I-MỤC TIÊU CẦN ĐẠT.
-Hiểu thế nào là tục ngữ.
-Hiểu nội dung, ý nghĩa, hình thức nghệ thuật của những câu tục ngữ trong bài học.
-Học thuộc lòng những câu tục ngữ.
II-CHUẨN BỊ.
1.Giáo viên: Nghiên cứu SGK-SGV, tục ngữ Việt Nam
2.Học sinh:Xem bài và chuẩn bị bài
III-TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC.
TUẦN 20 Tiết 73 Ngày soạn:. Ngày dạy: Văn bản: TỤC NGỮ VỀ THIÊN NHIÊN VÀ LAO ĐỘNG SẢN XUẤT I-MỤC TIÊU CẦN ĐẠT. -Hiểu thế nào là tục ngữ. -Hiểu nội dung, ý nghĩa, hình thức nghệ thuật của những câu tục ngữ trong bài học. -Học thuộc lòng những câu tục ngữ. II-CHUẨN BỊ. 1.Giáo viên: Nghiên cứu SGK-SGV, tục ngữ Việt Nam 2.Học sinh:Xem bài và chuẩn bị bài III-TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH HOẠT ĐỘNG 1 (5’) ²Khởi động -Oån định -Kiểm tra bài cũ -Bài mới -Kiểm tra sỉ số lớp Chúng ta đã tìm hiểu về ca dao; trong HK2, chúng ta tìm hiểu về tục ngữ cũng là một thể loại của văn học dân gian. Nếu như ca dao diễn tả đời sống tâm hồn, tư tưởng, tình cảm của nhân dân thì tục ngữ đúc kết những kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt. Hôm nay chúng ta sẽ học tục ngữ với nội dung thiên nhiên và lao động sản xuất. -Ghi tựa bài lên bảng -Báo cáo sỉ số -Lắng nghe -Ghi tựa bài vào tập HOẠT ĐỘNG 2 ²-Đọc và hiểu văn bản I-TÌM HIỂU CHUNG. -Tục ngữ là những câu nói dân gian ngắn gọn, ổn đinh, có nhịp điệu, hình ảnh, thể hiện những kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt (tự nhiên, lao động sản xuất, xã hội), được nhân dân vận dụng vào đời sống, suy nghĩ và lời ăn tiếng nói hằng ngày. II-PHÂN TÍCH. Câu 1 “Đêm tháng năm.đã sáng. Ngày tháng mười.đã tối”. Câu 2 “Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa” Câu 3 “Ráng mỡ gà, có nhà thì giữ” Câu 4 “Tháng bảy kiến bò, chỉ lo lại lụt” Câu 5 “Tấc đất tấc vàng” Câu 6 “Nhất canh trì, nhị canh viên, tam canh điền” Câu 7 “Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống” Câu 8 “Nhất thì, nhì thục” -Y/c HS đọc chú thích SGK HỎI:Dựa vào chú thích hãy nêu:Tục ngữ là gì? -GV chốt ý về tục ngữ: +Về hình thức:tục ngữ là một câu nói (diễn đạt một ý trọn vẹn). Câu tục ngữ có đặc điểm là rất ngắn gọn, có kết cấu bền vững, có hình ảnh và nhịp điệu vì vậy rất dễ nhớ và dễ lưu truyền. +Về nội dung:tục ngữ diễn đạt những kinh nghiệm về cách nhìn nhận của nhân dân đối với thiên nhiên, lao động, sản xuất, con người và xã hội. +Về sử dụng:tục ngữ được nhân dân sử dụng vào mọi hoạt động đời sống để nhìn nhận, ứng xử, thực hành và để làm lời nói thêm hay, sinh động, sâu sắc. -GV hướng dẫn học sinh đọc văn bản. -Y/c HS đọc văn bản -GV nhận xét về cách đọc văn bản của học sinh. -Y/c HS đọc các chú thích HỎI:Có thể chia tám câu tục ngữ trong bài làm mấy nhóm? Gồm những câu nào? Gọi tên từng nhóm? -Y/c HS đọc câu tục ngữ (1) HỎI:Nghĩa của câu tục ngữ này là gì? HỎI:Các em hãy phân tích những đặc điểm nghệ thuật có trong câu tục ngữ: +Kết cấu? +Vần? +Phép đối? +Nhịp? HỎI:Hãy nêu một số trường hợp áp dụng kinh nghiệm của câu tục ngữ này? HỎI:Nêu giá trị kinh nghiệm mà câu tục ngữ thể hiện? -Y/c HS đọc câu tục ngữ (2) HỎI:Câu tục ngữ có nghĩa là gì? HỎI:Cơ sở thực tiễn của kinh nghiệm nêu trong câu tục ngữ là gì? HỎI:Câu tục ngữ này giúp con người điều gì trong cuộc sống? -Y/c HS đọc câu tục ngữ (3) HỎI:”Ráng mỡ gà” có nghĩa là gì? HỎI:Câu tục ngữ này có nghĩa là gì? HỎI:Câu tục ngữ này giúp con người điều gì trong cuộc sống? -Y/c HS đọc câu tục ngữ (4) HỎI:Câu tục ngữ này có nghĩa là gì? -GV kết luận:Ở nước ta mùa lũ thuờng xảy ra vào tháng 7 âm lịch. Từ kinh nghiệm quan sát nhân dân tổng kết quy luật:kiến bò nhiều vào tháng 7, thường là bò lên cao, là điềm báo sắp có lụt. Kiến là loại côn trùng rất nhạy cảm với khí hậu, thời tiết nhờ cơ thể có những tế bào cảm biến chuyên biệt.Vì thế khi trời chuẩn bị có mưa to kéo dài hay lũ lụt, kiến sẽ từ trong tổ kéo ra hàng đàn để tránh mưa, lụt và để lợi dụng đất mềm sau mưa làm những tổ mới. HỎI:Câu tục ngữ này giúp con người điều gì trong cuộc sống? -Y/c HS đọc câu tục ngữ (5) HỎI:Câu tục ngữ có nghĩa là gì? HỎI:Cơ sở thực tiễn của kinh nghiệm nêu trong câu tục ngữ là gì? HỎI:Người ta có thể sử dụng câu tục ngữ này trong trường hợp nào? -Y/c HS đọc câu tục ngữ (6) HỎI:Câu tục ngữ có nghĩa là gì? HỎI:Cơ sở thực tiễn của kinh nghiệm nêu trong câu tục ngữ là gì? HỎI:Câu tục ngữ này giúp chúng ta điều gì? -Y/c HS đọc câu tục ngữ (7) HỎI:Câu tục ngữ có nghĩa là gì? HỎI:Cơ sở thực tiễn của kinh nghiệm nêu trong câu tục ngữ là gì? HỎI:Em hãy tìm những câu tục ngữ khác có nội dung liên quan? -Y/c HS đọc câu tục ngữ (8) HỎI:Câu tục ngữ có nghĩa là gì? -Y/c HS đọc câu 4 SGK/trang 5 -Y/c HS thảo luận -Y/c HS đại diện nhóm trình bày -Y/c HS nhận xét và bổ sung -GV nhận xét chung -Cá nhân đọc -Cá nhân trả lời:những câu nói dân gian ngắn gọn, ổn đinh, có nhịp điệu, hình ảnh, thể hiện những kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt (tự nhiên, lao động sản xuất, xã hội), được nhân dân vận dụng vào đời sống, suy nghĩ và lời ăn tiếng nói hằng ngày. Đây là một thể loại văn học dân gian. -Lắng nghe và ghi bài. -Lắng nghe -Cá nhân đọc -Lắng nghe -Cá nhân đọc -Cá nhân trả lời:có thể chia tám câu tục ngữ trong bài làm thành hai nhóm: +Nhóm 1:câu 1-2-3-4 là những câu tục ngữ về thiên nhiên. +Nhóm 2:câu 5-6-7-8 là những câu tục ngữ về lao động và sản xuất. -Cá nhân đọc -Cá nhân trả lời:tháng năm đêm ngắn ngày dài, tháng mười đêm dài ngày ngắn. -Cá nhân trả lời: +Kết cấu:ngắn gọn, có hai vế. +Vần:vần lưng (năm, nằm; mười, cười) +Phép đối:đối vế (đêm tháng năm >< tối) +Nhịp:3/2/2 -Cá nhân trả lời:Có thể vận dụng kinh nghiệm của câu tục ngữ này vào chuyện tính toán, xắp xếp công việc hoặc vào việc giữ gìn sức khỏe cho mỗi người vào mùa hè và mùa đông. -Cá nhân trả lời:Giúp con người có ý thức chủ động để nhìn nhận, sử dụng thời gian công việc, sức lao động vào những thời điểm khác nhau trong năm. -Cá nhân đọc -Cá nhân trả lời:ngày nào đêm trước trời có nhiều sao, hôm nay sẽ nắng, trời ít sao sẽ mưa. -Cá nhân trả lời:trời nhiều sao ít mây, do đó sẽ nắng. Ngược lại, trời ít sao thì nhiều mây, vì vậy thường có mưa. Tuy nhiên cần chú ý không phải hôm nào trời ít sao cũng mưa (phán đoán trong tục ngữ do dựa trên kinh nghiệm không phải lúc nào cũng đúng). -Cá nhân trả lời:Câu tục ngữ này giúp con người có ý thức biết nhìn sao để dự đoán thời tiết, sắp xếp công việc. -Cá nhân đọc -Cá nhân trả lời:ráng có sắc vàng, tựa màu mỡ gà. Khi chân trời có ráng vàng là sắp có dông bão. -Cá nhân trả lời:Khi trên trời xuất hiện ráng có màu sắc vàng mỡ gà tức là sắp có bão. Đây là một trong rất nhiều kinh nghiệm dự đoán bão.Biết dự đoán bão thì sẽ có ý thức chủ động giữ gìn nhà cửa, hoa màu,.. -Cá nhân đọc -Cá nhân trả lời:kiến bò nhiều vào tháng bảy, sắp có lụt. -Lắng nghe -Cá nhân trả lời:Nạn lụt thường xuyên xảy ra ở nước ta vì vậy nhân dân có ý thức dự đoán lũ lụt để chủ động phòng chống. -Cá nhân đọc -Cá nhân trả lời:đất được coi như vàng, quý như vàng. -Cá nhân trả lời: +Tấc đất chỉ một mảnh đất rất nhỏ (tấc:đơn vị cũ đo chiều dài, bằng 1/10 thước mộc (0.0425m) hoặc 1/10 thước đo vải (0.0645m); đơn vị đo diện tích đất, bằng 1/10 thước tức 2.4m2 (tấc Bắc Bộ) hay 3.3m2 (tấc Trung Bộ). Vàng là kim loại quý thường được cân đo bằng cân tiểu li, hiếm khi đo bằng tấc thước. Tấc vàng chỉ lượng vàng lớn, quý giá vô cùng. +Đất quý giá vì đất nuôi sống con người, đất là nơi người ở, lao độngđất là vàng, một loại vàng sinh sôi.Vàng ăn mãi cũng hết (Miệng ăn núi lỡ) -Cá nhân trả lời: +Phê phán hiện tượng lãng phí đất. +Đề cao giá trị của đất. -Cá nhân đọc -Cá nhân trả lời:thứ tự các nghề (nuôi cá, làm vườn, làm ruộng) các công việc đem lại lợi ích kinh tế cho con người. -Cá nhân trả lời:câu tục ngữ không phải áp dụng ở nơi nào cũng đúng mà tùy từng vùng. -Cá nhân trả lời:giúp con người biết khai thác tốt điều kiện, hoàn cảnh tự nhiên để tạo ra của cải vật chất. -Cá nhân đọc -Cá nhân trả lời:Câu tục ngữ trên khẳng định thứ tự quan trọng của các yếu tố (nước, phân, lao