Giáo án Ngữ văn 7, tập 2 - Chương trình địa phương (phần Văn và Tập làm văn) (tiếp theo)

1. MỤC TIÊU:

 a. Kiến thức: tục Tiếp cho hs tìm hiểu:

 - Yêu cầu của việc sưu tầm tục ngữ, ca dao địa phương.

 - Cách thức sưu tầm tục ngữ, ca dao địa phương. .

 b. Kĩ năng:

 - Nhận xét đặc sắc của ca dao, tục ngữ địa phương mình.

 - Trình bày kết quả sưu tầm trước tập thể.

c. Thái độ:

 - Giáo dục lòng yêu quê hương, đất nước mình.

2. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:

 a. Giáo viên:

Soạn giáo án, SGK,SGV, Tài liệu

 b. Học sinh:

 Học bài cũ, chuẩn bị bài mới.

 

doc 6 trang Người đăng nguyenphuong Lượt xem 3288Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 7, tập 2 - Chương trình địa phương (phần Văn và Tập làm văn) (tiếp theo)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 22/4/2013 Ngày giảng:7D: / /2013
 7E: / /2013
 Tiết 134 : 
 CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG 
 PHẦN VĂN VÀ TẬP LÀM VĂN
 (Tiếp theo)
1. MỤC TIÊU: 
 	a. Kiến thức: tục Tiếp cho hs tìm hiểu:
 - Yêu cầu của việc sưu tầm tục ngữ, ca dao địa phương.
 - Cách thức sưu tầm tục ngữ, ca dao địa phương. .
 	b. Kĩ năng:
 - Nhận xét đặc sắc của ca dao, tục ngữ địa phương mình.
 - Trình bày kết quả sưu tầm trước tập thể.
c. Thái độ: 
 - Giáo dục lòng yêu quê hương, đất nước mình.
2. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:
 	a. Giáo viên: 
Soạn giáo án, SGK,SGV, Tài liệu
 	b. Học sinh:
 Học bài cũ, chuẩn bị bài mới.
3. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
 	a. Kiểm tra bài cũ : Kết hợp bài mới.
 b. Bài mới 	
 * Giới thiệu bài mới (1') : Để tiếp tục hiểu thêm về văn học quê hương mình cô trò chúng ta học bài ngày hôm nay.
 * Nội dung: 
HĐ CỦA GIÁO VIÊN
HĐ CỦA HỌC SINH
NỘI DUNG GHI BẢNG
GV: Nhắc lại các kiến thức về cách làm bài văn phát biểu cảm về tác phẩm văn học ( NV 7 - tập 1 ).
- phát biểu cảm về tác một phẩm văn học là trình bày những cảm xúc, tưởng tượng, liên tưởng, suy ngẫm của mình về nội dung và hình thức của tác phẩm đó.
* Bố cục :
- MB: Giới thiệu tác phẩm và hoàn cảnh tiếp xúc tác phẩm.
- TB : Những cảm xúc, suy nghĩ do tác phẩm gợi lên.
- KB : Ấn tượng chung về tác phẩm.
? Phát cảm nghĩ của em về câu tục ngữ “Học đi đôi với hành”?
- Gv giọi hs đọc- nhận xét
Gv đọc một số bài văn mẫu cho hs tham khảo.
GV: Cho hs hát một số điệu dân ca.
VD: Dân ca Nghệ Tĩnh.
 Dân ca quan họ Bắc Ninh.
 Dân ca Thái.
- Hs suy nghĩ và làm bài→ đọc
→ sửa chữa.
 Trong đời sống tình cảm của con người, tình yêu cha mẹ, vợ con bao giờ cũng chiếm một vị trí quan trọng. Cha mẹ là người sinh thành nuôi dưỡng, là người có kinh nghiệm sống mà con cái luôn kính yêu. Bởi vậy, đã có rất nhiều bài thơ, bài ca dao viết về chủ đề này. Bài ca dao sau đây chính là tiếng hát đi từ trái tim của con cái đối với công lao trời biển của cha mẹ:
Công cha như núi ngất trời,
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông.
Núi cao biển rộng mênh mông,
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi !
 Bài ca dao thật sâu sắc, chân thật. Nhân dân ta đã diễn tình cảm của con cái đối với cha mẹ một cách tài tình. " Công cha như núi ngất trời" là cách so sánh cụ thể công lao của cha thật to lớn, vĩ đại, trong việc nuôi dạy con cái trưởng thành. Còn hình ảnh so sánh ơn nghĩa của mẹ Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông cũng rất đúng, rất hay. Cách so sánh đó thật tài tình và chứng tỏ người xưa hiểu quy luật tự nhiên nên đã có sự so sánh rất tinh tế này.
