I- MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1- Kiến thức:
- Khái niệm tục ngữ.
- Nội dung tư tưởng, ý nghĩa triết lí & hình thức nghệ thuật của những câu tục ngữ trong bài học.
2- Kỹ năng:
- Đọc- hiểu, phân tích các lớp nghĩa của tục ngữ về thiên nhiên & lao động sản xuất.
- Vận dụng được ở mức độ nhất định một số câu tục ngữ về thiên nhiên & lao động sản xuất vào đời sống xã hội.
3- Thái độ:
II- CHUẨN BỊ:
- GV: Cung cấp thêm vài bài tục ngữ khác cùng chủ đề.
- HS: Sưu tầm các bài tục ngử khác cùng chủ đề.
III- TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG:
một năm. - Mau sao nghĩa là nhiều sao, đối lại với vắng sao. - Giúp mọi người có thể nhìn trời mà đoán thời tiết để sắp xếp công việc cho ngày hôm sau được hợp lý - Đối vế , đối từ (Mau-vắng), vần lưng (Nắng – vắng) - Ráng có sắc vàng, màu tựa mỡ gà. -Vần lưng (Gà, nhà) - Khi trên trời xuất hiện ráng có sắc màu vàng mỡ gà tức là sắp có bão. - Đây là kinh nghiệm dự đoán bão, mọi người có ý thức chủ động bảo vệ nhà cửa, hoa màu... - Nếu thấy hiện tượng các đàn kiến di dời chỗ từ dưới đất lên trên cao theo cột nhà hoặc vách tường thì báo hiệu trời sắp có mưa to, gây nên lũ lụt. -Vần lưng (Bò, lo) và dùng hình ảnh (Kiến bò) làm cho điều muốn nói hiện ra rõ ràng, sinh động. - Kinh nghiệm dự đoán lũ lụt để chủ động phòng chống. - Là đơn vị đo chiều dài, người ta thường đo diện tích đất bằng các đơn vị như: Tấc, thước, sào, mẫu ... - Tấc bằng 1/10 thước. - Tấc đất là một mảnh đất nhỏ. Còn vàng là một kim loại quí thường được cân bằng cân tiểu ly để đo trọng lượng. - Đối vế, so sánh - Khuyên mọi người phải quí trọng đất đai, không được lãng phí đất đai. Nó đề cao giá trị của đất. - Nhất, nhị, tam là 1, 2, 3, ở đây là thứ nhất thứ hai, thứ ba. - Canh là canh tác, trì là ao, viên là vườn, điền là ruộng đất. - Câu tục ngữ nói về hiệu quả kinh tế các công việc mà nhà nông thường làm – kinh nghiệm cho thấy nuôi cá là lãi nhất, thứ hai là làm vườn, thứ ba mới là làm ruộng. Ngày nay, chúng ta biết phát triển nông nghiệp một cách toàn diện trong đó có phương thức VAC và xây dựng điền trang là học tập kinh nghiệm này của ông cha. - Câu tục ngữ ngắn gọn chia thành 3 vế được đặt theo trật tự tăng tiến làm cho ý muốn nói rõ ràng, ấn tượng. - Khẳng định giá trị kinh tế thực tiễn của các nghề. - Phổ biến kinh nghiệm trong việc trồng lúa nước, thứ tự những công việc cần quan tâm khi chăm sóc cây lúa: + Cung cấp nước đầy đủ + Bón phân đúng liều lượng + Phải cần cù , siêng năng +Coi trọng khâu chọn giống - Để phổ biến kinh nghiệm chăm sóc cây lúa nước. - Ngắn gọn, rạch ròi, có vần lưng (thì, nhì). -Trật tự tăng tiến, ngắn gọn đầy đủ. - Khẳng định tầm quan trọng của thời vụ và của đất đai đã được khai phá, chăm bón đối với nghề trồng trọt. à Kinh nghiệm tầm quan trọng của thời vụ và đất đai trong trồng trọt. I- Tìm hiểu chung: - Tục ngữ là những câu nói dân gian ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh, đúc kết những bài học của nhân dân về: + Quy luật của thiên nhiên. + Kinh nghiệm lao động sản xuất. + Kinh nghiệm của con người & xã hội. - Những bài học kinh nghiệm về quy luật thiên nhiên & LĐSX là nội dung quan trọng của tục ngữ. II- Đọc- hiểu văn bản: 1- Tục ngữ về thiên nhiên (Câu 1,2,3,4) Câu 1: “Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng Ngày tháng mười chưa cười đã tối.” à Đối vế, đối từ, vần lưng: à Tháng năm đêm ngắn, ngày dài. Tháng mười đêm dài, ngày ngắn. Câu 2: “Mau sao thì nắng,vắng sao thì mưa.” à Đối vế,đối từ,vần lưng à Kinh nghệm dự đoán thời tiết. Câu 3: “Ráng mỡ gà, có nhà thì giữ.” à Vần lưng à Kinh nghiệm dự đoán bão. Câu 4: “Tháng bảy kiến bò, chỉ lo lại lụt.” àVần lưng àKinh nghiệm dự đoán lũ lụt 2- Tục ngữ về lao động sản xuất : (Câu 5,6,7,8) Câu 5: “Tấc đất tấc vàng.” à Đối vế , so sánh à Đề cao giá trị của đất Câu 6: “Nhất canh trì, nhị canh viên, tam canh điền.” à Trật tự tăng tiến à Khẳng định giá trị kinh tế thực tiễn của các nghề. Câu 7: “Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống.” à Kinh nghệm trồng lúa nước à Trật tự tăng tiến Câu 8: “Nhất thì,nhì thục” à Vần lưng à Kinh nghiệm tầm quan trọng của thời vụ và đất đai trong trồng trọt. * Ý nghĩa văn bản: Không ít câu tục ngữ về thiên nhiên & LĐSX là những bài học quý giá của nhân dân ta. III - Tổng kết: Ghi nhớ: SGK/ 5 IV.Luyện tập: 3- Củng cố: Luyện tập Em hãy sưu tầm một số câu tục ngữ có nội dung phản ánh kinh nghiệm của nhân dân ta về các hiện tượng nắng, mưa, bão lụt. - Ráng vàng thì gió, ráng đỏ thì mưa. - Chuồn chuồn bay thấp thì mưa Bay cao thì nắng, bay vừa thì râm. - Quạ tắm thì ráo, sáo tắm thì mưa - Không nước, không phân, chuyên cần vô ích 4- Hướng dẫn tự học & chuẩn bị bài mới: a- Hướng dẫn tự học: - Học thuộc lòng 8 câu tục ngữ, nắm nội dung và nghệ thuật;học thuộc phần ghi nhớ - Tập sử dụng một vài câu tục ngữ trong bài học vào những tình huống giao tiếp khác nhau, viết thành những đoạn đối thoại ngắn. - Sưu tầm một số câu tục ngữ về thiên nhiên & LĐSX. b- Chuẩn bị bài mới: - Soạn bài: Tìm hiểu chung về văn nghị luận. + Khi nào thì con người có nhu cầu nghị luận? + Thế nào là văn nghị luận? + Em thường gặp các kiểu bài văn này ở đâu? * Rút kinh nghiệm: Tuần 19 Tiết 74 + 75 Ngày soạn:.. Ngày dạy:. TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN NGHỊ LUẬN I- MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 1- Kiến thức: - Khái niệm văn bản nghị luận. - Nhu cầu nghị luận trong đời sống. - Những đặc điểm chung của văn bản nghị luận. 2- Kỹ năng: - Nhận biết văn bản nghị luận khi đọc sách