Giáo án Ngữ văn 7 - Trường THCS Vĩnh Khánh - Tuần 16

I - MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

 1- Kiến thức:

 Củng cố kiến thức về văn biểu cảm, kỹ năng liên kết văn bản. Hiểu đ¬ược vai trò của yếu tố tự sự, miêu tả trong văn biểu cảm.

 2- Kĩ năng:

 Học sinh tự đánh giá đ¬ược năng lực viết văn biểu cảm về một con người, rút ra đ¬ược những ¬u khuyết điểm.

 3- Thái độ:

II- CHUẨN BỊ:

 - GV: chấm, trả bài.

 - HS: lập dàn ý & sửa bài.

III – TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG:

 1- Kiểm tra bài cũ:

 2- Bài mới:

 * Giới thiệu bài:

 

doc 12 trang Người đăng trung218 Lượt xem 1087Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 7 - Trường THCS Vĩnh Khánh - Tuần 16", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
biểu cảm này như thế nào? 
Câu hỏi: Muốn tìm ý cho bài văn biểu cảm thì phải làm gì? 
Câu hỏi: Nội dung đề yêu cầu là gì? 
Câu hỏi: Với đề trên hãy lập dàn ý tổng quát?
Câu hỏi: Phần mở bài các em sẽ nêu những ý nào? 
Câu hỏi: Phần thân bài đầu tiên em sẽ giới thiệu ý gì? vài nét nổi bật về hình dáng, tính tình.
Câu hỏi: Qua phương thức miêu tả em sẽ bộc lộ điều gì? 
Câu hỏi: Sau khi giới thiệu vài nét nổi bật về người ấy em sẽ làm gì? Kể lại vài kỷ niệm, việc làm của người ấy => Bộc lộ tình cảm.
Câu hỏi: Em còn nêu thêm ý nào ở thân bài nữa không?
Câu hỏi: Kết bài em sẽ làm gì? 
- Giáo viên nhận xét các ưu điểm qua bài làm của học sinh.
- Tìm hiểu đề – tìm ý 
- Lập dàn bài 
- Viết bài 
- Đọc và sửa bài.
- Hình dung cụ thể đối tượng biểu cảm trong mọi trường hợp 
- Cảm xúc, tình cảm của mình trong các trường hợp đó.
- Mong ước của em đối với người âý trong hiện tại cũng nh trong tương lai.
Đề:
Cảm nghĩ về người thân (ông, bà, cha mẹ, thầy cô, anh chị...) 
 I - Thể loại: Văn biểu cảm. 
 II - Nội dung đề: Bộc lộ tình cảm về người thân.
 III - Dàn ý: 
 1- Mở bài: Giới thiệu về người thân, tình cảm của em đối với người ấy.
 2- Thân bài: 
- Giới thiệu, miêu tả vài nét nổi bật (hình dáng, tính tình, phẩm chất )
=> Bộc lộ tình cảm. 
- Kể lại vài kỷ niệm, việc làm của người ấy.
=> Bộc lộ cảm xúc:
- Mong ước của em đối với người ấy trong hiện tại cũng như trong tương lai.
 3- Kết bài: 
Tình cảm của em đối với người ấy. liên hệ bản thân.
 IV- Nhận xét: 
 1- Ưu điểm: 
- Đa số làm đúng thể loại, đúng yêu cầu đề, bố cục rõ ràng 
- Diễn đạt trôi chẩy, có hình ảnh.
- Biểu lộ cảm xúc chân thành, hợp lý thông qua yếu tố tự sự, miêu tả.
- Vận dụng tốt hình thức biểu cảm, liên tưởng, tưởng tượng.
 2- Khuyết điểm: 
- Một số bài làm quá sơ sài, cẩu thả.
- Sai lỗi chính tả, cách dùng từ.
- Các ý còn rời rạc, chưa mạch lạc.
- Có một số bài còn miêu tả chưa bộc lộ cảm xúc.
 V- Sửa lỗi: 
 1- Lỗi chính tả:
 +
 +
 + 
 + 
 +
 2- Lỗi diễn đạt:
 +
 + 
 +
3- Chuẩn bị bài mới: Chuẩn mực sử dụng từ.
 + Sử dụng từ đúng âm, đúng chính tả.
 + Sử dụng từ đúng nghĩa.
 + Sử dụng từ đúng tính chất ngữ pháp của từ.
 + Sử dụng từ đúng sắc thái biểu cảm & hợp phong cách.
 + Không nên lạm dụng từ địa phương & từ hán.
* Rút kinh nghiệm:
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Tuần 16
Tiết 62
Ngày soạn:..
Ngày dạy:
 CHUẨN MỰC SỬ DỤNG TỪ 
I - MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
 1- Kiến thức:
 - Các yêu cầu của việc sử dụng từ đúng chuẩn mực.
 2- Kỹ năng:
 - Sử dụng từ đúng chuẩn mực.
 - Nhận biết các từ được sử dụng vi phạm các chuẩn mực sử dụng từ.
 3- Thái độ:
II – CHUẨN BỊ:
 - GV: Giáo án, SGK, bảng phụ.
 - HS: SGK, vở bài soạn.
III - TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG:
 1- Kiểm tra bài cũ: 
 - Chơi chữ là gì?
 - Có mấy lối chơi chữ? Kể ra?
 - Tìm lối chơi chữ trong câu sau: “Khi đi cưa ngọn khi về cũng cưa ngọn.”
 2- Bài mới:
 * Giới thiệu bài: Trong khi nói và viết, do cách phát âm không chính xác, cách sử dụng từ chưa đúng nghĩa, chưa đúng sắc thái biểu cảm, chưa đúng ngữ pháp hoặc lạm dụng từ địa phương, từ Hán Việt mà ta dễ gây tình trạng khó hiểu hoặc hiểu lầm. Vậy để giúp các em nói và viết đúng trong khi giao tiếp, chúng ta cùng nhau tìm hiểu qua bài: “Chuẩn mực sử dụng từ”.
* Tiến trình các hoạt động: 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Phần học sinh ghi
Hoạt động 1: Tìm hiểu yêu cầu sử dụng từ đúng âm, đúng chính tả. 
- Giáo viên cho học sinh đọc phần 1 sgk /166
Câu hỏi: Các từ in đậm (gạch dưới) trong những câu sau sai âm, sai chính tả như thế nào? Em hãy sửa lại cho đúng?
Câu hỏi: Vậy nguyên nhân nào dẫn đến sai âm, sai chính tả? Hoặc do nhiều nguyên nhân khác? 
Ví dụ: 
 Cây tre viết thành cây che.
 Giữ gìn  dữ dìn 
 Xuống sông suống xông
Hoạt động 2: Tìm hiểu yêu cầu sử dụng từ đúng nghĩa.
Câu hỏi: Các từ in đậm trong những câu dưới đây dùng sai như thế nào? Hãy thay những từ ấy bằng những từ thích hợp?
* Giáo viên: học sinh dùng sai nghĩa có thể do nhiều nguyên nhân. Chủ yếu là do không nắm vững khái niệm của từ, cũng có thể do không phân biệt các từ đồng nghĩa (gần nghĩa).
* Ví dụ: 
 + Sáng sủa: nói về khuôn mặt, mầu sắc sự việc. 
 + Cao cả: đó là những việc làm, hành động tốt được mọi người tôn trọng.
 + Biết: hiểu biết.
=> Do đó những từ được dùng sai nghĩa, không phù hợp. 
Câu hỏi: Vậy muốn dùng từ đúng nghĩa ta cần phải căn cứ vào yếu tố nào? 
Hoạt động 3: Tìm hiểu yêu cầu cần sử dụng từ đúng tính chất ngữ pháp của từ.
Giáo viên: gọi học sinh đọc phần III sgk.
Câu hỏi: Các từ gạch dưới trong những câu sau đây dùng sai như thế nào? Hãy tìm cách sửa lại cho đúng?