Công ơn của cha mẹ đối với con cái như núi cao, biển rộng. Một hình ảnh vẽ chiều đứng hài hoà hình ảnh, vẽ chiều ngang dựng lên một không gian bát ngát mênh mông rất gợi cảm. Chỉ những hình ảnh to lớn, cao rộng không cùng và vĩnh hằng ấy mới diễn tả hết công sinh thành và nuôi dưỡng con cái đối với cha mẹ. Qua nghệ thuật so sánh, qua cách sử dụng từ ngữ đặc tả... ba câu đầu của bài ca dao đã khẳng định và ca ngợi công lao to lớn của cha mẹ đối với con cái. Đây không phải là những lời giáo huấn, không phải là những đòi hỏi về công lao của cha mẹ đối với con cái mà đây là tiếng hát ru ngọt ngào, là lời tâm tình truyền cảm lay động con tim của mỗi người.
 Bài ca dao mộc mạc, chân tình, nhưng qua bài ca dao này, em tự thấy mình phải có gắng hơn nữa, em quyết tâm sẽ học thật giỏi, làm thật nhiều việc tốt để trong gia đình em luôn có nụ cười rạng ngời của cha mẹ. 
- HS đứng lên hát một số điệu dân ca.
3. Phát biểu cảm nghĩ về một số bài ca dao , tục ngữ (40')
Đề bài : Phát biểu cảm nghĩ về bài ca dao 
"Công cha như núi ngất trời,
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông
Núi cao biển rộng mênh mông.
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi !"
 c. Củng cố- luyện tập (3’): 
 Nhắc lại nội dung bài học
 d. Hướng dẫn học sinh học bài (1’)
Tiếp tục sưu tầm những câu ca dao, dân ca, tục ngữ, ở địa phương em hoặc địa phương khác.
Chuẩn bị bài: Hoạt động ngữ văn
4.Rút kinh nghiệm sau giờ dạy:
 - Nội dung kiến thức : ...................................................................................................
 ........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
 - Phương pháp : .............................................................................................................
 .......................................................................................................................................
 - Thời gian : .................................................................................................................
 BÀI VĂN MẪU ĐỌC THAM KHẢO
 Cảm nghĩ của em về câu tục ngữ: “Học đi đôi với hành”
  Trong sự nghiệp xây dựng đất nước công nghiệp hoá-hiện đại hoá đất nước ngày nay, xã hội ta ngày một phát triển. Cùng với đó là sự hiểu biết về trình độ và khả năng chuyên môn là điều không thể thiếu của mỗi người. Tuy nhiên, đã có nhiều bạn trẻ hiện nay quá chú trọng vào việc học lí thuyết ở nhà trường mà đôi khi quên mất phải thực hành-một điều hết sức quan trọng. Mối quan hệ giữa học và hành một lần nữa được nhấn mạnh qua câu tục ngữ: “Học đi đôi với hành”.
Vậy chúng ta hãy tìm hiểu xem học là gì? Hành là gì? Mà lại có sự tương quan, liền kề với nhau như thế?
Học là hoạt động tiếp thu những tri thức của nhân loại đã được đúc kết qua mấy ngàn năm lịch sử. Chúng ta có thể học ở trường qua sự truyền thụ của thầy cô, học ở bạn bè; tự học ở sách vở và thực tế cuộc sống. Học để nâng cao trình độ hiểu biết của bản thân. Tuy nhiên khi học phải tóm lược kiến thức cơ bản để dễ nhớ, dễ vận dụng
Hành là quá trình vận dụng những kiến thức đã học vào những công việc hàng ngày. Ví dụ như một bác sĩ đem những kiến thức tiếp thu được trong suốt quá trình đào tạo sáu, bảy năm ở trường đại học để vận dụng vào việc chữa bệnh cho mọi người. Những kiến trúc sư, kĩ sư xây dựng đem kiến thức đã học để thiết kế và thi công bao công trình như nhà máy, bệnh viện, trường học, công viênđể phục vụ đời sống con người. Học Sinh vận dụng những điều thầy giáo dạy để làm một bài toán khó, một bài vănĐó là hành.
