1. MỤC TIÊU:
a) Kiến thức:
- Tình huống viết văn bản đề nghị và văn bản báo cáo.
- Cách làm văn bản đề nghị và báo cáo. Tự rút ra những lỗi thường mắc, phương hướng và cách sửa chữa các lỗi thường mắc khi viết hai loại văn bản này.
- Thấy được sự khác nhau giữa hai loại văn bản trên.
b) Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng viết một văn bản đề nghị và báo cáo đúng quy cách.
* Giáo dục kĩ năng sống:
+ Suy nghĩ, sáng tạo: phân tích, bình luận và đưa ra ý kiến cá nhân về đặc điểm, tầm quan trọng của văn bản báo cáo, đề nghị ( phương pháp sử dụng : phân tích tình huống).
+ Giao tiếp/ ứng xử với người khác hiệu quả bằng văn bản báo cáo, đề nghị ( phù hợp với mục đích, hoàn cảnh và đối tưọng giao tiếp ), ( phương pháp sử dụng: Thực hành viết văn bản báo cáo, đề nghị ).
c) Thái độ:
ý thức viết văn bản hành chính đúng các quy định
Ngày soạn : 7/4/2013 Ngày giảng:7D: /4/2013 7E: /4/2013 Tiết 125- Tập làm văn: LUYỆN TẬP LÀM VĂN BẢN ĐỀ NGHỊ VÀ BÁO CÁO 1. MỤC TIÊU: a) Kiến thức: - Tình huống viết văn bản đề nghị và văn bản báo cáo. - Cách làm văn bản đề nghị và báo cáo. Tự rút ra những lỗi thường mắc, phương hướng và cách sửa chữa các lỗi thường mắc khi viết hai loại văn bản này. - Thấy được sự khác nhau giữa hai loại văn bản trên. b) Kĩ năng: - Rèn kĩ năng viết một văn bản đề nghị và báo cáo đúng quy cách. * Giáo dục kĩ năng sống: + Suy nghĩ, sáng tạo: phân tích, bình luận và đưa ra ý kiến cá nhân về đặc điểm, tầm quan trọng của văn bản báo cáo, đề nghị ( phương pháp sử dụng : phân tích tình huống). + Giao tiếp/ ứng xử với người khác hiệu quả bằng văn bản báo cáo, đề nghị ( phù hợp với mục đích, hoàn cảnh và đối tưọng giao tiếp ), ( phương pháp sử dụng: Thực hành viết văn bản báo cáo, đề nghị ). c) Thái độ: ý thức viết văn bản hành chính đúng các quy định 2. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS : a. Giáo viên: Soạn giáo án, SGK,SGV, Tài liệu b. Học sinh: Học bài cũ, chuẩn bị bài mới. 3. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY a. Kiểm tra bài cũ : (kết hợp trong bài) b. Bài mới * Giới thiệu bài mới :(1') Các em đã nắm được các yêu cầu của văn bản báo cáo và văn bản đề nghị hôm nay chúng ta tiến hành luyện tập làm hai loại văn bản này. * Nội dung: HĐ CỦA GIÁO VIÊN HĐ CỦA HỌC SINH ND GHI BẢNG ? Văn bản hành chính là loại văn bản ntn? ? Nêu các loại văn bản hành chính thường gặp? ? Nêu đặc điểm của văn bản hành chính ( Cách trình bày một số mục) ? ? Ngôn ngữ của văn bản hành chính có đặc điểm gì? ? Mục đích viết VBĐN và VBBC có gì khác nhau? ? Nội dung của văn bản đề nghị và văn bản báo cáo có gì khác nhau? ? Hình thức trình bày của văn bản đề nghị và văn bản báo cáo có gì giống nhau ? ? Cả hai loại văn bản khi viết cần tránh những sai sót gì ? Những mục nào cần chú ý trong mỗi loại văn bản ? GV: Chú ý viết đúng các mục theo thứ tự trong mỗi loại văn bản. ? Nêu tình huống phải làm văn bản đề nghị và tình huống phải làm văn bản báo cáo? Đọc yêu cầu ? Từ tình huống cụ thể, hãy viết một văn bản đề nghị và một văn bản báo cáo? ( Văn bản báo cáo yêu cầu hs về nhà làm tiết sau trình bày). GV: Gọi hs lên đọc→ NX→ sửa chữa. Xem lại bài 28,29,30 trả lời câu hỏi sgk - Các loại văn bản hành chính thường gặp : Đơn từ, báo cáo, đề nghị, biên bản,thông báo, chỉ thị, bản kiểm điểm,.... - Tuỳ hs nêu. - Suy nghĩ làm bài - Hs viết văn bản và đọc. I. Lí thuyết: (25') 1. Văn bản hành chính. - Văn bản hành chính là loại văn bản được dùng trong giao dịch hành chính, đóng vai trò quan trọng trong hoạt động giao tiếp xã hội. Văn