Giáo án Ngữ văn 7, tập 2 - Liệt kê - Lê Thị Ngọc Thắm - Trường THCS Thị Trấn 2

I. Mục tiêu cần đạt

- Giúp HS:

+ Hiểu thế nào là phép liệt kê, tác dụng của phép liệt kê, các kiểu liệt kê thường gặp

+ Biết vận dụng phép liệt kê trong nói và viết.

II. Chuẩn bị

- GV: giáo án, bảng phụ, sgk

- HS: chuẩn bị bài mới.

III. Tiến trình dạy học

1. Ổn định lớp :

2. Kiểm tra bài cũ :

1/ Hãy kể tên các làn điệu dân ca Huế ?

2/ Ca Huế được hình thành từ đâu ?

3. Bài mới :

a.Giới thiệu bài

 Trong tiết học trước, chúng ta đã được tìm hiểu các làn điệu dân ca Huế. Vừa rồi bạn đã thống kê giúp cô các làn điệu của dân ca Huế. Cách nêu tên hàng loạt các làn điệu như vậy chính là liệt kê. Vậy liệt kê là gì? Bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu được phép liệt kê cũng như cấu tạo và ý nghĩa của nó.

b.Tiến trình tổ chức các hoạt động

 

doc 6 trang Người đăng nguyenphuong Lượt xem 20685Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 7, tập 2 - Liệt kê - Lê Thị Ngọc Thắm - Trường THCS Thị Trấn 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 31 – TIẾT 122
 LIỆT KÊ
I. Mục tiêu cần đạt
Giúp HS:
Hiểu thế nào là phép liệt kê, tác dụng của phép liệt kê, các kiểu liệt kê thường gặp
Biết vận dụng phép liệt kê trong nói và viết.
II. Chuẩn bị
GV: giáo án, bảng phụ, sgk
HS: chuẩn bị bài mới.
III. Tiến trình dạy học
Ổn định lớp :
Kiểm tra bài cũ :
1/ Hãy kể tên các làn điệu dân ca Huế ?
2/ Ca Huế được hình thành từ đâu ?
Bài mới :
a.Giới thiệu bài
 Trong tiết học trước, chúng ta đã được tìm hiểu các làn điệu dân ca Huế. Vừa rồi bạn đã thống kê giúp cô các làn điệu của dân ca Huế. Cách nêu tên hàng loạt các làn điệu như vậy chính là liệt kê. Vậy liệt kê là gì? Bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu được phép liệt kê cũng như cấu tạo và ý nghĩa của nó.
b.Tiến trình tổ chức các hoạt động
Hoạt động của GV,HS
Ghi bảng
HĐ 1: Tìm hiểu khái niệm liệt kê
GV gọi HS đọc ví dụ trên bảng
 VD a. Trong khoan thuyền, dàn nhạc gồm đàn tranh, đàn nguyệt, tì bà, nhị, đàn tam.
 (Ca Huế trên sông Hương _ Hà Ánh Minh)
 b. Lòng yêu nước ban đầu là lòng yêu những vật tầm thường nhất : yêu cái cây trồng ở trước nhà, yêu cái phố nhỏ đổ ra bờ sông, yêu vị thơm chua mát của trái lê mùa thu hay mùa cỏ thảo nguyên có hơi rượu mạnh.
 (Lòng yêu nước – I. Ê-ren-bua)
Hỏi : Em hãy cho biết các nhạc cụ dân tộc có trong câu a ?
Đ : đàn tranh, đàn nguyệt, tì bà, nhị, đàn tam.
Hỏi : Quan sát câu b và cho biết lòng yêu nước bắt nguồn từ đâu ? Nêu những cụm từ biểu hiện của lòng yêu nước ?
Đ : lòng yêu những vật tầm thường nhất :
 + yêu cái cây trồng ở trước nhà,
+ yêu cái phố nhỏ đổ ra bờ sông,
+ yêu vị thơm chua mát của trái lê mùa thu hay mùa cỏ thảo nguyên có hơi rượu mạnh.
Hỏi : Các cụm từ vừa tìm có gì giống nhau về cấu tạo và ý nghĩa ?
Đ . VD a : đều là các danh từ – chỉ các loại đàn cổ
 VD b : đều là các cụm động từ – nêu những biểu hiện cụ thể của lòng yêu nước
Hỏi : Quan sát VD ở SGK (VD 2), em cho biết cấu tạo và ý nghĩa của các của các bộ phận in đậm có gì giống nhau ?
Đ : đều là những danh từ, cụm danh từ, chỉ các vật dụng từ bình thường đến quý giá, đắt tiền mà quan lớn dùng.
Hỏi : Các từ , cụm từ trên được sắp xếp như thế nào ?
Đ : được sắp xếp nối tiếp
Hỏi : Việc tác giả chỉ ra hàng loạt các sự việc tương tự bằng những kết cấu tương tự như trên có tác dụng gì ?
Đ : Làm nổi bật sự xa xỉ của viên quan, đối lập với tình cảnh dân phu đang lam lũ ngoài mưa gió.
Hỏi : Từ 3 VD trên, em có nhận xét gì về cấu tạo, cách sắp xếp và ý nghĩa của các từ , cụm từ này?
Đ : Các từ, cụm từ cùng loại được sắp xếp nối tiếp nhau để diễn tả các loại đàn, các biểu hiện cụ thể của lòng yêu nước , nổi bật sự xa xỉ của viên quan.
Hỏi :Từ việc tìm hiểu cấu tạo và ý nghĩa của các ví dụ trên, em cho biết thế nào là phép liệt kê?
- Gọi HS đọc to ghi nhớ /105
A. TÌM HIỂU CHUNG :
I. Thế nào là phép liệt kê?
1. Ví dụ: 
*Ví dụ 1 :
a/.đàn tranh, đàn nguyệt, tì bà, nhị, đàn tam
à danh từ 
b/ yêu cái cây trồng ở , yêu cái phố nhỏ., yêu vị thơm chua mát của trái lê mùa thu.
àcụm động từ 
c/ - .bát yến hấp đường phèn..,
tráp đồi mồi hình chữ nhật.
trầu vàng, cau đậu, rễ tía.
àdanh từ, cụm danh từ
*Cấu tạo :
Cụm từ cùng loại.
Sắp xếp nối tiếp hàng loạt.
*Ý nghĩa :
Làm nổi bật các nhạc cụ dân tộc.
Diễn tả đầy đủ, sâu sắc những biểu hiện của lòng yêu nước. 
Làm nổi bật sự xa xỉ của viên quan.
phép liệt kê
2. Ghi nhớ : SGK/105
HĐ 2: Tìm hiểu các kiểu liệt kê
Gọi HS đọc ví dụ
Hỏi Các bộ phận trong phép liệt kê ở câu a) và b) có sự sắp xếp khác nhau như thế nào?
Đọc
Đ a) Sắp xếp nối tiếp
b) Sắp xếp theo từng cặp
Bổ sung: Nếu giữa 2 bộ phận của phép liệt kê có từ “và” thì các bộ phận ấy có quan hệ bổ sung, còn “hay”, “hoặc” là quan hệ lựa chọn.
Đ – 2 kiểu
+ giữa các bộ phận có dấu (,)
+ QHT: “và” hoặc “hay
Gọi đọc ví dụ 2a, b
Hỏi Xét về cấu tạo có thể có mấy kiểu liệt kê? Các kiểu ấy có dấu hiệu nào để phân biệt?
Đ : Xét theo cấu tạo có:
 2 kiểu, liệt kê theo cặp và liệt kê không theo cặp.
Phân biệt bằng các quan hệ từ : và, hay, hoặc
Hỏi Xác định các bộ phận của phép liệt kê. Thử thay đổi vị trí của các bộ phận của phép liệt kê ấy và rút ra nhận xét.
Đ - 2a) đảo được vị tríà các bộ phận sắp xếp không theo trình tự tăng dần về ý nghĩa
- 2b) không đảo được vì các bộ phận sắp xếp theo thứ tự tăng dần về ý nghĩa.
Hỏi Vậy có mấy kiểu liệt kê xét theo ý nghĩa?
Đ - Liệt kê không tăng tiến, liệt kê tăng tiến
Hỏi : Qua các VD vừa tìm hiểu, em cho biết có những kiểu liêt kê nào ?
- Gọi HS đọc to ghi nhớ (105)
-Đọc
Bài tập nhanh : Tìm các từ ngữ có chứa phép liệt kê và cho biết nó thuộc kiểu liệt kê nào ?
a.Hắn đọc, ngẫm nghĩ, tìm tòi, nhận xét và suy tưởng không biết chán.
b.Cây tre xanh, nhũn nhặn, ngay thẳng, thủy chung, can đảm.
Đ : a. đọc, ngẫm nghĩ, tìm tòi, nhận xét và suy tưởng
=>Liệt kê tăng tiến.
 b. xanh, nhũn nhặn, ngay thẳng, thủy chung, can đảm
=>Liệt kê không tăng tiến.
GV : Ở VDa, các từ đọc, ngẫm nghĩ, tìm tòi, nhận xét và suy tưởng có chung nét nghĩa là biểu thị hoạt động của trí tuệ. Chúng được sắp xếp theo kiểu liệt kê tăng tiến : các từ đứng sau đòi hỏi phải vận dụng trí tuệ nhiều hơn. Nếu thay đổi trật tự sắp xếp này sẽ thì phá vỡ tính liên kết về nội dung của câu văn. Còn VDb khi đổi trật tự các từ thì ý nghĩa của câu cơ bản là không đổi nhưng sẽ giảm đi sự hài hòa về mặt ngữ âm và chính vì vậy mà hiệu quả nghệ thuật sẽ không cao bằng cách diễn đạt của tác giả.
II. Các kiểu liệt kê
Ví dụ: 
1. Xét về cấu tạo :
a. a.... tinh thần, lực lượng, tính mạng, của cải ...
à Sắp xếp nối tiếp
=>Liệt kê không theo từng cặp
1b) b.... tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải.....
 àSắp xếp theo từng cặp
=>Liệt kê theo từng cặp
2 Xét về ý nghĩa :
a. Tre, nứa, trúc, mai, vầu.....
- Vầu, tre, nứa, mai, trúc.
® Đảo được thứ tự.
=>Liệt kê khơng tăng tiến.
b. Tiếng Việt......hình thành và trưởng thành/....... gia đình, họ hàng, làng xóm
® Khơng đảo được thứ tự.
=>Liệt kê tăng tiến.
Ghi nhớ : SGK/105
HĐ 3: Hướng dẫn luyện tập :
GV : Gọi HS đọc lần lượt các bài tập và tóm tắt yêu cầu của đề, cho 1 vài HS lên bảng làm bài.
-Hướng dẫn bài tập 1
+ Đọc kĩ từng đoạn văn, tìm câu văn có sử dụng phép liệt kê (dẫn chứng đểù chứng minh cho luận điểm)
HS làm bài theo hướng dẫn của GV
ŸĐoạn 1: Nhấn mạnh sức mạnh của lòng yêu nước
ŸĐoạn 2: Lòng tự hào về những trang lịch sử vẻ vang
ŸĐoạn 3: Liệt kê theo phạm vi lứa tuổi, địa bàn cư trú, mặt trận và hậu phương, giai cấp, sự đồng tâm nhất trí của mọi tầng lớp nhân dân Việt Nam đứng lên đánh Pháp.=>Sự đồng tâm hiệp lực đánh đuổi giặc.
Hướng dẫn bài tập 2:
+ Tìm phép liệt kê, nêu ý nghĩa.
a) Sự nhốn nháo,
b) Sự tàn bạo của quân thù, sự kiên cường của chị Lý.
Hướng dẫn làm bài 3:
HS thảo luận nhóm
+ Tả hoạt động vui chơi của nhóm bạn (liệt kê các hoạt động của các bạn).
+ Viết câu giới thiệu tính cách của 2 nhân vật (dựa theo phần đã tìm hiểu ở bài ĐT”Những trò lố HL Va-ren và PBC).
+ Câu văn biểu cảm (sử dụng phép liệt kê) về nhân vật PBC.
BT1. Chỉ ra phép liệt kê trong văn bản “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” :
ŸĐoạn 1:Dân ta..cướp nước.
ŸĐoạn 2: Lịch sử.anh hùng.
ŸĐoạn 3:Đồng bào.yêu nước.
BT2.Tìm phép liệt kê trong các đoạn trích sau :
a/ dưới lòng đường..trong cửa tiệm.
-Những cu li xe kéochữ thập.
b/ Điện giật dùi đâm, dao cắt, lửa nung,
BT3. Đặt câu theo yêu cầu :
a/Trong giờ ra chơi, sân trường nhôn nhịp với các hoạt động : nhảy dây, đá cầu, banh đũa,
b/Truyện ngắn “Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu” đã diễn tả bộ mặt đê tiện, bỉ ổi, tráo trở của Va-ren và ca ngợi phẩm chất kiên cường, bất khuất, yêu nước của Phan Bội Châu.
c/Đọc xong truyện ngắn, ta thấy yêu mến , tự hào, khâm phục nhà cách mạng yêu nước Phan Bội Châu.
Củng cố
Thế nào là phép liệt kê?
Nêu các kiểu liệt kê.
Hướng dẫn về nhà : Học bài, soạn bài mới
Bài vừa học :
 - Nắm được định nghĩa phép liệt kê, các kiểu liệt kê.
 - Xem lại bài tập và sưu tầm các đoạn văn đã học có phép liệt kê.
Soạn bài mới“ Tìm hiểu chung về văn bản hành chính”
 * Đọc các văn bản SGK/107 và trả lời :
 - Văn bản thông báo , đề nghị, báo cáo do ai viết? Viết cho ai? Viết để làm gì?
 - Vậy khi nào thì người ta viết văn bản thông báo, đề nghị, báo cáo?
 - Các văn bản trên có gì giống nhau và khác nhau?
RÚT KINH NGHIỆM :
Bài tập nhanh : Chỉ ra phép liệt kê trong đoạn trích sau ? Nhận xét cấu tạo và ý nghĩa của phép liệt kê ấy?
 Hỡi đồng bào cả nước, tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc. 
 (Tuyên ngơn độc lập- HCM)
Đ: Nhấn mạnh quyền của con người và kiên quyết bảo vệ quyền ấy.

Tài liệu đính kèm:

  • docLiệt kê - Lê Thị Ngọc Thắm - Trường THCS Thị Trấn 2.doc