* Giáo viên: Vì (giả tạo) là tính từ ; (phồn vinh) là danh từ mà tính từ làm định ngữ phải đứng sau danh từ.
Hoạt động 4: Tìm hiểu yêu cầu sử dụng từ đúng sắc thái biểu cảm hợp phong cách.
Câu hỏi: Các từ gạch dưới trong những câu sau đây sai như thế nào? Hãy tìm những từ ngữ thích hợp để thay thế các từ đó? 
 Hoạt động 5: Tìm hiểu về yêu cầu không lạm dụng từ địa phương từ Hán Việt.
Câu hỏi: Trong trường hợp nào ta không nên dùng từ địa phương? Tại sao không nên lạm dụng từ Hán Việt? Cho Ví dụ và giải thích?
* Giáo viên: thì sẽ gây khó hiểu thậm chí không hiểu được, ta phải thay bằng từ toàn dân.
=> Do đó không nên lạm dụng từ địa phương.
Tuy vậy, trong tác phẩm văn học cũng có lúc dùng từ địa phơng vì mục đích nghệ thuật.
Câu hỏi: So sánh hai câu sau chú ý từ gạch dưới?
- Ngoài sân trẻ em đang nô đùa. (thuần Việt).
- Ngoài sân nhi đồng đang nô đùa. (Hán Việt) 
Câu hỏi: Ta nên sử dụng từ nào? Vì sao? 
Câu hỏi: Vậy muốn sử dụng từ một cách chuẩn mực ta cần chú ý mấy điều? 
- Đọc mục I/ SGK.
- Dùi => vùi
- Tập tẹ => bập bẹ 
- Khoảng khắc => khoảnh khắc.
- Do âm sai nên dẫn đến sai chính tả, hoặc viết sai chính tả theo nhiều nguyên nhân.
+ Do liên tưởng sai. 
 Ví dụ: khoảnh khắc viết thành khoảng khắc.
+ Do ảnh hưởng của tiếng địa phương.
(Không phân biệt n/l ; x/s hoặc không phân biệt thanh hỏi, ngã.)
+ Do học không đến nơi đến chốn (phân biệt d/ gi).
- Học sinh đọc mục II/ sgk.
- “Sáng sủa” sửa thành “Văn minh tiến bộ”.
- “Cao cả” sửa thành “sâu sắc, quý báu”.
- “Biết” sửa lại thành “có”.
- Căn cứ vào câu cụ thể, vào ngữ cảnh để nhận xét lỗi và tìm từ ngữ thích đáng để sửa.
- Đọc mục III/ SGK.
- Hào quang - hào nhoáng 
Vì: hào quang là danh từ không thể sử dụng làm vị ngữ như tính từ.
- Thêm (sự hoặc cách) vào trước từ ăn mặc hoặc đổi kết cấu của câu thành: “Chị ăn mặc thật giản dị.” hoặc “Trang phục của chị thật giản dị.”
- Bỏ từ với nhiều thêm vào từ rất.
- Gỉa tạo phồn vinh đổi thành phồn vinh giả tạo. 
- Học sinh đọc phần IV/ sgk.
- Lãnh đạo mang sắc thái trân trọng dùng trong câu trên là sai nghĩa không phù hợp với quân giặc đi xâm lược. Nên ta có thể sử dụng từ “Cầm đầu”.
- Từ “cầm đầu” mang sắc thái khinh bỉ.
- Nên thay “chú hổ” bằng từ (nó) hoặc (con hổ). Vì từ chú hổ ở đây không thích hợp. Chú đặt trước danh từ chỉ động vật mang sắc thái đáng yêu. 
- Học sinh đọc phần V sgk /167. 
- Nếu ta là người miền Trung đến miền Nam hay các vùng khác ta sử dụng câu:
 “Bầy choa có chộ mô mồ.”
 (Bọn tao có thấy đâu nào.) 
- Từ thuần Việt. Vì từ Hán Việt (mượn) thiếu tự nhiên không phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.
- Học sinh phát biểu ghi nhớ sgk / T 167. 
I - Sử dụng từ đúng âm, đúng chính tả:
Ví dụ: 
- Một số người  Dùi đầu vào làm ăn.
 - Dùi – vùi
 => không phân biệt (d/ v).
- Em bé đã tập tẹ biết nói.
 => Tập tẹ - bập bẹ.
- Đó là những khoảng khắc sung sướng. 
=> Khoảng khắc - khoảnh khắc.
 Do liên tưởng sai.
II - Sử dụng từ đúng nghĩa:
- Đất nước ta ngày càng sáng sủa.
 (Sáng sủa => văn minh tiến bộ).
- Ông cha  những câu tục ngữ cao cả 
 (Cao cả => sâu sắc quý báu.)
- Con người phải biết lương tâm. (Biết => có)
III - Sử dụng từ đúng tính chất ngữ pháp của từ.
Ví dụ:
- Nước sơn làm cho đồ vật thêm hào quang. 
+ Hào quang => hào nhoáng.
- Ăn mặc của chị thật là giản dị.
+ Cách ăn mặc của chị thật là giản dị.
- Bọn giặc đã chết với nhiều thảm hại.
+ Với nhiều => rất.
Đất nước  giả tạo phồn vinh (phồn vinh giả tạo)
IV - Sử dụng từ đúng sắc thái biểu cảm và hợp phong cách.
- Quân Thanh do Tôn Sỹ Nghị lãnh đạo  (cầm đầu). 
  Nhưng viên vẫn rán sức quần nhau với chú hổ. 
 (chú hổ => con hổ, nó)
V- Không nên lạm dụng từ địa phương và từ Hán:
Ví dụ: 
 Bầy choa có chộ mô mồ. 
 (Bọn tao có thấy đâu nào.)
 => Gây khó hiểu. 
- Ngoài sân trẻ em đang nô đùa. (thuần Việt)
- Ngoài sân nhi đồng đang nô đùa. (Hán Việt) 
=> Sử dụng từ Hán Việt thiếu tự nhiên không phù hợp với mục địch giao tiếp. 
* Ghi nhớ: sgk / T 167
3- Củng cố: 
 Cho biết các chuẩn mực khi sử dụng từ?
4- Hướng dẫn tự học & chuẩn bị bài mới:
 a- Hướng dẫn tự học:
 - Viết đoạn văn ngắn trong đó sử dụng chính xác 3 từ cụ thể.
 b- Chuẩn bị bài mới:
 - Xem lại dàn ý cách làm một bài văn biểu cảm.
 + Cảm nghĩ về loài cây, người thân.
 + Cảm nghĩ về tác phẩm văn học.
 - Soạn bài: “Ôn tập văn biểu cảm”
 * Đọc trước các văn bản: 
 + Hoa Hải Đường.
 + Hoa học trò.
 + Kẹo mầm.
* Rút kinh nghiệm:
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Tuần 16
Tiết 63 
Ngày soạn:
Ngày dạy:
ÔN TẬP VĂN BIỂU CẢM
I - MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
 1- Kiến thức:
 - Văn tự sự, miêu tả & các yếu tố tự sự,miêu tả trong văn biểu cảm.
 - Cách lập ý & lập dàn bài cho đề văn biểu cảm.
 - Cách diễn đạt trong một bài văn biểu cảm.
 2- Kỹ năng:
 - Nhận biết, phân tích các đặc điểm của văn bản biểu cảm.
 - Tạo lập văn bản biểu cảm.
 3- Thái độ:
II – CHUẨN BỊ:
 - GV: Giáo án, SGK, bảng phụ.
 - HS: SGK, vở bài soạn.
III - TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG:
 1- Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
 2- Bài mới:
 * Giới thiệu bài:
Chúng ta đã học ở những tiết trước và nắm được thế nào là văn biểu cảm và cách làm bài văn biểu cảm để nắm kỹ hơn về thể loại này thì hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu bài: “Ôn tập văn biểu cảm”.
 * Tiến trình các hoạt động:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Phần học sinh ghi
Hoạt động 1: Nhắc lại kiến thức cũ:
- Muốn  cần có yếu tố gì? Tại sao?
Hoạt động 2: Huớng dẫn HS làm bài tập.
- Giáo viên cho học sinh đọc đoạn văn: Hoa hải đường (bài 5) Hoa học trò (bài 6). Để tìm hiểu sự khác nhau giữa văn miêu tả và văn biểu cảm. 
Câu hỏi: Thế nào là văn miêu tả?
Câu hỏi: Em hãy cho biết văn miêu tả và văn biểu cảm khác nhau như thế nào? 
Giáo viên: gọi học sinh đọc Bài tập 2:
Câu hỏi: Em hãy nhắc lại thế nào là văn tự sự?
Câu hỏi: Như vậy văn biểu cảm khác văn tự sự ở điểm nào? 
* Giáo viên: yếu tố tự sự thường là nhớ lại những sự việc trong quá khứ, những sự việc để lại những ấn tượng sâu đậm chứ không đi vào nguyên nhân kết quả.
Giáo viên cho học sinh đọc Bài tập 3:
Câu hỏi: Tự sự và miêu tả trong văn bản biểu cảm đóng vai trò gì? Chúng có nhiệm vụ gì trong văn biểu cảm? Cho Ví dụ? 
Trong văn biểu cảm, tự sự và miêu tả chỉ là phương tiện để người viết thể hiện thái độ tình cảm và sự đánh giá.
+ Tự sự và miêu tả trong văn biểu cảm có vai trò nh cái cớ, cái nền cho cảm xúc.
+ Tự sự: tái hiện sự kiện. 
+ Miêu tả: dựng chân dung đối tượng.
+ Biểu cảm: mượn tự sự và miêu tả bộc lộ thái độ, tình cảm và sự đánh giá của người viết.
* Giáo viên: cho Ví dụ:
- Bài ca nhà tranh bị gió thu phá.
 + Phần 2: 
“Trẻ con thôn Nam khinh ta già không sức 
Nỡ nhè trước mặt xô cướp giật. Cắp tranh đi tuốt vào luỹ tre.”
 => Tự sự.
Qua đó, tác giả thể hiện cảm xúc của mình “Môi khô miệng cháy gào chẳng được. Quay về chống gậy lòng ấm ức.”
- Phần 3: Qua miêu tả bộc lộ cảm xúc.
* Giáo viên cho đề bài: “Cảm nghĩ mùa xuân” Em sẽ thực hiện bài làm qua những bước nào? Tìm ý và sắp xếp ý như thế nào? 
+ Các bước tạo lập văn bản? Tìm biểu đề, lập ý, lập dàn bài, viết bài, sửa bài.
+ Tìm ý: 
Mùa xuân đối với con người như thế nào? 
Mùa xuân của thiên nhiên ra sao? 
Câu hỏi: Bài văn biểu cảm thường sử dụng biện pháp tu từ nào? người ta nói ngôn ngữ văn 
biểu cảm gần với thơ, em có đồng ý không? Vì sao? 
Đồng ý vì nó có mục đích biểu cảm như thơ, trực tiếp họăc gián tiếp bộc lộ cảm xúc. 
- Biểu cảm: là bày tỏ thái độ, tình cảm, sự đánh giá của con nguời đối với thiên nhiên & cuộc sống.
- Tự sự & miêu tả qua đó hình thành & thể hiện tình cảm, cảm xúc.
- Đọc & làm các bài tập.
- Học sinh đọc văn bản 
- Là loại văn bản nhằm tái hiện lại đối tượng (người, cảnh vật) sao cho người ta cảm nhận được nó.
- Văn miêu tả: tái hiện lại đối tượng (cảnh vật, người). 
- Văn biểu cảm: bộc lộ cảm xúc của người viết.
- Học sinh đọc lại đoạn văn: “Kẹo mầm”
-Tự sự: là nhằm kể lại một chuỗi sự việc này nói lên dẫn đến sự việc cảm xúc kia cuối cùng qua sự việc tạo thành một kết thúc.
Tự sự và miêu tả trong văn biểu 
cảm đóng vai trò làm phương tiện, cái cớ, cái nền đề tác giả bộc lộ tình cảm, cảm xúc. Thiếu tự sự và miêu tả thì tình cảm mơ hồ bởi vì tình cảm, cảm xúc của con người nẩy sinh từ sự việc cảnh vật cụ thể.
- Cảm nghĩ mùa xuân 
 1- Thực hiện qua các bước: 
 - Tìm hiểu đề 
 - Tìm ý, lập dàn bài.
 - Viết bài.
 - Đọc và sửa bài.
 2- Tìm ý và sửa ý.
- Mùa xuân đem lại bao niềm vui và hạnh phúc cho mỗi người. 
- Mùa xuân đem lại cho mỗi người một tuổi trong đời.
- Mùa xuân là mùa đâm chồi, nẩy lộc của thực vật, là mùa sinh sôi nẩy nở của muôn loài.
- Mùa xuân là mùa mở đầu cho một năm, mở đầu cho một kế hoạch, một dự định. 
=> Mùa xuân đem lại cho em biết bao suy nghĩ về mình và mọi người xung quanh. 
- Các biện pháp tu từ thường gặp 
trong văn biểu cảm: so sánh, ẩn dụ, nhân hoá, điệp ngữ. 
Ngôn ngữ văn biểu cảm thường gắn với ngôn ngữ thơ.
I - Hệ thống hoá kiến thức:
- Đặc điểm của văn bản.
- Bố cục của bài văn biểu cảm.
- Lập ý cho bài văn biểu cảm.
- Các yêú tố tự sự, miêu tả, biểu cảm trong bài văn biểu cảm.
II - Luyện tập:
 1- Sự khác nhau giữa văn miêu tả và văn biểu cảm: 
- Văn miêu tả: nhằm tái hiện lại đối tượng (người, cảnh vật) sao cho người ta cảm nhận được.
- Văn biểu cảm: bộc lộ tình cảm, cảm xúc của người viết.
 2- Sự khác nhau giữa biểu cảm và tự sự:
- Tự sự nhằm kể lại chuỗi sự việc, sự việc này đến sự việc kia cuối cùng tạo thành một kết thúc. Còn trong văn biểu cảm yếu tố tự sự chỉ là nền nhằm nói lên cảm xúc qua sự việc.
 3- Vai trò của tự sự và miêu tả trong văn biểu cảm: 
 - Tự sự và miêu tả trong văn biểu cảm đóng vai trò làm giá đỡ cho tình cảm, cảm xúc của tác giả được bộc lộ. thiếu tự sự miêu tả thì tình cảm mơ hồ. 
 4- Đề bài: Cảm nghĩ về mùa xuân.
3-Củng cố:
 - Cho biết sự khác nhau giữa tự sự, miêu tả & biểu cảm?
 - Nêu vai trò của hai yếu tố trên trong văn bản biểu cảm?
4- Huớng dẫn tự học & chuẩn bị bài mới:
 a- Huớng dẫn tự học: 
Xem lại toàn bộ văn bản biểu cảm chú ý biểu cảm về sự vật, con người, tác phẩm văn học.
 b- Chuẩn bị bài mới:
 - Đọc và soạn bài: “Mùa xuân của tôi”
 + Cảnh sắc & không khí mùa xuân ở đất trời & lòng người?
 + Cảnh sắc riêng của đất trời mùa xuân sau ngày rằm tháng giêng?
* Rút kinh nghiệm:
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Tuần 16
Tiết 64
Ngày soạn:...........
Ngày dạy:..
 MÙA XUÂN CỦA TÔI
 Vũ Bằng
I - MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
 1- Kiến thức:
 - Một số hiểu biết buớc đầu về tác giả Vũ Bằng.
 - Cảm xúc của những nét riêng của cảnh sắc thiên nhiên mùa xuân Hà Nội, về miền Bắc qua nỗi lòng, tâm sự day dứt của tác giả.
 - Sự kết hợp tài hoa giữa miêu tả & biểu cảm: lời văn thấm đẫm cảm xúc trữ tình, dào dạt chất thơ.
 2- Kỹ năng: 
 - Đọc- hiểu văn bản.
 - Phân tích áng văn xuôi trữ tình giàu chất thơ, nhận biết & làm rõ vai trò của các yếu tố miêu tả trong văn bản biểu cảm.
 3- Thái độ: trân trọng & yêu mến tất cả những gì có ở mùa xuân.
II – CHUẨN BỊ:
 - GV: Giáo án, SGK, tranh về mùa xuân.
 - HS: SGK, vở bài soạn.
III - TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG:
 1- Kiểm tra bài cũ: 
 - Trình bày sự hiểu biết của em về thể thơ lụt bát?
 - Đọc bài thơ lụt bát mà em đã làm?
 2- Bài mới:
 * Giới thiệu bài: Mỗi năm đều có 4 mùa: xuân, hạ, thu, đông nhưng thuờng con nguời chúng ta đều yêu thích mùa xuân. Mùa xuân trăm hoa đua nở, con người, vạn vật đều vui tuơi, phấn khởi... Riêng tác giả Vũ Bằng,ông yêu mùa xuân bằng tất cả nhiệt quyết của nguời con đất Bắc xa quê nhớ về quê cũ.
* Tiến trình các hoạt động:
Hoạt Động Của Thầy
Hoạt Động Của Trò
Phần Bài học sinh ghi
Hoạt Động 1: Tìm hiểu chung Giáo viên hướng dẫn học sinh cách đọc: trầm lắng thể hiện sự thương nhớ ra diết. 
Giáo viên đọc mẫu => học sinh đọc tiếp 
 - Giáo viên cho học sinh đọc thầm phần chú thích, Giáo viên hỏi kiểm tra vài từ khó. 
Câu hỏi: Dựa vào chú thích em hãy giới thiệu vài nét về tác giả? (dựa vào sách giáo khoa). 
* Giáo viên nói thêm: Ông xuất thân trong một gia đình làm nghề xuất bản và mở hiệu sách. Ông là cây bút viết văn làm báo có tiếng từ trước năm 1945 ở Hà Nội. Sau năm 1954 Vũ Bằng vào sống ở Sài Gòn và mất tại đó 
 * Giáo viên giới thiệu: Tác phẩm được viết trong hoàn cảnh đất nước bị chia cắt, tác giả sống trong vùng kiểm soát của Mĩ Nguỵ, xa cách quê hơng đất bắc. Nhà văn đã gửi vào những trưang sách nỗi niềm thơng nhớ ra diết về quê hơng, gia đình và lòng mong mỏi đất nước hoà bình thống nhất. 
 Câu hỏi: Bài văn viết về cảnh sắc và không khí mùa xuân ở đâu? Hoàn cảnh và tâm trạng của tác giả khi viết bài này? 
Câu hỏi: Bài văn có thể chia làm mấy đoạn? Nêu nội dung chính của mỗi đoạn? 
Hoạt động 2: Tìm hiểu văn bản.
 - Giáo viên cho học lại đoạn 1. 
Câu hỏi: Cảnh sắc mùa xuân Hà Nội và miền Bắc đã được gợi tả như thế nào? 
 * Giáo viên gợi ý: 
Câu hỏi: Mùa xuân đã khơi dậy sức sống trong thiên nhiên và con người như thế nào? 
Câu hỏi: Em có nhận xét gì về giọng điệu và ngôn ngữ của đoạn văn này? Qua đó em có nhận xét gì về thiên nhiên và con người trong mùa xuân? 
- Cho học sinh nhắc lại ý chính đoạn 3.
Câu hỏi: Không khí và cảnh sắc thiên nhiên từ sau ngày rằm tháng riêng có gì riêng biệt? 
Câu hỏi: Do đâu tác giả đã tái hiện những cảnh sắc và không khí mùa xuân nêu trên?
Câu hỏi: Tác giả đã thể hiện sự tinh tế, nhạy cảm trước thiên nhiên như thế nào? 
Câu hỏi: Nêu cảm nhận của em về cảnh sắc mùa xuân miền Bắc và tình cảm của tác giả với ngòi bút tài tình tinh tế? 
Hoạt động 3: Tổng kết bài.
- Đọc phần chú thích/ SGK.
- Bài tuỳ bút này đã tái hiện cảnh sắc thiên nhiên và không khí mùa xuân trong tháng giêng ở Hà Nội và miền Bắc qua nỗi nhớ thương ra diết của một người xa quê .
- Đoạn 1: “Từ đầu mê luyến mùa xuân”
=> Tình cảm của con người với mùa xuân là một qui luật tất yếu, tự nhiên.
- Đoạn 2: “Tôi yêu sông xanh liên hoan”
=> Cảnh sắc và không khí mùa xuân ở đất trời và lòng người.
- Đoạn 3: Phần còn lại: 
=> Cảnh sắc riêng của đất trời mùa xuân từ sau rằm tháng riêng ở miền Bắc. 
 - Đọc & phân tích văn bản. 
 + Về cảnh sắc thiên nhiên tác giả đã gợi tả về thời tiết, khí hậu, không khí đặc biệt mùa xuân ntn?
“Mùa xuân có mưa riêu riêu thơ mộng.” 
 + Không khí mùa xuân còn được hiện lên trong khung cảnh gia đình qua chi tiết nào? 
 “ Bàn thờ, đèn nến, hương trầm.”
- Sức sống của thiên nhiên và con người trong mùa xuân tác giả không dừng lại ở ngoại cảnh nhiều mà tập trung thể hiện nổi bật sức sống của mùa xuân trong thiên nhiên và con người bằng hình ảnh gợi cảm, so sánh cụ thể. 
- HS phát hiện & trả lời.
- Tác giả đã phát hiện và miêu tả sự thay đổi chuyển biến của màu sắc, không khí bầu trời, mặt đất, cây cỏ trong khoáng rằm thang riêng. 
- HS nêu ý kiến của bản thân.
- Đọc phần ghi nhớ/ SGK.
I – Tìm hiểu chung:
 1- Tác giả: 
- Vũ Bằng (tên thật là Vũ Đăng Bằng) là một nhà văn và nhà báo có sở trường về truyện ngắn, tuỳ bút, bút ký. 
 2- Tác phẩm: 
 a. Thể loại: tuỳ bút 
 b. Xuất xứ: Trích trong bài: “Tháng giêng mơ về trăng non rét ngọt’’mở đầu tập tuỳ bút bút ký: “Thương nhớ mời hai’’ của Vũ Bằng. 
II - Đọc- hiểu bài: 
 1- Cảnh sắc và không khí mùa xuân ở đất trời và lòng người.
- Mưa riêu riêu, gió lành lạnh, tiếng nhạn kêu, tiếng trống chèo, câu hát huê tình. 
- Bàn thờ, đèn nến, hương trầm 
- Nhựa sống ở trong người căng lên như máu căng lên trong lộc của loài nai như mầm non của cây cối.
=> Hình ảnh gợi cảm, so sánh, giọng điệu sôi nổi thiết tha. Sự sống mạnh mẽ của thiên nhiên và con người trong mùa xuân.
Lựa chọn từ, ngữ, câu văn linh hoạt, biểu cảm, giàu hình ảnh.
2- Cảnh sắc riêng của đất trời mùa xuân khoảng từ sau rằm tháng riêng: 
- Đào hơi phai nhưng nhuỵ vẫn còn phong, cỏ không mướt xanh nhưng lại nức một mùi hương man mác, mưa xuân thay cho mưa phùn.
=> Sự quan sát và cảm nhận tinh tế cảnh sắc thay đổi, chuyển biến của mùa xuân.
Có nhiều so sánh, lien tuởng phong phú, độc đáo, giàu chất thơ.
III - Tổng kết:
* Ghi nhớ: sgk / tr 178.
3- Củng cố:
 - Cho biết nội dung bài tuỳ bút: “Mùa xuân của tôi”?
 - Tình yêu của tác giả dành cho mùa xuân ntn?
 - Qua đó ta hiểu đuợc địều gì về tác giả đối với quê huơng đất nuớc?
4- Huớng dẫn tự học & chuẩn bị bài mới:
 a- Huớng dẫn tự học:
 - Học thuộc phần ghi nhớ: tác giả - hoàn cảnh sáng

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 16.doc