Giáo án Ngữ văn 7, tập 2 - Liệt kê - Nguyễn Thị Tuyết - Trường THCS Suối Ngô

1.MỤC TIÊU:

 1.1.Kiến thức:

-HS hiểu được khái niệm liệt kê.

- HS nắm được các kiểu liệt kê.

 1.2.Kĩ năng:

 - HS nhận biết phép liệt kê, các kiểu liệt kê.

- HS phân tích được giá trị của phép liệt kê.

- HS sử dụng tốt phép liệt kê trong nói, viết.

 1.3.Thái độ:

-Giáo dục ý thức trao dồi kiến thức về ngữ pháp Tiếng Việt.

 2. NỘI DUNG HỌC TẬP:

-Khái niệm liệt kê. Các kiểu liệt kê.

3.CHUẨN BỊ:

 3.1.GV:Bài tập bổ trợ.

 3.2.HS:Đọc, trả lời các câu hỏi SGK.

 4.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP :

 

doc 3 trang Người đăng nguyenphuong Lượt xem 5099Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 7, tập 2 - Liệt kê - Nguyễn Thị Tuyết - Trường THCS Suối Ngô", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾT PPCT: 114- TUẦN :29 LIỆT KÊ
ND:25/03/2013
1.MỤC TIÊU:
 1.1.Kiến thức: 
-HS hiểu được khái niệm liệt kê.
- HS nắm được các kiểu liệt kê.
 1.2.Kĩ năng:
 - HS nhận biết phép liệt kê, các kiểu liệt kê.
- HS phân tích được giá trị của phép liệt kê.
- HS sử dụng tốt phép liệt kê trong nói, viết.
 1.3.Thái độ:
-Giáo dục ý thức trao dồi kiến thức về ngữ pháp Tiếng Việt.
 2. NỘI DUNG HỌC TẬP:
-Khái niệm liệt kê. Các kiểu liệt kê.
3.CHUẨN BỊ:
 3.1.GV:Bài tập bổ trợ.
 3.2.HS:Đọc, trả lời các câu hỏi SGK.
 4.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP :
 4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện
 4.2.Kiểm tra miệng:
 - GV kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
 4.3.Tiến trình bài học . 
 * GV giới thiệu bài:Trong nói, viết chúng ta thường sử dụng các phép liệt kê, vậy thế nào là liệt kê? Và có những kiểu liệt kê nào, tiết học này chúng ta sẽ tìm hiểu
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
HOẠT ĐỘNG 1: 10’
 - Mục tiêu: HS tìm hiểu thế nào là phép liệt kê
- GV yêu cầu hs đọc đoạn văn trong sgk. 
? Cấu tạo và ý nghĩa của các bộ phận trong câu in đậm dưới đây có gì giống nhau?
 - HS thảo luận
? Việc tác giả nêu ra hàng loạt sự việc tương tự bằng những kết cấu tương tự như trên có tác dụng gì?
=> GV cho HS đọc phần ghi nhớ
HOẠT ĐỘNG 2: 10’
 - Mục tiêu: Hướng dẫn HS tìm hiểu các phép liệt kê
- GV yêu cầu hs đọc những câu văn trong mục 1, 2 sgk/127
 ? Câu a sử dụng phép liệt kê gì? (Từng cặp hay không theo từng cặp)
 ? Thử đảo thứ tự các bộ phận trong những phép liệt kê dưới đây rồi rút ra kết luận
 ? Xét về ý nghĩa các phép liệt kê ấy có gì khác nhau?
* Ở ví dụ a ta có thể đảo thứ tự các bộ phận trong phép liệt kê mà không ảnh hưởng gì đến ý nghĩa của phép liệt kê (Nứa, vầu, mai, tre, trúc) vì đây là phép liệt kê không tăng tiến)
* Ở ví dụ b: Hình thành -> trưởng thành (Tăng tiến trong quá trình phát triển)
 - Gia đình -> Họ hàng -> Làng xóm
 - Dân tộc -> Quốc gia
=> Tăng iến từ qui mô nhỏ đến qui mô lớn
* GV cho HS đúc kết lại kiến thức bằng sơ đồ
- Từ việc giải 2 bài tập trên, hãy trình bày kết quả phân loại phép liệt kê bằng sơ đồ hoặc bảng phân loại
=> GV tổng kết, học sinh đọc phần ghi nhớ
HOẠT ĐỘNG 3: 10’
 - Mục tiêu: Hướng dẫn học sinh thực hiện phần Luyện tập
 - GV cho HS đọc yêu cầu bài tập 1
 - HS suy nghĩ trả lời cá nhân
* Gv cho hs một số bài tập bổ trợ:
 Bài 1: Đặt 3 câu có sử dụng phép liệt kê.
 Bài 2: Viết 1 đoạn văn nói về việc học tập của em có sử dụng phép liệt kê.
I. THẾ NÀO LÀ PHÉP LIỆT KÊ?
 1. Cấu tạo và ý nghĩa của phép liệt kê
 Vd/sgk 
 a. Cấu tạo: Có cấu tạo tương tự nhau
 b. Ý nghĩa: Nêu ra hàng loạt sự vật, sự việc tương tự
 2. Tác dụng của phép liệt kê
 - Làm nổi bật sự xa hoa của viên quan
 - Đối lập với tình cảnh của dân phu đang lam lũ ngoài mưa gió
 * GHI NHỚ 1: SGK/105
II. TÌM HIỂU CÁC PHÉP LIỆT KÊ
 Vd/sgk
 1. Xét về cấu tạo
 - Sử dụng phép liệt kê không theo từng cặp
 - Sử dụng phép liệt kê theo từng cắp (Với quan hệ từ “Và”
2. Xét về ý nghĩa:
- Phép liệt kê không tăng tiến
- Phép liệt kê không tăng tiến 
* GHI NHỚ 2: SGK/105
III. LUYỆN TẬP
 1. Bài tập 1: Hãy chỉ ra phép liệt kê trong bài “Tinh thần yêu nước”: Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung
 - Từ các cụ già tóc bạc đến các cháu nhi đồngtrẻ thơ, từ những kiều bào ở nước ngoài đến những đồng bào điền chủ quyên đất ruộng cho chính phủ
 - Nghĩa là phải ra sức giải thích tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo
 4.4.Tổng kết :
Câu 1:Liệt kê là gì?
-Là sắp xếp nối tiếp hàng loạt từ hay cụm tử cùng loại
Câu 2: Các kiểu liệt kê?
-Xét theo cấu tạo và xét theo ý nghĩa
 4.5 .Hướng dẫn học tập :
 -Đối với bài học ở tiết học này:
 +HoÏc ghi nhớ 1-2. 
 +Nắm vững nội dung bài học
 +Làm bài tập 2, 3 sgk/106.
 	 +Tìm trong các văn bản đã học , tìm phép liệt kê, phân tích giá trị nghệ thuật.
 -Đối với bài học ở tiết học tiếp theo: Chuẩn bị bài: Dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy 
 	+Tìm hiểu các ví dụ trong sgk;
 +Tìm hiểu vị trí, công dụng của 2 loại dấu câu đã nêu.
 +Viết 1 đoạn văn có sử dụng cả 2 loại dấu câu.
 + Đọc và trả lời câu hỏi sgk/121-122
5. PHỤ LỤC:
 --------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 

Tài liệu đính kèm:

  • docLiệt kê - Nguyễn Thị Tuyết - Trường THCS Suối Ngô.doc