động, giống lúa) đối với nghề trồng lúa nước của nhân dân ta. -Cá nhân trả lời:kinh nghiệm của câu tục ngữ được vận dụng trong quá trình trồng lúa, giúp người nông dân thấy được tầm quan trọng của từng yếu tố cũng như mối quan hệ của chúng. Nó rất có ích đối với một đất nước mà phần lớn dân số sống bằng nghề nông. -Cá nhân trả lời:đối với yếu tố thứ nhất:”Một lượt tát, một bát cơm”, với yếu tố thứ hai:”Người đẹp vì lụa, lúa tốt vì phân” -Cá nhân đọc -Cá nhân trả lời:khẳng định tầm quan trọng của thời vụ và của đất đai đã được khai phá, chăm bón đối với nghề trồng trọt. -Cá nhân đọc -HS thảo luận -HS đại diện nhóm trình bày: +Hình thức ngắn gọn:số lượng tiếng trong một câu tục ngữ rất ít (câu 5-8). +Vần lưng (câu 1-2-3-4-7-8) +Các vế của câu tục ngữ thường đối xứng nhau cả về hình thức và nội dung (câu 1-2-5-6-7-8) +Hình ảnh trong tục ngữ cụ thể, sinh động, tục ngữ sử dụng cả cách nói quá (hình ảnh thậm xưng) để khẳng định nội dung, ý tưởng (như:Chưa nằm đã sáng, chưa cười đã tối, tấc đất tấc vàng..) -HS nhận xét và bổ sung -Lắng nghe HOẠT ĐỘNG 3 III-TỔNG KẾT. -Bằng lối nói ngắn gọn, có vần, có nhịp điệu, giàu hình ảnh, những câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất đã phản ánh, truyền đạt những kinh nghiệm quý báu của nhân dân trong việc quan sát các hiện tượng thiên nhiên và trong lao động sản xuất. Những câu tục ngữ ấy là “túi khôn” của nhân dân nhưng chỉ có tính chất tương đối chính xác vì không ít kinh nghiệm được tổng kết chủ yếu là dựa vào quan sát. HỎI:Qua phân tích các câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất có nội dung, ý nghĩa gì? HỎI:Qua nội dung các câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất, em có rút ra được bài học gì về bản thân ? -Cá nhân trả lời:đã phản ánh, truyền đạt những kinh nghiệm quý báu của nhân dân trong việc quan sát các hiện tượng thiên nhiên và trong lao động sản xuất. Những câu tục ngữ ấy là “túi khôn” của nhân dân nhưng chỉ có tính chất tương đối chính xác vì không ít kinh nghiệm được tổng kết chủ yếu là dựa vào quan sát. -Cá nhân trả lời: HOẠT ĐỘNG 4 ²-Củng cố và dặn dò -Về nhà sưu tầm thêm một số câu tục ngữ có nội dung phản ánh kinh nghiệm của nhân dân ta về các hiện tượng mưa, nắng, bão, lụt. -Học thuộc lòng các câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất. -Xem và chuẩn bài Chương trình địa phương (phần Văn và Tập làm văn) cần nắm: +Sưu tầm những câu ca dao, dân ca, tục ngữ lưu hành ở địa phương theo chủ đề và biết chọn lọc, sắp xếp, tìm hiểu ý nghĩa của chúng. +Tăng thêm hiểu biết và tình cảm gắn bó với địa phương quê hương mình. -Nhận xét lớp học -Nghe tiếp thu để chuẩn bị
Tài liệu đính kèm: