Giáo án Ngữ văn 7, tập 2 - Ca Huế trên sông Hương

MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

* Kiết thức: Thấy được vẻ đẹp của một sinh hoạt văn hoá ở cố đô Huế trong một vùng dan ca phong phú về nội dung, giàu có về làn điệu và những con người rất đỗi tài hoa.

* Kỹ năng: Đọc hiểu VB nhật dụng

* Thái độ, tình cảm: Thêm yêu Huế nói riêng và non sông đất nước Việt Nam nói chung.

CHUẨN BỊ :

ã Thầy: Sưu tầm những băng hình, băng nhạc về những làn điệu dân ca và phong cảnh thiên nhiên, kiến trúc ở Huế.

ã Trò : - Tìm hiểu về những đặc sắc của Huế, các làn điệu dân ca Huế, đọc kỹ bài và chú thích

KIỂM TRA BÀI CŨ : Nêu giá trị của truyện ngắn Những trò lố ( Nguyễn Ái Quốc)

TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

 

doc 8 trang Người đăng nguyenphuong Lượt xem 2344Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 7, tập 2 - Ca Huế trên sông Hương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Bài 28 : Ca Huế trên sông hương
 & 1 - Đọc – hiểu văn bản
Mục tiêu cần đạt:
* Kiết thức: Thấy được vẻ đẹp của một sinh hoạt văn hoá ở cố đô Huế trong một vùng dan ca phong phú về nội dung, giàu có về làn điệu và những con người rất đỗi tài hoa.
* Kỹ năng: Đọc hiểu VB nhật dụng
* Thái độ, tình cảm: Thêm yêu Huế nói riêng và non sông đất nước Việt Nam nói chung.
Chuẩn bị :
Thầy: Sưu tầm những băng hình, băng nhạc về những làn điệu dân ca và phong cảnh thiên nhiên, kiến trúc ở Huế.
Trò : - Tìm hiểu về những đặc sắc của Huế, các làn điệu dân ca Huế, đọc kỹ bài và chú thích
Kiểm tra bài cũ : Nêu giá trị của truyện ngắn Những trò lố( Nguyễn ái Quốc)
Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy – học:
 Hoạt động của trò 
 ( Thầy hướng dẫn )
 Nội dung cần đạt
HĐ I – Huy động những hiểu biết của HS về Huế 
Cho HS phát biểu,
GV nêu nhanh một số ý :
I - Giới thiệụ bài: 
- Huế là cố đô ghi dấu ấn nhiều sự kiện lịch sử : Triều Tây Sơn, triều Nguyễn, Vua Bảo Đại – Vị vua cuối cùng của chế độ phong kiến Viẹt Nam trao ấn kiếm cho chính phủ CM, Di tích LS chống Mỹ, 
- Huế là nơi có nhiều công trình kiến trúc nổi tiếng: Đại nôi, lăng tẩm của các vua nhà Nguyễn, chùa Thiên Mụ, cầu Tràng tiền,
- Nơi có nhiều cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp: Sông Hương, núi Ngự
- Huế là nơi có nhiều món ăn hấp dẫn : mè xửng, bún Huế, mắm chua.
- Huế còn là nơi nổi tiếng với những sản phẩm văn hoá như những làn điệu dân ca và những buổi sinh hoạt ca hát trên sông
Đó cũng là lý do Huế được Tổ chức văn hoá, giáo dục thế giới UNESCO công nhận là Di sản văn hoá thế giới.
Hôm nay chúng ta sẽ hiểu thêm vẻ đẹp của Huế qua một đêm ca Huế trên sông Hương
HĐ II - Đọc diễn cảm và hiểu rõ từ ngữ trong văn bản
+ GV hướng dẫn HS đọc, đọc mẫu
+ GV hương dẫn HS tìm hiểu kỹ những chú thích
Có thẻ nhiều loại nhạc cụ và danh thắng ở Huế HS chưa biết, GV có thể dùng tranh, ảnh, băng, đĩa hoặch trực tiếp hát để giả thích các chú thích trong GK
II - Đọc, tìm hiểu chú thích:
 1- Đọc: chú ý có giọng đọc say mê, xúc động diễn tả được một không gian đầy âm thanh dìu dặt, màu sắc huyền ảo, lòng người mơn man tha thiết.
 2- Tìm hiểu chú thích:
 Lưu ý các chú thích :1,2,3,7,8,9,17,19
HĐ III- Tìm hiểu vẻ đẹp phong phú,đa dạng của làn điệu dân ca Huế và những nhạc cụ thường đệm cho ca Huế:
+ Cho HS liệt kê
 Những làn điệu ca Huế
 Những nhạc cụ 
 Các chơi nhạc cụ
được nhắc đến trong bài văn
+ Nhận xét:
III- Các làn điệu dân ca Huế:
Những làn điệu ca Huế: (Trong bài nhắc đến gần 30 làn điệu).Đặc sắc của từng làn điệu (dẫn chứng)
Những nhạc cụ phục vụ cho ca Huế:( Trong bài nhắc đến khoảng 8 nhạc cụ)
Cách biểu diễn nhạc cụ (cách chơi, ngón đàn của ca công: chú thích 12):
Nhận xét về ca Huế : Khó có thể nhớ hết các làn điệu cững như nhạc cụ,các ngón đàn của ca công. Ca Huế là một di sản văn hoá hết sức đa dạng và phong phú
HĐ IV- Đọc hiểu đoạn tả cảnh ca Huế trong sông Hương.
- Cho HS đọc lại đoạn tả cảnh ca Huế.
- Thảo luận: Cảm nhận về nét độc đáo của ca Huế. 
GV gợi ý: Chú ý sự độc đáo của ca Huế qua các yếu tố: Thời gian, không gian, Địa điểm, Trang phục của ngệ sĩ, làn điệu,nhạc cụ, cách thưởng thức.GV
- Tại sao có thể nói: Nghe Ca huế là một thú tao nhã? ( GV giải thích từ tao nhã)-( câu hỏi 4c)
 HS thảo luận, GV tổng hợp và đưa ra lời bình:
IV- Cảnh ca Huế trên sông Hương:*Hết sức độc đáo
 1-Thời gian: Đêm. Đêm đã về khuya,Nghe tiếng gà gáybên làng Thọ Cương, cùng tiếng chuông chùa Thiên Mụ gọi năm canh. Thời gian như ngừng lại.
 2- Không gian: Thành phó lên đèn như sao sa.Màn sương dày hẳn lên,cảnh vật mờ đi trong một màu trắng đụcTrăng lên. Gió mơn man, dìu dịu.Dòng sông trăng gợn sóng.Không gian yên tĩnh bỗng bừng lên những âm thanh của dàn hoà tấu
 3- Địa điểm: trên truyền rồng con thuyền này xưa kia chỉ dùng cho vua chúa.Con thuyền bồng bềnh .
 4- Trang phục của nghệ sĩ: nam mặc áo dài the quần thụng đội khăn xếp, nữ áo dài khăn đóng duyên dáng- chiếc áo dài Việt Nam
 5- Làn điệu , nhạc cụ: ( Như ý III )
 6- Cách thưởng thức : trực tiếp:Đêm nằm trên dòng sông Hương thơ mộng để nghe ca Huế, thơ mộng.
* Một thú tao nhã: Con người không chỉ đến với âm nhạc mà với tất cả những gì tinh tuý của thiên nhiên và con người: cái yên tĩnh của đêm, cái huyền ảo của dòng sông thơ mộng,cái cổ kính linh thiêng của những chùa chiền lăng tẩm, cái đìu dặt của tiếng hát tiếng đàn, cái cổ xưa mà thanh thoát trong cách ăn vận của con ngườiNghe ca Huế con người như thoát khỏi cõi tục để đến với cái đẹp và thơ
HĐ V – Tìm hiểu nguồn gốc và sắc thái của ca Huế.
HS thực hiện câu hỏi 4
V - Nguồn gốc của một số làn điệu dân ca Huế:
 - Ca Huế bắt nguồn từ nhạc dân gian và nhạc cung đình ( Giải thích như SGV, tr 122 ).
 - Chính vì vậy ca Huế vừa vui tươi và trang trọng uy nghi.
HĐ VI – Rút ra những hiểu biết về Huế.
HS thảo luận: Sau khi đọc văn bản này, em hiểu biết những gì về Huế ( câu hói 3 0
VI- Ghi nhớ: (SGK, tr 104 )
HĐ VII – Tìm hiểu, sưu tầm những làn điệu dân ca, những sinh hoạt văn hoá truyền thống của địa phương Thanh hoá.
- Tìm đọc sách chuyên khảo.
- Sưu tầm băng hình,nhạc
VII- Luyện tập: HS tìm hiểu và trao đổi về những sinh hoạt văn hoá của Thanh Hoá: Hò sông Mã, Múa hát phường vải .
&2 – Liệt kê
Mục tiêu cần đạt:
* Kiết thức: Nắm được tác dụng của liệt kê, các kiểu liệt kê thường gặp
* Kỹ năng : Sử dụng tốt phép liệt kê khi cần thiết 
 Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy – học:
 Hoạt động của trò 
 ( Thầy hướng dẫn )
 Nội dung cần đạt
HĐ I – Nhận ra đặc điểm tác dụng của liệt kê.
 HS thảo luận:* Đặc điểm các bộ phận trong phần in đậm
 + Cấu tạo 
 + ý nghĩa
 + Tác dụng
GV nhấn mạnh: đấy là phép liệt kê.
 *Thế nào là liệt kê
I- Thế nào là phép liệt kê?
 1- Phân tích ví dụ: ( Ví dụ 1)
 Đặc điểm đoạn in nghiêng, đậm trong đoạn trích ( SGK, tr104):
- Cấu tạo, : các bộ phận in đậm xắp xếp đẳng lập với nhau :
 bát yến.
 tráp đồi mồi... 
 trầu vàng, cau đậu, rễ tía,ống thuốc bạc, .
- ý nghĩa : kê ra các đồ vật được bày biện chung quanh quan lớn qúa nhiều: bát yến, tráp đồi mồi, trầu vàng cau đậu, rễ tía,ống thuốc bạc, đồng hồ vàng,dao chuôi ngà, ống vôi chạm, ngoái tai, ví thuốc, quản bút, tăm bông
- Tác dụng: Làm nổi bật sự xa hoa và sự vô trách nhiệm của tên quan đối lập với tình cảnh của dân phu đang lam lũ ngoài mưa gió.
 2 – Ghi nhớ: SGK,tr105
HĐ II- Phân biệt các kiểu liệt kê.
HS thảo luận:+ Đọc 2 câu a,b trong ví dụ 1
Xét về cấu tạo, các phép liệt kê có gì khác nhau? 
+ Thực hiện phân tích câu a,b trong ví dụ 2. Xét về ý nghĩa 2 phép liệt kê này có gì khác nhau
+ Từ những ví dụ trên hãy vẽ sơ đồ các kiểu liệt kê.
+ Nhận xết về phép liệt kê:
II- Các kiểu liệt kê:
Phân tích ví dụ tìm các kiểu LK
 a- Xét về cấu tạo :
Câu a : xắp xếp liệt kê không theo từng cặp 
 Câu b: xắp xếp liệt kê theo từng cặp ( với quan hệ từ: và)
 b- Xét về ý nghĩa: 
Câu a- Có thể dễ dàng thay đổi vị trí các bộ phận liệt kê 
 Phép liệt kê không tăng tiến
Câu b- Không thể thay đổi vị trí các bộ phận liệt kê :
 Phép liệt kê tăng tiến
 2 – Vẽ sơ đồ: 
 Liệt kê
 Cấu tạo ý nghĩa
 Không Theo cặp Tăng tiến Không
theo cặp tăng tiến 
 3 - Ghi nhớ: SGK, tr 105
HĐ III- Sử dụng được thành thạo phép liệt kê trong nói và viết.
III- Luyện tập:
( Xem gợi ý giải bài tập trong SGV tr126,127)
&3 – trả bài tập làm văn số 6
Mục tiêu cần đạt:
* Kiết thức: HS nắm rõ yêu cầu của bài văn lập luận giả thích (LLGT )
* Kỹ năng: Rèn cách viết bài văn LLGT,biết đáng giá ưu nhược của bài làm. 
* Thái độ, tình cảm: có ý thức khoa học trong viết bài LLGT 
Chuẩn bị :
Thầy: chấm bài, tập trung chỉ ra ưu nhược điểm của việc thể hiện lí thuyết phương pháp làm bài LLGT
Trò xem lại lí thuyết phương pháp làm bài LLGT
 Kiểm tra bài cũ : Kt : các bước làm văn LLGT 
Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy – học: ( Tuỳ theo đề ra cho HS , GV tổ chức các hoạt động theo hướng sau )
 Hoạt động của trò 
 ( Thầy hướng dẫn )
 Nội dung cần đạt 
HĐ I : tìm hiểu đề
HS thảo luận : 
 +Tìm hiểu đề cần chú ý đến những phương diện nào của đề?
 + Đề văn đã cho yêu cầu gì?
I- tìm hiểu yêu cầu của đề
 1- Yêu cầu về Nội dung
 2- Yêu cầu về thể loại : LLGT
HĐ II : HS lập dàn ý ( Bố cục):
 HS thảo luận:
 + Dàn ý một bài LLGT có mấy phần?
 + Theo đề văn đã cho, mỗi phần cần có những ý gì?
 + Yêu cầu của một dàn ý ?
 GV hướng dẫn cho điểm theo ý của dàn bài ( tổng 10 điểm )
II- lập dàn ý:
Mở bài: ( nêu rõ vấn đề ) : (.điểm)
Thân bài :
 a- Luận điểm : (.điểm)
 + Luận cứ 
 + Luận cứ
 b- Luận điểm: (.điểm)
 + Luận cứ 
 + Luận cứ
Kết kuận: (.điểm)
 Lưu ý : Dàn ý phải cân đối, mạch lạc, đảm bảo thể hiện được các ý theo yêu cầu của đề
HĐ III: HS nhận ra những ưu , nhược của bài làm , biết được vì sao được điểm số như vậy
 + HS thảo luận về những căn cứ đáng giá bài LLGT, GV trả bài cho HS để HS tự đọc , dựa vào căn cứ và lời phê của GV đê tự nhận xét bài của mình
GV Yêu cầu HS nhận xét bài làm theo những điểm mà GV muốn nhấn mạnh(GV hệ thống trước các ưu nhược điểm trong giáo án) cho HS phát huy hoặc sửa chữa
II- Tìm những ưu ,nhược của bài làm:
 1- Căn cứ đánh giá:
 + Nêu được vấn đề mà đề bài yêu cầu một cách rõ ràng
 + Lập được luận điểm 
 + Xây dựng được các luận cứ ( lý lẽ, dẫn chứng ) có sức thuyết phục cao.
 + Thiết kế được hệ thống lập luận khoa học
 + Bố cục mạch lạc
 + Hành văn sáng sủa, có hình ảnh
2 - Ưu điểm:
Nhược điểm:
Có ý kiến về điểm số của mình
HĐ I V: H s Sửa lỗi
III – Tập sửa lỗi: ( gợi ý )
Cách nêu luận điểm
Cách nêu luận cứ
- Hệ thống lập luận
Hành văn: + Dùng từ
 + Câu
 + Hình ảnh
HĐ V: HS tìm hiểu đề tìm ý và lập dàn ý theo đề văn (GV cho thêm).
+ HS thảo luận, xây dựng, GV tổng hợp, bổ sung
IV- Luyện tập:
Tìm hiểu đề, tìm ý:
Lập dàn ý
&4- Tìm hiểu chung về văn bản hành chính (VBHC)
Mục tiêu cần đạt:
* Kiết thức: Nắm được những hiẻu biết chung về văn bản hành chính: mục đích, nội dung, yêu cầu và các loại văn bản hành chính thường gặp
* Kỹ năng: Viết được một số loại VBHC thông thường.
* Thái độ, tình cảm: Có thái độ nghiêm túc, khoa học trong việc tạo lập VBHC
Chuẩn bị :
Thầy: Chuẩn bị một số loại VBHC
Trò : Nghiên cứu trước một số VBHC
 Kiểm tra bài cũ : : Nêu mục đích, nội dung, yêu cầu của VB đơn từ ( lớp 6 )
Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy – học:
 Hoạt động của trò 
 ( Thầy hướng dẫn )
 Nội dung cần đạt
HĐ I- Ôn lại những VB hành chính đã học.
Cho vài HS nhắc lại những loại VBHC đã học
 GV chuyển ý: 
I- Giới thiệu bài:
 1- Những VBHC đã học ở Tiểu học: nhắn tin,lập thời gian biểu, đơn xin nghỉ học
 2- Những VBHC đã học ở lớp 6 : Đơn từ
 3- Lên lớp 7 sẽ học VBHC : đề nghị, báo cáo, thông báo.
HĐ II- Tìm hiểu đặc điểm của VBHC
- HS đọc các VBHC trong SGK ( thầm, to )
- Trả lời các câu hỏi bài tập 2
Lưu ý: khái niệm phong cách xa lạ với HS lớp 7, GV cần có cách giải thích thật đơn giản
Cho HS sưu tầm trước các loại VBHC khác
II- Thế nào là văn bản hành chính?
Đọc các văn bản: đề nghi và báo cáo
Đặc điểm VBHC đã cho:
* Tình huống viết VBHC(Câu a):
- VB thông báo : truyền đạt vấn đề gì đó xuống cấp dưới hoặc muốn cho nhiều người biết
- VB đề nghị: khi cần đề đạt một nguyện vọng chính đáng nào đó của cá nhân hay tập thể đối với cơ quan hoặc cá nhân có thẩm quyền giả quyết
- VB báo cáo : Thông báo vấn đề gì đó cho cấp trên
Nhận xét: Cấp trên không phải báo cáo với cấp dưới
 Cấp dưới không dùng thông báo với cấp trên
 Đề nghị dùng cho cấp thấp với cấp cao
 * Mục đích viết VBHC ( Câu b) 
 - VB thông báo: phổ biến nội dung
 - VB Đề nghị( kiến nghị): đề xuất nguyện vọng,ý kiến
 - VB báo cáo: nêu lên sự việc, việc làm cho cấp trên biết
 * Phân biệt 3 VB : 
- Giống nhau: đều viết theo mẫu
- Khác nhau: Mục đích và nội dung
 * So sánh VBHC với VB nghệ thuật: ( câu c)
 VBHC VBNT
 - dung hư cấu nghệ thuật Không dùng hư cấu NT
- Phong cách ngôn ngữ NT phong cách ngôn ngữ HC
 * Tìm các loại VBHC khác ( câu d) sơ yếu lý lịch, biên bản, hợp đồng
HĐ III- HS rút ra nhận xét về VBHC
III- Ghi nhớ: (SGK, tr110)
 - Tình huống:
Mục đích:
Nội dung:
Cách trình bày:
HĐ IV – Luyện tập
Cho HS đọc bài tập, suy nghĩ, phát biểu, HS khác sửa chữa
IV- Luyện tập: Gợi ý:
Các tình huống dùng VBHC: 
 Tình huống 1 : VB thông báo
Tình huống 2: VB báo cáo
Tình huống 4: VB đơn từ
Tình huống 5: VB đề nghị
Tình huống không dùng VBHC: 
Tình huống 3: VB biểu cảm
Tình huống 6: VB tự sự
HĐ V – Luyện tập ở nhà
- Viết một VB báo cáo về tình hình học tập của tổ tuần qua gửi thấy chủ nhiệm.
V – Bài tập về nhà

Tài liệu đính kèm:

  • docCa Huế trên sông Hương (2).doc