Giáo án Ngữ văn 7 - Trường THCS Vĩnh Khánh - Tuần 3

I - MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

 1) Kiến thức:

- Khái niệm ca dao, dân ca.

- Nội dung, ý nghĩa và một số hình thức nghệ thuật tiêu biểu của những bài ca dao có tình cảm gia đình.

 2) Kỹ năng:

 - Đọc- hiểu & phân tích những hình ảnh so sánh, ẩn dụ, những mô típ quen thuộc trong các bài ca dao trữ tình về tình cảm gia đình.

 3) Thái độ:

II – CHUẨN BỊ:

- GV: Giáo án, SGK, tư liệu về một số bài ca dao khác cùng chủ đề.

- HS: SGK, vở bài soạn, sưu tầm thêm một số bài ca dao khác có cùng nội dung.

 

doc 17 trang Người đăng trung218 Lượt xem 1449Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 7 - Trường THCS Vĩnh Khánh - Tuần 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 3: Yêu kính ông bà. 
Bài 4: Tình anh em ruột thịt.
* Tìm những bài ca dao khác có nội dung tương tự.
Ngày nào em bé cỏn con 
..
 Nghĩ sao cho bõ những ngày ước ao.
Chiều chiều ra đứng bờ sông 
Muốn về quê mẹ mà không có đò.
Có cha có mẹ thì hơn, 
 Không cha, không mẹ như đàn không dây.
3) Củng cố:
 - Em hãy phân biệt sự khác nhau giữa ca dao với dân ca ?
 - Đọc diễn cảm hai bài ca dao vừa học.
4) HD tự học & chuẩn bị bài mới :
 a) HD tự học:
 - Học thuộc lòng hai bài ca dao và phần ghi trong vở.
 - Sưu tầm những bài ca dao khác cùng chủ đề?
 b) Chuẩn bị bài mới: 
 - Soạn bài: “Những câu hát về tình yêu quê hưong, đất nước” theo yêu cầu Câu hỏi sgk /tr39 
 1/ Nhận xét bài 1?
 2/ Nắm nội dung và nghệ thuật của từng bài? 
* Rút kinh nghiệm:
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Tuần 3 
Tiết 10:
Ngày soạn::
Ngày dạy::
NHỮNG CÂU HÁT VỀ TÌNH YÊU
QUÊ HƯƠNG ĐẤT NƯỚC CON NGƯỜI
I - MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :
 1) Kiến thức:
 - Nội dung, ý nghĩa và một số hình thức nghệ thuật tiêu biểu của những bài ca dao về tình yêu quê hương đất nước con người.
 2) Kỹ năng:
 - Đọc – hiểu & phân tích ca dao – dân ca trữ tình.
 - Phát hiện & phân tích những hình ảnh so sánh, ẩn dụ, những mô típ quen thuộc trong các bài ca dao trữ tình về tình yêu quê hương, đất nước, con người.
 3) Thái độ:
II – CHUẨN BỊ:
 - GV : Giáo án, SGK, tư liệu về các bài ca dao có cùng chủ đề về tình yêu quê hương, đất nước, con người.
 - HS: SGK, vở bài soạn, sưu tầm các bài ca dao có cùng chủ đề. 
III - TIẾN TRÌNH CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
 1) Kiểm tra bài cũ:
 - Nêu khái niệm ca dao, dân ca & đọc thuộc 2 bài ca dao đã học và một số bài em sưu tầm cùng chủ đề.
 - Bài ca dao “Công cha như núi ngất trời “là lời của ai? Nói với ai?
 a) Lời của người con nói với cha mẹ.
 b) Lời của ông nói với cháu.
 c) Lời của người mẹ nói với con.
 d) Lời của người cha nói với con.
 - Tâm trạng của người con gái được thể hiện trong bài ca dao: “Chiều chiều  “là tâm trạng gì?
 a) Thương người mẹ đã mất.
 b) Nhớ về thời con gái đã qua.
 c) Nỗi buồn nhớ quê, nhớ mẹ.
 d) Nỗi đau khổ cho tình cảnh hiện tại. 
 2) Bài mới:
 * Giới thiệu bài: Trong kho tàng ca dao, dân ca cổ truyền Việt Nam, các bài ca về chủ đề tình yêu quê hương, đất nước, con người rất phong phú. Mỗi miền quê trên đất nước ta đều có không ít câu hay, đẹp, mượt mà, mộc mạc tô điểm cho niềm tự hào của riêng địa phương mình. Bốn bài hôm nay chúng ta tìm hiểu chỉ là những ví dụ tiêu biểu mà thôi.
 * Tiến trình các hoạt động 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Bài học sinh ghi
Hoạt động 1: HD HS đọc :
-16 cần đọc đúng các câu hát đối đáp.
-17 hướng dẫn học sinh đọc kỹ chú thích.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu văn bản:
Câu hỏi: Khi đọc câu hát thứ nhất, em thấy tác giả dân gian đã gợi ra những địa danh, phong cảnh nào?
Câu hỏi: Em đã được tham quan những địa danh, phong cảnh đó chưa và có những hiểu biết gì về nơi đó? 
Câu hỏi: Nhận xét về bài 1, em đồng ý với ý kiến nào dưới đây?
 ( HS thảo luận )
Câu hỏi: Tại sao em lại đồng ý với ý kiến b?
Câu hỏi: Em hãy chỉ ra các dấu hiệu để nhận dạng bài 1 là bài ca có hai phần?
- Những từ ngữ: Ở đâu? Sông nào? Núi nào? Đền nào?
Câu hỏi: Nếu em chọn câu c đúng vậy em hãy cho một số dẫn chứng để minh hoạ?
Câu hỏi: Trong bài 1 vì sao chàng trai, cô gái lại hỏi đáp về những địa danh với những đặc điểm (của từng địa danh như vậy)?
Câu hỏi: Em có nhận xét về người hỏi, người đáp?
Câu hỏi: Em có nhận xét gì về nghệ thuật sử dụng trong bài. Qua đó tác giả dân gian muốn thể hiện điều gì?
* GV cho HS đọc bài 4 và Câu hỏi 5 trong sgk.
Câu hỏi: Hai dòng thơ đầu bài 4 có những gì đặc biệt về từ ngữ? Những nét đặc biệt ấy có tác dụng ý nghĩa gì? 
Câu hỏi: Phân tích hình ảnh cô gái trong 2 dòng cuối bài?
Câu hỏi: Bài 4 là lời của ai? Người ấy muốn biểu hiện tình cảm gì? 
Câu hỏi: Qua phân tích trên em hãy nêu lên những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật?
Câu hỏi: Qua phần tìm hiểu trên, em hãy nêu ý nghĩa VB? 
Hoạt động 3: Tổng kết bài: 
Câu hỏi: Qua việc phân tích hai bài trên, em hãy nhận xét những câu hát về tình yêu quê hương đất nước con người. thường thể hiện bằng hình thức nào? Qua đó thể hiện điều gì? 
 Hoạt động 4: Luyên tập:
- Nhận xét về thể thơ? Thể thơ lục bát (bài 2) còn có thể thơ lục bát biến thể (bài 1) thể thơ tự do (2 dòng đầu bài 4).
- Tính chất chung thể hiện trong 4 bài này:
 Tình yêu niềm tự hào về tình yêu quê hương, đất nước, con người. 
- Đọc các bài ca dao/ SGK một cách ngọt ngào, sâu lắng.
- Giải nghĩa một số từ ngữ khó theo chú thích/ SGK.
- Đọc lại các bài ca dao.
- Thành Hà Nội, sông Lục Đầu, Đền Sòng, Núi Đức Thánh Tản, nước Sông Thương, Tỉnh Lạng.
- HS trả lời theo sự hiểu biết của mình.
a)	Bài ca dao là lời của một người và chỉ 1 phần.
b)	Bài ca dao có hai phần ; phần đầu là Câu hỏi của chàng trai. phần sau là lời đáp của cô gái.
c)	Hình thức đối đáp này có rất nhiều trong ca dao, dân ca.
=> ý b, c đúng.
- Có hai phần.
- Cách xưng hô: nàng ơi, chàng ơi. 
- Một loạt dấu chấm hỏi: Thể hiện cho một loạt kiểu câu nghi vấn đòi hỏi người nghe phải trả lời những thắc mắc, yêu cầu được giải đáp của người nói.
a) - Đến đây thiếp mới hỏi chàng 
 Cây chi hai gốc nửa vàng nửa xanh ?
 - Nàng hỏi anh kể rõ ràng 
 Cầu vồng hai cội nửa vàng nửa xanh.
b) Đố anh chi sắc hơn dao?
 Chi sâu hơn bể, chi cao hơn trời?
 Em ơi mắt sắc hơn dao 
 Dạ sâu hơn bể, trán cao hơn trời. 
- Nó là hình thức để trai gái thử tài về kiến thức địa lý, lịch sử. Câu hỏi và lời đáp hướng về những địa danh ở nhiều thời kỳ vùng Bắc bộ.
 => Những địa danh ấy không chỉ có những đặc điểm địa lý tự nhiên mà còn có những dấu vết lịch sử văn hoá rất nổi tiếng.
- Người hỏi chọn từng nét tiêu biểu của từng địa danh.
- Thể hiên sự chia sẻ, sự hiểu biết, niềm tự hào về tình yêu quê hương đất nước .
- Có sự hiểu biết cùng chung, là những người lịch lãm tế nhị.
- Khác thơ bình thường. => Nó được kéo dài ra, kéo tới 12 tiếng để gợi sự dài rộng, to lớn của cánh đồng. Nhìn ở phía nào cũng thấy cái mênh mông, rộng lớn của cánh đồng. Nó không chỉ rộng lớn mà còn đẹp, còn trù phú đầy sức sống.
- So sánh cô gái như chẽn lúa đòng đòng. Có sự tương đồng ở nét trẻ trung, phơi phới và sức sống đang xuân.
- So sánh cánh đồng lúa bao la ấy, cô gái quả là nhỏ bé, mảnh mai. nhưng chính bàn tay con người nhỏ bé ấy đã làm ra cánh đồng lúa. 
- Ở hai dòng đầu ta chỉ thấy cánh đồng lúa bao la, chưa thấy cái hồn của cảnh, nhưng đến hai dòng cuối cái hồn của cảnh đã hiện lên. Đó chính là con người, cô gái (thôn nữ) mảnh mai, trẻ trung đầy sức sống.
- Lời của chàng trai, người ấy thấy cánh đồng mênh mông bát ngát và bát ngát mênh mông, thấy cô gái với vẻ đẹp ban mai, trẻ trung đầy sức sống. Chàng trai đã ca ngợi cánh đồng lúa, ca ngợi vẻ đẹp của cô gái.
- Điệp ngữ, đảo từ, đối xứng & so sánh.
- HS nêu ý nghĩa VB, các bạn khác nhận xét, GV sửa chữa, bổ sung.
- Đọc ghi nhớ/SGK/ T40.
I – Tìm hiểu chung:
Tình yêu quê hương, đất nước, con người là một trong những chủ đề góp phần thể hiện đời sống tâm hồn, tình cảm của người VN.
II – Đọc- hiểu văn bản: 
* Bài 1:
- Ở đâu 5 cửa + thành Hà
nàng ơi ? Nội 5 cửa
 chàng ơi .
- Sông nào? + sông lục
 Đầu
- Sông nào? + sông Thương 
- Núi nào? + núi Đức 
 Thánh Tản
- Đền nào? +Đên Sòng
- Ở đâu? +xứ Lạng
Ú Thể thơ lục bát có biến thể, hát đối đáp, niềm tự hào tình yêu đối với quê hương đất nước.
* Bài 4: 
“Đứng bên ni  ban mai”
à Điệp ngữ, đảo từ và đối xứng, so sánh. Ca ngợi cánh đồng và vẻ đẹp ban mai trẻ trung, đầy sức sống. Qua đó bày tỏ tình cảm của chàng trai với cô gái.