Bác Hồ cũng đã từng khẳnng định: Học để hành, có nghĩa là học để cho tốt. Thực tế cho thấy có học có hơn. Ông cha ta ngày xưa đã nói: Bất học, bất tri lí ( Không học thì không biết đâu là phải, là đúng). Mục đích cuối cùng của sự học là nhằm phục vụ cho mọi công việc đạt hiệu quả cao hơn. Nếu học được lí thuyết dù cao siêu đến đâu chằng nữa mà không đem ra vận dụng vào thực tế thì việc học ấy chỉ tốn thời gian, công sức, tiền bạc mà thôi.
Học kết hợp với hành không phải là vừa học vừa làm. Như khi ta học lí thuyết môn toán Lượng giác ở trường, ta thực hành những kiến thức đó bằng cách làm thật nhiều bài tập để nắm vững những lí thuyết ấy. Nói chung phương châm “Học đi đôi với hành” là hoàn toàn chính xác. Nếu không kết hợp học với hành thì không thể đạt được hiệu suất cao trong công việc được. Bởi trong công việc cái người ta cần, người ta quan tâm hàng đầu là sản phẩm-thành quả lao động chứ không phải là hiểu biết trên lí thuyết, một khi không đạt chỉ tiêu đó thì dẫu cho có thành tích học tập tốt đến đâu thì ta cũng sẽ nhanh chóng bị xã hội đào thải, trở thành một kẻ thất bại đáng thương hại mà thôi. Như một học sinh học tập rất tốt, Điểm môn Công dân luôn cao, vậy mà khi ra đường trong thấy một bà lão ăn xin té ngã trên đường, không những không giúp đỡ mà ngược lại còn tỏ thái độ khinh thường ghê tởm bà ấy, thiếu thực hành về mặt học vấn thì có thể bù đấp lại chứ thiếu thực hành ở mặt đạo đức thì thật không thể chấp nhận được. Một ngôi nhà không hoàn hảo thì có thể tạm sử dụng hoặc xây lại, còn con người có đạo đức suy thoái thì chỉ là đồ vô dụng. Một khi gạo đã thành cơm, dủ cho có chỉnh sửa thế nào thì cái ác tâm trong đầu cũng chẳng thể nào mất đi được chỉ có thể đầu thai chuyển kiếp khác thì mới có thể sống tốt được thôi. Những ví dụ đó đã phần nào cho ta thấy những tác hại của việc học mà không đi đôi với hành. Ngược lại, nếu bạn kết hợp tốt học với hành thì bạn sẽ đạt được nhiều thành tựu.
Trong giai đoạn xã hội phát triển với tốc độ nhanh như hiện nay thì tri thức con người là tiền đề vô cùng quan trọng. Lí thuyết mà gắn với thực hành thì sẽ thúc đẩy công việc, sản xuất một cách nhanh chóng và đạt hiệu quả cao hơn.
Thực tế cho thấy trong tất cả các cấp học ngày nay, phương châm học đi đôi với hành là hoàn toàn đúng. Những kiến thức mà ta tiếp thu được từ nhà trường, sách vở, phải được áp dụng vào thực tế cuộc sống để sáng tạo ra những thành quả vật chất, tinh thần phục vụ con người.
Là học sinh trong thời gian học ở nhà trường, chúng ta cần phải chăm chỉ học tập kết hợp đi đôi với hành. Học bao gồm cả văn hoá, chữ nghĩa và kinh nghiệm cuộc sống để nâng cao trình độ văn hoá, tiếp thu nền khoa học và công nghệ hiện đại nhằm nâng cao nhận thức về chính trị xã hội. Và sau này, khi bước vào đời thì phải tiếp tục nâng cao trình độ hiểu biết, nâng cao chuyên môn để làm việc có hiệu quả hơn
Tóm lại, câu phương châm “Học đi đôi với hành” đã nêu rõ tầm quan trọng của việc học kết hợp với hành. Thực hiện phương châm này đúng cách ta sẽ đạt hiệu quả cao trong học tập, tạo điều kiện thuận lợi cho sự nghiệp sau này, đồng thời góp phần tích cực vào việc xây dựng một đất nước phồn vinh tiến bộ

Tài liệu đính kèm:

  • docChương trình địa phương (phần Văn và Tập làm văn) (tiếp theo).doc