Giáo án Ngữ văn 7, tập 2 - Rút gọn câu

Đối tượng phản ánh của tục ngữ về con người

và xã hội là gì?

• Là các quy luật của tự nhiên.

b. Là quá trình lao động, sinh hoạt và sản xuất

 của con người.

c. Là con người với các mối quan hệ và những

 phẩm chất, lối sống cần phảI có.

d. Là thế giới tình cảm phong phú của con

 người.

 

ppt 13 trang Người đăng nguyenphuong Lượt xem 8606Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 7, tập 2 - Rút gọn câu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
kiểm tra bài cũĐối tượng phản ánh của tục ngữ về con ngườivà xã hội là gì? Là các quy luật của tự nhiên.b. Là quá trình lao động, sinh hoạt và sản xuất của con người.c. Là con người với các mối quan hệ và những phẩm chất, lối sống cần phảI có.d. Là thế giới tình cảm phong phú của con người.cTiết 78: Rút gọn câuI. Bài học Thế nào là rút gọn câu?a) Ví dụ:a) Học ăn, học nói, học gói, học mở.b) Chúng ta học ăn, học nói, học gói, học mở.b) Nhận xét: Cấu tạo của hai câu trên có gì khác nhau?Câu a) không có chủ ngữ.Câu b) có chủ ngữ.Tiết 78: Rút gọn câuI. Bài học Thế nào là rút gọn câu?a) Ví dụ:a) Học ăn, học nói, học gói, học mở.b) Chúng ta học ăn, học nói, học gói, học mở.b) Nhận xét: Tìm những từ ngữ có thể làm chủ ngữ trong câu a?Chủ ngữ câu a có thể là các từ ngữ sau: Chúng ta,người Việt Nam, chúng em, mọi người Tiết 78: Rút gọn câuI. Bài học Thế nào là rút gọn câu?a) Ví dụ:a) Học ăn, học nói, học gói, học mở.b) Chúng ta học ăn, học nói, học gói, học mở.b) Nhận xét: Theo em vì sao chủ ngữ trong câu a được lược bỏ?Bởi vì đây là một câu tục ngữ, là lời khuyên chung cho tất cả mọi người Việt Nam, là lời nhắc nhở mangtính chất đạo lý truyền thống của dân tộc Việt Nam nên không hướng vào một đối tượng cụ thể. Trong những câu in đậm kể trên, thành phần nàocủa câu được lược bỏ? Vì sao?Câu a lược bỏ vị ngữ “đuổi theo nó”.Lược bỏ cả chủ ngữ, vị ngữ (nòng cốt câu) “mình đi Hà Nội”.Lý do: Có thể lược bỏ vì làm cho câu không mắc lỗi lặp từ (câu a), làm cho câu văn trở nên ngắn gọn mà mọi người vẫn hiểu (câu b).VD: a) Hai ba người đuổi theo nó. Rồi ba bốn người, sáu bảy người.b) - Bao giờ cậu đi Hà Nội? - Ngày mai. Qua việc phân tích những ví dụ trên em hiểu thế nào là rút gọn câu?Rút gọn câu là lược bỏ một số thành phần câu(Chủ ngữ, vị ngữ). Mục đích của việc rút gọn câu là gì?Làm cho câu văn trở nên ngắn gọn, thông tin được nhanh, vừa tránh lặp những từ ngữ đã xuất hiện ở trong câu đứng trước.Lời khuyên hành động nói trong câu là chung cho mọi người (lược bỏ chủ ngữ) Ghi nhớ: Khi nói hoặc viết, có thể lược bỏ một số thànhphần của câu, tạo thành câu rút gọn. Lược bỏmột số thành phần câu, tạo thành câu rút gọn.Việc lược bỏ một số thành phần câu thườngnhằm những mục đích sau:Làm cho câu gọn hơn, vừa thông tin đượcnhanh, vừa tránh lặp những từ ngữ đã xuấthiện trong câu đứng trước;Ngụ ý hành động, đặc điểm nói trong câulà của chung mọi người (lược bỏ chủ ngữ). Bài tập: Tìm câu rút gọn, tìm những thànhphần được rút gọn trong hai câu sau (bài tập 1 phần a, b SGK trang 16).a) Người ta là hoa của đất.b) Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. Câu a đầy đủ thành phần câu. Câu b lược bỏ thành phần chủ ngữ.(Chúng ta ăn quả nhớ kẻ trồng cây). Lưu ý: Muốn biết câu đó có phải là câu rút gọnhay không cần phải phân tích cấu tạo ngữ pháp của câu (tìm chủ ngữ, vị ngữ).Rút gọn câu là hình thức phổ biến tronggiao tiếp khẩu ngữ, trong thơ, ca dao.Biết rút gọn câu đồng thời cũng biết mở rộng thành phần câu khi cần thiết diễn đạtnhững ý nghĩa phức tạp.Tiết 78: Rút gọn câuI. Bài học Thế nào là rút gọn câu? Cách dùng câu rút gọn.? Những câu in đậm dưới đây thiếu thành phần nào ? Có nên rút gọn câu như vậy không ? Vì sao ?Sáng chủ nhật, trường em tổ chức cắm trại. Sântrường thật đông vui. Chạy loăng quăng. Nhảy dây.Chơi kéo co. Những câu in đậm thiếu thành phần chủ ngữ. Không nên rút gọn câu như vậy vì câu trở nên khó hiểu,không thông báo đầy đủ nội dung cần diễn đạt.Cần thêm những từ ngữ nào vào câu rút gọn(in đậm) dưới đây để thể hiện thái độ lễ phép ?Mẹ ơi , hôm nay con được một điểm 10. Con ngoan quá ! Bài nào được điểm 10 thế ?Bài kiểm tra toán.Cần thêm từ: Thưa mẹ, bài kiểm tra toán ạ !Từ hai bài tập trên, hãy cho biết: Khi rútgọncâu, cần chú ý những điều gì?Ghi nhớ:Khi rút gọn câu cần chú ý:Không làm cho người nghe, người đọc hiểu sai hoặc hiểu không đầy đủ nội dung câu nói; Không biến câu nói thành một câu cộc lốc khiếm nhã. Lưu ý: Khi rút gọn câu cần lưu ý đến nội dungthông báo, sắc thái biểu cảm của câu. Khi sử dụng câu rút gọn trong giao tiếp cần chú ý đến ngữ cảnh giao tiếp, đối tượng giao tiếp (địa vị xã hội, tuổi tác, nghề nghiệp củangười giao tiếp).

Tài liệu đính kèm:

  • pptRút gọn câu (2).ppt