báo, chuẩn bị để tiếp tục tìm hiểu sâu, kĩ hơn về kiểu văn bản quan trọng này. 3- Thái độ: II- CHUẨN BỊ: - GV: bảng phụ. - HS: soạn bài theo yêu cầu. III- TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG: 1- Kiểm tra bài cũ: - Bài thơ “Sông Núi Nước Nam” của Lý Thường Kiệt thuộc phương thức biểu đạt nào? Biểu cảm Tự sự Miêu tả Nghị Luận - Vì sao em biết bài thơ “Sông Núi Nước Nam” thuộc phương thức biểu đạt nghị luận? (Vì bài thơ nêu lên ý kiến đánh giá, bình luận). 2- Bài mới: * Giới thiệu bài: Chúng ta đã tìm hiểu các kiểu văn bản: Tự sự, miêu tả, biểu cảm. Hôm nay, các em sẽ tìm hiểu thêm một kiểu văn bản mới đó là văn bản nghị luận. Nó là một trong những kiểu văn bản quan trọng trong đời sống xã hội của con người. Nó rèn luyện tư duy, năng lực biểu cảm những quan niệm, tư tưởng sâu sắc trong đời sống. Do đó muốn làm văn nghị luận tốt chúng ta hãy “Tìm hiểu về văn nghị luận”. Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Bài học sinh ghi Hoạt động 1: Nhu cầu nghị luận và văn bản nghị luận: Gọi HS đọc câu 1.a SGK / 7. Câu hỏi: Trong đời sống các em thường gặp các vấn đề và câu hỏi kiểu như dưới đây không? HS đọc và GV hỏi đáp án. Câu hỏi: Gặp các vấn đề và câu hỏi loại đó, em có thể trả lời bằng các kiểu văn bản như: Kể chuyện, miêu tả, biểu cảm hay không? Hãy giải thích vì sao? Câu hỏi: Câu hỏi SGK/7. Câu hỏi: Vậy thế nào là văn nghị luận? Hoạt động 2: Tìm hiểu chung về văn bản nghị luận. Gọi HS đọc văn bản “Chống nạn thất học” Câu hỏi: Câu hỏi a SGK /9 Câu hỏi: Bác Hồ viết bài này nhằm mục đích gì? Câu hỏi: Để thực hiện mục đích ấy, bài viết nêu ra những ý kiến nào? (Bác Hồ dã lên án điều gì qua bài viết? Vì sao dân ta ai cũng phải biết chữ? Việc chống nạn mù chữ thể hiện bằng cách nào?) Câu hỏi: Những ý kiến ấy được diễn đạt thành những luận điểm nào? Tìm các câu mang luận điểm? Câu hỏi: Người Việt Nam hầu hết mù chữ, công việc trước mắt Bác đề ra là làm gì? * GV: Luận điểm là điểm quan trọng, ý chính được nêu ra và bàn luận. Mỗi luận điểm đều có một số ý phụ, lý lẽ xoay quanh. Câu hỏi: Để ý kiến có sức thuyết phục, bài viết đã nêu lên những lý lẽ nào? Hãy liệt kê các lý lẽ ấy? * GV: Những lý lẽ và dẫn chứng ta gọi là luận cứ: là căn cứ đê’lập luận, để chứng minh hay bác bỏ. Luận cứ được hình thành bằng các lý lẽ hoặc các dẫn chứng. * Chú ý: Không thể dùng lý lẽ và dẫn chứng vô căn cứ để nghị luận và làm văn nghị luận. Văn nghị luận phải có tính tư tưởng và tính thực tiễn mới có sức thuyết phục. Lập luận: Là cách lựa chọn, sắp xếp, trình bày các lý lẽ hoặc các dẫn chứng làm cơ sở vững chắc cho luận điểm. Cuối cùng Bác thuyết phục mọi người bằng những lý lẽ, dẫn chứng bằng lời kêu gọi cụ thể: “Công việc này mong chị em thanh niên sốt sắn giúp”. Câu hỏi: Thế nào là văn nghị luận? (Ghi nhớ: SGK / 9) - Vì sao em đi học? (Em đi học để làm gì?) - Vì sao con người cần phải có bạn bè? - Theo em, như thế nào là sống đẹp? - Trẻ em hút thuốc lá là tốt hay xấu, lợi hay hại? - Gặp các vấn đề và câu hỏi đó ta không dùng các kiểu văn bản: Tự sự, miêu tả, biểu cảm được. - Vì: Chúng ta không thể không bày tỏ ý kiến, quan điểm, thái độ của mình trước các vấn đề đó. Để làm được điều đó chúng ta dùng lí lẽ để phân tích, giải quyết vấn đề nào đó của cuộc sống. - Ta thường gặp các kiểu văn bản nghị luận. - Các kiểu văn bản: Các bài xã luận, bình luận, bài phát biểu cảm nghĩ trên báo chí ... Vì vậy chúng ta phải có năng lực suy luận và phải có bản lĩnh vào tinh thần tự chủ trước cuộc sống. Do vậy không thể không học làm văn nghị luận. - HS đọc ghi nhớ/ SGK mục 2. - Nhằm kêu gọi toàn thể nhân dân VN cùng đi học (Để biết đọc, biết viết) và góp sức vào phong trào “Diệt giặc dốt”. - Bác đã trình bày qua các y ùkiến sau: + Lên án chính sách ngu dân của thực dân Pháp. + Phải có kiến thức để tham gia xây dựng nước nhà. + Mọi người phải giúp nhau học tập. Luận điểm 1: - Một trong những công vệc phải thực hiện cấp tốc trong lúc này là nâng cao dân trí. Luận điểm 2: Mọi người Việt Nam phải biết quyền lợi của mình Viết chữ quốc ngữ. - Luận cứ: (Lý lẽ và dẫn chứng) * Luận cứ 1: + Lý lẽ: Thi hành chính sách ngu dân + Dẫn chứng: Hạn chế mở trường dạy học, 95% dân số Việt Nam thất học, hầu hết mù chữ. * Luận cứ 2: + Lý lẽ: Cấp tốc nâng cao dân trí. + Dẫn chứng: Tạo phong trào truyền bá chữ quốc ngữ giúp đồng bào thất học. * Luận cứ 3: + Lý lẽ: Những khả năng thực tế trong việc chống nạn thất học. + Dẫn chứng: Người biết chữ dạy ngừơi chưa biết chữ. I- Nhu cầu nghị luận và văn bản nghị luận: *.Nhu cầu nghị luận: - Người viết trình bày, phát biểu ý kiến, suy nghĩ, thái độ của mình nhằm thuyết phục người khác một nhu cầu nào đó của cuộc sống - Các dạng: Ý kiến nêu trong cuộc họp, các bài xã luận, bình luận, bài phát biểu ý kiến trên báo chí. II- Thế nào là văn bản nghị luận? Văn bản: “Chống nạn thất học” - Mục đích: Kêu gọi toàn thể nhân dân Việt Nam cùng đi học và góp sức và phong trào diệt giặc dốt - Ý kiến: + Lên án chính sách ngu dân của thực dân Pháp. + Phải có kiến thức để tham gia công cuộc xây dựng nước nha.ø + Mọi người phải giúp nhau học tập. - Luận điểm 1: Khẳng định ý kiến, quan điểm. + Luận điểm 1: Một trong những công việc nâng cao dân trí. - Luận điểm 2: Mọi người Việt Nam phải biết quyền lợi của mình biết viết chữ quốc ngữ. - Luận cứ: (Lý lẽ và dẫn chứng): + Luận cứ 1: * Lý lẽ: Chúng thi hành chính sách ngu dân. * Dẫn chứng: Hạn chế mở trường dạy học, 95% dân số Việt Nam thất học, hầu hết mù chư.