I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Giúp HS nắm được mục đích, tính chất và các yếu tố của phép lập luận giải thích.
2. Kỹ năng: Nhận diện và phân tích các đề tà nghị luận giải thích, so sánh giải thích với chứng minh.
3: Thái độ: Giáo dục HS có tinh thần say mê học Tập làm văn.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: Nghiên cứu SGK, SGV, bảng phụ, các tài liệu tham khảo khác.
2. Học sinh: Chuẩn bị theo yêu cầu của SGK.
III. PHƯƠNG PHÁP:
- Qui nạp, gợi tìm, hỏi đáp, thảo luận nhóm.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ :
- Thế nào là văn nghị luận?
- Kiểm tra việc chuẩn bị bài của HS
3. Bài mới : GV giới thiệu bài
Ngày soạn: 18/1/2015 TIẾT 86+87 Tập làm văn: Tìm hiểu chung về phép lập luận chứng minh I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Giúp HS nắm được mục đích, tính chất và các yếu tố của phép lập luận giải thích. 2. Kỹ năng: Nhận diện và phân tích các đề tà nghị luận giải thích, so sánh giải thích với chứng minh. 3: Thái độ: Giáo dục HS có tinh thần say mê học Tập làm văn. II. CHUẨN BỊ Giáo viên: Nghiên cứu SGK, SGV, bảng phụ, các tài liệu tham khảo khác. Học sinh: Chuẩn bị theo yêu cầu của SGK. III. PHƯƠNG PHÁP: - Qui nạp, gợi tìm, hỏi đáp, thảo luận nhóm.. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ : - Thế nào là văn nghị luận? - Kiểm tra việc chuẩn bị bài của HS 3. Bài mới : GV giới thiệu bài Trong đời sống cũng như trong văn học, có rất nhiều trường hợp yêu cầu chúng ta phải dùng đế phương pháp chứng minh để chứng tỏ điều chúng ta nói là đúng sự thật. Vậy thì phép lập luận chứng minh cụ thể là như thế nào? Hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu. HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI DẠY * HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu mục đích và phương pháp chứng minh. 1. Tìm hiểu nhu cầu chứng minh trong đời sống. - GV: Đưa tình huống: Hôm qua Nam bị ốm không đến trường, bố mẹ lại bận việc nên không đế trường xin phép cho Nam nghỉ ọc được. Hôm nay lên lớp, cô giáo hỏi lý do Nam vì sao ngày hôm qua không đến lớp. Vậy Nam phải làm gì để cô giáo tin là ngày hôm qua Nam bị ốm? - GV: Vậy trong đời sống, khi nào ta cần chứng minh? VD: giấy CM ND là chứng minh tư cách công dân. Giấy khai sinh chứng minh về ngày, tháng, năm sinh. - GV: Vậy muốn CM cho người khác tin, chúng ta phải làm gì? à Dẫn ra sự việc và dẫn người đã chứng kiến sự việc ấy ra. - GV: Như vậy, theo em, chứng minh là gì? 2.Tìm hiểu chứng minh trong văn bản. - GV: Cho HS đọc văn bản “Đừng sợ vấp ngã”. - GV: Luận điểm cơ ản của bài văn là gì? - GV: Để khuyên người ta :đừng sợ vấp ngã” bài văn đã lập luận như thế nào? Tìm hiểu luận cứ (lý lẻ và dẫn chứng cụ thể). - GV: Các dẫn chứng đưa ra có đáng tin cậy hay không? - GV: Nhận xét về cách lập luận chứng minh trong văn bản này? -GV: Vậy, em hiểu lập luận chứng minh là gì? Các lý lẻ, bằng chứngphair đạt yêu cầu gì? GV bổ sung: Khi phân tích phép lập luận chứng minh trong văn bản nghị luận cần: xác định luận điểm và câu văn mang luận điểm đó trong văn bản, tìm các luận cứ, dẫn chứng được sử dụng để chứng minh cho luận điểm. TIẾT 2 - Ổn định lớp - Kiểm tra bài cũ: Nêu nhu cầu chứng minh trong đời sống, cho ví dụ? Chứng minh trong văn nghị luận là gì? Các lý lẻ dẫn chứng phải đạt yêu cầu gì? HỌAT ĐỘNG 2: CỦNG CỐ KIẾN THỨC GV cho HS đọc đoạn văn “Không sợ sai lầm”. Và đề nghị HS thực hiện theo yêu cầu trong SGK. I.Mục đích và phương pháp chứng minh. 1.Nhu cầu chứng minh trong đời sống. - Khi bị người khác nghi ngờ, hoài nghi... ta có nhu cầu chứng minh. - Chứng minh là đưa ra bằng chứng để chứng tỏ 1 ý kiến (luận điểm) nào đó là chân thực. 2. Chứng minh trong văn bản. - Luận điểm: “Đừng sợ vấp ngã”. Luận điểm đó còn được nhắc lại ở câu: “ Vậy xin chớ bạn lo sợ thất bại”. - Luận cứ: + Vấp ngã là chuyện thường và ai cũng đã từng trải qua. + Những người nổi tiếng cũng từng vấp ngã, nhưng nó không gây trở ngại cho họ trên con đường trở thành người tài năng và nổi tiếng trên thế giới. -Dẫn chứng: 5 doanh nhân nổi tiếng trên thế giới. -Kết bài: Cái đáng sợ hơn vấp ngã là sự thiếu cố gắng. - Cách chứng minh: + Dùng dẫn chứng có thực. + Lập luận chặt chẽ, xác đáng. + Chứng minh từ gần đến xa, từ bản thân đến những người nổi tiếng. *) Ghi nhớ: SGK II. Luyện tập Luận điểm Các câu mang luận điểm: - Bạn ơi, nếu bạn muốn sống một đời mà không phạm chút sai lầm nào, làm gì được nấy, thì đó hoặc là bạn ảo tưởng, hoặc là bạn hèn nhát trước cuộc đời. - Sai lầm cũng có hai mặt. Tuy nó đem lại tổn thất, nhưng nó cũng đem đến bài học cho đời. - Thất bại là mẹ của thành công. - Những người sáng suốt dám làm, không sợ sai lầm, mới là người làm chủ số phận của mình. 2. Luận cứ: Gợi ý: Các lí lẽ: - Không chịu mất thì cũng chẳng được gì: Một người mà lúc nào cũng sợ thất bại, làm gì cũng sợ sai lầm là một người sợ hãi thực tế, trốn tránh thực tế, và suốt đời không bao giờ có thể tự lập được. Bạn sợ sặc nước thì bạn không biết bơi; bạn sợ nói sai thì bạn không nói được ngoại ngữ! - Khó tránh được sai lầm trên con đường bước vào tương lai: Nếu bạn sợ sai thì bạn chẳng dám làm gì. Người khác bảo bạn sai chưa chắc bạn đã sai, vì tiêu chuẩn đúng sai khác nhau. Lúc đó bạn chớ ngừng tay, mà cứ tiếp tục làm, dù cho có gặp trắc trở. Thất bại là mẹ của thành công. - Không liều lĩnh, mù quáng, cố ý mà phạm sai lầm mà phải biết suy nghĩ, rút kinh nghiệm: Tất nhiên bạnkhông phải là người liều lĩnh, mù quáng, cố ý mà phạm sai lầm. Chẳng ai thích sai lầm cả. Có người phạm sai lầm thì chán nản. Có kẻ sai lầm rồi tiếp tục sai lầm thêm. Nhưng có người biết suy nghĩ, rút kinh nghiệm, tìm con đường khác để tiến lên. 3. So sánh cách lập luận chứng minh với bài “ Đừng sợ vấp ngã”: - “Đừng sợ vấp ngã”: dùng lý lẽ và nhân chứng. - “ Không sợ sai lầm”: dùng lí lẽ và phân tích lý lẽ. V. CỦNG CỐ, DẶN DÒ.HƯỚNG DẪN TỰ HỌC : - Học thuộc ghi nhớ - Hãy viết một đoạn văn 4 – 5 câu với nội dung Không nên ỷ lại. - Soạn bài tiếp theo “ Cách làm bài văn lập luận chứng minh” VII. RÚT KINH NGHIỆM .. Câu hỏi: Hãy xác định luận điểm của bài văn "Không sợ sai lầm"/SGK/43? Trả lời: "Không sợ sai lầm" và câu cuối bài: "Những người sáng suốt dám làm, không sợ sai lầm, mới là người làm chủ số phận của mình" Câu hỏi: Để chứng minh luận điểm của mình, người viết đã nêu ra những luận cứ nào? Trả lời: _ Sợ thất bại, sợ sai lầm -> trốn tránh thực tế, không thể tự lập + Sợ sặc nước -> không biết bơi + Sợ nói sai -> không nói được ngoại ngữ _ Sai lầm vừa đem lại tổn thất, vừa đem lại bài học _ Tiến bước vào tương lai -> khó tránh được sai lầm + Nếu người khác nói sai -> chưa chắc sai + Tiếp tực làm mà gặp trắc trở -> thất bại là mẹ thành công _ Khi phạm sai lầm: + Có người chán nản + Có người tiếp tục sai lầm + Có người rút kinh nghiệm Câu hỏi: Những luận cứ tác giả đưa ra có thuyết phục không? Vì sao? Trả lời: Thuyết phục vì đó là những luận cứ không thể phủ nhận Câu hỏi: Luận điểm của bài viết đã được làm sáng tỏ. Vì sao? Trả lời: Luận điểm sáng tỏ là nhờ hệ thóng luận cứ mạch lạc, là thực tế, là chân lý Câu hỏi: Cách lập luận chứng minh của bài này có gì khác so với bài "Đừng sợ vấp ngã" ? Trả lời: Bài "Đừng sợ vấp ngã" dùng nhiều dẫn chứng. Bài "Không sợ sai lầm" lý lẽ nhiều Câu hỏi: Bài tập nâng cao: Hãy viết một đoạn văn 4,5 câu với luận điểm: "Không nên ỷ lại" Trả lời: Không khó khăn gì để nhận ra những người ỷ lại. Trong giờ học, có học sinh không tự ực làm bài, chỉ chờ bạn cho chép bài. Trong gia đình, có những đứa con đã đến tuổi trưởng thành mà chẳng chịu lao động, dựa dẫm vào cha mẹ. Ngoài ã hội, vẫn còn đấy những người lười lao động, giả vờ ăn xin. Người ỷ lại không có nghị lực, thiếu lòng tự trọng, Muốn được mọi người quý trọng, xin hãy tránh xa sự ỷ lại
Tài liệu đính kèm: