Giáo án Ngữ văn 7, tập 2 - Đức tính giản dị của Bác Hồ - Nguyễn Thị Tuyết - THCS Suối Ngô

1.MỤC TIÊU:

 1.1.Kiến thức:

 - HS nắm được những thông tin cơ bản về tác giả Phạm văn Đồng.

 - HS thấy được đức tính giản dị của Bác Hồ được biểu hiện trong lối sống, trong quan hệ với mọi người, trong việc làm và trong sử dụng ngôn ngữ nói, viết hằng ngày.

 - HS nắm được cách nêu dẫn chứng và bình luận, nhận xét; giọng văn sôi nổi, nhiệt tình của tác giả.

 1.2.Kĩ năng:

 - HS biết đọc-hiểu văn bản nghị luận xã hội.

 - HS đọc diễn cảm và phân tích được nghệ thuật nêu luận điểm và luận chứng trong văn bản nghị luận.

 1.3.Thái độ:

 - Tích hợp GD học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh:Giản dị, phong thái ung dung, tự tại, tư tưởng tình cảm cao đẹp.

 - GDKNS:Xác định được mục tiêu phấn đầu, rèn luyện lối sống của bản thân theo tấm gương của Bác khi bước vào thế kỉ mới.

 

doc 6 trang Người đăng nguyenphuong Lượt xem 3567Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 7, tập 2 - Đức tính giản dị của Bác Hồ - Nguyễn Thị Tuyết - THCS Suối Ngô", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN: 24 TIẾT PPCT:93 ĐỨC TÍNH GIẢN DỊ CỦA BÁC HỒ
 ND: 18/02/2013 (Phạm Văn Đồng)
1.MỤC TIÊU:
 1.1.Kiến thức: 
 - HS nắm được những thông tin cơ bản về tác giả Phạm văn Đồng.
 - HS thấy được đức tính giản dị của Bác Hồ được biểu hiện trong lối sống, trong quan hệ với mọi người, trong việc làm và trong sử dụng ngôn ngữ nói, viết hằng ngày.
 - HS nắm được cách nêu dẫn chứng và bình luận, nhận xét; giọng văn sôi nổi, nhiệt tình của tác giả.
 1.2.Kĩ năng:
 - HS biết đọc-hiểu văn bản nghị luận xã hội.
 - HS đọc diễn cảm và phân tích được nghệ thuật nêu luận điểm và luận chứng trong văn bản nghị luận.
 1.3.Thái độ:
 - Tích hợp GD học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh:Giản dị, phong thái ung dung, tự tại, tư tưởng tình cảm cao đẹp.
 - GDKNS:Xác định được mục tiêu phấn đầu, rèn luyện lối sống của bản thân theo tấm gương của Bác khi bước vào thế kỉ mới.
2.NỘI DUNG HỌC TẬP :
 Đức tính giản dị của Bác Hồ được biểu hiện trong lối sống, trong quan hệ với mọi người, trong việc làm và trong sử dụng ngôn ngữ nói, viết hằng ngày.ø Nghệ thuật nghị luận của bài văn.
3.CHUẨN BỊ:
 3.1.GV:Những mẫu chuyện liên quan đến bài học.
 3.2.HS:Đọc, trả lời những câu hỏi SGK.
4.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
 4.1 Ổn định tổ chức và kiểm diện
 4.2Kiểm tra miệng: 
Câu 1:Hãy nêu nội dung chính của bài “Sự giàu đẹp tiếng Việt” ?(Bài văn đã chứng minh sự giàu có và đẹp đẽ của tiếng Việt trên nhiều phương diện : ngữ âm, từ vựng. Tiếng Việt với những phẩm chất bền vững và giàu khả nămg sáng tạo trong quá trình phát triển lâu dài của nó, là một biểu hiện hùng hồn sức sống của dân tộc)(?)Nghệ thuật lập luận chủ yếu của bài văn này là gì? (Lập luận giải thích và lập luận chứng minh)(10 đ)
Câu 2:Tác giả đã chứng minh Tiếng Việt giàu và đẹp như thế nào? Để giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt bản thân em cần làm gì?(10 đ)
-Phong phú về ngữ âm, từ vựng ngữ nghĩa, giàu khả năng diễn đạt tư tưởng tình cảm
-Yù 2 hs tự suy nghĩ và trả lời.
 4.3.Tiến trình bài học :
 Gv giới thiệu bài mới:Hồ Chí Minh là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc ta.Bác luôn là tấm gương sáng để chúng ta noi theo.Một trong những phẩm chất cao quý của Người là đức tính giản dị
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
HOẠT ĐỘNG 1:Hướng dẫn HS đọc và xem phần chú thích (5’)
- Mục tiêu: HS nắm sơ lược một số thông tin cơ bản về tác giả, tác phẩm.
 ? Hãy cho biết một vài thông tin về tác giả?
 - Phạm Văn Đồng là một trong những người học trò xuất sắc, là cộng sự gần gũi của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Suốt mấy chục năm ông được sống và làm việc bên cạnh Bác Hồ. Vì vậy ông đã viết nhiều bài và sách về Chủ tịch Hồ Chí Minh bằng sự hiểu biết tường tận và tình cảm yêu kính chân thành thắm thiết của mình.
 ?Bài văn được trích từ tác phẩm nào?
HOẠT ĐỘNG 2: GV hướng dẫn HS tìm hiểu văn bản (25’)
 - Mục tiêu: HS cảm nhận được nét đẹp trong lối sống và sinh hoạt của Bác Hồ.
 ? Bài văn nghị luận về vấn đề gì?(Đối tượng nghị luận hay đề tài nghị luận)
 ? Để làm rõ đức tính giản dị của Bác Hồ, tác giả đã chứng minh ở những phương diện nào trong đời sống và con người của Bác? 
 ? Nêu bố cục bài văn? 
(Bài văn này chỉ là một đoạn trích nên không có bố cục thông thường của bài văn nghị luận hoàn chỉnh)
 -Đọc đoạn văn từ “Con người của Bác Nhất, Định, Thắng, Lợi” và nhận xét về ý nghĩa nghệ thuật chứng minh của tác giả ở đoạn này?
 ? Những luận cứ ở đoạn này có giàu sức thuyết phục không? Vì sao?
 (Ngoài những dẫn chứng trong bài văn, GV cho HS nêu thêm những chi tiết sự việc trong đời sống và trong các sáng tác văn học có nói về sự giản dị của Bác Hồ)
 - HS đọc đoạn“Bác Hồ sống đời sống giản dị, thanh bạch như vậycao đẹp nhất”
 ? Trong đoạn văn trên, tác giả đã dùng phép lập luận nào để người đọc hiếu sâu sắc hơn về đức tính giản dị của Bác?
 - Thơ của Bác, Bác đã nhiều lần nói lên quan niệm và cách sống “Aên khoẻ, ngủ ngon, làm vịêc khoẻ
 Trần mà như thế sướng như tiên
 Sống quen thanh đạm nhẹ người
 Việc làm tháng rộng ngày dài ung dung”
 (Sáu mươi ba tuổi)
 * Câu hỏi thảo luận
 ? Vì sao tác giả nói đó là cuộc sống thực sự văn minh ?
 -Vì đó là cuộc sống phong phú cao đẹp về tinh thần, tình cảm không màng đến hưởng thụ vật chất .Không sống riêng mình.
 * GDKNS: Hiện nay một số người cho rằng đời sống vật chất ngày càng đầy đủ, sung túc, nên không cần sống tiết kiệm nữa, theo em là đúng hay sai?Vì sao?
-Sai.Vì như vậy là chỉ biết bản thân mình mà không biết nghĩ đến những người khác đang khốn khó
HOẠT ĐỘNG 4: Hướng dẫn HS Tổng kết Luyện tập(5’)
- Mục tiêu: HS khái quát lại nội dung, nghệ thuật văn bản.
 ? Nêu nội dung,nghệ thuật của văn bản?
*Gv tổng kết nội dung và nghệ thuật. HS đọc phần ghi nhớ
 * GDTTHCM:
 ?Qua bài văn này, em hiểu như thế nào về đức tính giản dị của Bác Hồ?
 -Đó là đức tính cao quý mà đời đời chúng ta phải học tập, làm theo
 -Đọc phần đọc thêm
I. ĐỌC-TÌM HIỂU CHUNG:
 1.Đọc 
 2.Chú thích: Xem SGK/54
 3.Tác giả:Phạm Văn Đồng (1906-2000)
4.Tác phẩm: Bài văn được trích từ bài diễn văn của Phạm Văn Đồng trong lễ kỉ niệm 80 năm ngày sinh của chủ tịch Hồ Chí Minh ( 19-5-1970)
II.TÌM HIỂU CHI TIẾT VĂN BẢN:
 1.Nội dung nghị luận của bài văn
 -Đức tính giản dị của Bác Hồ
2.Chứng minh về trình tự lập luận của bài văn
 a.Đoạn 1: Sự nhất quán giữa cuộc đời cách mạng và cuộc sống giản dị thanh bạch ở Bác Hồ
 b. Đoạn 2:Chứng minh sự giản dị của Bác trong sinh hoạt, lối sống, việc làm
 - Bữa ăn chỉ vài ba món giản đơn 
 -Cái nhà sàn chỉ hai ba phòng
 -Việc làm: Từ việc nhỏ đến việc lớn ít cần người phục vụ
 -Giản dị trong đời sống vật chất 
 -Giản dị trong lời nói và bài viết 
 3.Hệ thống luận cứ và dẫn chứng
 -Luận cứ: Sự giản dị của Bác Hồ thể hiện ở bữa ăn, căn nhà lối sống
 -Dẫn chứng:
 +Chỉ vài ba món giản đơn 
 +Lúc ăn không để rơi vãi một hạt cơm
 +Aên xong cái bát bao giờ cũng sạch và thức ăn còn lại thì được sắp xếp tươm tất
 => Sự chứng minh trong bài văn giàu sức thuyết phục vì:
 +Luận cứ toàn diện
 +Dẫn chứng phong phú , cụ thể, xác thực
 4.Bình luận của tác giả về ý nghĩa và giá trị của “Đức tính giản dị của Bác Hồ”
 -Ngoài luận điểm, luận cứ , dẫn chứng để chứng minh còn có phần đánh giá bình luận 
 + “Ở việc làm nhỏ  người phục vụ”
 + “ Một đời sống như vậy thanh bạch và tao nhã biết bao”
 + Sự giản dị của Bác không phải là lối sống khắc khổ của nhà tu hành hay nhà hiền triết thửơ xưa
 + “Đó thực sự là một đời sống văn minh mà Bác Hồ nêu gương sáng”
III. TỔNG KẾT- LUYỆN TẬP:
1.Tổng kết:
-Nội dung:Đức tính giản dị là phẩm chất cao quý của Bác Hồ.
-Nghệ thuật:Dẫn chứng cụ thể, lí lẽ bình luận sâu sắc, có sức thuyết phục.Lập luận theo trình tự hợp lí.
 *GHI NHỚ: SGK/55
2.Luyện tập:
 -Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về đức tính giản dị của Bác Hồ(hs thực hiện ở nhà, gv kiểm tra vào tuần kế tiếp)
 4.4. Tổng kết:
Câu 1: Sự giản dị của Bác được thể hiện trên những phương diện nào?
-Bữa ăn, đồ dùng, lời nói
Câu 2:Nghệ thuật của bài văn?
-Nghị luận giải thích, chứng minh, bình luận
Câu 3:Nêu ý nghĩa của văn bản?
-Ca ngợi phẩm chất cao đẹp, đức tính giản dị của Bác.Bài học về việc học tập và rèn luyện noi theo tấm gương của Bác.
 4.5. Hướng dẫn học tập: 
 - Đối với bài học ở tiết học này:	
 +Học ghi nhớ 
 +Nắm vững nội dung bài học
 +Làm bài tập 1sgk/55.
 - Đối với bài học ở tiết học tiếp theo: Chuẩn bị bài: Ý nghĩa văn chương
 +Đọc trước văn bản sgk /60
 +Trả lời câu hỏi sgk/62 Chú ý câu hỏi 2 sẽ thảo luận.
5. PHỤ LỤC:
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------	
TUẦN:26-TIẾT: 95-96 BÀI VIẾT TLV SỐ 5
Ngày dạy:20/2/2013
1.MỤC TIÊU:
 1.1.Kiến thức: 
 - HS củng cố kiến thức về văn nghị luận chứng minh.
 - HS nắm vững những kiến thức về môi trường.
1.2.Kĩ năng:
 - Học sinh biết làm hoàn chỉnh 1 bài văn nghị luận chứng minh.
1.3.Thái độ:
 - Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường, yêu mến môi trường thiên nhiên.
 2.ĐỀ, ĐÁP ÁN: 
 ĐỀ: Hãy chứng minh rằng: Bảo vệ môi trường chính là bảo vệ cuộc sống của chúng ta.
 3. DÀN BÀI, BIỂU ĐIỂM:
 a. MB:Nêu luận điểm chính:Bảo vệ môi trường chínhn là bảo vệ cuộc sống của chúng ta.(2đ)
 b.TB:Lần lượt nêu các luận điểm, luận cứ: (6 đ)
 - Môi trường là gì?
 - Tại sao môi trường là yếu tố quyết định sự sống còn của loài người?
 - Ô nhiễm môi trường có những tác hại nào đến đời sống vật chất, tinh thần của con người?
 - Các chứng cứ về ô nhiễm môi trường do con người tạo ra?
 - Biện pháp chống ô nhiễm môi trường?
-Cá nhân em làm gì để bảo vệ môi trường?
 c.KB:Khẳng định lại luận điểm chính.(2 đ)
4.KẾT QUẢ:
 a.Thống kê kết quả:
LỚP
TS
GIỎI
TL
KHÁ
TL
TB
TL
YẾU
TL
KÉM
TL
TB TRỞ LÊN
TL
7A1
39
7A2
40
7A3
39
TC
118
b.Đánh giá đề bài:
- Ưu điểm:--------------------------------------------------------------------------------------------------------------
- Tồn tại:-------------------------------------------------------------------------------------------------------------- - Khắc phục:--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
c.Đánh giábài làm của hs:
- Ưu điểm:--------------------------------------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
- Tồn tại:--------------------------------------------------------------------------------------------------------------
 ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 
- Khắc phục:--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
5.RÚT KINH NGHIỆM:	
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docĐức tính giản dị của Bác Hồ - Nguyễn Thị Tuyết - THCS Suối Ngô.doc