thành tựu rực rỡ nhất. Để hiểu rõ hơn về những bài thơ Đường luật và đời sống thơ ca thời nhà Đường. Tiết học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu bài thơ “ Vọng Lư sơn bộc bố”.
Ho¹t ®éng cña Gv - Hs
Néi dung kiến thức trọng tâm.
HS đọc chú thích * SGK:
? Nêu một vài hiểu biết của em về nhà thơ Lí Bạch?
GV mở rộng KT về t/g.
? Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ? Đề tài của bài thơ là gì?
- GV hướng dẫn đọc
Ngắt nhịp 4/3; 2/2/3; giọng đọc diễn cảm
- Gv đọc mẫu
- 3 HS đọc phiên âm , dịch nghĩa, dịch thơ. HS nhận xét
- GV nhận xét, sửa chữa
HS đọc chú thích.
? Bài thơ được viết theo thể thơ nào?
- Thất ngôn tứ tuyệt luật đường
? Đề tài được viết trong bài? 
- Thiên nhiên
? PTBĐ chủ yếu của bài thơ? (BC, MT).
? Căn cứ vào chữ “vọng” đầu đề bài thơ và chữ “dao” trong câu 2, xác định vị tới đứng ngắm thác nước?
- Đứng từ xa ngắm thác nước.
? Vị thế ấy có lợi gì trong việc miêu tả?
- Đứng xa không khắc hoạ được cảnh vật chi tiết tỉ mỉ nhưng thấy được vẻ đẹp toàn cảnh -> rất phù hợp đối tượng miêu tả là thác nước.
Học sinh đọc
 ? Câu này miêu tả cái gì và tả như thế nào?
 Giáo viên: Điểm mới của bài là ở động từ sinh : ánh sáng mặt trời + bụi nước (ở đỉnh núi Hương Lô)-> sinh khói tím 
? Nhận xét của em về cảnh được miêu tả?
? So sánh nguyên tác và bản dịch thơ và nêu nhận xét? Chữ nào của bản phiên âm đã không còn trong bản dịch thơ?
- Bản dịch chưa nói được cái thần của cảnh vật, mất động từ sinh
? Cảnh ở câu 1 tưởng là tĩnh mà lại động, chữ nào cho thấy điều đó?
HS đọc 3 câu tiếp.
HS đọc câu 2:
? Thác nước chảy mạnh ào ào thoắt cái biến thành một dải lụa trắng mềm mại rủ xuống im lìm, chữ nào đã làm cho hình tượng thơ thay đổi như vậy?
? Quải có nghĩa gì? So sánh nguyên tác? 
Hình dung thác nước như thế nào?
- Thác nước chảy xuống nhìn xa như một tấm lụa trắng treo từ đỉnh Hương Lô buông xuống mềm mại -> biến động thành tĩnh
GV: câu 1động nhưng rất nhẹ nhàng: ánh mặt trời+ sương khói đỉnh Hương Lô-> khói màu đỏ tía (tím); câu 2 tĩnh: dòng thác trắng -> dải lụa
? Khung cảnh thiên nhiên ở câu này như thế nào?
HS đọc câu 3:
? Câu thơ có gì khác hai câu trên?
- Cảnh tĩnh chuyển sang động
? Tác giả sử dụng nghệ thuật gì khi miêu tả?
- Khoa trương -> đặc điểm thơ văn bản
VD: tóc trắng ba nghìn trượng
 Vì buồn dài lê thê
 - Đầm sâu nghìn thước Đào Hoa
 Không bằng tình bác tiễn ta sâu nhiều
-> cảm xúc mạnh, cần số đo lớn
? Hình dung dòng thác như thế nào? Qua đó thấy được đặc điểm gì của dãy núi Lư và đỉnh Hương Lô?
? Cảm xúc của t/g ở ở câu thơ này?
HS đọc câu 4:
? Em hiểu “nghi thị” có nghĩa là gì?
- Tưởng như là, ngỡ là -> biết sự thực không phải vậy mà vẫn tin là vậy. 
? BPNT trong câu thơ này? Có tác dụng gì?
- cả câu thơ sáng rực như đang được những vì sao của dải Ngân hà chiếu sáng.
? So sánh với 2 câu thơ trong bản dịch thơ? Thác nước núi Lư hiện lên ntn?
- Tương đối sát. Thác núi Lư đẹp tráng lệ, hùng vĩ, cảnh động rõ ràng hơn, mạnh mẽ và tráng lệ hơn
? Những cảm nhận của Lí Bạch về thác nước núi Lư khiến em có thể nhận xét gì về tâm hồn, tính cách nhà thơ này?
- Yêu thiên nhiên mê đắm, trí tưởng tượng phong phú, tài năng thơ kiệt xuất. 
