Giáo án Ngữ văn 7, tập 2 - Quan Âm Thị Kính - Trường THCS Lê Anh Xuân

A.Mục tiêu bài học:Giúp HS hiểu được một số đặc điểm sân khấu chèo truyền thống.

-Tóm tắt được nội dung vở chèoQUAN ÂM THỊ KÍNH,nội dung ý nghĩa và một số đặc điểm nghệ thuật(mâu thẫn kịch,ngôn ngữ,hành động nhân vật, .)của trích đoạn NỖI OAN HẠI CHỒNG.

B.Chuẩn bị:

GV: sgk,sgv,sbs, giấy trong,bảng phụ .

HS: Học bài,chuẩn bị bài.

C.Tiến trình tổ chức :

 I/Ổn định: Kiểm tra SS HS,TphongHS,VS.

 II/Kiểm tra bài cũ:

 -Hãy kể một số làn điệu ca Huế mà em biết? Qua đó em nhận xét gì về ca Huế?

-Em hãy cho biết nguồn gốc của ca Huế ? Vì sao nói nghe ca Huế là một thú vui tao nhã?

 III/Bài mới

*GThiệu:Thông qua chú thích*GT Chèo là một thể loại kịch hát múa dân gian,kể chuyện,diễn tích bằng hình thức sân khấu.

 

doc 6 trang Người đăng nguyenphuong Lượt xem 1699Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 7, tập 2 - Quan Âm Thị Kính - Trường THCS Lê Anh Xuân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TUẦN 30
Tiết 117-118. VĂN HỌC:
 QUAN ÂM THỊ KÍNH
A.Mục tiêu bài học:Giúp HS hiểu được một số đặc điểm sân khấu chèo truyền thống.
-Tóm tắt được nội dung vở chèoQUAN ÂM THỊ KÍNH,nội dung ý nghĩa và một số đặc điểm nghệ thuật(mâu thẫn kịch,ngôn ngữ,hành động nhân vật,.)của trích đoạn NỖI OAN HẠI CHỒNG.
B.Chuẩn bị:
GV: sgk,sgv,sbs, giấy trong,bảng phụ.
HS: Học bài,chuẩn bị bài.
C.Tiến trình tổ chức :
 I/Ổn định: Kiểm tra SS HS,TphongHS,VS.
 II/Kiểm tra bài cũ:
 -Hãy kể một số làn điệu ca Huế mà em biết? Qua đó em nhận xét gì về ca Huế?
-Em hãy cho biết nguồn gốc của ca Huế ? Vì sao nói nghe ca Huế là một thú vui tao nhã?
 III/Bài mới
*GThiệu:Thông qua chú thích*GT Chèo là một thể loại kịch hát múa dân gian,kể chuyện,diễn tích bằng hình thức sân khấu.
TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG: TIẾT 117
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ & DỰ KIẾN ĐÁPÁN.
GHI BẢNG
Hoath động I:
GV gọi HS đọc chú thích SGK.
?Nêu hiểu biết của em về thể loại chèo?
*GV gt về một loại hình thức VHDG chèo.
-Chèo đề cao số phận bi kịch của người lao động,người phụ nữ, đề cao phẩm chất tài năng của họ.
-Chèo châm biếm đã kíchtrực tiếp mạnh mẽ những điều bất công,xấu xa trong xã hội.
GVgoị HS tóm tắt nội dung QUAN ÂM THỊ KÍNH .
? Đoạn trích em học thuộc nội dung nào trong 3 nội dung đã tóm tắt?
?Trích đoạn xoay quanh trục nào?
GV hướng dẫn cho HS đọc phân vai.
-Người dẫn chuyện.
-N/V Thiện Sĩ:giọng hốt hoảng sợ hãi.
-N/VThị Kính:giọng âu yếm ân cần chuyển sang nghen tủi thê thảm ,buồn bả chấp nhân rồi bình tĩnh quyết định hành động.
-NVSùng bàgiọng nanh nọc, ác độc lấn lướt chì chiết,có lúc hả hê.
-NVSùng ông:giọng nghiện ngập a dua với vợtàn nhẫn thô bạo , đắc ý vì đã lừa được Mãng ông.
-NV Mãng ông:hai câu đầu vui mừng hãnh diện,các câu sau ngạc nhiên,bất lực , đau khổ.
GV hướng dẫn HS tóm tắt đủ 5 nhân vật.
GV dung đèn chiếu :chiếu phần tóm tắt
 NỖI OAN HẠI CHỒNG.
Một tối ngồi khâu thấy râu chồng mọc ngược.Thị Kính cầm dao toan xén.Tiện Sĩ giật mình tĩnh dậy thấy dao kề cổ hô hoán lên.Sùng ông ,Sùng bà chạy tới.Cả hai không cho Thị Kinh thanh minh,xỉ vả đổ cho thị Kính tội âm mưu giết chồng.Sùng ông gọi Mãng ông sang trả con gái.Hai cha con Thị Kính chụi tiếng oan. Thị Kính Giả trai đi tu.
-?Em hãy cho biết vị trí đoạn trích chúng ta học?
-GV cho Hs đọc thầm chú thích .
-GV hướng dẫn HStìm hiểu văn bản.
? Đoạn trích “nỗi oan hại chồng” có bao nhiêu nhân vật? Nhân vật nào là nhân vật chinh?
?Khung cảnh mở đầu đoạn trích là khung cảnh gì? Qua lời nói và cử chỉ của Thị Kínhở đây em có nhận xé gì về nhân vật này?
? Đoạn đầu thể hiện ước mơ gì của người phụ nữ ngày xưa?
?Hành động nào của Thị Kính dẫn tới bị buộc tội oan? Em có nhận xét gì về cử chỉ đó?
TIẾT 118.
-GVnhắc lại:Chèolà thể loại kịch hát múa dân gian kể chuyện bằng hình thức sân khấu.
-GV gọi HS tóm tắt đoạn trích.
-?Qua ý 1 em hiểu như thể nào về nhân vật Thi Kính?
?Sự việc “xén râu” chồng của Thị kính bị Sùng bà khép vào tội nào? chi tiết nào chứng tỏ điều đó?
-?Hãy liệt kê và nêu nhận xét của em về hành động và ngôn ngữ của Sùng bà đối với Thị kính?
GV cho Hs thảo luận nhóm(hai bàn một nhóm)GV cử đại diện trình bày.
?Sùng bà có phải đối xử với Thị Kính theo kiểu quan hệ”mẹ chồng nàng dâu “ngày xưa không?Hay còn có ý nghĩa nào nữa?
?Bị Sùng bà khép vào tội giết chồng,Thị Kính mấy lần kêu oan?Kêu oan với ai?Khi nào thì lời kêu oan của Thị Kínhmới được cảm thong? 
?Kết cục của nỗi oan ấy là gì?
Đức tính gì của Thị Kính được bộc lộ qua bi kịch này?
Em hình dung về than phận Thị Kính trong cảnh ngộ này?
?Trước khi đuổi Thị Kính ra khỏi nhàung bà &Sùng ông còn làmđiều gì tàn ác ?Theo em xung đột kịch cao nhất trong đoạn trích thể hiện ở chổ nào?Vì sao?
GV cho HS thảo luận nhóm
?Qua cử chỉ ngôn ngữ nhân vật,hãy phân tích tâm trạng nhân vật Thị Kính trước khi rời khỏi nhà Sùng bà?
?Việc trá hình đi tu,không về nhà cùng cha có phải là con đường giúp nhânvật thoát khỏi đau khổ trong xã hội PK không?
(Vũ Nương lại chon cách khác)
?Theo em có cách nào khác để giúp những người như Thị Kính thoát khỏi đau khổ?
?Em hiểu gì về nội dung và nghệ thuạtcủa trích đoạn vở chèo:NỖI OAN HẠI CHỒNG?
*GV cho HS đọc ghi nhớ 
sgk/121.
?Em hiểu gì về sỗ phận của người PN đức hạnh trong XHPK qua phần văn học?
?Nhà nước ta là nhà nước ưu việt ,người PN bình đẳng với nam giởitên mọi lĩnh vực.
Hãy cho biết trong một năm nhà nước ta dành cho PN bao nhiêu ngày lễ?
GV gọi HS đọc đề.
-HSđọc chú thích.
-HS trả lời đọc lập.
-HS đọc.
-Nội dung thứ nhất.
-Đoạn trích xoay quanh trục bĩ cực.
-6HS đọc.
-HS tóm tắt.
-HSđọc phần tóm tắt.
-Nằm ở nữa sau phần 1(nữa đầu là lễ vu qui,Thị Kính kết duyên cùng Thiện Sĩ về nhà chồng)
-HS đọc thầm chú thích từ 1-18.
5 nhân vật: Thiện Sĩ ,Sùng bà,Sùng ông,Thị Kính ,Mãng ông.
N/Vật chính:2
*Sùng bà thuộc hân vật mụ ác, đại diện cho tầng lớp địa chủ phong kiến.
 *Thị Kính thuộc nhân vật nữ chính đức hạnh nết na, đại diện cho người phụ nữ lao động,dân thường.
-HS trả lời độc lập.
-Khung cảnh đầu là gia đình đầm ấm.
-Thị Kính là ngườ vợ thương chồng ,quan tâm chăm sóc chồng.
*Chi tiết:dọn kỉ,quạt,thấy râu mọc ngược băn khoăn lo lắng.
-Ước mơ được yêu thương và hạnh phúc.
-Hành động: XÉN RÂU.Hành động xuất phát từ long yêu thương chồng.
-Hành động vô tình mà bất cẩn đã mở đầu cho mâu thuẫn xung đột.
-HS tóm tắt.
-HS trả lời độc lập.
-HS trả lời độc lập.
-Tội giết chồng.
-Chi tiết:Cái con mặt sứa gan lim này!
 Mày định giết con bà à?
(xung đột kịch nảy sinh.)
*Liệt kê và nêu nhận xét về hành động và ngôn ngữ của Sùng bà đối với Thị Kính:
+Ngôn ngữ: Mụ xưng bà
 Gọi Thị Kính:mày ,con kia.
-Mụ kiêu ngạo về dòng dõi nhà mình,khinh bỉ miệt thị nhà Thị Kính:
.Giống nhà bà :phượng ,công><Tuồng bay 
 meo mả,gà đồng. 
.Cao môn lệnh tộc. ><nhà cua ốc.
.Trứng rồng lại nở ra rồng ><Dòng liu điu.
-Mụ buộc tội Thị Kính:.
Lẳng lơ.
Mày trot say hoa đắm nguyệt. -hư đốn
Gái say trai lập chí giết chồng. -âm mưu giết chồng.
Con gái nỏ mồm thì về ở với cha =>đuổi đi.
#Ngôn ngữ của Sùng bà là lời đay nghiến ,lăng nhục ,sỉ vả,hống hách,phân biệt đối xử.
*Hành động của Sùng bà đối với Thị Kính:.Dúi đầu Thị Kính xuống.
Không cho Thị Kính phân bua.
Bắt Thị Kính ngửa mặt lên.
Dúi tay đẩy Thi Kính ngã khuỵu xuống.
#Hành động của Sùng bà là thô bạo ,tàn nhẫn.
=>Ngôn ngữ của Sùng bà tiêu biểu cho nhân vật mụ ác trong chèo.
-HS trả lời độc lập.
-Bà mẹ chồng tự tạo ra “luật”và “lệ” trong gia đình.
-Sùng bà còn đại diện cho g/cấp địa chủ p/kiến lộng hành.
-5 lần kêu oan.
-Bị buộc tội giết chồngThị Kính kêu oan 5 lần.
Lần 1:Giời ơi!Oan cho con lắm mẹ ơi!
-Kêu oan với mẹ chồng -bị vu thêm tội.
Lần 2:Oan cho con lắm mẹ ơi!
-Kêu oan với mẹ chồng -bị xỉ vả.
Lần 3:Oan cho thiếp lắm chàng ơi!
-Kêu oan với chồng -bị thờ ơ bỏ mặc.
Lần 4:Mẹ xét tình cho con ,oan cho con lắm mẹ ơi!
-Kêu oan với mẹ chồng -bị đẩy ngã.
Lần 5:Cha ơi!oan cho con lắm cha ơi!
-Kêu oan với cha đẻ.-Thị Kính nhận được sự cảm thông nhưng chỉ là sự cảm thông đau khổ và bất lực.
-HS trả lời độc lập.
-Kết cục tình chồng vợ tan vỡ.
Thị kính bị đuổi khỏi nhà
-Dù đau đớn đến cực độ nhưng Thị Kính vẫn nhịn nhục ,chân thực hiền lành,giữ phép tắc.
-Bị oan,không được cảm thong, đơn độc giữa nơi tình người bị đóng băng,vô cùng đau khổ và bất lực.
-Đại diện nhóm trả lời.
-Sùng ông lừa dối Mãng ông,một việc làm trái với luân thường đạo lí.
Gọi Mãng ông sang ăn cữ cháu nhưng thực chất là bắt Mãng ông sang nhận con về.=>chúng có thú vui làm điều ác,làm cho cha con Mãng ông nhục nhã ê chề.
-Hành động thô bạo:dúi ngã Mãng ông rồi bỏ vào nhà .
Thị Kính chạy vội lại đỡ cha.Hai cha con ôm nhau khóc. Đây là chỗ xung đột kịch cao nhất.Vì:
Thị Kính phải chịu nỗi đau oan ức,bị chồng bỏ rơi,giờ lại thêm nỗi đau cha già chưa được báo đền lại bị chính cha chồng khinh rẽ hành hạ.
-Hs trả lời độc lập
-Cử chỉ:thở than nhìn những sự vật..->Một sự đảo lộn rong chốc lát.
-Ngôn ngữ:thể hiện sự bơ vơ đau đớn trước bước ngoặc cuộc đời.
-HS trả lời độc lập
-Về cùng cha :người đời mỉa mai ,không đoan chính,chịu tiếng oan.
-Đi tu: không muốn chịu tiếng oánóng để chứng minh là người đoan chính.
-HStrả lời độc lập.
-Loại bỏ chế độ phong kiến.
-.
*Nội dung:Vở chèo QUAN ÂM THỊ KÍNH là tiêu biểu cho sân khấu chèo truyền thống.
 Đoạn trích của vở chèo đã thể hiện được những phẩm chất tốt đẹp cùng nỗi oan bi thảm bế tắc của người phụ nữ và những đối lập giai cấp,xung đột ga đình ,hôn nhân trong XHPK.
*Nghệ thuật:Trong đoan trích của vở chèo tác giả dân gian đã tạo tình huống “cắt râu” rất độc đáo, đẩy nhân vật vào thế bị nghi oan.
 Hành động ngôn ngữ của nhân vật bộc lộ tính cách nhân vật một cách sâu sắc.
 Hai nhân vật trung tâm:Thị Kính,Sùng bà có tính cách đối lập nhau được thể hiện rất sinh động.
 Kịch tính tăng dồn dập.Mâu thuẫn đã đẩy người phụ nữ chỉ biết yêu thương phải chia lìa hạnh phúc,bước vào cõi tu hành.
-HS đọc ghi nhớ.
-HS trả lời.
+Ca dao:
-Thân em như trái bần trôi
..
-Thân en như giếng giữa làng
Người thanh rửa mặt ,người phàm rửa chân.
+Hồ Xuân Hương:
Bánh trôi nước._ Người PN có phẩm chất trong sang nhưng cuộc đời song gió.
+NGuyễn Dữ:
Chuyện người con gái Nam Xương._Vũ Thi Thiết người PN đức hạnh nết na,bị oan phải quyên sinh.
-Ngày 20/10&8/3.
1/Tóm tắt đoạn trích N.O.H.C.:
2/Nêu chủ đề đoạn trích:
NỖI OAN HẠI CHỒNGthể hiện phẩm chất tốt đẹp và nỗi oan bi thảm của người PN lao động trong XHPK,tố cáo XH đã sản sinh,dung túng những kẻ nanh ác chà đạp xúc phạmphẩm chất tốt đẹp của con người ,gây nỗi oan ức tày đình cho con người.
*Thành ngữ :OAN THỊ KÍNH nỗi oan quá lớn không có cơ hội để thanh minh.
 I.Giới thiệu chung
 1/Thể loại chèoL(Xem chú thích SGK/118)
-Chèo là loại kịch hát múa,kể chuyệndân gian,diễn tích bằng sân khấu.Chèo sân đình nảy sinh và phổ biến rộng rãi tại Bắc bộ.
-Tích truyện được khai thác từ truyện cổ tích truyện Nom ,xoay quanh trục bĩ cực (đau khổ.oan trái)-thái lai(tốt đẹp yên vui)
-Chèo giới thiệu về những mẫu mực đạo đức,tài năng để mọi người noi theo.
 2/Tóm tắt nội dung :Quan Âm Thị Kính:3 phần
 -An giết chồng.
 -An hoang thai.
 -Oan tình được giải Thị Kính lên toà sen.
 3/Đọc và tóm tắ đoạn trích :Nỗi oan hại chồng.
4/Vị trí đoạn trích:
 II.Tìm hiểu văn bản:
đoạn trích NỖI OAN HẠI CHỒNG.
 1/Trước khi mắc oan:
-Thị Kính là người phụ nữ hết lòng yêu thương chồng,vì chồng.
 2/Trong khi mắc oan:
 a/NV Sùng bà:
*Hành động :tàn nhẫn,thô bạo.
*ngôn ngữ: đay nghiến,mắng nhiếc ,xỉ vả,lăng nhục,kiêu ngạo,phân biệt đối xử.
*Nghệ thuật :tăng tiến.
b/Nhân vật Thị Kính:
-Bị buộc tội giết chồng.
-Kêu oan nhưng không tìm được sự giải bày.
-Hạnh phúc tan vỡ.
-Thị Kính bị đuổi khỏi nhà.
3/Sau khi bị oan:
-Quyến luyến cuộc sống hạnh phúc đã qua.
-Bơ vơ đau đớn trước cuộc đời bất hạnh.
-Tìm đén cửa phật.
 4/Tổng kết:
//Ghi nhớ :Xem SGK/121.
III/Luyện tập:
 IV/Củng cố:GV cho HS làm bài tập nhanh.
*Vở chèo QUAN ÂM THỊ KÍNH nói chung& đoạn trích NỖI OAN HẠI CHỒNG nói riêng chứa đựng nhiều nội dung tư tưởng.(Khoanh tròn chữ Đ nếu thấy nội dung đúng,Khoanh tròn chữ Snếu thấy sai hoặc không hợp lí)
A.Thể hiện sự vị tha,từ bi bác ái theo tinh thần đạo phật của nhân dân ta thong qua nhân vật Thi Kính.
 Đ S
B.:Chủ yếu thể hiện mối quan hệ mẹ chồng-nàng dâu trong xã hội phong kiến.
 Đ S
C:.Thể hiện những phẩm chất tốt đẹp cùng nỗi oan bi thảmbế tắc của người phụ nữ.
 Đ S
D:Thể hiện những đối lập giai cấp thông qua xung đột gia đình,hôn nhân trong xã hội phong kiến.
 Đ S
E:Khát vọng về hạnh phúc lứa đôi.
 Đ S
*Hãy cho biết đặc điểm của 5 nhân vật?
V/Dặn dò: -Về nhà học bài,làm bài tập .
 -Nêu suy nghĩ của em về người phụ nữ nói chung.Xã hội phong kiến là Xã hội nam quyền,trọng nam khinh nữ,tại sao Sùng ông bị Sùng bà sai khiến,lấn lướt?
 -CBBM:Dấu chấm lửng, dấu chấm phẩy.
**********************************************************************************

Tài liệu đính kèm:

  • docQuan Âm Thị Kính - Trường THCS Lê Anh Xuân.doc