Giáo án Ngữ văn 7 - Trường THCS Vĩnh Khánh - Tuần 23

 I – MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

 1- Kiến thức:

 - Một số trạng ngữ thường gặp.

 - Vị trí của trạng ngữ trong câu.

 2- Kỹ năng:

 - Nhận biết thành phần trạng ngữ của câu.

 - Phân biệt các loại trạng ngữ.

 * Tích hợp kỹ năng: lựa chọn cách sử dụng mở rộng câu theo những mục đích giao tiếp. Trình bày suy nghĩ, ý tưởng, trao đổi về cách mở rộng câu.

 

doc 8 trang Người đăng trung218 Lượt xem 1379Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 7 - Trường THCS Vĩnh Khánh - Tuần 23", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 23
Tiết 85 
Ngày soạn:
Ngày dạy:
 THÊM TRẠNG NGỮ CHO CÂU 
 I – MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
 1- Kiến thức:
 - Một số trạng ngữ thường gặp.
 - Vị trí của trạng ngữ trong câu.
 2- Kỹ năng:
 - Nhận biết thành phần trạng ngữ của câu.
 - Phân biệt các loại trạng ngữ.
 * Tích hợp kỹ năng: lựa chọn cách sử dụng mở rộng câu theo những mục đích giao tiếp. Trình bày suy nghĩ, ý tưởng, trao đổi về cách mở rộng câu.
 3- Thái độ:
 II – CHUẨN BỊ:
 - GV: bảng phụ.
 - HS: thực hiện theo yêu cầu của GV.
 III- TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG: 
Kiểm tra bài cũ:
- Câu đặc biệt là gì? Cho ví du?ï
 - Hãy nêu tác dụng của câu đặc biệt? 
Bài mới: 
* Giới thiệu bài: Trong câu ngoài thành phần chính còn một số thành phần phụ như: Trạng ngữ, đề ngữ  trong những thành phần phụ này, thì trạng ngữ là thành phần phụ mà các em đã được làm quen ở bậc Tiểu học. Ở tiết học này không những giúp các em nhận diện lại đâu là trạng ngữ mà còn cho các em biết về nội dung và căn cứ vào nội dung mà phân loại được trạng ngữ.
Hoạt động của thầy và trò
Bài học sinh ghi
Hoạt động 1: Tìm hiểu đặc điểm trạng ngư.õ 
Giáo viên sử dụng bảng phụ chép đoạn văn phần I và yêu cầu học sinh trả lời Câu hỏi. 
Câu hỏi: Dựa vào kiến thức đã học ở tiểu học, hãy xác định trạng ngữ trong câu?
Câu hỏi: Tìm trạng ngữ trong những câu sau:
Vì cẩu thả, Lan làm bài sai.
Cả lớp phải học thật tốt để đạt tiết A.
Câu hỏi: Có thể chuyển trạng ngữ nói trên sang những vị trí khác trong câu được không?
Câu hỏi: Qua các ví dụ trên, về ý nghĩa, trạng ngữ được thêm vào trong câu để làm gì? 
(Ghi nhớ: phần 1 SGK / T39)
Câu hỏi: Qua ví dụ trên, trạng ngữ có thể nằm ở những vị trí nào? Giữa trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ khi đọc, khi viết thường như thế nào?
Câu hỏi: Vậy, thêm trạng ngữ cho câu có ý nghĩa, hình thức như thế nào? 
- HS đọc yêu cầu I/ SGK.
- Gồm 4 trạng ngữ.
 + 1 chỉ địa điểm.
 + 3 chỉ thời gian.
- Có thể chuyển sang những vị trí khác: giữa, đầu, cuối câu.
- Bổ sung thông tin về: thời gian, địa điểm cho sự việc.
- HS đọc ghi nhớ/ SGK/ T39.
- Tre ăn ở với người, đời đời, kiếp kiếp.
à Đời đời, kiếp kiếp tre ăn ở với người.
à Tre, đời đời, kiếp kiếp ăn ở với người. 
Giữa trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ khi đọc thường có một quãng nghỉ; khi viết có một dấu phẩy ngăn cách.
I – Đặc điểm của trạng ngữ:
Ví dụ: 
Dưới bóng tre xanh, đã từ 
 TN (địa điểm) 
lâu đời,  Tre ăn ở với 
TN (thời gian)
người, đời đời, kiếp kiếp 
 TN (thời gian)
Từ nghìn đời nay.
 TN (thời gian)
- Vì cẩu thả, Lan làm 
TN (nguyên nhân)
bài sai.
Cả lớp phải học thật tốt để đạt tiết A.
TN (mục đích)
* Ghi nhớ: SGK / T39
Hoạt động 2: Luyện tập
II – Luyện tập:
Bài tập 1:
Trong bốn câu đã cho, câu b có cụm từ “mùa xuân” làm trạng ngữ.
Cụm từ “mùa xuân” trong câu a làm chủ ngữ và vị ngữ.
Cụm từ “mùa xuân” trong câu c làm phụ ngữ cho cụm động tư.ø
Cụm từ “mùa xuân” trong câu d là câu đặc biệt. 
Bài tập 2, 3: Tìm trạng ngữ và phân loại trạng ngữ. 
- “Như báo trước  tinh khiết.” (trạng ngữ chỉ mục đích)
- “Khi đi qua cánh đồng  còn tươi.” (trạng ngữ chỉ thời gian)
- “Trong cái vỏ xanh kia” (trạng ngữ chỉ nơi chốn)
	 - “Dưới ánh nắng” (trạng ngữ chỉ nơi chốn)
	b) - “Với khả năng  trên đây” (trạng ngữ chỉ cách thức)
	Bài tập 3: Giáo viên hướng dẫn học sinh làm câu b.
 3- Củng cố:
 - Cho biết ý nghĩa của trạng ngữ?
 - Cho biết đặc điểm hình thức, vị trí của trạng ngữ?
 - Đặt câu có dùng trạng ngữ?
 4- Hướng dẫn tự học & chuẩn bị bài mới:
 a- Hướng dẫn tự học:
 Viết đoạn văn ngắn có câu chứa thành phần trạng ngữ. Chỉ ra các trạng ngữ & giải thích lí do trạng ngữ được sử dụng trong các câu văn đó.
 b- Chuẩn bị bài mới:
 - Soạn bài: Tìm hiểu chung về phép lập luận chứng minh.
 + Mục đích & phương pháp chúng minh?
 + Phương pháp lập luận?
 * Rút kinh nghiệm:
Tuần 23
Tiết 86 + 87 
 Ngày soạn:..
 Ngày dạy:
 TÌM HIỂU CHUNG VỀ 
PHÉP LẬP LUẬN CHỨNG MINH 
 I – MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
 1- Kiến thức:
 - Đặc điểm của phép lập luận chứng minh trong bài văn nghị luận.
 - Yêu cầu cơ bản về luận điểm, luận cứ của phương pháp lập luận chứng minh.
 2- Kỹ năng:
 - Nhận biết phương pháp lập luận chứng minh trong văn bản nghị luận.
 - Phân tích phép lập luận chứng minh trong văn bản nghị luận.
 3- Thái độ:
 II – CHUẨN BỊ: 
 - GV: bảng phụ.
 - HS: thực hiện theo yêu cầu của GV.
 III- TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG:
 1- Kiểm tra bài cũ:
 - Thế nào là luận điểm, luận cứ, lập luận?
 - Cho biết đặc điểm của luận điểm trong văn nghị luận?
 - Bài viết Sự giàu đẹp của Tiếng Việt đã sử dụng kiểu lập luận gì?
 a) Chứng minh b) Giải thích
 c) Kết hợp chứng minh, giải thích và bình luận vấn đề. 
 d) Kết hợp phân tích và chứng minh vấn đề. 
 2- Bài mới: 
 * Giới thiệu bài: Các em đã tìm hiểu hai tác phẩm nghị luận của Hồ Chí Minh và Đặng Thai Mai. Hai tác phẩm ấy đã thể hiện phần nào về văn chứng minh và nghệ thuật chứng minh nhưng để nắm rõ được mục đích, tính chất và các yếu tố của phép lập luận chứng minh, các em sẽ tìm hiểu qua tiết học hôm nay.
Hoạt động của thầy và trò
Bài học sinh ghi
Hoạt động 1: Tìm hiểu mục đích & phương pháp lập luận.
Câu hỏi: Hãy nêu VD và cho biết: Trong đời sống khi nào người ta cần chứng minh? Khi cần chứng minh cho ai đó tin rằng lời nói của em là thật em phải làm như thế nào? 
GV: Tóm lại các giấy tờ hoặc các sự việc đưa ra cho người khác thấy công nhận điều ta nói là đúng, đó là bằng cớ, đó là cách chứng minh.
Câu hỏi: Vậy em hiểu thế nào là chứng minh?
Câu hỏi: Trong văn nghị luận, khi người ta chỉ được sử dụng lời văn (không được dùng nhân chứng, vật chứng) thì làm như thế nào để chứng tỏ 1 ý kiến nào đó là đúng sự thật và đáng tin cậy? 
 (Học sinh thảo luận) 
Câu hỏi: Như vậy, chúng ta phải rút ra chứng minh trong thực tế khác với chứng minh trong văn nghị luận ở chỗ nào?
Hoạt động 2: Tìm hiều chứng minh qua văn bản chứng minh. 
GV yêu cầu HS đọc bài văn: “Đừng sợ vấp ngã”
Câu hỏi: Luận điểm cơ bản của bài văn là gì? Hãy tìm những câu mang luận điểm đó? 
Câu hỏi: Để khuyên người ta đừng sợ vấp ngã, bài văn đã lập luận như thế nào? Các sự thật được dẫn ra có đáng tin không? Em hãy nhận xét cách lập luận của bài văn?
Câu hỏi: Qua cách lập luận của bài văn, em hiểu phép lập luận chứng minh là gì? 
Câu hỏi: Các lý lẽ, bằng chứng torng phép lập luận chứng minh phải như thế nào? 
- HS đọc yều cầu I/ SGK.
Trong đời sống, một khi bị nghi ngờ, hoài nghi hoặc khi muốn khẳng định điều gì đó thì chúng ta cần có nhu cầu chứng minh sự thật.
Khi cần chứng minh cho người khác tin là thật, ta phải đưa ra những chứng cớ xác thực. Chẳng hạn khi đưa ra tấm chứng minh thư là chứng minh tư cách công dân. Khi đưa ra giấy khai sinh là đưa ra bằng chứng về ngày sinh  khi chứng minh những điều ta nói là thật, thì ta dẫn sự việc ấy ra.
- Chứng minh là đưa ra những bằng chứng để chứng tỏ một ý kiến (luận điểm) nào đó là chân thực.
-Trong văn bản nghị luận, người ta không thể dùng nhân chứng vật chứng như trước toà án mà chỉ có thể dùng lời văn để nêu lý lẽ và nêu ra các dẫn chứng xác thực. Người ta cũng dùng lời văn để phân tích các chứng cứ đó nhằm xác định tính chân thực của chúng, tạo ra tính thuyết phục.
- Khác ở chỗ: Trong đời sống, dùng nhân chứng, vật chứng để chứng tỏ một điều gì đó là đáng tin. Còn trong bài văn nghị luận là phải dùng lý lẽ và chứng cứ chân thực bằng lời văn thuyết phục người đọc, người nghe. 
- Luận điểm cơ bản của bài văn thể hiện ngay ở nhan đề “Đừng sợ vấp ngã”.
- Câu mang luận điểm này là đầu đề bài văn và được nhắc lại ở câu kết bài: “Vậy xin bạn chớ lo sợ thất bại.”
Để khuyên người ta đừng sợ vấp ngã, bài văn đã dùng cách lập luận như sau:
+ Nêu câu hỏi về các lần vấp ngã sau đó đưa ra một loạt dẫn chứng về những sự vấp ngã mà một số người đã trải qua nhưng sau đó họ đã vươn tới những thành công về các mặt kinh doanh, khoa học, văn học, nghệ thuật. 
+ Kết luận: Sự vấp ngã không đáng sợ mà thiếu cố gắng vươn lên trong cuộc sống mới là điều đáng sợ hơn cả.
Các sự thật dẫn ra đều đáng tin cậy vì bài viết dùng toàn sự thật ai cũng công nhận: Chứng minh từ gần đến xa, từ bản thân đến người khác. 
Lập luận như vậy là rất chặt chẽ.
(Ghi nhớ: Mục 2 SGK / T 42)
(Ghi nhớ: Mục 3 SGK / T 42)
I – Mục đích và phương pháp chứng minh:
 1/ Thế nào là chứng minh?
Chứng minh là đưa ra bằng chứng để chứng tỏ một ý kiến (luận điểm) nào đó là chân thực. 
 2/ Phương pháp chứng minh:
 VB: “Đừng sợ vấp ngã”
 a/ Luận điểm: 
Đừng sợ vấp nga.õ
Vậy xin bạn chớ lo sợ thất bại.
 b/ Lập luận chứng minh: 
Nêu các câu hỏi về các lần vấp ngã, khẳng định đừng sợ vấp ngã.
Đưa ra một loạt dẫn chứng về sự vấp ngã nhưng sau đó họ đã vươn tới những thành công về các mặt kinh doanh, khoa học, văn học, nghệ thuật. 
Kết bài: Nêu ra cái đáng sợ hơn vấp ngã là thiếu cố gắng. 
Nhận xét: Bài viết dùng toàn sự thật ai cũng công nhận. Chứng minh từ gần đến xa, từ bản thân đến người khác. 
à Lập luận chặt che.õ 
à Phương pháp lập luận: quy nạp.
* Ghi nhớ: SGK / T 42.
Hoạt động 3: Luyện tập
 II – Luyện tập:
 Cho HS đọc bài văn: “Không sợ sai lầm” 
 1) Luận điểm: Không sợ sai lầm. 
 Luận điểm đó còn thể hiện ở các câu sau:
 - Nhan đề bài văn.
 - Câu đầu: Một người  không bao giờ có thể tự lập được. 
 - Thất bại là mẹ thành công. 
 - Câu cuối: Những người sáng suốt  số phận của mình. 
 2) Để chứng minh cho luận điểm của mình, người viết nêu ra các luận cứ sau:
 - Không thề có chuyện sống mà không phạm chút sai lầm nào.
 - Sợ thất bại, sợ sai lầm thì sẽ không dám làm gì và không làm được gì.
 - Sai lầm đem đến bài học cho những người biết rút kinh nghiệm khi phạm sai lầm.
 à Đó là những luận cứ rất đúng với thực tế cuộc sống, nên có sức thuyết phục cao. 
 3) Cách lập luận chứng minh của bài văn này khác với bài: “Đừng sợ vấp ngã”:
 - Bài: “Đừng sợ vấp ngã”, người viết dùng lý lẽ dẫn chứng thực tế. 
 (Chủ yếu là dẫn chứng để chứng minh)
 - Bài: “Không sợ sai lầm” người viết chủ yếu dùng lý lẻ và phân tích các lý lẽ để chứng minh cho luận điểm. Đó là những lý lẽ đã được thừa nhận.
 4) Cách chứng minh chung của toàn bài: Tổng - phân - hợp.
 3- Củng cố: 
 - Khi chứng minh điều em nói là thật thì em phải làm ntn?
 - Nêu các phương pháp lập luận trong văn nghị luận?
 4- Hướng dẫn tự học & chuẩn bị bài mới:
 a- Hướng dẫn tự học:
 - Sưu tầm các văn bản chứng minh để làm tài liệu học tập.
 b- Chuẩn bị bài mới:
 - Soạn bài mới: Thêm trạng ngữ cho câu (tiếp theo)
 + Trả lời câu hỏi/ SGK.
 + Xem phần luyện tập.
 * Rút kinh nghiệm:
Tuần 23
Tiết 88
Ngày soạn:
Ngày dạy:....................................
 THÊM TRẠNG NGỮ CHO CÂU (tiếp theo)
 I – MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
 1- Kiến thức:
 - Một số trạng ngữ thường gặp; công dụng của trạng ngữ.
 - Vị trí của trạng ngữ trong câu, tách trạng ngữ thành câu riêng.
 2- Kỹ năng:
 - Nhận biết thành phần trạng ngữ của câu.
 - Phân biệt các loại trạng ngữ.
 - Phân tích tác dụng của thành phần trạng ngữ của câu.
 - Tách trạng ngữ thành câu riêng.
 3- Thái độ:
 II – CHUẨN BỊ: 
 - GV: bảng phụ.
 - HS: thực hiện theo yêu cầu của GV.
 III- TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG:
 1- Kiểm tra bài cũ:
 - Trạng ngữ là gì? 
 a) Là thành phần chính của câu b) Là thành phần phụ của câu
 c) Là biện pháp tu từ trong câu d) Là một trong số các từ loại của Tiếng việt
 - Nêu các đặc điểm của trạng ngữ? Cho ví dụ?
 - Tìm trạng ngữ trong câu sau: Ngày này qua ngày khác, chúng tôi chờ thư chị.
 2- Bài mới: 
 * Giới thiệu bài: Như các em đã biết, trạng ngữ là thành phần phụ của câu. Vì vậy, trạng ngữ không phải là thành phần bắt buộc của câu. Nhưng trong câu nếu dùng trạng ngữ sẽ làm cho nội dung của câu được đầy đủ, chính xác hơn, nối kết các câu, các đoạn làm cho bài văn mạch lạc hơn. Đó chính là công dụng của trạng ngữ mà hôm nay các em sẽ tìm hiểu.
Hoạt động của thầy 
Hoạt động của trò
Bài học sinh ghi
Hoạt động 1: Tìm hiểu công dụng của trạng ngư.õ 
Cho HS ghi ví dụ trong SGK. 
Câu hỏi: Tìm trạng ngữ trong VD a/ SGK.
Câu hỏi: Em có nhận xét gì về cấu tạo & vị trí của trạng ngữ?
Câu hỏi: Em hãy tìm trạng ngữ trong câu văn sau: “Về mùa đông, lá bàng đỏ như màu đồng hun.” 
Câu hỏi: Trạng ngữ không phải là thành phần bắtc buộc của câu nhưng vì sau trong câu trên ta không nên hoặc không thể lược bỏ trạng ngữ?
GV: Trong câu trên, nếu không có phần thông tin bổ sung ở trạng ngữ, thì nội dung câu sẽ thiếu chính xác. Vì vậy, trạng ngữ “Về mùa đông” xác định về thời gian, làm cho câu văn rõ ràng, cụ thể hơn, cho nên ta không thể bỏ trạng ngữ được.
Câu hỏi: Các trạng ngữ: “Trên giàn hoa lý và chỉ độ tám giờ sáng” có công dụng gì? 
Câu hỏi: Trong một bài văn nghị luận, em phải sắp xếp các luận cứ theo những trình tự nhất định (thời gian, không gian, nguyên nhân, kết quả). Trang ngữ có vai trò trong việc thể hiện lập luận ấy?
Câu hỏi: Qua tìm hiểu hai ví dụ trên, em hãy cho biết trạng ngữ có công dụng gì? 
Hoạt động 2: Tìm hiểu hiện tượng tách trạng ngữ thành câu riêng.
Câu hỏi: Em hãy tìm trạng ngữ trong câu thứ nhất: 
“Người Việt Nam ngày nay có lý do đầy đủ và vững chắc để tự hào với tiếng nói của mình. Và để tin tưởng hơn nữa vào tương lai của nó”. 
Câu hỏi: So sánh trạng ngữ trên đây với câu đứng sau để thấy rõ sự giống nhau và khác nhau?
Câu hỏi: Vậy câu in đậm trong SGK có gì đặc biệt?
Câu hỏi: Việc tách câu như trên có tác dụng gì?
- Thường thường, vào khoảng đó, trời đã hết nồm pha lê mờ.
- Thường là các cụm danh từ, động từ, số từ
- Trạng ngữ là thành phần phụ của câu nhưng nó bổ sung cho câu những thông tin cần thiết, làm cho câu miêu tả đầy đủ, thực tế, khách quan hơn, ý văn thêm cụ thể, rõ ràng. 
- HS đọc VD a/ SGK / T45. 
- Các trạng ngữ nối kết các câu văn trong đoạn, trong bài làm cho bài văn mạch lạc, người đọc hiểu được sự việc xảy ra lúc nào, ở đâu. Vì vậy, ở câu a không thể bỏ trạng ngữ được.
- Chỉ không gian & thời gian.
- Trong một bài văn nghị luận, trạng ngữ giúp cho việc sắp xếp các luận cứ theo trình tự thời gian, không gian, nguyên nhân, kết quả được thuận lợi. Trạng ngữ còn giúp cho việc nối kết các câu, các đoạn được hoàn chỉnh và mạch lạc, chặt chẽ. 
- HS đọc ghi nhớ: SGK / T 46.
- HS đọc yêu cầu II/ SGK.
- Để tự hào với tiếng nói của mình.
- Giống nhau: Về ý nghĩa: cả hai đều có quan hệ như nhau với chủ ngữ và vị ngư.õ (Có thể gộp hai câu thành một câu duy nhất có hai trạng ngữ)
- Khác nhau: Trạng ngữ thứ hai được tách thành câu riêng.
Câu in đậm chính là một bộ phận trạng ngữ được tách rời ra.
- Để nhấn mạnh y.ù 
(Niềm tin tưởng vào tương lai của tiếng Việt.)
I – Công dụng của trạng ngữ:
 Ví dụ: 
a) - Thường thường, vào khoảng đó, trời đã hết nồm pha lê mờ.
 TN (thời gian)
b) “Về mùa đông, lá bàng 
 TN (thời gian)
đỏ như màu đồng hun.”
à Làm cho câu văn rõ ràng, cụ the.å
à Không thể bỏ được trạng ngư.õ 
- Nhưng tôi yêu mùa xuân  Trên giàn hoa lý  Chỉ độ tám chín giờ sáng 
à Trạng ngữ nối kết các câu mạch lạc. 
* Ghi nhớ 1: SGK / T 46.
II – Tách trạng ngữ thành câu riêng:
 VD: “Người Việt Nam ngày nay có lý do đầy đủ và vững chắc để tự hào với tiếng nói của mình. Và để tin tưởng hơn nữa vào tương lai của nó”.
à Trạng ngữ tách riêng thành câu nhằm nhấn mạnh y.ù 
* Ghi nhớ 2:SGK / T 47.
Hoạt động 3: Luyện tập
III- Luyện tập:
 Bài tập 1: Công dụng của trạng ngư.õ
 a) Kết hợp những bài văn này lại: Trạng ngữ chỉ cách thức.
Trình tự lập luận 
 - Ở loại bài thứ nhất: Trạng ngữ chỉ nơi chốn 
 - Ở loại bài thứ hai: Trạng ngữ chỉ nơi chốn 
 => Bổ sung thông tin nối kết nhau. à Đoạn văn diễn dịch. 
 b) Lần đầu tiên chập chững biết đi: Trạng ngữ chỉ thời gian.
 - Lần đầu tiên tập bơi: Trạng ngữ chỉ thời gian.
 - Lần đầu tiên chơi bóng bàn: Trạng ngữ chỉ thời gian.
 - Lúc còn học phổ thông: Trạng ngữ chỉ thời gian.
 - Về môn hoá: Trạng ngữ chỉ cách thức.
 => Bổ sung thông tin, tình huống liên kết các luận cứ trong mạch lập luận của bài văn.
 à Bài văn rõ ràng, dễ hiểu.
 Bài tập 2: Chỉ ra những trường hợp tách trạng ngữ thành câu riêng và nêu tác dụng của chúng:
 a) Năm 72: Trạng ngữ chỉ thời gian.
 à Có tác dụng nhấn mạnh thời điểm hy sinh của nhân vật.
 b) Trong lúc tiếng đờn vẫn khắt khoải vẵng lên những chữ đờn ly biệt, bồn chồn: Trạng ngữ chỉ thời gian.
 à Nhấn mạnh tình huống đầy cảm xúc. 
 Bài tập 3: Viết đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của bản thân về một vấn đề cụ thể. Chỉ ra các trạng ngữ & giải thích lí do cần thêm trạng ngữ trong các trường hợp đó.
 3- Củng cố: 
 - Nêu công dụng của trạng ngữ?
 - Việc tách trạng ngữ thành câu riêng có mục đích gì?
 4- Hướng dẫn tự học & chuẩn bị bài mới:
 a- Hướng dẫn tự học:
 Xác định các câu có thành phần trạng ngữ (hoặc câu được tách ra từ thành phần trạng ngữ) trong một đoạn văn đã học & nhận xét tác dụng của các thành phần trạng ngữ (hoặc câu được tách ra từ thành phần trạng ngư)õ đó.
 b- Chuẩn bị bài mới:
 Chuẩn bị kiểm tra 1 tiết Tiếng Việt: Câu rút gọn, câu đặc biệt, thêm trạng ngữ cho câu
 + Xem lại phần luyện tập.
 + Tự đặt câu.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 23(IN ROI).doc