õ + Luận cứ 2: * Lý lẽ: Cấp tốc nâng cao dân trí. * Dẫn chứng: Tạo phong trào truyền bá chữ quốc ngữ giúp đồng bào thất học. + Luận cứ 3: * Lý lẽ: Những khả năng thực tế trong việc chống nạn thất học. * Dẫn chứng: Người biết chữ dạy người chưa biết chữ. * Ghi nhớ: SGK / T9 Hoạt động 3: Luyện tập HS đọc văn bản và trả lời Câu hỏi. Câu hỏi: Đây có phải là văn bản nghị luận không? Vì sao? Câu hỏi: Tác giả đề xuất ý kiến gì? Những dòng văn nào thể hiện ý kiến đó? Câu hỏi: Để thuyết phục người đọc, tác giả nêu ra nêu ra những lý lẽ và dẫn chứng nào? Câu hỏi: Hãy tìm bố cục của văn bản? Câu hỏi: HS đọc bài văn “Hai biển hồ” cho biết đây là văn bản nghị luận hay tự sự Đây là văn bản nghị luận vì: Nhan đề bài viết nêu lên ý kiến, một luận điểm Mở bài và kết bài là văn nghị luận Thân bài có dùng lối ăn kể kết hợp với miêu tả nhưng mục đích chính là trình bày những thói quen xấu cần loại bỏ Ý kiến đề xuất của tác giả: Cần loại bỏ những thói quen xấu và tạo ra thói quen tốt trong đời sống xã hội Ý kiến đó được thể hiện: + Nhan đề bài văn + Tạo thói quen tốt là rất khó, nhiễm thói quen xấu là dễ Tác giả nêu những lý lẽ sau: + Có thói quen tốt và thói quen xấu + Có người phân biệt được tốt và xấu nhưng vì đã thành thói quen nên khó bỏ, khó sửa + Tác hại của thói quen xấu + Khả năng tạo thói quen tốt và nhiễm thói quen xấu Dẫn chứng: + Thói quen tốt: Luôn dậy sớm, đúng hẹn, giữ lời hứa, luôn đọc sách + Thói quen xấu, hút thuốc lá hay cáu giận, vứt rác bừa bãi Mởõ bài: Khát quát về thói quen và giới thiệu một vài thói quen tốt. Thân bài: Trình bày những thói quen xấu cần loại bo.û Kết bài: Đề ra hướng phấn đấu của mỗi người. III- Luyện tập: 1- Bài tập 1: Cần tạo ra thói quen tốt trong cuộc sống xã hội. 2- Bài tập 2: Bố cục văn bản: 3 phần 3- Bài tập 3: Sưu tầm những đoạn văn, bài văn nghị luận tiêu biểu làm tài liệu học tập. 4- Bài tập 4: Bài văn là văn bản nghị luận (kể chuyện để nghị luận). “Hai biển hồ” có ý nghĩa tượng trưng cho hai cách sống của con người: Ích kỷ và chan hoa.ø 3- Củng cố: - Thế nào là văn bản nghị luận? - Trong đời sống khi nào ta cần sử dụng loại văn bản này? 4- Hướng dẫn tự học & chuẩn bị bài mới: a- Hướng dẫn tự học: - Phân biệt văn nghị luận & văn tự sự ở những văn bản cụ thể. b- Chuẩn bị bài mới: - Soạn bài: Tục ngữ về con người & xã hội + Nêu nội dung từng bài? + Nêu nghệ thuật từng bài? * Rút kinh nghiệm: Tuần 19 Tiết 76 Ngày soạn: Ngày dạy:. Bài 19 : TỤC NGỮ VỀ CON NGƯỜI VÀ XÃ HỘI I- MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 1- Kiến thức: - Nội dung của tục ngữ về con người & xã hội. - Đặc điểm hình thức của tục ngữ về con người & xã hội. 2- Kỹ năng: - Củng cố, bổ sung thêm hiểu biết về tục ngữ. - Đọc- hiểu, phân tích các lớp nghĩa của tục ngữ về con người & xã hội. - vận dụng ở mức độ nhất định tục ngữ về con người & xã hội trong đời sống. 3- Thái độ: II- CHUẨN