Giáo án Ngữ văn 7 - Trường THCS Vĩnh Khánh - Tuần 27

 I – MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

 1- Kiến thức:

 - Mục đích của việc dùng cụm C – V để MRC.

 - Các trường hợp dùng cụm C – V để MRC.

 2- Kĩ năng:

 - Nhận biết các cụm C – V làm thành phần câu.

 - Nhận biết các cụm C – V làm thành phần của cụm từ.

 3- Thái độ:

 II – CHUẨN BỊ:

 - GV: bảng phụ.

 - HS: chuẩn bị theo yêu cầu của GV.

 III- TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG:

 1/ Kiểm tra bài cũ:

 - Câu 1: Nêu cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động? Cho ví dụ?

 - Câu 2: Chuyển đổi câu chủ động dưới đây thành hai câu bị động theo hai kiểu khác nhau?

 Chàng kỵ sĩ buộc con ngựa bạch bên gốc đào.

 

doc 12 trang Người đăng trung218 Lượt xem 1431Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 7 - Trường THCS Vĩnh Khánh - Tuần 27", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh từ vừa tìm được.
- Từ “tình cảm” là danh từ trung tâm.
Phụ ngữ trước: Những à chỉ lượng.
Phụ ngữ sau: Ta không có, ta sẵn có.
Ta không có, ta sẵn có 
 Cụm chủ vị 
à Sơ kết: 
Ví dụ: Những tình cảm đẹp (1 từ)
 Những tình cảm ta sẵn có
 (1 cụm C-V) 
Như vậy cụm C-V mở rộng thêm cụm danh từ cụ thể trong ví du.ï
à Để mở rộng câu.
- HS đọc Ghi nhớ SGK trang 68.
- HS đọc mục II/ SGK/ T68.
- Chị Ba đến
- Làm chủ ngữ trong câu.
Tinh thần rất hăng hái (làm vị ngữ trong câu)
Trời sinh  lá sen (làm phụ ngữ trong cụm động từ) cụ thể là phụ ngữ cho động từ nói. 
Từ ngày cách mạng tháng 8 thành công (làm phụ ngữ cho cụm danh từ: ngày)
- Ghi nhớ 2: SGK trang 69.
I- Thế nào là dùng cụm C-V để mở rộng câu? 
Ví dụ: Văn chương gây cho ta những tình cảm ta/ không có, 
 a DT C V
 s
luyện những tình cảm ta/ sẵn có.
 a DT C V
 s
* Ghi nhớ: SGK trang 68 
II- Các trường hợp dùng cụm C-V để mở rộng câu:
a. Chị Ba/ đến / khiến tôi rất vui 
 C V
 C V
và vững tâm.
b. ND ta / tinh thần / rất hăng hái.
 C V
 C V
c. Chúng ta / có thể nói rằng 
 a ĐT
 C V
trời / sinhcốm.
 C V
d.NóiTV/  ngày CMT8 t.công.
 a DT C V
 C V
 * Ghi nhớ 2: SGK trang 69.
Hoạt động 3: Luyện tập 
 Bài tập 1: Tìm cụm C-V làm thành phần câu hoặc thành phần cụm từ trong các câu và nêu vai trò của cụm C-V?
a) Đợi đến lúc vừa nhất mà chỉ riêng những người chuyên môn mới định được, người ta gặt mang về. 
 DT 
 à (Cụm C-V làm phụ ngữ trong cụm danh từ) 
b) Trung đội trưởng Bính khuôn mặt đầy đặn. 
 à (Cụm C-V làm VN)
c) Khi các cô gái Vòng đỗ gánh, giở từng lớp lá sen chúng ta thấy hiện ra từng lá cốm, sạch sẽ và tinh khiết, không có mảy may một chút bụi nào.
 à (Phụ ngữ cho cụm danh từ) làm trạng ngữ chỉ thời gian và phụ ngữ cho cụm động từ “thấy hiện ra” 
d) Bỗng một bàn tay đập vào vai, khiến hắn giật mình. 
 Làm chủ ngữ à (Phụ ngữ cụm động từ: khiến) 
 3- Củng cố: 
 - Dùng cụm C – V để MRC là làm ntn?
 - Nêu các trường hợp dùng cụm C – V để MRC?
