Giáo án Ngữ văn 7, tập 2 - Những trò lố hay là Va - Ren và Phan Bội Châu

I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức:

 -Bản chất xấu xa, đê hèn của Va-ren.

 -Phẩm chất, khí phách của người chiến sĩ cách mạng Phan Bội Châu.

 -Nghệ thuật tưởng tượng, sáng tạo tình huống truyện độc đáo, cách xây dựng hình tượng nhân vật đối lập, cách kể, giọng kể hóm hỉnh, châm biếm.

2. Kỹ năng:

-Đọc kể diễn cảm văn xuôi tự sự (truyện ngắn châm biếm) bằng giọng điệu phù hợp.

-Phân tích tính cách nhân vật qua lời nói, cử chỉ, hành động.

3. Thái độ:

Kính phục, trân trọng, học tập những phẩm chất và khí phách anh hùng của người chiến sĩ cách mạng.

II/ CHUẨN BỊ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

1. Giáo viên: giáo án word; SGV; tranh ảnh minh họa, bảng phụ.

2. Học sinh: bài học; bài soạn; SGK.

III/ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:

- Phương pháp giảng bình

- Phương pháp trực quan

- Phương pháp vấn đáp gợi tìm

 

docx 6 trang Người đăng nguyenphuong Lượt xem 4283Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 7, tập 2 - Những trò lố hay là Va - Ren và Phan Bội Châu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần:	30	Tiết 11	Ngày soạn:
 Phân môn: Đọc hiểu văn bản	Ngày dạy
NHỮNG TRÒ LỐ HAY LÀ VA-REN VÀ PHAN BỘI CHÂU
Nguyễn Ái Quốc
I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
Kiến thức:
 -Bản chất xấu xa, đê hèn của Va-ren.
 -Phẩm chất, khí phách của người chiến sĩ cách mạng Phan Bội Châu.
 -Nghệ thuật tưởng tượng, sáng tạo tình huống truyện độc đáo, cách xây dựng hình tượng nhân vật đối lập, cách kể, giọng kể hóm hỉnh, châm biếm.
Kỹ năng:
-Đọc kể diễn cảm văn xuôi tự sự (truyện ngắn châm biếm) bằng giọng điệu phù hợp.
-Phân tích tính cách nhân vật qua lời nói, cử chỉ, hành động.
Thái độ:
Kính phục, trân trọng, học tập những phẩm chất và khí phách anh hùng của người chiến sĩ cách mạng.
II/ CHUẨN BỊ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
Giáo viên: giáo án word; SGV; tranh ảnh minh họa, bảng phụ..
Học sinh: bài học; bài soạn; SGK...
III/ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:
Phương pháp giảng bình
Phương pháp trực quan
Phương pháp vấn đáp gợi tìm
IV/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
Ổn định lớp (1p)
Kiểm tra bài cũ: (5p)
Em có nhận xét gì bức tranh hiện thực của văn bản “Sống chết mặc bay” của tác giả Phạm Duy Tốn?
Em hãy nêu ý nghĩa văn bản của văn bản “Sống chết mặc bay”?
Giới thiệu bài mới: (3p)
Nhà cách mạng Phan Bội Châu sau bao năm bôn ba hải ngoại để tìm đường cứu nước, đến năm 1925 ông bị thực dân Pháp bố trí bắt cóc từ Trung Quốc giải về nước, kết án tù chung thân, nhưng sau đó, trước phong trào nhân dân cả nước đấu tranh đòi thả, chúng đã phải ra lệnh ân xá. Va-ren vốn là một Đảng viên Đảng Xã hội Pháp, phản bội Đảng, được cử làm toàn quyền Đông Dương. Va-ren trước ngày chuẩn bị sang Đông Dương nhận thức có tuyên bố sẽ quan tâm tới vụ Phan Bội Châu. Nguyễn Ái Quốc viết tác phẩm này để phơi bày sự dối trá, sự lố nbichj của Va-ren. Hôm nay cô trò chúng ta cùng tìm hiểu văn bản Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu.
TG
Hoạt độn của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung lưu bảng
Hoạt động 1: Tìm hiểu chung về TG
-Trình bày sự hiểu biết của em về tác giả? 
*Năm 1911, Bác ra đi tìm đường cứu nước đi sang Pháp và một số nước ở Châu Âu, Châu Phi, Châu Mĩ
Bút danh Nguyễn Ái Quốc có từ năm 1919-1945 gắn với tờ báo “Người cùng khổ”, “Bản án chế độ thực dân Pháp” và một số truyện kí xuất sắc khác.
-Trình bày những hiểu biết của mình về tác phẩm. 
-GV hướng dẫn học sinh đọc: 
+Giọng người kể chuyện: mỉa mai, châm biếm một cách sắc sảo.
+ Giọng Toàn quyền Va-ren: thâm độc, mềm mỏng một cách xảo trá.
*GV nhận xét
-Văn bản thuộc thể loại gì? 
Văn bản được chia làm mấy phần? Nội dung của mỗi phần là gì?
GV nhận xét 
Hs trả lời
Hs đọc bài 
Truyên ngắn
3 phần
Phần 1: từa đầuPBC vẫn vị giam trong tù: Varen với lời hứa chăm sóc vụ PBC
Phần 2: tiếp theo đến không hiểu PBC:cuộc chạm trán giữa Varen và PBC
Phần 3:còn lại: thái độ của PBC với Va-ren
I/ TÌM HIỂU CHUNG
1.Tác giả: Nguyễn Ái Quốc (1890-1969) là tên gọi cảu chủ tịch Hồ Chí Minh dùng từ năm 1919-1945
2.Tác phẩm:
 -Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu là truyện ngắn trong tập Truyện kí Nguyễn Ái Quốc, viết bằng tiếng Pháp đầu những năm 20 thế kỉ XX ở Pháp.
- Đoạn trích kể về trò lố thứ tư, trò lố cuối cùng do toàn quyền Va-ren bày ra tưởng đề cao bản thân và nước Pháp nhưng ngược lại mua cười cho thiên hạ.
*thể loại:truyện ngắn
*Bố cục: 3 phần
Hoạt động 2: ĐHVB
Theo em Va-ren sang VN với mục đích gì?
Va-ren hứa gì về vụ PBC?
Thực chất lời hứa đó là gì?
-Tác giả bình luận gì về lời hứa nửa chính thức của Varen?
Qua đó, tác giả muốn bày tỏ thái độ gì?
*Gv: cụm từ “Nửa chính thức hứa” với cách nói lập lửng, lời hauws chung chung chỉ để trấn an dư luận đã làm tăng tính hài hước của câu chuyện và thái độ châm biếm của tác giả vẫn kín. Và câu hỏi “giả sử cho rằng”, “sẽ chăm sóc”vụ PBC vào lúc nào và ra sao. Qua đó tác giả đã bộc lộ thái độ mỉa mai, nghi ngờ mang tính chất hoài nghi với lời hứa của Varen chỉ là một lời vuốt ve để trấn án nhân dân.Thực chất chỉ là trò lố. 
-Trong cảnh Varen đến Hà Nội để gặp PBC,hai nhân vật chính là Varen và PBC đã thể hiện sự tương phản đó như thế nào? 
Qua đó, em thấy thái độ của tác giả đối với hai nhân vật này. Và mục đích của tác giả là gì?
Varen
PBC
Tính cách
Kẻ phản bội, đê hèn
Bạc anh hùng, cao thượng
Thái độ
Kinh bỉ
Ngợi ca
Mục đích
Vạch trần sự lố bịch của Varen
Khẳng định sự chính nghĩa của cụ PBC
-theo em số lượng khắc họa tính cách nhân vật nhiều ít như thế nào?
-Số lượng nhiều ít đó thể hiện dụng ý NT gì của tác giả khi khắc họa từng nhân vật?
*gv:sự tương phản của hai nhân vật Varen và PBC chính là sự tương phản giữa một bên là kẻ bất lương nhưng nắm quyền và thống trị, một bên là người CM vĩ đại nhưng chịu sự đàn áp.Tác giả dành một số lượng từ ngữ lớn và hình thức ngôn ngữ trần thuật để khắc họa tính cách nhân vật Varen.Còn PBC tác giả dùng sự im lặng để làm phương thức đối lập.Đây là bút pháp một cách viết vừa tả vừa gợi rất thâm thúy sinh động
 -Theo em, lí lẽ của Varen mang hình thức ngôn ngữ gì?
-Qua những lời lẽ có tính chất độc thoại của Varen trước PBC.Vậy động cơ, tính cách và bản chát của Varen đã hiện lên như thế nào?
-Varen đã dùng lời nói dài vòng vo để thuyết phục cụ PBC. Vậy em có nhận xét gì về giọng điệu của Varen?
-Qua những chi tiết trên em thấy Varen là kẻ như thế nào?
PBC đã có cách ứng xử với Varen như thế nào ?
Qua cách ứng xử đó, thái độ và tính cách của PBC được bộc lộ ra sao?
-Lời bình của tác giả trước sự im lặng của PBC đã thể hiện giọng điệu như thế nào ? và có ý nghĩa gì ?
*gv : sử dụng NT tương phản đối lập một cách triệt để cùng với giọng điệu hỏm hỉnh mỉa mai đã khắc họa thành công hai nhân vật đại diện cho hai lực lượng xã hội hoàn toàn đối lập nhau ở nước ta thời Pháp thuộc. Varen gian trá,lố bịch địa diện cho thực dân Pháp phản động ở Đông Dương.PBC kiên cường, bất khuất xứng đáng là bậc anh hùng xả thân vì độc lập, tiêu biểu cho khí phách dân tộc VN.
-giả sử tp kết thúc ở câu ..cũng như 
Varen không hiểu PBC có được không ?
-Có thêm đoạn kết, trong đó có lời quả quyết của anh lính dõng An Nam và lời đoán thêm của tác giả thì có gì khác ?
*gv :Ở đoạn kết có sự thay đổi nhẹ trên nét mặt người tù lừng tiếng, đôi ngọn râu mép của người tử tù nhếch lên một chút rồi lại hạ xuống ngay và cái đó chỉ diễn ra một lần. Nụ cười như cánh ruồi lướt qua thể hiện sự tiếp tục nâng cấp tính cách thái độ khinh bỉ của PBC trước kẻ thù.
-Ngoài lời quả quyết cảu anh lính dõng, thì còn lời TB và sự quả quyết của nhân chứng thứ 2. Vậy giá trị của lời TB này là gì ? 
*gv :việc tách hành động này riêng trong phần tái bút là dụng ý nghệ thuật của tg nhằm nhấn mạnh và làm nổi bật tính quan trọng cảu nó.
-Sự phối hợp giữa lời tái bút và lời quả quyết có gì thú vị ?
 *gv:Nếu với lời kết ở trên, thái độ khinh bỉ của Phan Bội Châu được thể hiện bằng hình thức im lặng, dửng dưng thì ở lời Tái bút mức độ cao hơn là hành động chống trả lại quyết liệt : nhổ vào mặt Va-ren. Như thế, là với kẻ thù có nhiều cách tỏ thái độ. Chỉ im lặng dửng dưng thì chưa đủ mà còn phải nhổ vào mặt nó. Cách dẫn chuyện thật hóm, thật thú vị, và quan trọng hơn là làm tăng thêm ý nghĩa của vấn đề.
-Bạn nào có thể khái quát lại nghệ thuật tác giả đã sử dụng trong văn bản?
Ngoài ý nghxia văn học tác phẩm còn có ý nghĩa về chính trị, cổ động đòi thả nhà chính trị yêu nước DPBC đồng thời vạch rõ bộ mặt giả nhân giả nghĩa của bọn thực dân.
-bạn nào khái quát lên ý nghĩa của văn bản?
Gọi hs đọc ghi nhớ
Vì: vừa muốn nhậm chức vừa muốn lấy lòng dư luận ở VN và Đông Dương là chăm sóc vụ Phan Bội Châu
-“Nửa chính thức..chăm sóc PBC
-Nửa chính thức hứa của Varen có ý nghĩa là lời hứa này có thể thay đổi
Ông hưa thếlàm sao
Thái độ mỉa mai, châm biếm, muốn vạch trần bộ mặt lừa bịp của Varen
Varen: toàn quyền Đông Dương, con người phản bội giai cấp, tên chính khách bị đuổi ra khỏi tập đoàn, kẻ ruồng bỏ quá khứ,lòng tin,g/c của mình
=>kẻ phản bội nhục nhã
PBC: là người tù yêu nước, hi sinh cả gđ của cải để xa lánh bọn cướp nước, bị kết án tử hình vắng mặt và bị đày đọa trong nhà giam
=>Bậc anh hùng vị thiên sứ đấng xả thân vì độc lập
Nhiều ít khác nhau
Ngôn ngữ đối thoại đơn phương gần như là độc thoại, tự nói một mình
-Tuyên bố: Tôi đem tự do đến cho ông đây 
-Hành động: Tay phải- bắt tay Tay trái nâng cái gong 
=> lời nói mâu thuẫn với việc làm => thể hiện sự dụ dỗ vuốt ve bịp bợm một cách tắng trợn.
-Điều kiện: Trung thành, cộng tác, hợp lực với nước Pháp. Chớ tìm cách xúi giục đồng bào nổi lên, hãy bảo họ hợp tác với người Pháp.
 -Khuyên Phan Bội Châu:Để mặc những ý nghĩ phục thù....ông và tôi nắm chặt tay nhau ...đốt cháy cái mình tôn thờ.. 
-chân thành, có lúc thì mỉa mai châm chọc
-giả dối, bịp bợm, đê tiện
-Im lặng
- Phớt lờ coi như không có Varen trước mặt
- cứng cỏi, có bản lĩnh.
không chịu khuất phục trước kẻ thù 
-giọng điệu hóm hỉnh, mỉa mai góp phần làm rõ thêm tính cách của PBC
Không
Hs trả lời
Không chỉ khinh bỉ mà còn bộc lộ sự căm phẫn, giận dữ tột cùng.
Hs trả lời
HS trả lời
HS đọc ghi nhớ
II/ Đọc hiểu văn bản:
Nội dung:
-Chân dung Va-ren được vẽ lên như một nhà chính trị cáo già, lọc lõi, xảo quyệt. Bản chất đó bộc lộ qua lời nói và hành động của hắn trong các hoàn cảnh:
 +Trước ngày sang Đông Dương nhậm chức.
 +Trong cuộc gặp gỡ với nhà cách mạng đang bị giam giữ trong ngục tù
-Chân dung nhà yêu nước cách mạng vĩ đại Phan Bội Châu trong nhà ngục của bọn thực dân Pháp hiện lên uy nghi, kiên cường được khắc hoạ:
 +Qua sự im lặng tuyệt đối trước những lời dụ dỗ, mua chuộc của Va-ren.
 +Qua nụ cười nhếch mép khinh bỉ hay bãi nước bọt nhổ vào mặt Va-ren.
2.Nghệ thuật
 -Sử dụng triệt để biện pháp đối lập – tương phản nhằm khắc hoạ hai hình tượng nhân vật đối lập: người anh hùng Phan Bội Châu và kẻ phản bội hèn hạ Va-ren.
 -Lựa chọn các chi tiết nhằm tập trung miêu tả cử chỉ, tác phong có ý nghĩa tượng trưng.
 -Sáng tạo nên hình thức ngôn ngữ đối thoại đơn phương của Va-ren. 
 -Có giọng điệu mỉa mai, châm biếm sâu cay.
 3.Ý nghĩa văn bản
 Truyện ngắn Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu vạch trần bản chất xấu xa, đê hèn của Va-ren, khắc hoạ hình ảnh người chiến sĩ cách mạng Phan Bội Châu trong chốn ngục tù, đồng thời giúp ta hiểu rằng không gì có thể lung lạc được ý chí, tinh thần của người chiến sĩ cách mạng.
*Ghi nhớ:
4.Củng cố: (2p)
- Đọc văn bản và tóm tắt lại văn bản
- Nắm được nội dung và nghệ thuật
5.Dặn Dò: (2p)
-Học bài và xem bài mới Dùng cụm chủ vị để mở rộng câu (LT)

Tài liệu đính kèm:

  • docxNhững trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu.docx