BỊ: - GV: Nêu một số bài tục ngữ khác cùng chủ đề. - HS: Sưu tầm một số bài tục ngữ khác cùng chủ đề. III- TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG: 1- Kiểm tra bài cũ: -Thế nào là tục ngữ? -Hãy đọc những câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất? 2- Bài mới: * Giới thiệu bài: Người dân Việt Nam nhìn nhận, đúc kết những gì về chính mình và cuộc sống xã hội của mình qua những câu tục ngữ. Những câu tục ngữ hôm nay chúng ta học sẽ giải thích điều đó. Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Bài học sinh ghi Hoạt động 1: Hứơng dẫn HS tìm hiểu chung Hoạt động 2:Tìm hiểu văn bản Câu hỏi: Em hiểu thế nào về câu tục ngữ này? Câu hỏi: Nêu giá trị kinh nghiệm mà câu tục ngữ thể hiện? Câu hỏi: Người ta sử dụng câu tục ngữ này trong trường hợp nào? Câu hỏi: Em có nhận xét gì về nghệ thuật? Câu hỏi: Tác giả sử dụng nghệ thuật gì trong câu tục ngữ? Câu hỏi: Nghĩa của câu tục ngữ này hiểu như thế nào? Câu hỏi: Câu tục ngữ này được sử dụng trong hoàn cảnh nào? Câu hỏi: Em có nhận xét gì về cách diễn đạt? Câu hỏi: Nghĩa của câu tục ngữ này là gì? Câu hỏi: Nêu nhận xét của em về các diễn đạt? Câu hỏi: Câu tục ngữ có giá trị như thế nào? Câu hỏi: Câu tục ngữ này sử dụng nghệ thuật gì? Câu hỏi: Nghĩa của câu tục ngữ này được hiểu như thế nào? Câu hỏi: Nhận xét về cách diễn đạt? Câu hỏi: Em hiểu gì về nghĩa của câu tục ngữ? Câu hỏi: Câu 5 và 6 có mâu thuẫn với nhau hay không? Vì sao? Câu hỏi: Em hãy nêu một vài câu tục ngữ cũng có nội dung, tư tưởng như ngược nhau nhưng lại bổ sung cho nhau? Câu hỏi: Nghệ thuật của câu tục ngữ? Câu hỏi: Nghĩa của câu tục ngữ? Câu hỏi: Tìm hiểu nội dung và nghệ thuật của câu tục ngữ này? Câu hỏi: Câu tục ngữ này khuyên ta điều gì? Câu hỏi: Một và ba ở đây có phải chỉ số lượng cụ thể không? Hình ảnh cây và núi hàm chứa điều gì? Câu hỏi: Câu tục ngữ này khuyên ta điều gì? Câu hỏi: Em có nhận xét gì về hình thức nghệ thuật? Hoạt động 3: Tổng kết - Qua phân tích trên, em có nhận xét gì về nội dung và nghệ thuật của các câu tục ngữ? - Nghĩa của câu tục ngữ này là người quý hơn của, quý gấp bội lần. - Câu tục ngữ khẳng định giá trị con ngừơi, tư tưởng nhân văn của nhân dân ta, tư tưởng coi trọng con người. - Phê phán thái độ xem của hơn người. - An ủi, động viên những trường hợp “Của đi thay người”. - So sánh và vần lưng (người, mười) - So sánh, vần lưng (tóc, gốc). - Câu này có 2 nghĩa: + Răng và tóc là phần nào thể hiện sức khoẻ của con người. + Răng và tóc là một phần thể hiện hình thức, tính tình, tư cách của con người. - Khuyên nhủ, nhắc nhở con người phải biết giữ gìn răng, tóc cho sạch và đẹp. - Thể hiện cách nhìn nhận, đánh giá từng phần con người của nhân dân ta. - Câu tục ngữ có 2 vế, đối rất chỉnh. Hai vế bổ sung và làm sáng tỏ nghĩa cho nhau. + Nghĩa đen: Dù có đói vẫn phải ăn uống sạch sẽ, không gặp gì ăn nấy; dù rách vẫn phải ăn mặt sạch sẽ, thơm tho đừng để rách rưới, hôi hám. - Dù nghèo khổ, thiếu thốn cũng phải sống cho trong sạch, đừng vì nghèo túng mà làm điều xấu xa tội lỗi (ẩn dụ). Hai vế có kết cấu đẳng lập nhưng bổ sung cho nhau: Dù nói về cái ăn hay cái mặt đều nhắc ta giữ gìn cái sạch và thơm của nhân phẩm. Đó là sự trong sạch cao cả của nhân cách con người. Câu tục ngữ giáo dục con người phải có lòng tự trọng. - Câu tục ngữ có 4 vế, vừa có quan hệ đẳng lập nhưng bổ sung cho nhau. Từ “học” được lặp lại 4 lần (điệp ngữ) vừa nhấn mạnh, vừa để mở ra những điều con người cần phải học. - Vần lưng: Nói, gói. - Thể hiện cách suy nghĩ rất thực tế, giản dị, sâu sắc của nhân dân ta về việc bồi dưỡng, rèn luyện nhân cách văn hoá của con người. - Nói qua.ù - Khẳng định vai trò của người thầy. - Câu này có 2 vế, có quan hệ so sánh (không tày- không bằng). - Đề cao ý nghĩa, vai trò của việc học bạn. Nó không hạ thấp vai trò của người thầy, không coi học bạn quan trọng hơn học thầy mà muốn nhấn mạnh tới một đối tượng khác, phạm vi khác con người cần học hỏi. Do gần gủi bạn bè nhiều hơn có thể học hỏi nhiều điều. Câu tục ngữ khuyến khích mở rộng đối tượng, phạm vi và cách học hỏi Máu chảy ruột mềm. Bán anh em xa, mua láng giềng gần. - Không, vì hai câu này cho ta có được một cách học phong phú và hoàn chỉnh hơn. - So sánh. - Khuyên nhủ con người yêu thương người khác như chính bản thân mình. - Đây là lời khuyên, triết lý về cách sống cách ứng xử trong quan hệ giữa con người với con người. - Nghệ thuật: ẩn dụ - Nội dung: + Nghĩa đen: khi ăn quả phải nhớ đến công ơn của người trồng cây và chăm bón cây đã cho ta quả ngọt + Nghĩa bóng: Khi hưởng được thành quả nào đó thì phải nhớ đến người đã có công gây dựng nên, phải biết ơn người đã giúp mình, không được vong ân bội nghĩa. - Học trò phải biết ơn thầy cô; con cái phải biết ơn cha mẹ ông bà - Một và ba không phải là số lượng cụ thể mà là chỉ số ít và số nhiều. Ít cây cối thì không thành núi đựơc mà phải nhiều cây hợp lại mới thành núi cao. - Cây và núi là hình ảnh ẩn dụ, chỉ sự đoàn kết của con người. Hình ảnh ẩn dụ và đối lập. - HS đọc ghi nhớ/ T13. I- Tìm hiểu chung: Những bài học kinh nghiệm về con người & xã hội là một nội dung quan trọng của tục ngữ. II – Đọc- hiểu văn bản: Câu 1: “Một mặt người bằng mười mặt của.” à Khẳng định đề cao giá trị con người hơn hẳn tiền của. - Tạo vần, nhịp cho câu văn dễ nhớ, dễ vận dụng. à So sánh, vần lưng. Câu 2: “Cái răng, cái tóc là góc con người.” à So sánh vần lưng. à Cách nhìn nhận, đánh giá hình phẩm con người. Câu 3: “Đói cho sạch, rách cho thơm.” à Đối vế, ẩn du.ï à Khuyên co người dù nghèo khổ, thiếu thốn vẫn
Tài liệu đính kèm: