Giáo án Ngữ văn 7, tập 2 - Rút gọn câu - Nguyễn Thị Tuyết - THCS Suối Ngô

1.MỤC TIÊU:

 1.1.Kiến thức: hs:

 - HS nắm được khái niệm câu rút gọn.

 - HS hiểu được tác dụng của việc rút gọn câu.

 - HS biết cách dùng câu rút gọn trong nói và viết.

 1.2.Kĩ năng:

 - HS nhận biết và phân tích câu rút gọn.

 - HS rút gọn câu phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.

1.3.Thái độ:

 - GDKNS:Giúp hs ra quyết định lựa chọn cách sử dụng câu rút gọn phù hợp với mục đích giao tiếp.Và biết trình bày suy nghĩ, ý tưởng, trao đổi về cách rút gọn câu.

2.NỘI DUNG HỌC TẬP :

 Khái niệm câu rút gọn, tác dụng của việc rút gọn câu.

3.CHUẨN BỊ:

3.1.GV:Bài tập bổ trợ.

3.2.HS:Đọc- trả lời câu hỏi SGK.

 

doc 4 trang Người đăng nguyenphuong Lượt xem 4506Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 7, tập 2 - Rút gọn câu - Nguyễn Thị Tuyết - THCS Suối Ngô", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN: 21- TIẾT PPCT:78 RÚT GỌN CÂU
 Ngày dạy: 08/01/2013
1.MỤC TIÊU:
 1.1.Kiến thức: hs:
 - HS nắm được khái niệm câu rút gọn.
 - HS hiểu được tác dụng của việc rút gọn câu.
 - HS biết cách dùng câu rút gọn trong nói và viết.
 1.2.Kĩ năng:
 - HS nhận biết và phân tích câu rút gọn.
 - HS rút gọn câu phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.
1.3.Thái độ:
 - GDKNS:Giúp hs ra quyết định lựa chọn cách sử dụng câu rút gọn phù hợp với mục đích giao tiếp.Và biết trình bày suy nghĩ, ý tưởng, trao đổi về cách rút gọn câu.
2.NỘI DUNG HỌC TẬP :
 Khái niệm câu rút gọn, tác dụng của việc rút gọn câu.
3.CHUẨN BỊ:
3.1.GV:Bài tập bổ trợ. 
3.2.HS:Đọc- trả lời câu hỏi SGK.
4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
 4.1 Oån định tổ chức và kiểm diện:
 4.2Kiểm tra miệng: Kiểm tra sự chuẩn bị của hs.
 4.3.Tiến trình bài học:
 Gv giới thiệu bài mới:Khi viết văn, các em thường viết những câu văn quá dài, đôi khi dẫn tới nội dung lũng cũng, nhiều em chưa biết cách là,m cho câu văn ngắn gọn, dễ hiểu.Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu thế nào là rút gọn câu
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu mục I(10’)
 - Mục tiêu: HS nắm được khái niệm rút gọn câu.
 - Hs đọc ví dụ trong sgk.
 ? Tìm xem trong hai câu đã cho có từ ngữ nào khác nhau? 
? Từ “chúng ta” đóng vai trò gì trong câu?
? Như vậy câu a và câu b có gì khác nhau?
? Tìm những từ ngữ có thể làm chủ ngữ trong câu?
? Tục ngữ có nói riêng về ai không hay nói những kinh nghiệm chung ,đưa ra những lời khuyên chung 
? Giải thích vì sao chủ ngữ trong câu a được lược bỏ? 
 - Vì đây là câu tục ngữ đưa ra một lời khuyên chung chớ không thuộc một đối tượng nào hết .Cho nên không có chủ ngữ ta vẫn hiểu .
 - GV sử dung bảng phụ 
? Tìm thành phần câu đã đuợc lược bỏ trong câu in đậm dưới đây?
(?) Hãy thêm những từ ngữ thích hợp vào các câu in đậm dưới đây để chúng được đầy đủ 
(?)Tại sao có thể lược bỏ vị ngữ ở VDa vàchủ ngữ ở VDb 
(?)Vậy thế nào là rút gọn câu?
HOẠT ĐỘNG 2: Tìm hiểu cách dùng câu rút gọn(10’)
 - Mục tiêu: HS nắm được các cách rút gọn câu.
 - Hs đọc vd trong sgk.
(?) Tìm thành phần được lược bỏ trong những câu in đậm
(?) Có nên rút gọn như vậy không?
 -GV sử dụng bảng phụ:
(?) Cho biết câu trả lời người con có lễ phép không ? Hãy thêm những từ ngữ thích hợp để câu trả lời được lễ phép
 -GV hệ thống lại kiến thức
GDKNS:(?)Vậy qua tác dụng của câu rút gọn, em rút ra được bài học gì cho bản thân?
-Dùng câu rút gọn phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp
HOẠT ĐỘNG 3: GV hướng dẫn HS làm bài tập (10’)
 - Mục tiêu: HS củng cố kiến thức lí thuyết đã học về rút gọn câu. 
 - Bài tập 1: HS làm cá nhân
- Bài tập 2: HS thảo luận nhóm nhỏ
Bt 1:Khôi phục thành phần đã lược bỏ trong những câu rút gọn ở các đoạn văn sau:
a.Khi lối mòn chỉ còn là một vệt sáng nhờ nhờ, cũng là lúc bước chân Ráp đặt ngay vào con suối(1).Làm sao vượt suối khi lũ đang xuống dữ đây(2)?
b.-Bao giờ cậu có bài kiểm tra Ngữ Văn?(1)
 -Tuần sau(2)
c.Thuỷ lặng lẽ ngẩng mặt nhìn lên bầu trời như tìm kiếm bóng dáng mẹ(1). Rồi cả chị Hương(2).
I. THẾ NÀO LÀ RÚT GỌN CÂU?
 Vd1/sgk.
 -Câu b:Có thêm từ “ Chúng ta”
 - Từ “ Chúng ta”giữ vai trò chủ ngữ
 *Sự khác nhau của câu a và b:
 -Câu a:Vắng chủ ngữ 
 -Câu b: Có chủ ngữ 
 Những từ ngữ có thể làm chủ ngữ trong câu a
 VD:Em, Chúng ta, Người Việt Nam, Bạn v.v. . .
 - Tục ngữ không nói riêng về ai mà nó đưa ra những lời khuyên chung .Vì vậy có thể thay thế rất nhiều từ trong câu này 
Vd2 / sgk.
 - Câu a:Vị ngữ
 -Câu b: Chủ ngữ lẫn vị ngữ 
 a.Thêm vào:Rồi ba bốn người ,sáu bảy người cũng đuổi theo
 b.Thêm vào :Ngày mai, Tôi đi Hà Nội
* Có thể lược bỏ vì :Làm cho câu gọn hơn nhưng vẫn đảm bảo thông tin
*GHI NHỚ:SGK/15
II.CÁCH DÙNG CÂU RÚT GỌN
 1.Những câu in đậm:
 - Thiếu chủ ngữ
 -Không nên rút gọn sẽ làm cho câu văn khó hiểu 
 2.Cần thêm những từ ngữ để thể hiện thái độ lễ phép
 VD: A , Mẹ ạ
* GHI NHỚ 2:SGK/16
III.LUYỆN TẬP
1.Bài tập 1:
 -Câu b, c, d là câu rút gọn 
 -Thành phần rút gọn là chủ ngữ 
 -Tác dụng :làm cho câu gọn hơn vừa thông tin được nhanh
2.BÀI TẬP 2
 - Trong thơ ,ca dao thường gặp rất nhiều câu rút gọn bởi thơ, ca dao chuộng lối diễn đạt xúc tích ,vả lai số chữ trong một dòng rất hạn chế 
BT BỔ TRỢVÀ NÂNG CAO
a.(2)Làm sao Ráp vượt suối khi lũ đang xuống dữ đây?
b.-Tuần sau mình có bài kiểm tra Văn.
c.Rồi cả chị Hương cũng
4.4. Tổng kết:
? Thế nào là rút gọn câu? Tác dụng của việc rút gọn câu?
 - Ghi nhớ1 SGK/16
? Có những cách nào để thực hiện rút gọn câu?
 - Ghi nhớ2 SGK/16
4.5. Hướng dẫn học tập:
 - Đối với bài học ở tiết học này:
 +Học ghi nhớ 
 +Nắm vững nội dung bài học
 +Làm bài tập 3,4 sgk/24.
 -Đối với bài học ở tiết học tiếp theo: Chuẩn bị bài: Câu đặc biệt
 +Trả lời câu hỏi sgk/27,29 
 + Chú ý câu hỏi 3 thảo luận nhóm
5. PHỤ LỤC:
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docRút gọn câu - Nguyễn Thị Tuyết - THCS Suối Ngô.doc