 4- Hướng dẫn tự học & chuẩn bị bài mới:
 a- Hướng dẫn tự học:
 Xác định chức năng ngữ pháp của cụm C- V trong câu văn.
 b- Chuẩn bị bài mới:
 - Soạn bài: Tìm hiểu chung về phép lập luận giải thích.
 + Mục đích giải thích?
 + Phương pháp giải thích?
 + Xem phần luyện tập?
* Rút kinh nghiệm: 
Tuần 27
Tiết 102
Ngày soạn:
Ngày dạy:..
TÌM HIỂU VỀ PHÉP LẬP LUẬN GIẢI THÍCH 
 I – MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 
 1- Kiến thức:
 - Đặc điểm của một bài văn nghị luận giải thích & yêu cầu cơ bản của phép lập luận giải thích.
 2- Kĩ năng:
 - Nhận diện & phân tích một văn bản nghị luận giải thích để hiểu đặc điểm của văn bản này.
 - Biết so sánh để phân biệt lập luận giải thích với lập luận chứng minh.
 3- Thái độ:
 II – CHUẨN BỊ: 
 - GV: bảng phụ.
 - HS: chuẩn bị theo yêu cầu của GV.
 III- TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG:
 1/ Kiểm tra bài cũ: kiểm tra việc chuẩn bị bài của HS.
 2/ Bài mới: 
* Giới thiệu bài: Trong cuộc sống con người, nhu cầu giải thích rất nhiều. Gặp một hiện tượng mới lạ, con người chưa hiểu biết thì nhu cầu giải thích nãy sinh. Muốn giải thích được sự vật thì phải hiểu, phải học hỏi, phải có kiến thức. Còn trong văn nghị luận giải thích là làm sáng tỏ nội dung, ý nghĩa của một từ, một khái niệm, một câu, một hiện tượng xã hội, lịch sử nào đó. Vậy để tim hiểu thế nào là văn nghị luận giải thích, các em sẽ tìm hiều qua tiết học hôm nay.
Hoạt động của thầy 
Hoạt động của trò
Bài học sinh ghi
Hoạt động 1: Tìm hiểu nhu cầu giải thích
Câu hỏi: Trong đời sống, những khi nào người ta cần được giải thích? Hãy nêu một câu hỏi về nhu cầu giải thích hàng ngày? (Ví dụ: Vì sao lại có nguyệt thực? Vì sao nước biển mặn? ) 
Ví dụ: Vì sao có nguyệt thực?
Câu hỏi: Vậy muốn trả lời, tức là giải thích được các vấn đề trên thì phải làm như thế nào? 
Câu hỏi: Trong văn nghị luận, người ta thừơng yêu cầu giải thích các vấn đề tư tưởng, đạo lý lớn nhỏ, các chuẩn mực hành vi của con người.
 (Ví dụ: Thế nào là hạnh phúc? Trung thực là gì? Thế nào là có chí thì nên?) 
Câu hỏi: Vậy thế nào là giải thích trong văn nghị luận?
Hoạt động 2: Tìm hiểu phép lập luận giải thích.
Cho HS đọc bài: “Lòng khiêm tốn”
Câu hỏi: Bài văn giải thích vấn đề gì?
Câu hỏi: Giải thích như thế nào? (Khiêm tốn là gì?)
Câu hỏi: Tại sao con người lại phải khiêm tốn? Chỉ ra cái lợi của khiêm tốn và cái hại của khiêm tốn?
GV: Qua phần giải thích trên, muốn tìm được câu trả lời thì phải đặt ra các Câu hỏi và phải có lý lẽ và giải thích để mọi người hiểu.
Câu hỏi: Để hiểu phương pháp giải thích, em hãy chọn và ghi ra vở những câu định nghĩa như: Lòng khiêm tốn có thể coi là một bản tính. Đó có phải là cách giải thích không. 
Câu hỏi: Theo em, cách liệt kê các biểu hiện khiêm tốn, các đối lập giữa người khiêm tốn với kẻ không khiêm tốn có phải là cách giải thích không?
Câu hỏi: Việc chỉ ra cái lợi của sự khiêm tốn, cái hại của sự không khiêm tốn và nguyên nhân của thói không khiêm tốn có phải là nội dung của giải thích không? 
Câu hỏi: Qua những điểm trên, em hiểu thế nào là lập luận giải thích?
GV chép lại và cho HS phát biểu toàn bộ phần ghi nhơ.ù 
- Trong đời sống, giải thích làm cho hiểu rõ những điều chưa biết trong mọi lĩnh vực thì nhu cầu giải thích phát sinh.
* Giải thích: Mặt trăng không tự phát ra ánh sáng mà chỉ phản quang lại ánh sáng nhận từ mặt trời. Trong quá trình chuyển động theo quỹ đạo của mình, trái đất, mặt trăng, mặt trời có lúc cùng nằm trên đường thẳng. Trái đất ở giữa che mất nguồn ánh sáng của mặt trời và làm cho mặt trăng bị tối.
- Phải hiểu, phải học hỏi, phải có kiến thức nhiều mặt. 
- Để người khác hiểu thế nào là hạnh phúc thì phải dùng lý lẽ để giải thích. Nếu như dẫn chứng là linh hồn của văn chứng minh, thì lý lẽ và cách lập luận là bản chất của văn giải thích.
Ghi nhớ SGK trang 
- Giải thích vấn đề: Lòng khiêm tốn.
- Cách giải thích:
+ Nêu định nghĩa về lòng khiêm tốn.
 (Khiêm tốn là tính nhã nhặn, biết sống một cách nhúng nhường  không khoe khoan, không tự đề cao mình trước cá nhân người khác.)
+ Nêu các biểu hiện của lòng khiêm tốn; đối lập với người khiêm tốn là kẻ không khiêm tốn.
 (Người khiêm tốn tự cho mình là kém, cần phấn đấu thêm.)
- Khiêm tốn là biểu hiện của con người đứng đắn.
- Khiêm tốn là tính nhã nhặn.
- Những câu định nghĩa trên đều nhằm giải thích vấn đề.
- Cách liệt kê các biểu hiện khiêm tốn, các đối lập giữa người khiêm tốn và kẻ không khiêm tốn đều là cách giải thích.
- Đó cũng chính là nội dung của giải thích.
- Là dùng các lý lẽ (có thể kèm theo dẫn chứng) để làm cho người đọc hiểu rõ vấn đề. Có thể giải thích bằng cách định nghĩa, bằng cách nêu ra các biểu hiện, so sánh đối chiếu với các hiện tượng khác, chỉ ra cái lợi, cái hại, nguyên nhân, hậu quả và nêu ra cách đề phòng.
I- Mục đích và phương pháp giải thích:
 1- Mục đích giải thích:
 a) Trong đời sống:
- Giải thích làm cho hiểu rõ những điều chưa biết trong mọi lĩnh vực. 
- Muốn giải thích được sự vật thì phải hiểu, phải học hỏi, phải có kiến thức nhiều mặt.
 b) Trong văn nghị luận:
Người ta thường yêu cầu giải thích các vấn đề tư tưởng đạo lý lớn nhỏ, các chuẩn mực, hành vi của con người.
 2- Phương thức giải thích:
 Văn bản: Lòng khiêm tốn 
 a) Giải thích vấn đề: Lòng khiêm tốn 
- Cách giải thích: 
 + Định nghĩa lòng khiêm tốn
 + Các biểu hiện của lòn khiêm tốn, đối lập với người khiêm tốn là kẻ không khiêm tốn .
 + Tại sao con người phải khiêm tốn? Chỉ ra cái lợi của khiêm tốn và cái hại của khiêm tốn?
 b) Những câu định nghĩa: 
- Khiêm tốn là biểu hiện của con người đứng đắn.
- Khiêm tốn là tính nhã nhặn.
- Luận đề: Lòng khiêm tốn
- Luận cứ:
 + Bản chất
 + Định nghĩa
 + Biểu hiện
 + Nguyên nhân
 * Ghi nhớ: SGK trang 71
Hoạt động 3: Luyện tập 
 1- Văn bản: Lòng nhân đạo
 - Vấn đề được giải thích là lòng nhân đạo.
 - Phương pháp giải thích:
 + Nêu định nghĩa: Lòng nhân đạo là lòng biết thương người.
 + Nêu biểu hiện của lòng nhân đạo: 
 * Thấy cảnh khổ mà động lòng thương sót (Dẫn chứng những cảnh đời đau khổ).
 * Thấy cảnh khổ mà tìm cách giúp đỡ
 + Huớng hoạt động: Con người cần phải phát huy lòng nhân đạo của mình đối với mọi người xung quanh.
 2- Tập lập ý cho một đề văn giải thích cụ thể.
 3- Củng cố: 
 - Thế nào là giải thích trong văn nghị luận?
 - Người ta thường giải thích bằng cách nào?
 4- Hướng dẫn tự học & chuẩn bị bài mới:
 a- Hướng dẫn tự học:
 - Nắm được đặc điểm kiểu bài văn nghị luận giải thích.
 - Sưu tầm văn bản giải thích để làm tư liệu học tập.
 b- Chuẩn bị bài mới:
 - Soạn bài: Sống chết mặc bay 
 + Tìm bố cục & nêu nội dung?
 + Thế nào là phép tương phản & tăng tiến?
 + Nguy cơ vỡ đê & sự chống đỡ của người dân?
 + Quan phụ mẫu có thái độ ntn khi đê sắp vỡ & khi đê vỡ?
 * Rút kinh nghiệm: 
Tuần 27
Tiết 103 - 104
Ngày soạn: ..
Ngày dạy:..
	 SỐNG CHẾT MẶC BAY 
Phạm Duy Tốn
 I – MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 
 1- Kiến thức:
 - Sơ giản về tác giả Phạm Duy Tốn.
 - Hiện thực về tình cảnh khốn khổ của nhân dân trước thiên tai & sự vô trách nhiệm của bọn quan lại dưới chế độ cũ.
 - Những thành công nghệ thuật của truyện ngắn Sống chết mặc bay – một trong những tác phẩm được coi là mở đầu cho thể loại truyện ngắn VHHĐ.
 - Nghệ thuật xây dựng tình huống truyện nghịch lí.
 2- Kĩ năng:
 - Đọc – hiểu một truyện ngắn hiện đại đầu TK XX.
 - Kể tóm tắt truyện.
 - Phân tích nhân vật, tình huống truyện qua các cảnh đối lập tương phản & tăng cấp.
 II – CHUẨN BỊ: 
 - GV: tranh ảnh, tư liệu thêm về tác giả
 - HS: chuẩn bị theo yêu cầu của GV.
 III- TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG:
 1/ Kiểm tra bài cũ: kiểm tra việc chuẩn bị bài của HS. 
 2/ Bài mới: 
 * Giới thiệu bài: Trong chương trình ngữ văn 7, đây là truyện ngắn hiện đại được học đầu tiên. Qua truyện này ta thấy hệ thống đê điều, dù đã được gia cố hàng năm nhưng nhiều đoạn vẫn bị vở cộng với sự vô trách nhiệm của những người cầm quyền khiến tai hoạ ấy càng thêm thảm hại. Các em sẽ được tìm hiểu cụ thể qua tiết học hôm nay.
Hoạt động của thầy 
Hoạt động của trò
Bài học sinh ghi
Hoạt động 1: Tìm hiểu tác giả, tác phẩm.
Câu hỏi: Em hãy cho biết vài nét về tác giả?
Câu hỏi: Văn bản: “Sống chết mặc bay” thuộc thể loại gì? 
Câu hỏi: Nêu xuất xứ của truyện?
Hoạt động 2: Đọc và tìm hiểu văn bản. 
GV yêu cầu HS tóm tắt cốt truyện.
Câu hỏi: “Sống chết mặc bay” có thể được chia làm mấy đoạn? Nội dung từng đoạn?
Câu hỏi: Trong tác phẩm, trọng tâm miêu tả nằm ở đoạn nào? 
Câu hỏi: Trong bài, tác giả đã sử dụng phép tương phản, vậy phép tương phản là gì?
Câu hỏi: Em hãy chỉ ra hai mặt tương phản cơ bản trong truyện: “Sống chết mặc bay”? 
Câu hỏi: Hãy phân tích rõ từng mặt tương phản đã nêu ở trên ?
(GV chú ý cho HS tìm hiểu một số cảnh miêu tả: Cảnh hộ đê của dân chúng; cảnh bọn quan phủ nha lại đánh tổ tôm trong đình.)
Câu hỏi: Cảnh người dân hộ đê được tác giả miêu tả qua chi tiết nào? 
(Về thời gian, không gian, không khí cảnh hộ đê):
Câu hỏi: Tóm lại, trong phần đầu tác giả đã tập trung miêu tả tình trạng gì? 
* GV: Tác giả đã tả lại rất sinh động cảnh hoạt động khẩn trương, gấp gáp và tâm trạng lo sợ của đám dân chúng. Bên cạnh lối tả khách quan là lời cảm thán, tác giả không kiềm nổi xúc động: “Than ôi! Lo thay!, nguy thay! Khúc đê này hỏng mất.” Ơû đây thủ pháp tăng cấp đã sử dụng triệt để trong miêu tả.
Câu hỏi: Giữa lúc ở ngoài đê, dân chúng đang hối hả lo toan như vậy thì ở trong đình làng đã diễn ra cảnh tượng gì? 
Câu hỏi: Vậy cảnh quan lại, chánh tổng đánh tổ tôm trong đình được tác giả diễn tả qua chi tiết đặc sắc nào đối lập với cảnh hộ đê của dân chúng? 
(Địa điểm, không khí, quan cảnh)
* GV: Đây là bức tranh phản ánh uy thế của viên quan phủ với nha lại: Đối lập với cảnh dân hộ đê khổ sở còn bọn chúng tỏ ra là kẻ vô trách nhiệm mà tiêu biểu là tên quan phụ mẫu.
Câu hỏi: Hình ảnh tên quan phụ mẫu đi hộ đê được tác giả khắc hoạ như thế nào? 
(Chú ý các chi tiết chỗ ở, điều kiện sinh hoạt trong khi đi đốc thúc hộ đê: Cách ngồi, tư thế, giọng điệu, ngôn ngữ trước bọn nha lại, chánh tổng, đặc biệt là thái độ, cách nói khi đã nghe tin đê vơ.õ)
Câu hỏi: Qua những hình ảnh của bọn quan phủ nha lại đã thấy ở trên, em hãy nhận xét nó đối lập với cảnh sống của người dân như thế nào?
Phân tích mặt tương phản cảnh đê vỡ. 
Câu hỏi: Em hãy tìm những hình ảnh tương phản và phân tích thái độ của người dân, bọn quan lại, quan phụ mẫu khi hiểm họa đê vỡ xảy ra? 
(Cho HS đọc đoạn văn từ khi đó ván bài đến hết để tìm câu trả lời.)
Câu hỏi: Qua biện pháp miêu tả kết hợp tương phản, tác giả muốn phản điều gì?
* GV: Qua những lời miêu tả quan phụ mẫu đã cho ta thấy hắn là một tên quan vô trách nhiệm, vô lương tâm, hống hách và đam mê cờ bạc, coi cuộc sống và hạnh phúc của nhân dân như cỏ rác, chẳng đoái hoài tới, chẳng cần bận tâm. Dân sống hay chết lụt, chết đói cũng mặc sát. Niềm vui của quan mới là quan trọng. 
- Ngoài lời văn miêu tả để làm rõ bản chất xấu xa, bất nhân của tên quan phủ, nhiều chỗ tác giả còn đưa ra những lời bình luận đầy mỉa mai, căm phẫn. 
Giải thích định nghĩa phép tăng cấp: Trong nghệ thuật văn chương còn có phép tăng cấp.
 (Lần lượt đưa ra thêm chi tiết và chi tiết sau cao hơn chi tiết trước), qua đó làm rõ thêm bản chất một sự việc, một hiện tượng muốn nói.
Câu hỏi: Sự tăng cấp trong việc miêu tả mức độ của trời mưa, của độ nước sông dâng cao, của nguy cơ đê vỡ, của cảnh hộ đê vất vã, căng thẳng của người dân (trong đó có mức độ của tiếng trống, ốc thổi, tiếng người) là như thế nào? 
Câu hỏi: Sự tăng cấp trong việc miêu tả mức độ đam mê bài bạc của tên quan phủ như thế nào?
Câu hỏi: Hãy nhận xét về tác dụng của sự kết hợp giữa hai nghệ thuật tương phản và tăng cấp trong việc vạch trần bản chất lòng lang dạ thú của tên quan phủ trước sinh mạng của người dân.
Hoạt động 3: Tổng kết. 
Câu hỏi: Hãy phát biểu chung về giá trị hiện thực nhân đạo và nghệ thuật của truyện?
Câu hỏi: Bằng lời văn cụ thể sinh động và sự kết hợp thành công của phép tương phản và tăng cấp, tác giả muốn nói lên điều gì? 
- Phạm Duy Tốn (1883-1924) là một trong những cây bút tiên phong trong bước đầu hình thành thể truyện ngắn bằng chữ quốc ngữ theo khuynh hướng hiện thực ở những năm đầu thế kỷ 20.
- Truyện ngắn.
- Đăng trên báo “Nam phong” số 18-1918.
- Có thể chia làm 3 đoạn:
+ Đoạn 1: “Gần một giờ đêm .hỏng mất”: Nguy cơ vỡ đê và sự chống đỡ của người dân.
+ Đoạn 2: “Ấy lũ con dân .điếu mày”: Cảnh quan phủ cùng nha lại đánh tổ tôm trong khi “Đi hộ đê”.
+ Đoạn 3: Phần còn lại: Cảnh vỡ đê, nhân dân rơi vào tình trạng thảm sầu.
- Đoạn 2.
- Phép tương phản: (còn gọi là phép đối lập) trong nghệ thuật là việc tạo ra những hành động, những cảm tưởng, những tính cách trái ngược nhau để qua đó làm nổi bậc một ý tưởng, bộ phận trong tác phẩm hoặc tư tưởng chính của tác phẩm.
Tác giả đã dựng lên hai cảnh tượng tương phản:
+ Một bên là cảnh nông dân đang ra sức chống đỡ đến mức tuyệt vọng trước nguy cơ đê vỡ.
+ Một bên là cảnh quan phủ cùng nha lại, chánh tổng lao vào cuộc tổ tôm ngay trong khi họ đi hộ đê.
- Thời gian: Gần một giờ đêm.
- Không gian: Mưa tầm tã, nước sông càng lúc càng lên cao cuồn cuộn bốc lên.
- Không khí quan cảnh: Trống đánh liên thanh, ốc thổi vô hồi, tiếng người xáo xác gọi nhau, hàng trăm nghìn người đang vất vã quay cuồn chống đỡ từ chiều đến nửa đêm, ngập trong bùn lầy, ai cũng mệt lư.û 
à Không khí nhốn nháo, căng thẳng, sức người không địch nổi sức trời.
- Miêu tả nguy cơ đê vỡ, đó là thiên tai đang từng lúc giáng xuống, đe đoạ cuộc sống của người dân.
- Cảnh tượng: Quan phụ mẫu cùng bọn nha lại đang vui cuộc tổ tôm.
 (Quan phụ mẫu thời Pháp thuộc coi quan như là cha mẹ dân).
Địa điểm: Đình cao vững chắc, đê vỡ cũng không sao.
- Không khí quan cảnh: Đèn sáng tĩnh mịch, nghiêm trang, nhàn nhã, đường vệ, nguy nga
Quan ngồi trên, nha gồi dưới vui chơi tổ tôm. 
- Đi hộ đê: Nhưng ngồi trong đình.
- Sinh hoạt: Đầy đủ tiện nghi sang trọng, hưởng của ngon vật lạ: Yến hấp đường phèn, khay thảm tráp đồi  
à Chứng tỏ cuộc sống quý phái xa hoa cách biệt với cuộc sống tầm thường cơ cực của nhân dân.
- Dáng điệu: Ngồi uy nghi, chễm chện trên sập, tay trái dựa gối xếp, chân phải duỗi thẳng ra  ngồi khểnh vuốt râu, run đùi, quan phủ ung dung nhàn nhã trong lúc nhân dân đang gộïi gió, tắm mưa. 
- Người hầu: Gãi chân, hầu quạt, hầu điếu đớm
- Thái độ: Ngài mà còn dở ván bài, hoặc chưa hết hội thì dù trời long đất lỡ, đê vỡ dân trôi ngài cũng thây kệ.
- Đối lập là cảnh quan lại ung dung hưởng lạc với những thú vui cờ bạc.
- Vạch trần và lên án thái độ vô trách nhiệm, bản chất vô nhân đạo của bọn quan lại phong kiến, chúng chỉ ăn chơi phè phỡn còn nhân dân thì “Sống chết mặc bay”. Truyện gợûi lên trong lòng người đọc niềm chua xót và căm phẫn.
- Mưa mỗi lúc môt nhiều: Mưa tầm tã rồi lại tầm tã trút xuống, mưa gió ầm ầm.
- Aâm thanh mỗi lúc càng ầm ĩ, trống đánh liên thanh, ốc thổi liên hồi, tiếng người xáo xát gọi nhau, tiếng kêu vang trời dậy đất, tiếng người kêu rầm rĩ, tiếng nghe càng lớn, tiếng ào ào như thác chảy xiếc, tiếng gà, chó, bò kêu vang tứ phía.
- Sức người mỗi lúc một yếu đuối, lướt thướt như chuột mệt lử.
- Nguy cơ đê vỡ mỗi lúc một đến gần cuối cùng đã đến.
- Mức độ đam mê bài bạc của tên quan phủ: Mê đến mức vứt bỏ trách nhiệm quan sát hộ đê của mình.
- Mê đến mức bên ngoài càng ầm ĩ mà vẫn điềm nhiên mãi mê đánh bạc.
- Mê đến mức có tin đê vỡ vẫn thờ ơ lại còn quát nạc bọn tay chân làm mất hứng rồi quay vào đánh tiếp.
- Câu chuyện càng đọc càng hấp dẫn, nút truyện càng thắt chặt, mâu thuẫn càng đẩûy tới cao trào. 
- Tâm lý, tính cách nhân vật càng bộc lộ rõ nét xấu xa.
- Giá trị hiện thực: Phản ánh sự đối lập gay gắt giữa cuộc sống và sinh mạng của nhân dân với cuộc sống của bọn quan lại mà kẻ đứng đầu là tên quan phủ.
- Giá trị nhân đạo: Truyện thể hiện niềm cảm thương trước cuộc sống lầm than và tình cảm thảm sầu của người dân do thiên tai gây ra và thái độ vô trách nhiệm của bọn cầm quyền đưa đến.
- Giá trị nghệ thuật: Lời văn sinh động, chan chứa cảm xúc, ngôn ngữ đã thể hiện cá tính nhân vật, vận dụng kết hợp thành công phép tương phản và tăng cấp.
- Ghi nhớ SGK trang 83.
I- Tìm hiểu chung:
 - Oâng là một trong những nhà văn mở đường cho nền văn xuôi quốc ngữ.
- Văn bản này là một trong những truyện ngắn thành công nhất của tác giả.
II- Đọc - hiểu văn bản:
 1- Cảnh hộ đê:
 a) Cảnh đê sắp vỡ:
 Bọn quan lại 
Dân chúng
Khung cảnh chung
Quan phụ mẫu	
-Thời gian: Gần 1 giờ đêm.
-Không gian: Mưa tầm tã, nước lên to cuồn cuộn bóc lên.
-Không khí quan cảnh: Trống đánh, ốc thổi, tiếng người xao xác gọi nhau, ai cũng mệt lử.
-> nhốn nháo, căng thẳng.
-Sức người thua sức nước.
-> Miêu tả nguy cơ đê vỡ, thiên tai đe dọa cuộc sống người dân.
-Địa diểm: Đình cao vững chắc.
-Không khí quan cảnh: Đèn sáng tĩnh mịch, nghiêm trang, nhàn nhã, đường bệ nguy nga.
-Quan ngồi trên, nha ngồi dưới vui chơi tổ tôm. 
-Sinh hoạt: Đầy đủ tiện nghi sang trọng.
-Dáng điệu: 
Uy nghi, chễm chệ, vuốt râu run đùi.
-Người hầu: Hầu quạt, hầu điếu đóm.
-Thái độ: Ngài mà còn dở ván bài  đê vỡ dân trôi ngài cũng thây kệ.
-> Cảnh quan laiï ung dung hưởng lạc thú.
 b) 

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 27(IN ROI).doc