Giáo án Ngữ văn 7, tập 2 - Ôn tập phần Tiếng Việt

I - MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS :

 Hệ thống hóa Tiếng Việt đã học trong học kì I.

1. Kiến thức:

- Củng cố hệ thống hoá lại những kiến thức về:

+ Cấu tạo từ (từ ghép, từ láy)

+ Từ loại (đại từ, quan hệ từ)

+ Từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm, thành ngữ.

+ Từ Hán Việt.

+ Các phép tu từ (điệp ngữ, chơi chữ).

2. Kĩ năng:

- Giải nghĩa một số yếu tố Hán Việt đã học.

- Tìm thành ngữ theo yêu cầu.

3. Thái độ: Yêu thích bộ môn, có thái độ học tập tự giác, tích cực.

II - CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:

 * GV: SGK, bài soạn, bảng phụ. * HS: Vở soạn bài, SGK.

III - PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:

 - Vấn đáp ; Thuyết trình ; Thảo luận nhóm ; Kĩ thuật động não.

IV - TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

 1. Ổn định tổ chức lớp:

 2. Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh:

 - Kiểm tra kiến thức và kĩ năng trong quá trình ôn tập.

 - Kiểm tra việc chuẩn bị bài mới của HS.

 3. Tiến trình dạy học bài mới:

 

doc 5 trang Người đăng nguyenphuong Lượt xem 8133Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 7, tập 2 - Ôn tập phần Tiếng Việt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ÔN TẬP PHẦN TIẾNG VIỆT
Tiết : 67 + 68
NS: /12 /2013 
ND: /12 /2013 
I - MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS : 
 Hệ thống hóa Tiếng Việt đã học trong học kì I.
1. Kiến thức:
- Củng cố hệ thống hoá lại những kiến thức về:
+ Cấu tạo từ (từ ghép, từ láy)
+ Từ loại (đại từ, quan hệ từ)
+ Từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm, thành ngữ.
+ Từ Hán Việt.
+ Các phép tu từ (điệp ngữ, chơi chữ).
2. Kĩ năng:
- Giải nghĩa một số yếu tố Hán Việt đã học.
- Tìm thành ngữ theo yêu cầu.
3. Thái độ: Yêu thích bộ môn, có thái độ học tập tự giác, tích cực.
II - CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
 * GV: SGK, bài soạn, bảng phụ. * HS: Vở soạn bài, SGK.
III - PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:
 - Vấn đáp ; Thuyết trình ; Thảo luận nhóm ; Kĩ thuật động não. 
IV - TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
 1. Ổn định tổ chức lớp:
 2. Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh:
 - Kiểm tra kiến thức và kĩ năng trong quá trình ôn tập.
 - Kiểm tra việc chuẩn bị bài mới của HS.
 3. Tiến trình dạy học bài mới: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN 
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
Æ Giới thiệu bài: Các em đã học một số một số kiến thức về Tiếng Việt trong HKI.. Bài Ôn tập phần Tiếng Việt hôm nay sẽ giúp các em củng cố, hệ thống hoá lại những kiến thức đã học đó.
àHoạt động 1: Hệ thống hóa kiến thức về từ ghép, từ láy.
? Từ đơn là gì ? Từ phức là gì ?
? Từ phức gồm những loại nào ? 
? Từ ghép có cấu tạo như thế nào ? 
? Có những loại từ ghép nào ? 
Cho ví dụ.
? Từ láy có cấu tạo như thế nào ? 
? Có những loại từ láy nào ? 
Cho ví dụ.
àHoạt động 1: 
- Trả lời theo sự chỉ định của GV.
- Trả lời theo sự chỉ định của GV.
- Trả lời theo sự chỉ định của GV.
- Trả lời theo sự chỉ định của GV.
- Trả lời theo sự chỉ định của GV.
- Trả lời theo sự chỉ định của GV.
I. Hệ thống hoá kiến thức:
1) Cấu tạo từ: Từ ghép, từ láy
* TỪ: 
▪ Từ đơn: ăn, nhà, núi, cây, 
▪ Từ phức: nhà cửa, sạch sành sanh,
- Từ ghép: sông núi, xe đạp, cá rô phi,
+ Từ ghép chính phụ: cá rô, máy tuốt lúa,
+ Từ ghép đẳng lập: tốt tươi, xinh đẹp,
- Từ láy: lộp bộp, xào xạc, phạp phồng,
+ Từ láy toàn bộ: đo đỏ, chằm chằm,
+ Từ láy bộ phận: sát sàn sạt, lạnh lùng,
TỪ LÁY 
BỘ PHẬN
Các tiếng lặp lại nhau hoàn toàn
xiêu xiêu,
xanh xanh,
trơ trơ, chằm chằm
TỪ LÁY 
TOÀN BỘ
Tiếng đứng trước biến đổi thanh điệu
nho nhỏ,
đo đỏ,
 tim tím
Tiếng đứng trước biến đổi phụ âm cuối
đèm đẹp,
xôm xốp,
xào xạc
Các tiếng có sự giống nhau về âm đầu
lạnh lẽo,
xôn xao,
đẹp đẽ, sạch sẽ
Các tiếng có sự giống nhau về phần vần
lác đác
 lí nhí
 đìu hiu
TỪ PHỨC
Là từ gồm hai hoặc nhiều tiếng
TỪ GHÉP ĐẲNG LẬP
Có các tiếng bình đẳng với nhau về ngữ pháp.
núi đồi,
quần áo,
 ông bà, 
sách vở,
sông núi, tươi tốt, 
ăn mặc 
TỪ GHÉP CHÍNH PHỤ
Có tiếng chính và tiếng phụ bổ sung nghĩa cho tiếng chính.
xe đạp,
 cá rô,
 quần dài,
 sách giáo khoa,
bút chì
TỪ GHÉP
Giữa các tiếng có quan hệ với nhau về mặt ngữ nghĩa
TỪ LÁY
Giữa các tiếng có quan hệ với nhau về mặt ngữ âm
TỪ PHỨC
Là từ gồm hai hoặc nhiều tiếng
TỪ LÁY
Giữa các tiếng có quan hệ với nhau về láy âm
TỪ GHÉP
Giữa các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa
TỪ GHÉP CHÍNH PHỤ
Có tiếng chính và tiếng phụ bổ sung nghĩa cho tiếng chính.
xe đạp,
 cá rô,
 quần dài,
 sách giáo khoa,
bút chì
TỪ GHÉP ĐẲNG LẬP
Có các tiếng bình đẳng với nhau về ngữ pháp.
núi đồi,
quần áo,
 ông bà, 
sách vở,
sông núi, tươi tốt, 
ăn mặc 
àHoạt động 2: Hệ thống hóa kiến thức về đại từ, quan hệ từ.
? Đại từ là gì ? Cho ví dụ ?
? Đại từ có thể đảm nhiệm vai trò gì trong câu ? Cho ví dụ ?
? Có những loại đại từ nào ? 
? Tìm ví dụ cho các loại đại từ ?
àHoạt động 2: 
- Trả lời theo sự chỉ định của GV.
- Trả lời theo sự chỉ định của GV.
- Trả lời theo sự chỉ định của GV.
- Độc lập suy nghĩ, trả lời.
2) Từ loại: 
a) Đại từ: 
* Đại từ là từ dùng để trỏ người, sự vật, hoạt động, tính chất,được nói đến trong một ngữ cảnh nhất định của lời nói hoặc dùng để hỏi.
- Đại từ có thể làm chủ ngữ, vị ngữ trong câu; có thể làm phụ ngữ của danh từ, động từ, tính từ trong cụm từ. 
* Các loại đại từ: (sơ đồ)
ĐẠI TỪ
Đại từ để trỏ
Trỏ
người,
sự vật
Ví dụ:
tôi, ta, nó, chúng tôi, 
Trỏ
số lượng
Ví dụ:
bấy
bấy nhiêu,
Trỏ
hoạt động,
tính chất
Ví dụ: 
vậy, 
thế
Đại từ để hỏi
Hỏi về
người,
sự vật
Ví dụ: 
ai, gì, 
nào
Hỏi về
số lượng
Ví dụ: 
bao nhiêu,
mấy
Hỏi về
hoạt động,
tính chất
Ví dụ: 
sao,
 thế nào
? Quan hệ từ là gì ? Cho ví dụ.
? Nêu một số quan hệ từ được dùng thành cặp ?
? Lập bảng so sánh quan hệ từ với danh từ, động từ, tính từ về ý nghĩa và chức năng ?
- Trả lời theo sự chỉ định của GV.
- Trả lời theo sự chỉ định của GV.
- Làm theo nhóm.
b) Quan hệ từ: được dùng để biểu thị các ý nghĩa quan hệ như sở hữu, so sánh, nhân quả, đẳng lập,
- Có những quan hệ từ được dùng thành cặp: Nếuthì; Vì... nên; Hễthì; 
So sánh quan hệ từ với danh từ, động từ, tính từ
 Từ loại
Ý nghĩa, chức năng
Danh từ , động từ , tính từ
Quan hệ từ
Ý nghĩa
Biểu thị người, sự vật, hoạt động, tính chất.
Biểu thị ý nghĩa quan hệ
Chức năng
Có khả năng làm thành phần của cụm từ, của câu.
Liên kết các thành phần của cụm từ, của câu.
àHoạt động 3: Hệ thống hóa kiến thức về từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm.
? Thế nào là từ đồng nghĩa ? Cho ví dụ ?
? Có những loại từ đồng nghĩa nào ? Cho ví dụ về mỗi loại ?
àHoạt động 3: 
- Trả lời theo sự chỉ định của GV.
- Trả lời theo sự chỉ định của GV.
3) Từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm:
a) Từ đồng nghĩa: là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau. Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc nhiều nhóm từ đồng nghĩa khác nhau.
- Các loại từ đồng nghĩa: 
+ Đ/n hoàn toàn: trái - quả ; bông - hoa
 + Đ/n không hoàn toàn: chết - hi sinh
? Thế nào là từ trái nghĩa ? 
? Cho ví dụ về từ trái nghĩa ?
- Trả lời theo sự chỉ định của GV.
- Độc lập suy nghĩ, trả lời.
b) Từ trái nghĩa: là những từ có nghĩa trái ngược nhau. Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc nhiều nhóm từ trái nghĩa khác nhau.
VD: sống – chết ; tươi – héo ; tươi – ươn ;
già – trẻ ; già – non;
? Thế nào là từ trái nghĩa ? 
? Cho ví dụ về từ trái nghĩa ?
- Trả lời theo sự chỉ định của GV.
- Độc lập suy nghĩ, trả lời.
c) Từ đồng âm: là những từ giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa khác xa nhau, không liên quan gì với nhau.
VD: bò (con bò) – bò (em bé bò). 
àHoạt động 4: Hệ thống hóa kiến thức về các phép tu từ: điệp ngữ, chơi chữ.
? Điệp ngữ là gì ? 
? Có những loại điệp ngữ nào ?
àHoạt động 4:
- Trả lời theo sự chỉ định của GV.
- Trả lời theo sự chỉ định của GV.
4) Các phép tu từ: Điệp ngữ, chơi chữ
a) Điệp ngữ: Khi nói hoặc viết người ta có thể dùng biện pháp lặp lại từ ngữ (hoặc câu) nhằm làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh. Cách lặp lại như vậy gọi là phép điệp ngữ, từ ngữ được lặp lại gọi là điệp ngữ.
* Các loại điệp ngữ: điệp ngữ nối tiếp ; điệp ngữ cách quãng ; điệp ngữ chuyển tiếp (còn gọi là điệp ngữ vòng)
? Chơi chữ là gì ? Cho ví dụ ?
? Có các lối chơi chữ nào ?
? Chơi chữ thường được dùng ở đâu ?
- Trả lời theo sự chỉ định của GV.
- Trả lời theo sự chỉ định của GV.
- Trả lời theo sự chỉ định của GV.
b) Chơi chữ: là lợi dụng đặc sắc về âm, về nghĩa của từ ngữ để tạo sắc thái dí dỏm, hài hước, ... làm câu văn hấp dẫn, thú vị.
* Các lối chơi chữ: (sơ đồ)
CÁC LỐI CHƠI CHỮ
Dùng từ trái nghĩa,
đồng nghĩa, gần nghĩa
Dùng 
lối 
nói lái
Dùng 
cách 
điệp âm
Dùng 
lối nói 
trại âm
(gần âm)
Dùng 
từ ngữ đồng âm
Chơi chữ được sử dụng trong cuộc sống thường ngày, trong thơ văn trào phúng, trong câu đối, câu đố,
àHoạt động 5: Hệ thống hóa kiến thức về thành ngữ.
? Thành ngữ là gì ? Cho ví dụ ?
? Nghĩa của thành ngữ như thế nào ? Cho ví dụ ?
? Thành ngữ có thể đảm nhiệm vai trò gì trong câu, trong cụm ?
àHoạt động 5:
- Trả lời theo sự chỉ định của GV.
- Trả lời theo sự chỉ định của GV.
- Trả lời theo sự chỉ định của GV.
5) Thành ngữ: là loại cụm từ có cấu tạo cố định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh.
* Nghĩa của thành ngữ: có thể suy ra trực tiếp từ nghĩa của các yếu tố tạo nên nó, nhưng đa số là nghĩa hàm ẩn, trừu tượng. 
* Thành ngữ có thể đảm nhiệm chức vụ cú pháp trong câu giống như thực từ; thành ngữ có thể làm phụ ngữ trong cụm từ.
Hết tiết 67 – Chuyển sang tiết 68
àHoạt động 6: Luyện tập – Củng cố
BT3/184: Giải nghĩa các yếu tố Hán Việt đã học ?(SGK/184)
bạch (bạch cầu): trắng
bán (bức tượng bán thân): một nửa
cô (cô độc): một mình
cư (cư trrú): nơi ở
cửu (cửu chương): chín
dạ (dạ hương, dạ hội): đêm
đại (đại lộ, đại thắng): to, lớn
điền (điền chủ, công điền): ruộng
hà (sơn hà): sông
hậu (hậu vệ): sau
hồi (hồi hương, thu hồi): về
hữu (hữu ích): có
lực (nhân lực): sức
mộc (thảo mộc, mộc nhĩ): cây gỗ
àHoạt động 6:
- Từng bàn thi nhau giả nghĩa các yếu tố Hán Việt theo thứ tự.
II. Luyện tập:
BT3/184: Giải nghĩa các yếu tố Hán Việt:
nguyệt (nguyệt thực): trăng
nhật (nhật kí): ngày
quốc (quốc ca): nước
tam (tam giác): ba
tâm (yên tâm): lòng, dạ
thảo (thảo nguyên): cỏ
thiên (thiên niên kỉ): nghìn
thiết (thiết giáp): thít lại
thiếu (thiếu niên, thiếu thời): chưa đủ
thôn (thôn dã, thôn nữ): thôn quê
thư (thư viện): sách
tiền (tiền đạo): trước
tiểu (tiểu đội): nhỏ
tiếu (tiếu lâm ): cười
vấn (vấn đáp): hỏi
BT3/193: Tìm một số từ đồng nghĩa và một số từ trái nghĩa với mỗi từ: 
bé (về mặt kích thước, khối lượng), thắng, chăm chỉ ?
 đồng nghĩa: siêng năng
chăm chỉ 
 trái nghĩa: lười biếng
BT3/193:
 từ đồng nghĩa: nhỏ, tí hon, nhỏ bé
bé 
 từ trái nghĩa: to, lớn, khổng lồ, to lớn 
 từ đồng nghĩa: được
thắng 
 từ trái nghĩa: thua
BT6/193: Tìm thành ngữ thuần Việt đồng nghĩa với mỗi thành ngữ Hán Việt: bách chiến bách thắng, bán tín bán nghi, kim chi ngọc diệp, khẩu phật tâm xà.
BT6/193: Thành ngữ thuần Việt đồng nghĩa với thành ngữ Hán Việt:
- Bách chiến bách thắng: trăm trận trăm thắng.
- Bán tín bán nghi: nửa tin nửa ngờ.
- Kim chi ngọc diệp: cành vàng lá ngọc.
- Khẩu phật tâm xà: miệng nam mô bụng bồ dao găm.
BT7/194: Thay thế từ ngữ bằng thành ngữ có ý nghĩa tương đương.
BT7/194: Thay thế từ ngữ bằng thành ngữ:
- đồng rộng mênh mông và vắng lặng: đồng không mông quạnh.
- phải cố gắng đến cùng: còn nước còn tát.
- làm cha làm mẹ phải chịu trách nhiệm về hành động sai trái của con cái: con dại cái mang.
- nhiều tiền bạc, trong nhà không thiếu thứ gì: giàu nứt đố đổ vách.
V. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC:
1/ Bài vừa học: 
Nắm kĩ các nội dung ôn tập.
Chọn một trong các văn bản đã học, xác định trong văn bản đó: từ láy, từ ghép, từ Hán Việt, đại từ, quan hệ từ.
Phân tích tác dụng của việc sử dụng từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm, thành ngữ trong văn bản cụ thể.
2/ Bài sắp học: KIỂM TRA HỌC KÌ I
Ôn lại các kiến thức về Văn, Tiếng Việt, Tập làm văn đã học trong chương trình Ngữ văn lớp 7 HKI.
Chuẩn bị giấy bút làm bài kiểm tra tổng hợp HKI.
à RÚT KINH NGHIÊM VÀ BỔ SUNG:

Tài liệu đính kèm:

  • docÔn tập phần Tiếng Việt (2).doc