* Ý nghĩa văn bản: Ca dao bồi đắp thêm tình cảm cao đẹp của con người đối với quê hương, đất nước.
III - Tổng kết 
 ô Ghi nhớ sgk tr 40
3) Củng cố: 
 Qua bài học này em hãy nêu cảm nghĩ của mình về quê hương đất nước Việt N am?
4) HD tự học & chuẩn bị bài mới :
 a) HD tự học:
 - Học thuộc 2 bài ca dao & phần phân tích trong vở.
 - Sưu tầm một số bài có chủ đề tương tự.
 b) Chuẩn bị bài mới:
 - Soạn bài :“Từ láy”
 => Đọc và trả lời các Câu hỏi trong bài.
* Rút kinh nghiệm:
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Tuần 3 
Tiết 11:
Ngày soạn:
Ngày dạy::
	 TỪ LÁY
I - MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
 1) Kiến thức:
Khái niệm từ láy, các loại từ láy.
 2) Kỹ năng:
- Phân tích cấu tạo từ, giá trị tu từ của từ láy trong VB.
- Hiểu nghĩa & biết cách sử dụng một số từ láy quen thuộc để tạo giá trị gợi hình, gợi tiếng, biểu cảm để nói giảm hoặc nhấn mạnh.
* Các kỹ năng sống:
 - Ra quyết định: lựa chọn cách sử dụng từ láy phù hợp với thực tiễn giao tiếp của bản thân.
 - Giao tiếp: trình bày suy nghĩ, ý tưởng, thảo luận & chia sẻ quan điểm cá nhân về cách sử dụng từ láy.
 3) Thái độ:
II – CHUẨN BỊ:
 - GV: Giáo án, SGK, bảng phụ.
 - HS: SGK, vở bài soạn.
III – PHƯƠNG PHÁP:
Phân tích các tình huống mẫu để hiểu cấu tạo & cách dùng từ láy.
Thực hành có hướng dẫn sử dụng từ láy theo những tình huống cụ thể.
Động não, suy nghĩ, phân tích các VD để rút ra những bài học thiết thực về việc giữ gìn sự trong sáng trong dùng từ láy. 
IV - TIẾN TRÌNH CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
 1) Kiểm tra bài cũ:
 - Thế nào là từ ghép chính phụ? Cho VD minh họa?
 - Thế nào là từ ghép đẳng lập? Cho VD minh họa?
 - Đặt câu với các từ ghép vừa tìm được?
 2) Bài mới:
 * Giới thiệu bài:Ở lớp 6 các em đã biết khái niệm của từ láy. Đó là những từ phức có sự hoà phối âm thanh. Với tiết học hôm nay, các em sẽ nắm đưược cấu tạo của từ láy và từ đó vận dụng những hiểu biết về cấu tạo và cơ chế tạo nghĩa để các em sử dụng tốt.
 * Tiến trình các hoạt động 
 Hoạt động của thầy 
 Hoạt động của trò
 Bài học sinh ghi
Hoạt động 1: Ôn lại kiến thức:
Câu hỏi: Thế nào là từ láy?
=> Từ láy là những từ phức có sự hoà phối âm thanh giữa các tiếng.
Ở tiết học hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu cấu tạo của các từ láy và ý nghĩa của từng loại.
Hoạt động 2: Tìm hiểu cấu tạo của các loại từ láy:
 * Hướng dẫn tìm hiểu từ láy toàn bộ.
 * Giáo viên ghi 2 VD lên bảng:
Câu hỏi: Em có nhận xét gì về đặc điểm âm thanh của từ láy: đăm dăm ; quanh quanh?
* Giáo viên: ghi thêm 2 Ví dụ: 
- Ví dụ 1: Vừa thấy thế em tôi bất giác run lên bần bật. 
- Ví dụ 2: Cặp mắt đen của em tôi lúc này buồn thăm thẳm. 
Câu hỏi: Tại sao lại không nói bật bật, thăm thẳm?
*GV đưa một số ví dụ khác:
 - Đẹp đẹp => đèm đẹp.
 - Đỏ đỏ => đo đỏ.
Câu hỏi: Hãy nhận xét đặc điểm của các từ láy trên?
Câu hỏi: Qua những ví dụ trên em hãy nhận xét những từ láy nguyên vẹn tiếng gốc hoặc có sự biến đổi âm điệu hoặc phụ âm cuối (để có sự hài hoà về vần và thanh điệu) ta gọi là từ láy gì?
Câu hỏi: Vậy thế nào là từ láy toàn bộ? 
 * Hướng dẫn HS tìm hiểu cấu tạo của từ láy bộ phận.
 * GV ghi ví dụ 
- Ví dụ: Tôi mếu máo trả lời và đứng như chôn chân xuống đất, nhìn theo cái bóng bé nhỏ liêu xiêu của em tôi trèo lên xe.
Câu hỏi: Ở các từ: “mếu máo, liêu xiêu” tiếng nào là tiếng gốc, tiếng nào là tiếng láy lại tiếng gốc?
Câu hỏi: Những từ mếu máo, liêu xiêu có đặc điểm âm thanh gì giống nhau?
 Câu hỏi: Vậy các từ có đặc điểm một tiếng là tiếng gốc, một tiếng láy lại tiếng gốc và có sự lặp lại phụ âm đầu hoặc phần vần người ta gọi là từ láy gì?
Câu hỏi: Hãy cho biết thế nào là từ láy bộ phận?
Câu hỏi: Như vậy có mấy loại từ láy? Hãy phân biệt sự khác nhau của hai loại từ láy này? 
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS tìm hiểu nghĩa của từ láy.
Câu hỏi: Nghĩa của từ láy ha hả, oa oa, tích tắc, gâu gâu được tạo thành do đặc điểm gì về âm thanh và về nghĩa?
Câu hỏi: Các từ láy trong mỗi nhóm sau đây có đặc điểm gì về âm thanh & về nghĩa?
Câu hỏi: So sánh nghĩa của các từ láy thăm thẳm, đo đỏ với nghĩa của tiếng gốc làm cơ sở cho chúng: thẳm, đỏ.
Câu hỏi: Qua sự quan sát ở các ví dụ trên, em hãy rút ra nghĩa của từ láy được tạo thành nhờ đặc điểm nào? 
 HS phát biểu ghi nhớ 2 sgk / 42 
VD 1: Em cắn chặt mọi im lặng, mắt lại đăm đăm nhìn khắp sân trường.
VD 2: Đường vô sứ Huế quanh quanh.
Non xanh nước biếc như tranh hoạ đồ. 
- Là từ có hai tiếng hoàn toàn giống nhau. Về âm thanh tiếng gốc (đăm, quanh) được nhắc lại hoàn toàn => Gọi là từ láy nguyên vẹn láy tiếng gốc.
- Vì đây là hiện tượng biến đổi thanh điệu ở tiếng thứ nhất do quy luật hoà phối âm thanh những từ đã nêu trên thực chất là những từ được cấu tạo theo lối lặp lại tiếng gốc nhưng để dễ nói, xuôi tai nên có sự biến đổi về âm cuối hoặc thanh điệu.
 Ú Vậy từ láy bật bật => bần bật
 Thẳm thẳm => thăm thẳm
ª Các từ láy trên có sự biến đổi âm cuối và cả thanh điệu.
ª Gọi là từ láy toàn bộ. 
- Đọc 2 chấm đầu của ghi nhớ 1/ SGK.
- Mếu, xiêu: là tiếng gốc (có nghĩa).
 - Liêu, máo: là tiếng láy tiếng gốc (không có nghĩa).
 - Giống nhau: về phụ âm đầu (có sự lặp laị phụ âm đầu:m).
 - Giống nhau: về vần giữa các tiếng (lặp lại vần iêu).
- Gọi là từ láy bộ phận.
- Đọc chấm 3 của ghi nhớ 1/ SGK.
- Đọc ghi nhớ 1/ SGK/T42.
- Đọc mục II/ SGK.
- Nghĩa của từ láy này được tạo thành do sự mô phỏng âm thanh.
a)	Lí nhí, li ti, ti hí. 
b)	Nhấp nhô, phập phồng. 
- Các từ láy ở phần a có chung vần (i) lặp lại vần i: đặc điểm chung thường gợi tả những âm thanh, hình dáng nhỏ bé.
 - Các từ láy ở phần b: xét về nghĩa: 
 + Nhấp nhô: nhô lên thụt xuống không đều nhau.(sóng nhấp nhô).
 + Phập phồng: lúc phồng lên, lúc co lại.
 + Bập bềnh: sự vật trôi nổi từ từ nhè nhẹ trên sông nước. 
=> Đây là nhóm từ láy bộ phận có tiếng gốc đứng sau, tiếng đứng trước lặp lại phụ âm đầu của tiếng gốc và mang “ấp” có sự hòa phối âm thanh nghĩa biểu thị trạng thái vận động.Ởnghicủa từ láy được tạo thành nhờ đắc điểm âm thanh của tiếng và sự hoà phối âm thanh giữa các tiếng.
=> So với thẳm thì thăm thẳm: có sắc thái ý nghĩa nhấn mạnh hơn, mang sắc thái biểu cảm rõ rệt. 
+ Đỏ - đo đỏ: từ láy đo đỏ có sắc thái giảm nhẹ hơn.
I - Các loại từ láy:
1) Từ láy toàn bộ:
 VD 1: Đăm đăm 
 Quanh quanh 
=> Các tiếng lặp lại nhau hoàn toàn.
VD 2: 
§ Bần bật => biến đổi phụ âm cuối và thanh điệu.
§ Thăm thẳm => biến đổi về thanh điệu.
Ú Từ láy hoàn toàn (toàn bộ) 
2) Từ láy bộ phận:
Ví dụ: 
 § Mếu máo => lặp lại phụ âm đầu “m”.
 § Liêu xiêu => lặp lại vần “iêu”
Ú Từ láy bộ phận. 
* Ghi nhớ 1: SGK / 42
II - Nghĩa của từ láy:
Ví dụ 1: 
- ha ha, oa oa, gâu gâu => nghĩa đưược tạo thành dựa trên sự mô phỏng âm thanh 
Ví dụ 2:
 - lí nhí, li ti, ti hí => lặp lại vần (i) đặc điểm chung chỉ những gì nhỏ bé.
Ví dụ 3: 
- nhấp nhô, phập phồng, bập bềnh => lặp lại phụ âm đầu tiếng gốc đứng sau, hoà phối âm thanh, biểu hiện trạng thái vận động. 
- thăm – thăm thẳm: nghĩa nhấn mạnh.
- đỏ - đo đỏ nghĩa giảm nhẹ. 
=> Hai từ trên đều có sắc thái biểu cảm.
* Ghi nhớ 2/ SGk / 42.
Hoạt động 4: Luyện tập:
Bài tập1: Đọc đoạn đầu của VB : Cuộc chia tay của những con búp bê ». Mẹ tôi... thế này.
 a) Tìm các từ láy trong đoạn văn đó.
 bần bật, thăm thẳm, rực rỡ, tức tởi, rón rén, lặng lẽ, rực rỡ, chiêm chiếp, nhẩy nhót, nặng nề.
 b) Xếp các từ láy theo bảng phân loại sau:
 - Từ láy toàn bộ: bần bật, thăm thẳm, chiêm chiếp.
 - Từ láy bộ phận: rực rỡ, tức tởi, rón rén, lặng lẽ, rực rỡ, ríu ran, nặng nề.
Bài tập 2: Điền các tiếng láy vào trước hoặc sau các tiếng gốc, để tạo từ láy.
 lấp ló, nho nhỏ, nhức nhối, khang khác, thâm thấp, chênh chếch, anh ách.
Bài tập 3: Đặt câu với mỗi từ: 
Bạn Lan có đôi tay nhỏ nhắn rất rễ thương.
Bạn đừng quan tâm đến chuyện nhỏ nhặt ấy. 
Bạn Loan có giọng nói nhỏ nhẻ.
Tính anh ta rất ích kỷ nhỏ nhen.
Tuy món tiền nhỏ nhoi nhưng giúp bạn vuợt qua khó khăn. 
3) Củng cố:
 - HS nhắc lại phần ghi nhớ.
 - Cho ví dụ về từ láy toàn bộ và bộ phận?
5) HD tự học & chuẩn bị bài mới:
 a) HD tự học:
 - Học thuộc ghi nhớ, đặt câu có dùng từ láy.
 - Làm tiếp các bài tập còn lại.
b/ Chuẩn bị bài mới:
 - Xem và soạn trứơc bài “Quá trình tạo lập văn bản’’ theo yêu cầu Câu hỏi/ sgk.
* Rút kinh nghiệm:
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Tuần 3
Tiết 12:
Ngày soạn:
Ngày dạy:
 QUÁ TRÌNH TẠO LẬP VĂN BẢN 
I - MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
 1) Kiến thức:
 Các bước của một quá trình tạo lập văn bản để có thể tập làm văn một cách có phương pháp và có hiệu quả hơn.
 2) Kỹ năng:
 Tạo lập văn bản có bố cục, liên kết, mạch lạc.
II – CHUẨN BỊ:
 - GV: Giáo án, SGK, bảng phụ.
 - HS: SGK, vở bài soạn.
III – TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG:
1) Kiểm tra bài cũ:
 - Thế nào là mạch lạc? Nêu yêu cầu để một văn bản có tính mạch lạc?
 - Tìm hiểu tính mạch lạc của văn bản: “Cuộc chia tay của những con búp bê”?
2) Bài mới: 
 * Giới thiệu bài:
 Các em vừa được học về liên kết, bố cục và mạch lạc trong văn bản. hãy suy nghĩ xem những kiến thức và kỹ năng ấy học để làm gì? Chỉ để hiểu biết thêm về văn bản hay còn lý do nào khác nữa. Để giúp các em hiểu rõ và nắm vững về những vấn đề mà ta đã học chúng ta cùng tìm hiểu một công việc đó là: “Quá trình tạo lập văn bản.”
 * Tiến trình các hoạt động:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Bài học sinh ghi
Hoạt động 1: Tìm hiểu các bước tạo lập văn bản. 
Câu hỏi: Em hãy nhớ lại văn bản: “Mẹ tôi” theo em tại sao người bố lại viết th gửi cho En-ri-cô với thái độ buồn bã, nghiêm khắc và đầy giận dữ như thế?
Câu hỏi: Qua văn bản đó vì lẽ gì, vì sự thôi thúc nào mà người bố muốn tạo lập văn bản như viết thư, viết tập làm văn ?
Câu hỏi: Khi tạo lập văn bản người viết (nói) phải làm những công việc nào? Văn bản: “Mẹ tôi” người viết thư là người bố viết chủ yếu cho ai? 
Viết để làm gì? Viết về cái gì? Viết như thế nào?
Câu hỏi: Để tạo lập một văn bản (viết thư) trước tiên phải xác định rõ mấy vấn đề? Đó là vấn đề gì? 
Câu hỏi: Nếu bỏ qua vấn đề nào trong 4 vấn đề đó cũng vẫn có thể tạo được văn bản không?
Hoạt động 2: GV hướng dẫn HS tìm bước 2 khi tạo lập văn bản 
Câu hỏi: Em đã học văn bản: “Mẹ tôi” em thấy nội dung văn bản được xây dựng thành mấy phần? Nội dung từng phần viết điều gì? Các phần được viết như thế nào?
Câu hỏi: Qua văn bản em thấy sau khi đã xác định được đối tượng, nội dung, mục đích tạo lập văn bản (4 vấn đề) thì người viết cần phải làm những việc gì để viết được văn bản?
Hoạt động 3: Tìm hiểu bước 3: 
Câu hỏi: Chỉ có ý và dàn ý mà chưa viết thành văn thì sẽ tạo được 1 văn bản không?
Hãy cho biết việc viết thành văn ấy cần đạt được những yêu cầu gì trong các yêu cầu sau?
- Đúng chính tả 
- Đúng ngữ pháp 
- Dùng từ chính xác
- Có tính liên kết 
- Lời kể chuyện hấp dẫn
- Sát với bố cục 
- Có mạch lạc 
- Lời văn trong sáng 
 ( Học sinh thảo luận)
.Câu hỏi: Vậy bước 3 trong quá trình tạo lập văn bản đó là những công việc gì? 
Hoạt động 4: Hướng dẫn HS tìm hiểu Bước 4: 
Câu hỏi: Trong sản xuất, bao giờ cũng có bước kiểm tra sản phẩm có thể coi văn bản cũng là một loại sản phẩm cần đưược kiểm tra sau khi hoàn thành không? nếu có thì sự kiểm tra ấy cần dựa theo tiêu chuẩn nào?
Câu hỏi: Vậy trong quá trình tạo lập văn bản cần phải tiến hành mấy bước? Đó là những bước nào?
Hoạt động 5: II. Luyện tập:
- Đọc mục I/ SGK.
ª Vì có một lần cô giáo đến thăm En-ri-cô đã nhỡ thốt ra một lời thiếu lễ độ với mẹ. Để cảnh báo việc làm của En-ri-cô người bố đã viết thư cho con để con thấy được lỗi của mình & khuyên con xin lỗi mẹ.
ª Khi muốn thông tin một vấn đề gì đó nguời ta mới tạo lập văn bản. Chẳng hạn khi muốn cho ông bà biết tình hình học tập, công việc làm ăn của gia đình mình, hoặc hỏi thăm sức khoẻ mới viết thư cho ông bà.
Vậy nhu cầu tạo lập văn bản bắt nguồn từ bản thân, yêu cầu của hoàn cảnh. 
Ú Muốn làm văn hay thì phải bộc lộ hết năng lực của mình.
ª Viết cho con. 
- Lá thư viết thể hiện tâm trạng, thái độ buồn bã, giận dữ khi con đã phạm lỗi, nhắc lại công lao to lớn, tình yêu thương của người mẹ đã làm cho con. Từ đó nhắc nhở khuyên nhủ con phải xin lỗi.
- Lời tâm sự chân thành, kín đáo của người bố.
ª Phải xác định rõ 4 vấn đề: viết cho ai? Viết để làm gì? Viết về cái gì? Viết như thế nào?
ª 4 vấn đề này rất quan trọng nếu bỏ qua 1 trong 4 vấn đề đó thì không thể tạo được văn bản bởi nó quy định nội dung và cách làm của văn bản đó. 
- Đọc bước 1/ ghi nhớ/ T46.
- Văn bản có 3 phần:
 + Mở bài: Giới thiệu lý do viết thư. 
 + Thân bài: Tâm trạng và thái độ của bố. 
 + Kết bài: Lời khuyên của bố.
=> Các ý nêu trên được sắp xếp theo một trình tự rành mạch hợp lý.
- Tìm ý, sắp xếp ý để có 1 bố cục rành mạch, hợp lý, thể hiện đúng định hướng trên.
- Đó chính là bước 2 khi tạo lập văn bản (xây dựng bố cục rành mạch hợp lý.)
- Cần lập dàn ý.
Thao tác này rất quan trọng vì nó giúp ta có được 1 văn bản hoàn chỉnh cân đối, mạch lạc, tránh được những lỗi như: thiếu ý, sắp xếp ý lộn xộn.
=> Chỉ có ý và dàn ý chưa phải là công việc cuối cùng của việc tạo 
văn bản. Người tạo lập văn bản còn phải làm công việc viết thành văn.
Công việc này phải đạt được các yêu cầu trên. Đó là những yêu cầu không thể thiếu trong khi viết văn.
- Viết thành văn bản chiếm nhiều thời gian nhất.
- Tất cả yêu cầu SGK nêu không thể thiếu đối với văn bản viết.
- Đọc mục 3/ ghi nhớ/ T46.
- Văn bản là 1 sản phẩm cần được kiểm tra sau khi hoàn thành văn bản. 
- Cần kiểm tra xem bài làm đó đúng hướng chưa, bố cục hợp lý không, diễn đạt có gì sai sót (lỗi chính tả, ngữ pháp, trình bày).
Đây cũng là bước cuố

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 3.doc