- Tính cách hào phóng mạnh mẽ
- Thái độ trân trọng, ca ngợi danh lam thắng cảnh Tình yêu quê hương đất nước
- Văn bản không chỉ làm cho người ta biết hình ảnh thác núi Lư mà còn làm cho thác núi trở nên bất diệt chảy mãi không thôi trong tâm trí mọi người.
GV tích hợp vấn đề môi trường và gìn giữ danh lam thắng cảnh.
? Trong hai cách hiểu ở phần dịch nghĩa và chú thích em thích cách nào?
- Cách hiểu ở chú thích - truyền tải đầy đủ nội dung tư tưởng
? Nêu các biện pháp nghệ thuật của bài thơ?
? BT thể hiện nội dung gì?
HS đọc ghi nhớ
HS đọc thêm: Phong Kiều dạ bạc
I. HD đọc thêm và tìm hiểu chung VB 1. Tác giả, VB:
- Tác giả: Lí Bạch ( 701-762) là nhà thơ nổi tiếng Trung Quốc đời Đường
+ Thơ ông bộc lộ tâm hồn tự do phóng khoáng với hình ảnh tươi sáng, kì vĩ, ngôn ngữ tự nhiên, điêu luyện.
+ Được mệnh danh là: tiên thơ.
- VB: Là bài thơ tiêu biểu viết về thiên nhiên
2. Đọc- Tìm hiểu chú thích
a. Đọc.
b. Chú thích.
3. Thể loại:
- Thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật.
II. HD Đọc thêm – tìm hiểu VB:
a. Câu thơ thứ nhất
Nhật chiếu Hương Lô sinh tử yên
+ Tả núi Hương Lô với đặc điểm nổi bật nhất: hơi khói (sương, hơi nước)
+ ánh sáng mặt trời + bụi nước
 -> sinh khói màu đỏ tía
- Ngọn núi Hương Lô với những làn khói tía rực rỡ huyền ảo làm nền cho thác nước -> khung cảnh sống động, thấp thoáng như tiên cảnh.
b. Ba câu tiếp
*Dao khan bộc bố quải tiền xuyên
- Quải: “treo” –> phần dịch thơ mất chữ “quải”
- Quải: biến động thành tĩnh =>Nhìn từ xa dòng nước như dải lụa trắng treo rủ giữa vách núi và sông
-> khung cảnh thiên nhiên tươi sáng, huyền ảo
* Phi lưu trực há tam thiên xích
+ Phi lưu: cảnh tĩnh chuyển sang động
+ Lối nói khoa trương
- Dòng nước lao thẳng mạnh xuống -> hình dung thế núi cao, dốc, có cảm xúc mạnh mẽ, choáng ngợp trước sự hùng vĩ của thiên nhiên.
* Nghi thị Ngân Hà lạc cửu thiên
+ Nghi thị: ngỡ là
 lạc: rơi
+ so sánh, liên tưởng, tưởng tượng.
- Câu thơ kết hợp cái ảo và cái thực , cái hữu hình và cái thần kì -> cảm giác kì diệu -> cái đẹp bất tử cho bài thơ
-> Thác núi Lư đẹp tráng lệ, hùng vĩ
III. Tổng kết.
1.Nghệ thuật:
- Lối nói khoa trương
- Kết hợp cái thực và cái ảo
- Sử dụng từ ngữ điêu luyện sinh động, sáng tạo giàu hình ảnh, giàu sắc thái biểu cảm.
2. Nội dung:
- Vẻ đẹp sinh động, tráng lệ, hùng vĩ của thác nước núi Lư khi nhìn từ xa và tình yêu thiên nhiên đằm thắm, tâm hồn lãng mạn phóng khoáng của tác giả.
*Ghi nhớ ( SGK)
4.Củng cố -Dặn dò: 
4.1: Củng cố 
? Chú ý câu 1,2 của bài thơ trong phần phiêm âm và dịch thơ?
? So sánh và cho nhận xét về phần dịch thơ?
- Dịch chưa đạt
Câu 1: mất từ sinh: không đặc tả được đặc điểm, bản chất của núi Hương Lô và khói tím -> mất sự sống động , vẻ thấp thoáng tiên cảnh của núi
Câu 2: mất “ quải” = ‘ treo -> không thể hiện được vẻ đẹp mềm mại, tráng lệ và hùng vĩ của dòng thác; không có tác dụng biến cảnh động thành tĩnh như dùng từ quải -> mất đi cái thần của cảnh
4.2: Dặn dò 
- Học thuộc lòng bài thơ, nội dung và nghệ thuật
- Soạn: “ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh” “ Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê”
đọc kĩ nội dung phần dịch nghĩa và dịch thơ, tìm các từ “ nhãn tự”, TLCH SGK.

Tài liệu đính kèm:

  • docXa ngắm thác núi Lư.doc