bản này thường được dùng để truyền đạt những nội dung, bày tỏ yêu cầu hoặc ghi lại những sự việc có tính chất hành chính- công vụ nhằm giải quyết các mối quan hệ giữa cá nhân với cá nhân, giữa tập thể với TT, cá nhân với TT. - Các loại văn bản hành chính thường gặp : Đơn từ, báo cáo, đề nghị, biên bản,thông báo, chỉ thị, bản kiểm điểm,.... - Đặc điểm của văn bản hành chính là có tính khuôn mẫu, được sắp xếp theo một số mục nhất định : + Quốc hiệu, tiêu ngữ ; + Địa điểm và ngày tháng làm văn bản ; + Họ tên, chức vụ của người nhận hay cơ quan nhận vb ; + Họ tên, chức vụ người gửi hay cơ quan, tập thể gửi văn bản ; + Nội dung thông báo, đề nghị, báo cáo ; + Chữ kí và họ tên người gửi văn bản. - Ngôn ngữ của văn bản hành chính giản dị, dễ hiểu, đơn nghĩa. 2.So sánh sự giống và khác nhau giữa văn bản đề nghị và văn bản báo cáo. a. Khác nhau *Mục đích: - Văn bản đề nghị: là bày tỏ ý kiến, nguyện vọng của cá nhân / tập thể với cấp trên. - Văn bản báo cáo: Là tổng kết một công việc nào đó, nêu ra những điều gì đã làm hoặc chưa làm được để cấp trên biết. * Nội dung: - Văn bản đề nghị: nêu lên những dự tính, những nguyện vọng của cá nhân hay tập thể cần được cấp trên xem xét, giải quyết. Đây là những điều chưa thực hiện.Nội dung không thể thiếu : ai đề nghị, đề nghị ai? đề nghị điều gì - Văn bản báo cáo: nêu lên những sự kiện, sự việc đã xảy ra, có diễn biến từ mở đầu đến kết thúc hoặc chưa làm được cho cấp trên biết. Đây là những điều đã xảy ra.Nội dung không thể thiếu các mục sau: Báo cáo cho ai ? Báo cáo với ai ? Báo cáo về việc gì Kết quả như thế nào b. Giống nhau: * Hình thức: - Hình thức: Trình bày trang trọng, rõ ràng, sáng sủa theo một số mục qui định sẵn. 3- Những sai sót cần tránh: - Thiếu một trong những mục chủ yếu của mỗi loại văn bản. - Trình bày không rõ, thiếu sáng sủa. - Thiếu số liệu, chi tiết cụ thể. - VBĐN+ VBBC: Cần chú ý đến tên người ( tổ chức ) đề nghị,báo cáo; nơi nhận đề nghị,báo cáo; nội dung đề nghị, báo cáo. II. Luyện tập(15') -Bài 1/138 1- Bài 1 (138 ): - Tình huống phải làm văn bản đề nghị: Lớp trởng viết đề nghị với cô giáo chủ nhiệm đề nghị cho lớp đi xem vở chèo Quan âm Thị Kính để bổ trợ kiến thức cho văn bản Quan âm Thị Kính. - Tình huống phải viết báo cáo: Chi đội trưởng thay mặt hs lớp 7e, viết báo cáo gửi TPTĐ về kết quả hoạt động của chi đội trong học kì I vừa qua. Bài 2/138 Viết một văn bản đề nghị có nội dung tuỳ chọn c. Củng cố- luyện tập(3'): GV khái quát kiến thức toàn bài d. Hướng dẫn học sinh học bài và làm bài tập(1') - Học thuộc các kiến thức về VBĐN và VBBC. - Viết một văn bản báo cáo với nd tuỳ chọn tiết sau đọc và sửa chữa. - Đọc bài : Luyện tập làm văn bản đề nghị và báo cáo. (TT) 4.Rút kinh nghiệm sau giờ dạy: - Nội dung kiến thức : ................................................................................................... ........................................................................................................................................ ....................................................................................................................................... - Phương pháp : ............................................................................................................. ....................................................................................................................................... - Thời gian : .................................................................................................................
Tài liệu đính kèm: