Giáo án Ngữ văn 7, tập 2 - Quan Âm Thị Kính - Trịnh Thị Thanh Hằng

A-/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

 1- Kiến thức: Giúp học sinh thấy được.

 - Những nét đặc sắc của chèo cũng như tích chèo, nhân vật và cách biểu diễn.

 - Số phận bi thảm, không lối thoát của người phụ nữ trong gia đình và trong xã hội phong kiến

- Tính cách của nhân vật được bộc lộ qua xung đột

 2- Kĩ năng: Rèn kĩ năng phân tích nhân vật, kĩ năng phân tích chèo.

 3- Giáo dục tư tưởng: Giáo dục học sinh tình yêu thương con người, thông cảm với số phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến.

 * Tích hợp: Một số văn bản khác nói về cuộc sống của người phụ nữ trong xã hội phong kiến.

 * Trọng tâm: Tìm hiểu nỗi oan của nhân vật Thị Kính qua đó thấy được số phận bi thảm của người phụ nữ trong xã hội phong kiến.

 B-/ CHUẨN BỊ:

 - Thày: Soạn giáo án, giấy trong và máy chiếu.

 - Trò: Soạn bài, giấy trong và bút dạ.

 

doc 11 trang Người đăng nguyenphuong Lượt xem 1749Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 7, tập 2 - Quan Âm Thị Kính - Trịnh Thị Thanh Hằng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 1:
Tiết 118: Văn bản: Quan Âm Thị Kính ( tiếp).
( Ngữ văn 7 tập II).
N
 A-/ Mục tiêu cần đạt:
 1- Kiến thức: Giúp học sinh thấy được.
 - Những nét đặc sắc của chèo cũng như tích chèo, nhân vật và cách biểu diễn.
 - Số phận bi thảm, không lối thoát của người phụ nữ trong gia đình và trong xã hội phong kiến
Tính cách của nhân vật được bộc lộ qua xung đột 
 2- Kĩ năng: Rèn kĩ năng phân tích nhân vật, kĩ năng phân tích chèo.
 3- Giáo dục tư tưởng: Giáo dục học sinh tình yêu thương con người, thông cảm với số phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến. 
 * Tích hợp: Một số văn bản khác nói về cuộc sống của người phụ nữ trong xã hội phong kiến.
 * Trọng tâm: Tìm hiểu nỗi oan của nhân vật Thị Kính qua đó thấy được số phận bi thảm của người phụ nữ trong xã hội phong kiến.
 B-/ Chuẩn bị:
 - Thày: Soạn giáo án, giấy trong và máy chiếu.
 - Trò: Soạn bài, giấy trong và bút dạ.
 C-/ Tiến trình bài dạy:
 1- ổn định lớp:
 2- Kiểm tra bài cũ: (3 phút).
 Hỏi: Em hãy kể tóm tắt trích đoạn “Nỗi oan hại chồng” ?
 - Yêu cầu: HS kể được tóm tắt những nội dung chính của đoạn trích.
(Sau đó GV chiếu phần tóm tắt trên màn chiếu).
 3- Bài mới: (38 phút)
 a/ Giới thiệu bài: 
 ở tiết 117 các em đã được tìm hiểu văn bản “Quan Âm Thị Kính” qua phần đọc, tóm tắ nội dung của vở chèo cũng như trích đoạn “Nỗi oan hại chồng”. Trong phần đầu đó chúng ta thấy được Thị Kính là một người vợ yêu thương, quan tâm đến chồng thông qua các cử chỉ: Dọn kỷ, quạt cho chồng ngủ, đặc biệt là thái độ băn khoăn khi phát hiện ra chiếc râu mọc ngược dưới cằm chồng – Vì muốn đẹp cho chồng nàng đã cầm dao xén chiếc râu đó.
 Vậy với hành động đó thì điều gì sẽ xảy ra với nàng, đặc biệt là Sùng bà sẽ đối sử với nàng ra sao ? Giờ học hôm nay cô cùng các em đi tìm hiểu tiếp.
 b/ Hoạt động của thày và trò:
Hoạt động của thày
Hoạt động của trò
Nội dung
* Hoạt động 2:
-GV hướng dẫn HS tìm hiểu trích đoạn “Nỗi oan hại chồng”
Chúng ta đã biết tình yêu mà Thị Kính dành cho chồng rất đằm thắm, rất chân thật. Chân thật đến mức nàng tuỳ tiện cầm dao để cắt râu cho chồng. Hành động đó của Thị Kính rất tự nhiên trong sáng, không có ý gì khác ngoài mục đích làm đẹp cho chồng. Người xưa có câu:”Xấu chàng hổ ai”. Có thể nói người phụ nữ bao giờ cũng lo lắng chăm sóc cho chồng con ân cần chu đáo. Đó là một trong những phẩm chất tốt đẹp của họ.
H: Thông qua tình cảnh ấy- khung cảnh sinh hoạt đầm ấm của gia đình Thị Kính trong phần đầu trích đoạn, người xưa muốn gửi gắm ước mơ gì?
- Song, Thị Kính không thể ngờ lòng yêu thương, cử chỉ quan tâm chăm sóc ân cần của mình lại trở thành nguyên nhân gây ra một loạt bi kịch của đời nàng.
- GV: Trong chèo, kịch bao giờ cũng có tình huống gây xung đột ’xung đột đến đỉnh điểm ’ đến tình huống giải quyết xung đột. Có thể nói, tình huống vừa phân tích ở trên chính là tình huống để xảy ra xung đột kịch. Chúng ta sẽ thấy rõ khi tìm hiểu xong đoạn chèo này.
H: Trở lại với nhân vật Thị Kính, qua hành động cắt râu cho chồng thì Thị Kính đã bị mọi người nghĩ như thế nào?
H: Sự thực có phải như thế không ? (không).
H: Như vậy có thể nói bi kịch đầu tiên của Thị Kính là gì?
H: Khi bị vu oan Thị Kính có nhận tội không ? Nàng đã làm gì ?
 Trong đoạn trích em thấy mấy lần Thị Kính kêu oan? Kêu với ai?
GV Chiếu nội dung 5 lần Thị Kính kêu oan lên màn chiếu.
H: Kết quả sau mỗi lần nàng kêu oan như thế nào? Thái độ của mọi người ra sao?
- Trước tiên với mẹ chồng?
(5 lần Thị Kính kêu oan thì 3 lần với mẹ chồng, nàng đều bị đay nghiến vô lý, tàn nhẫn, lời kêu oan của Thị Kính chỉ như lửa đổ thêm dầu.
- Với Sùng ông? (Tuy Thị Kính không kêu oan với Sùng ông nhưng em thấy Sùng ông có thái độ như thế nào?
GV: Với cha mẹ chồng nàng không hề nhận được sự cảm thông, ngược lại nàng càng bị kết tội nặng hơn. Vậy với chồng liệu nàng có nhận được sự cảm thông và minh oan cho mình không .
H: Thái độ của Thiện Sĩ như thế nào khi vợ kêu oan?
H: Qua thái độ của Thiện Sĩ em có nhận xét gì về người chồng này?
H: Đến đây em thấy bi kịch tiếp theo của Thị Kính là gì?
GV: Đó cũng là bi kịch của người phụ nữ trong xã hội xưa. Anh chồng đó đã hoàn toàn bỏ mặc vợ mình – một người vợ đã từng thương yêu , chăm chút, gắn bó với mình cho cha mẹ hành hạ. Lúc này, Thiện Sĩ chỉ là một nhân vật thừa trên sân khấu.
H: Chỉ đến lần cuối cùng kêu oan với cha mình Thị Kính mới nhận được sự cảm thông. Em hãy tìm những chi tiết miêu tả sự cảm thông đó trong đoạn trích:
(GV chiếu đoạn trích trang 117 SGK)
