Giáo án Ngữ văn 7 - Trường THCS Vĩnh Khánh - Tuần 25

 I – MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

 1- Kiến thức:

 - Khái niệm câu chủ động & câu bị động.

 - Mục đích chuyển đổi câu chủ động sang câu bị động & ngược lại.

 2- Kĩ năng:

 - Nhận biết câu chủ động & câu bị động.

 - Kĩ năng sống:

 + Ra quyết định

 + Giao tiếp

 3- Thái độ:

 II – CHUẨN BỊ:

 

doc 9 trang Người đăng trung218 Lượt xem 1288Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 7 - Trường THCS Vĩnh Khánh - Tuần 25", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 25
Tiết 93
Ngày soạn:
Ngày dạy: 
 CHUYỂN ĐỔI CÂU CHỦ ĐỘNG THÀNH 
CÂU BỊ ĐỘNG
 I – MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
 1- Kiến thức:
 - Khái niệm câu chủ động & câu bị động.
 - Mục đích chuyển đổi câu chủ động sang câu bị động & ngược lại.
 2- Kĩ năng:
 - Nhận biết câu chủ động & câu bị động.
 - Kĩ năng sống:
 + Ra quyết định
 + Giao tiếp
 3- Thái độ:
 II – CHUẨN BỊ: 
 - GV: bảng phụ.
 - HS: thực hiện theo yêu cầu của GV.
 III- PHƯƠNG PHÁP: phân tích ngữ liệu, vấn đáp,
 IV- TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG:
 1/ Kiểm tra bài cũ:
 Câu 1: Nêu công dụng của trạng ngữ?
 Câu 2: Ở vị trí nào trong câu thì trạng ngữ có thể đựơc tách thành câu riêng để đạt được những mục đích tu từ nhất định? 
 a) Đầu câu b) Giữa câu
 c) Cuối câu d) Cả 3 câu trên
 2/ Bài mới: 
 * Giới thiệu bài:Ở các tiết học trước, các em nắm được thế nào là câu rút gọn, cân đặc biệt  Hôm nay các em sẽ tìm hiểu một loại câu mới, đó là câu chủ động, câu bị động và việc chuyển đổi loại câu này ra sao. 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 Bài học sinh ghi
Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm câu chủ động và câu bị động. 
Câu hỏi: Em hãy xác định chủ ngữ trong các câu sau: 
Câu hỏi: Ý nghĩa của chủ ngữ trong các câu trên khác nhau như thế nào?
Câu hỏi: Theo em, thế nào là câu chủ động và câu bị động? Hoạt động 2: Tìm hiểu mục đích của việc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động. 
Câu hỏi: Em sẽ chọn câu a hay câu b để điền vào chỗ trống trong đoạn trích dưới đây?
Câu hỏi: Giải thích vì sao em lựa chọn cách viết như trên?
Câu hỏi: Vậy, việc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động (và ngược lại) nhằm mục đích gì? 
a) Mọi người / yêu mến em.
 CN
b) Em/ được mọi người yêu mến. 
 CN
- Chủ ngữ trong câu a biểu thị người thực hiện một hoạt động hướng đến người khác. (chủ thể hoạt động) 
à Câu chủ động. 
- Chủ ngữ trong câu b biểu thị người được hoạt động của người khác hướng đến. (biểu thị đối tượng của hoạt động)
à Câu bị động.
- Ghi nhớ 1: SGK trang 57
- HS đọc mục II/ SGK/ T57.
- Câu b được ưu tiên lựa chọn vào chỗ trống của đoạn trích “Em được mọi người yêu mến.” 
- Câu b được lựa chọn bởi nó giúp cho việc liên kết các câu trong đoạn được tốt hơn: Câu trước đã nói về Thuỷ (thông qua chủ ngữ: em tôi), vì vậy sẽ là hợp lôgic và dễ hiểu hơn nếu câu sau cũng tiếp tục nói về Thuỷ (thông qua chủ ngư:õ em). Liên kết các câu thành một mạch văn thống nhất.
- Ghi nhớ 2: SGK trang 58
I- Câu chủ động và câu bị động: 
 * Ví dụ: 
 a) Mọi người / yêu mến em.
 CN
à Câu chủ động.
 b) Em / được mọi người yêu mến. 
 CN
à Câu bị động.
 * Ghi nhớ 1: SGK trang 57.
II- Mục đích của việc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động:
 * Ví du: 
 Em tôi là chi đội trưởng  Em được mọi người yêu mến 
à Liên kết các câu thành một mạch văn thống nhất.
 * Ghi nhớ 2: SGK trang 58.
Hoạt động 3: Luyện tập:
III/ Luyện tập: Tìm câu bị động và giải thích vì sao tác chọn cách viết như vậy? 
 Câu 1: Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. 
 Câu 2: Tác giả “Mấy vần thơ” liền được tôn làm đương thời đệ nhất thi sĩ.
à Tác giả chọn câu bị động nhằm tránh lặp lại kiểu câu đã dùng trước đó, đồng thời tạo liên kết tốt hơn giữa các câu trong đoạn. 
 3/ Củng cố:
 - Thế nào là câu chủ động? Cho VD?
 - Thế nào là câu bịû động? Cho VD?
 4/ Hướng dẫn tự học & chuẩn bị bài mới:
 a/ Hướng dẫn tự học:
 Đặt câu có chủ ngữ chỉ người, vật thực hiện một hoạt động hướng vào người, vật khác & câu có chủ ngữ chỉ người, vật được hoạt động của người, vật khác hướng vào.
 b/ Chuẩn bị bài mới:
 - Soạn bài: Viết bài tập làm văn số 5 tại lớp.
 + Học lại lí thuyết về văn nghị luận.
 + Lập dàn ý cho đề (1), (3) / SGK
Tuần 25
Tiết 94+95
Ngày soạn:
Ngày dạy: 
VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 5 TẠI LỚP 
Lập luận chứng minh
 I – MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 
 - Ôn tập về cách làm bài văn lập luận chứng minh, cũng như về các kiến thức văn và Tiếng Việt có liên quan đến bài làm, để có thể vận dụng kiến thức đó vào việc tập làm một bài văn lập luận chứng minh cụ thể. 
 - Có thể tự đánh giá chính xác hơn trình độ tập làm văn của bản thân để có phương hướng phấn đấu phát huy ưu điểm và sửa chữa khuyết điểm. 
 II- CHUẨN BỊ:
 - GV: ra đề.
 - HS: Nắm vững phương pháp làm bài, viết một văn bản hoàn chỉnh đúng thể loại.
 III – HÌNH THỨC: kiểm tra tự luận
 IV- TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG:
 1/ Liệt kê đơn vị bài học:
 - Đặc điểm văn bản nghị luận
 - Đề văn nghị luận & việc lập ý cho bài văn nghị luận
 - Luyện tập về phương pháp lập luận trong văn nghị luận
 - Tìm hiểu chung về phép lập luận chứng minh
 - Cách làm bài văn lập luận chứng minh
 - Luyện tập lập luận chứng minh
 2/ Ma trận:
 Mức độ
Nội dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
Tổng cộng
 Văn nghị luận
1
1
 Số điểm
10
10
 3/ Chép đề:
 Đề: Ít lâu nay một số bạn trong lớp có phần lơ là trong học tập. Em hãy viết một bài văn để thuyết phục bạn. Nếu khi còn trẻ ta không chịu khó học tập thì lớn lên sẽ chẳng làm được việc gì có ích.
 4/ Gợi ý: Nên lập dàn ý trước khi làm bài.
_ Làm đúng kiểu bài: nghị luận.
_ Đối tượng: một số bạn học cùng lớp.
 DÀN BÀI
 a) Mở bài: + Lập luận về mặt học tập.
 + Nêu một số biểu hiện của việc lơ là trong học tập.
Thân bài: 
 + Nêu lợi ích của việc học tập.
 + Tác hại của việc lười học.
 + Dẫn chứng các bạn trước đây lơ là trong học tập.
 + Dẫn chứng các bạn trước đây chăm chỉ, chuyên cần trong học tập.
Kết bài:
 Bài học kinh nghiệm cho bản thân. Lời khuyên cho mọi người.
5/ Biểu điểm:
Bài văn đạt 9 -10: Bài viết sinh động, kết hợp được ba yếu tố miêu ta,û tự sự & nghị luận; bài làm thật sự gây được ấn tượng đối với người đọc; trình bày sạch đẹp; không sai lỗi chính tả; câu văn đúng ngữ pháp.
Bài văn đạt 7 -8: Bài viết sinh động, kết hợp được ba yếu tố miêu tả, tự sự & nghị luận; bài làm thật sự gây được ấn tượng đối với người đọc; trình bày sạch đẹp; ít sai lỗi chính tả; câu văn đúng ngữ pháp.
Bài văn đạt 5 -6: Bài viết sinh động, ít kết hợp được ba yếu tố miêu tả, tự sự & nghị luận; bài làm thiếu cảm xúc; ít sai lỗi chính tả; câu văn dài dòng; có lỗi lặp từ.
Bài văn đạt 3 -4: Bài viết thiếu sinh động, ít kết hợp được ba yếu tố miêu tả, tự sựû & nghị luận; bài làm thiếu cảm xúc; sai nhiều lỗi chính tả; câu văn dài dòng; có lỗi lặp từ.
Bài văn đạt 1 -2: Bài viết đơn điệu, không kết hợp được ba yếu tố miêu tả, tự sựû & nghị luận; bài làm thiếu cảm xúc; sai nhiều lỗi chính tả; câu văn dài dòng; có lỗi lặp từ; thiếu bố cục.
Bài văn 0 điểm: không làm được gì cả.
 * Chuẩn bị bài mới: 
Soạn bài: Ý nghĩa văn chương
 _ Tìm luận đề?
 _ Tìm bố cục?
 _ Nêu nội dung từng phần?
 _ Nêu nguồn gốc của văn chương?
 _ Nêu công dụng & nhiệm vụ của văn chương?
* Rút kinh nghiệm:
..
Tuần 25
Tiết 96 
Ngày soạn: 
Ngày dạy:
 Ý NGHĨA VĂN CHƯƠNG 
 Hoài Thanh
 I – MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 
 1- Kiến thức:
 - Sơ giản về nhà văn Hoài Thanh.
 - Quan niệm của tác giả về nguồn gốc, ý nghĩa, công dụng của văn chương.
 - Lập luận & cách trình bày luận điểm về một vấn đề văn học trong một văn bản nghị luận của nhà văn Hoài Thanh.
 2- Kĩ năng:
 - Đọc – hiểu văn bản nghị luận văn học.
 - Xác định & phân tích luận điểm được triển khai trong văn bản nghị luận.
 - Vận dụng trình bày luận điểm trong bài văn nghị luận.
 3- Thái độ: yêu thích, cảm thụ cái hay, cái đẹp của văn chương qua tác phẩm.
 II – CHUẨN BỊ: 
 - GV: tranh ảnh nhà văn Hoài Thanh.
 - HS: chuẩn bị theo yêu cầu của GV.
 III- TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG:
 1/ Kiểm tra bài cũ: 
 Câu 1: “Đức tính giải dị của Bác Hồ” của Phạm Văn Đồng đã đề cập đến sự giản dị của Bác Hồ ở những phương diện nào? 
 a) Bữa cơm, công việc b) Đồ dùng, căn nhà 
 c) Quan hệ với mọi người và trong lời nói, bài viết d) Cả 3 ý trên
 Câu 2: Để làm sáng tỏ đức tính giản dị của Bác Hồ, tác giả đã sử dụng các dẫn chứng như thế nào? 
 a) Những dẫn chứng mà chỉ có tác giả mới biết
 b) Những dẫn chứng cụ thể, phong phú, toàn diện và xác thực
 c) Những dẫn chứng đối lập với nhau
 d) Những dẫn chứng lấy từ các sáng tác thơ văn của Chủ tịch Hồ Chí Minh 
 2/ Bài mới:
 * Giới thiệu bài: Văn chương nghệ thuật là một trong những hoạt động tinh thần hết sức lý thú và bổ ích trong cuộc sống con người từ xưa đến nay. Nhưng ý nghĩa và công dụng của văn chương là gì? Đã có nhiều quan niệm khác nhau nhưng quan niệm của nhà văn Hoài Thanh từng phát biểu từ những năm 1930 của thế kỷ 20 đến đầu thế kỷ 21 vẫn có nhiều đúng đắn và sâu sắc.
Hoạt động của thầy 
Hoạt động của trò
Bài học sinh ghi
Hoạt động 1: Tìm hiểu tác giả, tác phẩm
Câu hỏi: Em hãy nêu vài nét về tác giả? 
Câu hỏi: Thể loại của bài viết là gì? 
Câu hỏi: Xuất xứ của bài viết?
Hoạt động 2: Đọc và tìm hiểu văn bản 
Giáo viên hướng dẫn HS cách đọc: giọng vừa, rành mạch, cảm xúc, chậm và sâu lắng. 
Câu hỏi: Bố cục của bài văn gồm mấy phần? Nêu nội dung từng phần? 
Câu hỏi: Mở đầu bài viết, tác giả kể chuyện nhà thi sĩ Ấn Độ khóc nức nở khi thấy một con chim bị thương rơi xuống bên chân mình. Theo em, cách mở đầu như vậy có gì độc đáo? 
Câu hỏi: Theo Hoài Thanh, nguồn gốc cốt yếu của văn chương là gì? 
Câu hỏi: Quan niệm đó đã đúng chưa? Còn có quan niệm nào khác nữa?
Câu hỏi: Em hãy tìm vài ví dụ trong văn thơ để minh hoạ cho ý kiến của nhà phê bình Hoài Thanh?
Câu hỏi: Hoài Thanh viết: “Văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng, chẳng những thế văn chương còn sáng tạo ra sự sống”. Em hãy tìm dẫn chứng cho câu văn trên? 
GV: Luận điểm trên của tác giả nêu lên nhiệm vụ của văn chương là phản ánh cuộc sống, sáng tạo ra sự sống. 
Ví dụ: Chúng ta có thể thấy rõ cuộc sống của người nông dân Việt Nam xưa vất vả, cần cù như thế nào qua ca dao, tục ngữ, những câu chuyện cổ tích. 
 Sáng tạo ra sự sống mới: Thế giới loài vật trong “Dế Mèn phiêu lưu ký”; Thế giới loài chim trong “Lao Xao”
Câu hỏi: Theo Hoài Thanh, công dụng của văn chương là gì? 
(Vậy thì hoặc hình dung  đến hết)
Câu hỏi: Ngoài công trên, còn công dụng nào nữa?
Dựa vào những kiến thức về văn nghị luận đã học trong phần tập làm văn ở bài 18, 19, 20 để trả lời câu hỏi sau: 
Câu hỏi: Văn bản ý nghĩa văn chương thuộc loại nghị luận nào trong hai loại sau? Vì sao?
Câu hỏi: Bài văn nghị luận của Hoài Thanh (Ý nghĩa văn chương có gì đặc sắc? Hãy chọn một trong các ý sau đây để trả lời?
Hoạt động 3: Tổng kết 
Câu hỏi: Với lối văn nghị luận vừa có lý lẽ, vừa có cảm xúc, hình ảnh, Hoài Thanh đã khẳng định điều gì? 
- HS xem chú thích trả lời.
- HS tìm hiểu văn bản.
- Bài văn gồm có hai phần:
+ Phần đầu: Từ đầu đến muôn vật muôn loài: Nguồn gốc cốt yếu của văn chương.
+ Phần hai: Còn lại: Phân tích, chứng minh nhiệm vụ và công dụng của văn chương đối với cuộc sống con người. 
- Cách mở đầu bất ngờ mà rất tự nhiên, hấp dẫn, xúc động. Ông kể một chuyện nhỏ để dẫn dắt tới luận đề theo lối quy nạp. Phần đầu tác giả nêu lên nguồn gốc của văn chương.
- Theo Hoài Thanh, nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người và rộng ra là thương cả muôn vật, muôn loài.
- Rất đúng, nhưng vẫn còn các quan niệm khác, ví dụ như: Văn chương bắt nguồn từ đời sống lao động, từ tôn giáo  các quan niệm này khác nhau nhưng không loại trừ nhau, ngược lại nó còn bổ sung cho nhau. 
Nguyễn Du viết truyện Kiều 
Bà Huyện Thanh Quan viết bài Qua Đèo Ngang  
Bác Hồ có tấm lòng nhân đạo cao cả  
Cháu bé trong nhà lao Tân Dương 
 “Cha trốn không đi lính nước nhà
 Nên nỗi thân em vừa nửa tuổi 
 Phải theo mẹ đến nhà pha.”
- HS đọc đoạn văn: “Văn chương  sự sống”
- Muôn hình vạn trạng: Chỉ sự phong phú, rất nhiều hình thức, hình ảnh, trạng thái, tâm trạng khác nhau
- Hình dung: Hình ảnh, bóng hình. 
- Trong lời văn của Hoài Thanh có 2 ý: 
+ Văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng: Cuộc sống của con người, của xã hội vốn là muôn hình vạn trạng, văn chương có nhiệm vụ phản ánh cuộc sống đó.
+ Văn chương còn sáng tạo ra sự sống: Văn chương dựng lên những hình ảnh, đưa ra những tư tưởng mà cuộc sống hiện tại chương có hoặc chưa đủ mức cần có thể mọi người phấn đấu xây dựng, biến chúng thành hiện thực tốt đẹp trong tương lai.
- Văn chương giúp cho người đọc có tình cảm, có lòng vị tha 
- Biết cái đẹp, cái hay của cảnh vật thiên nhiên.
- Lịch sử loài người xoá bỏ văn chương thì sẽ xoá bỏ hết dấu vết của chính nó, sẽ nghèo nàn  
Nghị luận chính trị xã hội.
Nghị luận văn chương.
à Văn bản này thuộc văn bản nghị luận văn chương vì nội dung nghị luận là thuộc vấn đề của văn chương.
- Lập luận chặt chẽ, sáng sủa.
- Lập luận chặt chẽ, sáng sủa và giàu cảm xúc.
-Vừa có lý lẽ, vừa có cảm xúc, hình ảnh.
- Tìm một đoạn văn trong văn bản để dẫn chứng và làm rõ ý đã chọn.
à Văn nghị luận của Hoài Thanh vừa có lý lẽ vừa có cảm xúc, hình ảnh. Ví dụ: Bạn mở đầu bài văn: “Người ta kể  nguồn gốc của Thi ca.” 
_ Ghi nhớ: SGK trang 63.
I- Tác giả, tác phẩm:
- Hoài Thanh (1909 – 1982), là một trong những nhà phê bình văn học xuất sắc của nước ta đầu thế kỉ XX.
- Là tác giả của tập: Thi nhân Việt Nam – một công trình nghiên cứu nổi tiếng của phong trào Thơ mới.
II- Đọc - hiểu văn bản:
 1- Nguồn gốc văn chương: 
 - Là lòng thương người, thương cả muôn vật, muôn loài 
 - Có luận điểm rõ ràng, được luận chứng minh bạch & dầy sức thuyết phục.
 2- Nhiệm vụ của văn chương: 
- Là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng.
- Sáng tạo ra sự sống. 
à Phản ánh cuộc sống. 
- Có cách nêu dẫn chứng đa dạng khi trước, khi sau, khi hòa với luận điểm, khi là câu chuyện ngắn.
 3- Công dụng của văn chương: 
 - Giúp con người có tình cảm và lòng vị tha. 
 - Gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm sẵn co.ù
 - Biết cái đẹp, cái hay của cảnh vật thiên nhiên.
à Lập luận vừa có lý lẽ, vừa có cảm xúc, hình ảnh.
* Ý nghĩa văn bản: Văn bản thể hiện quan niệm sâu sắc của nhà văn về văn chương.
III- Tổng kết: 
 (Ghi nhớ SGK trang 63)
Hoạt động 4: Luyện tập 
Hoài Thanh viết: “Văn chương gây cho ta những tìn h cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có”. Em hãy dựa vào kiến thức văn học đã có, giải thích và tìm dẫn chứng để chứng minh câu nói đó?
Văn chương luyện những tình cảm ta sẵn có, tức là làm cho những tình cảm có sẵn trong lòng người càng trở nên sâu sắc hơn. Con người sinh ra và lớn lên đã sẵn lòng yêu kính cha mẹ. Khi bắt gặp những câu thơ: 
“Tôi nhớ mẹ tôi, thuở thiếu thời
	Lúc người còn sống, tôi lên mười
	Mỗi lần nắng mới reo ngoài nội 
	Aùo đỏ người đưa trước giậu phơi”
 Nắng mới- Lưu Trọng Lư
- Ta lại càng thêm kính yêu cha mẹ hơn.
- Văn chương còn gây cho ta những tình cảm ta không có, tức là đem đến cho tâm hồn ta những cảm giác, những tình cảm mới mẽ mà ta chưa hề biết. Đọc câu thơ của Trần Đăng Khoa:
	“Ngoài thềm rơi chiếc lá đa
	Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng”
Ta cũng thấy tâm hồn xao xuyến lạ thường và chợt nhận ra thiên nhiên xung quanh ta thật thú vị, hấp dẫn  từ đó ta biết yêu cái đẹp tinh tế của thiên nhiên.
Nói tóm lại: văn chương làm cho tâm hồn con người trong sáng, phong phú hơn. 
 3/ Củng cố:	
 - Nêu 3 luận điểm của văn bản: “Ý nghĩa văn chương”?
 - Nhiệm vụ của HS khi học văn chương là gì?
 4/ Hướng dẫn tự học & chuẩn bị bài mới:
 a/ Hướng dẫn tự học:
 - Tự tìm hiểu ý nghĩa của một số từ Hán Việt được sử dụng trong đoạn trích.
 - Học thuộc lòng một đoạn trong bài mà em thích.
 b/ Chuẩn bị bài mới:
 - Soạn bài: Kiểm tra 1 tiết phần văn bản.
 + Học thuộc lòng lại các bài tục ngữ?
 + Tập chứng minh cho một luận điểm?
 + Học lại phân tích của các bài?
 * Rút kinh nghiệm: 
..

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 25(IN ROI).doc