H: Sự cảm thông của người cha có giải quyết được nỗi oan cho Thị Kính không ?
GV: Sự cảm thông của cha không giúp nàng giải được nỗi oan – Mà đó chỉ là sự cảm thông đau khổ và bất lực (GV đọc lời thoại “ Con ơi! Dù oan.... cha liệu cho con”.
 H: Vậy việc cả 5 lần nàng kêu oan đều không giải được oan, ngược lại càng kêu, oan càng dầy lên. Điều đó muốn nói lên bi kịch nào của nàng?
GV: Càng đến cuối xung đột của lớp kịch, cảnh ngộ của Thị Kính càng thê thảm. Kết cục của nỗi oan là sự việc gì xảy ra?
GV: Với kết cục ấy, Thị Kính sẽ có tâm trạng và cách giải quyết như thế nào? Các em hãy quan sát lên màn chiếu.
(GV chiếu đoạn :” Thị Kính theo cha...run rủi”.
H: Em hãy tìm những cử chỉ , ngôn ngữ của Thị Kính trước khi ra khỏi nhà chồng?
GV: Gạch chân những chi tiết HS tìm được.
H: qua một loạt những cử chỉ và ngôn ngữ trên của Thị Kính cho ta thấy tâm trạng của Thị Kính trước khi rời khỏi nhà chồng như thế nào?
GV bình: Chiếc kỉ, thúng khâu, chiếc áo đang khâu dở là bằng chứng của tình cảm thuỷ chung, hiền dịu của người vợ. Nhưng tất cả đã bị coi như là dấu vết của sự thất tiết. Một sự đảo lộn đột nhột, ghê gớm. Điệu sử rầu, nói thảm của Thị Kính là những lời bộc bạch đau đớn trước bước ngoạt cuộc đời: “Thương ôi ! Bấy lâu sắt cầm tịnh hảo. Bỗng ai làm chăn gối lẻ loi”.
“ Bấy lâu” và “Bỗng”, “sắt cầm tịnh hảo” và “Chăn gối lẻ loi”.Một bên là thời gian dài lâu của kỉ niệm hạnh phúc, bên kia là khoảnh khắc chớp nhoáng của sự tan vỡ. Một bên là hình ảnh của tình chông vợ hoà hợp, bên kia là hình ảnh của sự chia lìa:”Trách lòng ai nỡ phụ lòng
 Đang tay nỡ bẻ phím đồng làm đôi”
Là lời bộc bạch của nhân vật gợi lên rất rõ hình ảnh một con người đang bơ vơ trước cái vô định của cuộc đời, đang “đối cảnh” trước những hồi ức, những nỗi đau và đang đứng trước một cuộc lựa chọn giằng xé: về đâu? Đời người phụ nữ thời phong kiến “Lênh đênh trước bách giữa dòng”.
GV:Chiếu đoạn :” Con vọng bái....chứng minh”.
H: Cách giải oan mà Thị Kính nghĩ tới lúc này là gì?
H: Việc Thị Kính “ Trá hình nam tử” đi tu hành có ý nghĩa gì ? (Nếu HS không trả lơì được GV gợi ý: có ý nghĩa tích cực hay tiêu cực).
GV chốt: Việc đó có hai ý nghĩa:
- Tích cực là Thị Kính muốn sống để tỏ rõ sự đoan chính của mình.
- Tiêu cực là cho rằng mình khổ vì do số kiếp, do “Phận hẩm, duyên ôi” nên tìm vào cửa phật để tu tâm.
 Cả sau này, khi bị hàm oan trong vụ án hoang thai của Thị Mầu, Thị Kính vẫn buông xuôi, nhẫn nhục đợi chờ “Nhật nguyệt rạng soi”. So với những người vợ trong các vở chèo khác, Thị Kính thiếu cái khoẻ khoắn, lạc quan, thiếu cái bản lĩnh dũng cảm của Thị Phương trong vở chèo Trương Viên, không có nghị lực cứng cỏi đứng lên hành động chống lại những oan trái bất công. Người phụ nữ này chưa đủ sức, chưa đủ bản lĩnh vượt lên trên hoàn cảnh, trái lại đã khuất phục hoàn cảnh, cam chịu hoàn cảnh bằng sự chịu đựng nhẫn nhục. Ước muốn “Nhật nguyệt rạng soi” chỉ là một ước muốn thụ động.
H: Con đường tu hành mà Thị Kính chọn có giúp nàng thoát khỏi đau khổ không ? Qua đó muốn số phận như thế nào trong xã hội xưa.
GV nhấn mạnh: Thị Kính có hành động tiêu cực ấy là do xã hội phong kiến tạo nên. Cần phải lên án xã hội phong kiến thối nát vô nhân đạo , đầy dãy sự bất công ấy.
GV chuyển ý: Có thể nói cuộc đời của Thị Kính là cuộc đời bi thảm và bế tắc. Hình ảnh của Thị Kính không phải chỉ có một mà có rất nhiều trong xã hội xưa. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến nỗi đau khổ của Thị Kính, chúng ta sẽ cùng thấy điều đó khi tìm hiểu nhân vật Sùng bà.
GV trong bản luận tội Thị Kính , Sùng bà đã căn cứ vào 4 điểm chính. (GV chiếu 4 điểm sau lên màn chiếu:
1. Khép tội cho Thị Kính là giết chồng.
2. Cho rằng Thị Kính là loại đàn bà hư đốn, tâm địa xấu xa.
3. Cho rằng Thị Kính là con nhà thấp hèn không xứng với nhà mình.
4. Cho rằng Thị Kính phải bị đuổi đi.
H: Em hãy liệt kê những ngôn ngữ buộc tội của Sùng bà qua những chi tiết cụ thể.
- GV chiếu kết quả của HS, gọi HS nhận xét.
- GV chiếu đáp án: 
1. Cái con mặt sứa gan ni này ! Mày định giết con bà à ?
2.-Còn tuồng bay mèo mả gà đồng lẳng lơ.
- Mày có trót say hoa đắm nguyệt.
Đã trên dâu dưới bộc hẹn hò.
3. – Giống nhà bà đây giống phượng giống công.
- Nhà bà đây cao môn lệnh tộc
- Trứng rồng lại nở ra rồng
Liu điu lại nở ra dòng liu điu.
- Mày là con nhà cua nhà ốc.
4. Con gái nỏ mồm thì về với cha...
- Gọi Mãng tộc, phó về cho rảnh...
H:Em có nhận xét gì về cách luận tội của Sùng bà ? (Những tội mà Sùng bà nói về Thị Kính có đúng không ?).
H: Ngôn ngữ của Sùng bà lúc luận tội như thế nào?
 Thị Kính càng nhẫn nhận, càng vật vã van xin thì Sùng bà lại dùng những cử chỉ, hành động như thế nào với Thị Kính ? Em hãy tìm những chi tiết miêu tả (GV hướng dẫn HS tìm trong SGK trang 114, 115,116.)
 H Theo em những hanh động đó của Sùng bà là hành đông như thế nào ?
GV: Như vậy chúng ta thấy lời lẽ hành động của Sùng bà đôi với Thị Kính ngày càng tăng dần điều dó thể hiện mức độ tàn nhẫn không thương xót đến cay nghiệt độc ắc ... 
H: Qua những ngôn ngữ và hành động trên của Sùng bà đã làm hiện hình một người đàn bà có tính cách như thế nào?
H: Nhân vật này gây cho em cảm xúc gì ?
(Căm tức, khinh ghét kẻ độc ác, ghê sợ sự tàn nhẫn, lo cho những người hiền lành như Thị Kính).
 GV bình: Có thể nói qua ngôn ngữ và hành động của Sùng bà ta thấy bà ta hiện nguyên hình một người đàn bà độc ác, thô bạo, tàn nhẫn, bất nhân. Dường như mỗi lần mụ cất lời Thị Kính lại thêm một tội. Mụ trút cho Thị Kính đủ tội, không cần hỏi rõ sự tình, không cần biết phải trái. Lời lẽ của mụ thể hiện rõ sự phân biệt đối xử. Vốn từ ngữ để phân biệt chuyện “ Thấp – Cao” của mụ thật phong phú. Trong lời lẽ của mụ, quan hệ giữa mụ và Thị Kính đã vượt ra khỏi quan hệ mẹ chồng – nàng dâu, cao hơn đó là quan hệ giai cấp. Lời lẽ của mụ qua các làn điệu hát sắp, nói lệch... càng bộc lộ rõ thái độ trấn áp tàn nhẫn, phũ phàng, giọng “kiêu kì” dòng giống kinh thị người nghèo khó. Thị Kính chỉ có đủ đức hạnh như lễ giáo phong kiến quy định: Tứ đức (công, dung, ngôi, hạnh) nhưng vẫn không được gia đình chồng chấp nhận bởi vì người phụ nữ này không có nguồn gốc “con nhà” . Điều đó khẳng định mâu thuẫn giai cấp bám rễ vào vấn đề hôn nhân phong kiến thật sâu sắc.
Sùng bà chỉ ra trò trong một lớp kịch, nhưng rất tiêu biểu trong một loại vai trong chèo cổ: Vai mụ ác. Sùng bà lấy mình làm chuẩn để tỏ rõ phép nhà. Mụ là kẻ tạo ra “luật và lệ” trong gia đình, bắt tất cả mọi người phải tuân theo.
H: Trước khi đuổi Thị Kính ra khỏi nhà Sùng bà và Sùng ông còn làm điều ác gì? (Sùng ông đã bịa ra chuyện gì?)
H: Mà thực ra là gọi Mãng ông sang để làm gì?
H: Theo em xung đột kịch trong đoạn trích này thể hiện cao nhất ở chi tiết nào? (Sùng bà đuổi Thị Kính; Sùng ông dúi ngã Mãng ông).
GVchốt: Đây là chỗ xung đột kịch cao nhất.Thị Kính bị đẩy vào chỗ cực điểm của sự đau đớn:Nỗi đau oan ức, nỗi đau tình chồng nghĩa vợ tan vỡ và giờ thêm nỗi đau trước cảnh cha già bị nhà chồng khinh bỉ,hành hạ . 
H: Thông qua trích đoạn “Nỗi oan hại chồng” chúng ta phần nào thấy được một số mâu thuẫn trong xã hội phong kiến , đó là những mâu thuẫn nào? 
(Mâu thuẫn giữa Sùng ông và Sùng bà là mâu thuẫn gì?).
H: Từ đó dẫn đến kết quả cuộc hôn nhân của Thị Kính và Thiện Sĩ như thế nào? (Tan vỡ).
H: Theo em bản chất của xung đột đó là tượng trưng cho mối xung đột lớn hơn nào trong xã hội phong kiến?
GV chuyển:
 Hoạt động 3:
GV cho HS rút ra nghệ thuật bằng bài tập trắc nghiệm:
H: Sau khi học xong văn bản em hiểu thêm điều gì về những đặc sắc của nghệ thuật chèo cổ? Hãy chọn đáp án đúng nhất trong các đáp án sau:
(GV đưa các đáp án lên màn chiếu)
A/ Tích chuyện mang ý nghĩa ca ngợi.
B/ Nhân vật mang tính quy ước đối lập nhau. 
C/ Xung đột gay gắt trong gia đình, xã hội .
D/ Văn vần đi liền với các làn điệu hát.
E/ Cả A, B, C, D.
GV chốt đáp án E và nhấn mạnh đáp án C.
H: Vở chèo Quan Âm Thị Kính nói chung và trích đoạn “Nỗi oan hại chồng” nói riêng chứa đựng những nội dung tư tưởng nào sau đây? Chọn đáp án đúng nhất.
A/ Mong ước về một cuộc sống tốt đẹp, công bằng, bác ái.
B/ Thể hiện những phẩm chất tốt đẹp cùng nỗi oan bi thảm, bế tắc của người phụ nữ.
C/ Thể hiện những đối lập giai cấp thông qua xung đột gia đình.
D/ Cả A, B, C.
(Dáp án D).
GV chốt nội dung bài, đưa phần ghi nhớ lên màn chiếu.
GV liên hệ:
H: Theo em trong xã hội ngày nay người phụ nữ có còn phải chịu số phận như Thị Kính không ? Vai trò, vị thế của họ thay đổi như thế nào ? 
GV chốt: Trong xã hội phong kiến người phụ nữ phải sống theo quan niệm:”Tam tòng tứ đức”. Nhưng ngày nay xã hội thay đổi, số phận của người phụ nữ cũng có nhiều thay đổi theo hướng tiến bộ: Người phụ nữ không chỉ tham gia công việc gia đình mà còn tham gia công việc xã hội. Vị thế của người phụ nữ ngày càng được tôn vinh.
* Hoạt động 4:
GV cho HS sắm vai diễn một lớp kịch bất kì mà HS cảm thấy thích trong vở “Quan Âm Thị Kính”.
GV nhận xét động viên , khích lệ.
HS: Suy nghĩ trả lời (Ước mơ về hạnh phúc gia đình của nhân dân).
HS: trả lời: Định giết chồng.
HS: Suy nghĩ trả lời.
HS: Không – Kêu oan
HS: Suy gnhĩ trả lời.
(5 lần kêu oan).
- HS quan sát.
HS: Suy nghĩ trả lời.
HS trả lời: A dua với vợ, kết tội Thị Kính: “Thì ra con Thị kính đang nửa đêm nó cầm dao giết chồng đây này”
HS: Thiện Sĩ chỉ im lặng.
HS: Là người chồng nhu nhược đớn hèn.
HS: Suy nghĩ trả lời.
HS: Quan sát và tìm.
HS: Suy nghĩ trả lời
HS trả lời: Bị đuổi đi.
HS: Quan sát trên màn chiếu và đọc thầm.
HS: Tìm và phát hiện chi tiết.
HS: Suy nghĩ trả lời.
HS: Đọc và quan sát.
HS:Trả lời: Đi tu cầu phật tổ chứng minh cho sự trong sạch của mình.
HS trả lời theo ý hiểu.
HS suy nghĩ trả lời.
HS quan sát trên màn chiếu
HS thảo luận theo 4 nhóm, mỗi nhóm tìm một điểm viết kết quả ra giấy trong trong thời gian là 2 phút.
- Sùng bà tự nghĩ ra những tội tầy đình để gán cho Thị Kính.
- Lăng nhục, hống hách, xỉ vả, đay nghiến....
HS: Quan sát và tìm những chi tiết sau:
-Dúi đầu Thị Kính xuống.
- Bắt Thị Kính ngửa mặt lên.
- Không cho Thị Kính phân bua 
-Dúi tay đẩy Thị Kính ngã khuỵu xuống 
- HS trả lời:thô bạo tàn nhẫn.
- HS:trả lời 
HS trả lời theo cảm xúc của mình.
- Lừa Mãng ông sang ăn cữ cháu.
- Đem Thị Kính về.
HS: Thảo luận theo bàn.
-HS trả lời: Theo ý hiểu.
- Xung đột quyền lực của kẻ thống trị với địa vị nhỏ mọn của kẻ bị trị.
HS quan sát trên màn chiếu, chọn đáp án đúng.
HS chọn đáp án đúng
HS đọc phần ghi nhớ
HS tự bộc lộ suy nghĩ của mình.
HS tự sắm vai diễn một lớp kịch.
II- Đọc – Tìm hiểu trích đoạn “Nỗi oan hại chồng”
1- Nhân vật Thị Kính
*Bi kịch của Thị Kính.
- Bị vu oan cho tội giết chồng.
- Chồng nhu nhược đớn hèn.
- Gia đình nhà chồng vô tình.
- Thị Kính bị đuổi đi
’ Hạnh phúc tan vỡ.
’ Thị Kính đơn độc , đau khổ, nhẫn nhục, bất lực, thất vọng.
- Phản ánh số phận bế tắc của người phụ nữ trong xã hội phong kiến.
2- Nhân vật Sùng bà
’Là người đàn bà độc ác thô bạo, tàn nhẫn, bất nhân.
* Mâu thuẫn giữa mẹ chồng và nàng dâu ’ xung đột gia đình, hôn nhân trong xã hội phong kiến ’ Đối lập giai cấp.
III-Tổng kết – Ghi nhớ.
* Nghệ thuật.
* Nội dung:
* Ghi nhớ (SGK T. 121).
IV- Luyện tập
4- Củng cố (1 ‘)
 GV hệ thống lại toàn bộ nội dung bài
5- HDVN: (1’) 
- Học bài.
- Làm các bài tập trong vở bài tập.

Tài liệu đính kèm:

  • docQuan Âm Thị Kính - Trịnh Thị Thanh Hằng.doc