Giáo án Ngữ văn 7 - Trường THCS Vĩnh Khánh - Tuần 30

 I – MỤC TIÊU BÀI HỌC:

 1. Kiến thức:

 - Khi niệm liệt k.

 - Cc kiểu liệt k.

 2. Kĩ năng:

 - Nhận biết php liệt k, cc kiểu liệt k.

 - Phn tích gi trị của php liệt k.

 - Sử dụng php liệt k trong nĩi v viết.

 - Rn luyện kĩ năng giao tiếp, kĩ năng nhận thức, tìm kiếm.

 3. Thái độ:

 - Hiểu thế nào là liệt kê, tác dụng của liệt kê.

 - Biết vận dụng phép liệt kê trong

doc 11 trang Người đăng trung218 Lượt xem 1461Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 7 - Trường THCS Vĩnh Khánh - Tuần 30", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hoạt động của trò
Bài học sinh ghi
Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm liệt kê. 
Học sinh đọc đoạn văn SGK trang 104 và trả lời câu hỏi 
Câu hỏi: Cấu tạo và ý nghĩa của các bộ phận trong câu (in đậm) có gì giống nhau?
Câu hỏi: Việc tác giả nêu ra hàng loạt sự việc tương tự bằng những kết cấu tương tự như trên có tác dụng gì? 
GV: Cách dùng như vậy, ta gọi là phép liệt kê. 
Câu hỏi: Vậy, thế nào là liệt kê? 
Hoạt động 2: Tìm hiểu các kiểu liệt ke.â 
* Phân biệt kiểu liệt kê từng cặp với kiểu liệt kê không theo từng cặp.
GV: Sử dụng bảng phụ chép ví dụ 1a, 1b.
Câu hỏi: Xét về cấu tạo, các phép liệt kê trong ví dụ 1a, 1b có gì khác nhau? 
* Phân biệt kiểu liệt kê tăng tiến và liệt kê không tăng tiến 
GV: Sử dụng bảng phụ chép ví dụ 2a, 2b.
Câu hỏi: Thử đảo thứ tự các bộ phận trong những phép liệt kê dưới đây rồi rút ra kết luận: Xét về ý nghĩa, các phép liệt kê ấy có gì khác nhau?
* Sơ kết bằng cách vẽ sơ đồ phân loại.
Câu hỏi: Như vậy, xét về cấu tạo ta có mấy kiểu liệt kê? Đó là những kiểu nào? 
Câu hỏi: Xét về ý nghĩa, có mấy kiểu liệt kê? Đó là những kiểu nào? 
- Về cấu tạo: Có kết cấu tương tự nhau. 
- Về ý nghĩa: Cùng nói về những đồ vật bày xung quanh quan.
- Tác dụng: Làm nổi rõ sự xa hoa của viên quan, đối lập với cảnh dân phu đang lam lủ ngoài mưa gió.
- Ghi nhớ SGK trang 105.
- Các kiểu liệt kê khác nhau về cấu tạo:
+ Câu a: Sử dụng phép liệt kê không theo từng cặp
+ Câu b: Sử dụng phép liệt kê theo từng cặp (vơi quan hệ từ và).
- Các kiểu liệt kê khác nhau về mức độ tăng tiến:
+ Câu a có thể dễ dàng thay đổi thứ tự các bộ phận liệt kê (Tre, nứa, trúc, mai, vầu)
à Liệt kê không tăng tiến.
+ Câu b không dễ dàng thay đổi các bộ phận liệt kê, bởi các hiện tượng liệt kê được sắp xếp theo mức độ tăng tiến.
à Liệt kê không tăng tiến.
- Xét về cấu tạo có hai kiểu liệt kê:
+ Liệt kê theo từng cặp.
+ Liệt kê không theo từng cặp. 
- Xét về ý nghĩa, có hai kiểu:
+ Liệt kê tăng tiến.
+ Liệt kê không tăng tiến. 
I- Thế nào là liệt kê
 Ví dụ: Bên cạnh ngài, mé tay trái, bát yến hấp đường phèn  tăm bông trong mà thích mắt. 
à Cấu tạo: Tương tự nhau.
à Ý nghĩa: Cùng nói về những đồ vật xung quanh quan. 
à Tác dụng: Làm nổi bậc sự xa hoa của viên quan. 
* Ghi nhớ 1: SGK trang 105
II- Các kiểu liệt kê: 
1- Xét về cấu tạo:
Ví dụ a: ... tinh thần, lực lượng, tính mạng, của cải ... 
à Liệt kê không theo từng cặp.
Ví dụ b:  tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải  
à Liệt kê theo từng cặp.
 2- Xét về ý nghĩa: 
Ví dụ a: Tre, nứa, trúc, mai, vầu ... 
à Liệt kê không tăng tiến. 
Ví dụ b: ... hình thành và trưởng thành ... gia đình, họ hàng, làng xóm ... 
à Liệt kê tăng tiến.
 3- Sơ đồ phân loại phép liệt kê: 
 Ghi nhớ 2: SGK trang 107.
Các kiểu liệt kê
Xét về cấu tạo
Xét về ý nghĩa
LK theo từng cặp
LK không theo từng cặp
LK tăng tiếân
LK khôngtăng tiến
III- Luyện tập: 
 1- Hãy chỉ ra những phép liệt kê trong bài “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” để chứng minh cho luận điểm “Yêu nước là một truyền thống quý báu của ta”.
 - Sức mạnh của tinh thần yêu nước: “... tinh thần ấy lại sôi nổi ... cướp nước” 
 - Lòng tự hào về truyền thống lịch sử: “Chúng ta có quyền tự hào ... Quang Trung” 
 - Sự đồng tâm nhất trí của mọi tầng lớp nhân dân Việt Nam đứng lên đánh Pháp “Từ các cụ già tóc bạc ... quyên ruộng cho chính phủ”
 2- Tìm liệt kê trong các đoạn trích:
 a) Dưới lòng đường ... ngực đeo tấm Bắc Đẩu bội tinh hình chữ thập.
 b) ... điện giật, dùi đâm, dao cắt, lửa nung
 3- Hãy đặt câu có sử dụng phép liệt kê:
 a) Vào giờ ra chơi, sân trường không khí nhộn nhịp hẳn lên bởi các trò chơi: đá bóng, đá cầu, nhảy dây.
 b) Nội dung truyện ngắn:
 Truyện ngắn đã kể lại cuộc chạm chán giữa Va – ren – tên toàn quyền, kẻ phản bội, ... với PBC – vị anh hùng dân tộc, vị thiên sứ.
 c) Nói lên những cảm xúc:
 Sau khi học xong truyện ngắn, em thật sự xúc động, kính trọng, tôn sùng vị anh hùng dân tộc PBC.
 3. Củng cố:
 - Thế nào là phép liệt kê?
 - Có mấy kiểu liệt kê? Kể tên?
4. Hướng dẫn học bài & chuẩn bị bài mới: 
 a. Hướng dẫn học bài:
 Tìm trong các văn bản đã học một đoạn văn & một đoạn thơ có sử dụng phép liệt kê & phân tích giá trị của phép tu từ đó trong việc tạo nên giá trị nghệ thuật của đoạn văn, đoạn thơ.
 b. Chuẩn bị bài mới: 
 - Bài mới: Tìm hiểu chung về văn bản hành chính 
 + Đọc các VB, trả lời các câu hỏi để rút ra các đặc điểm về VB hành chính:
 mục đích, nội dung, cách trình bày.
 + Xem luyện tập.
* Rút kinh nghiệm: 
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tuần 30
Tiết 114
Ngày soạn:
Ngày dạy:..
TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN BẢN HÀNH CHÍNH
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
 1. Kiến thức:
 Đặc điểm của văn bản hành chính: hồn cảnh, mục đích, nội dung, yêu cầu các loại VB hành chính thường gặp trong cuộc sống.
 2. Kĩ năng:
 - Nhận biết đựơc các loại VB hành chính thường gặp trong cuộc sống.
 - Viết được văn bản hành chính đúng quy cách.
 - Rèn luyện kĩ năng giao tiếp, kĩ năng nhận thức,hợp tác, tìm kiếm.
 3. Thái độ: 
 Có hiểu biết chung về VB hành chính, mục đích, nội dung và yêu cầu và các loại VB hành chính thường gặp trong cuộc sống.
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Giáo án, sgk, phấn màu, 
- HS: chuẩn bị bài theo yêu cầu, Sgk.
III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG:
 1. Kiểm tra bài cũ:
 Kiểm tra sự cuẩn bị bài của HS.
 2. Bài mới:
 * Giới thiệu bài: Văn bản hành chính là loại văn bản thường dùng để truyền đạt những nội dung & yêu cầu nào đó từ cấp trên xuống hoặc bày tỏ những ý kiến, nguyện vọng của cá nhân hay tập thể tới các cơ quan & người có quyền hạn để giải quyết. Tiết học hôm nay, các em sẽ tìm hiểu 
Hoạt động của thầy 
Hoạt động của trò
Bài học sinh ghi
Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm.
 Câu hỏi: Khi nào thì người ta viết các văn bản báo cáo, đề nghị và thông báo?
Giáo viên: Như vậy cấp trên không bao giờ dùng báo cáo với cấp dưới và ngược lại cấp dưới không bao giờ dùng thông báo với cấp trên. Đề nghị cũng chỉ dùng trong trường hợp cấp dưới đề nghị cấp trên, cấp thấp đề nghị cấp cao.
Câu hỏi: Mỗi văn bản trên nhằm mục đích gì?
Câu hỏi: Ba văn bản này có gì giống và khác nhau?
Câu hỏi: Hình thức trình bày của 3 văn bản này có gì khác với văn bản truyện và thơ mà em đã học.
Giáo viên: Ngôn ngữ trong thơ văn thường dùng cách nói hình ảnh bằng cách vận dụng các biện pháp tu từ nhân hoá, ẩn dụ, so sánh ... để tăng sức gợi cảm cho lời văn, còn ngôn ngữ trong văn bản hành chính thì không dùng cách nói bóng bẩy mà phải viết rõ ràng, dể hiểu.
Câu hỏi: Em hãy tìm những văn bản tương tự như 3 văn bản trên (theo mẫu)?
Giáo viên: Ba văn bản trên người ta gọi là văn bản hành chính.
 Câu hỏi: Từ việc trả lời các câu hỏi trên, em ãy rút ra đặc điểm của văn bản hành chính: Mục đích, nội dung, hình thức trình bày...
Câu hỏi: Vậy em hãy cho biết thế nào là văn bản hành chính và loại văn bản này thường được trình bày như thế nào?
- Khi cần truyền đạt một vấn đề gì đó ( thường là quan trọng) xuống cấp thấp hơn hoặc muốn cho nhiều người biết thì người ta dùng văn bản thông báo.
 - Khi cần truyền đạt một nguyện vọng chính đáng nào đó của cá nhân hay tập thể đối với cơ quan hoặc cá nhân có thẩm quyền giải quyết thì người ta dùng văn bản đề nghị (Kiến nghị).
 - Khi cần phải thông báo một vấn đề gì đó lên cấp cao hơn thì người ta dùng văn bản báo cáo.
- Văn bản A: Văn bản thông báo nhằm phổ biến một nội dung.
- Văn bản B: Đề nghị nhằm đề xuất một nguyện vọng ý kiến
- Văn bản C: Báo cáo nhằm tổng kết nêu lên những gì đã làm để cấp trên được biết.
- Giống nhau: Hình thức trình bày đều theo một số mục nhất định (theo mẫu).
 - Khác nhau: Về mục đích và những nội dung cụ thể được trình bày trong mỗi văn bản.
à Thơ văn dùng hư cấu tưởng tượng, còn các văn bản hành chính không hư cấu tưởng tượng.
 à Ngôn ngữ thơ văn viết theo phong cách ngôn ngữ nghệ thuật, còn ngôn ngữ các văn bản trên là ngôn ngữ hành chính.
à Biên bản, sơ yếu lý lịch, giấy khai sinh, giấy chứng nhân, ... 
à Đó là các văn bản có mục đích ruyền đạt ý kiến từ cấ trên xuống hoặc bày tỏ những ý kiến, nguyện vọng của cà nhân hay tập thể tới. các cơ qan có quyền hạn giải quyết.
 à Nội dung mỗi loại văn bản sẽ khác nhau theo từng trường hợp khác nhau.
 à Hình thức trình bày: Các văn bản thường viết theo các mẫu có sẵn.
 I. Thế nào là văn bản hành chính:
 1. Các loại văn bản:
- Văn bản A: Thông báo.
à Nhằm phổ biến một nội dung.
 -Văn bản B: Đề nghị.
à Nhằm đề xuất một nguyện vọng ý kiến.
 - Văn bản C: Báo cáo.
à Nhằm tổng kết nêu lên những gì đã làm để cấp trên được biết.
à Văn bản hành chính.
2) Sự giống và khác nhau giữa các loại văn bản:
- Giống nhau: Hình thức trình bày theo mẫu quy định.
- Khác nhau: Về mục đích và nội dung trình bày trong mỗi văn bản.
* Ghi nhớ: SGK trang 110.
 Hoạt động 2: II. Luyện Tập:
 1. Nhận biết các loại văn bản hành chính thường gặp:
 Phải viết ăn bản hành chính trong các tình huống 1, 2, 4, 5 ( Còn trường hợp 3, 6 không phải )
 - Tình huống 1: Thông báo
 - Tình huống 2: Báo cáo
 - Tình huống 4: Đơn xin nghỉ học.
 - Tình huống 5: Đề nghị
 2. Viết văn bản hành chính:
 (Viết văn bản theo ý thích)
3. Củng cố:
 - Thế nào là văn bản hành chính?
 - Kể tên những văn bản hành chính phổ biến mà em biết?
4. Hướng dẫn tự học & chuẩn bị bài mới:
 a. Hướng dẫn tự học:
 - Nắm được đặc điểm của văn bản hành chính. 
 - Sưu tầm một số văn bản hành chính.
 b. Chuẩn bị bài mới:
 - Soạn bài: Quan Aâm Thị Kính
 + Tìm hiểu nội dung & ý nghĩa văn bản?
* Rút kinh nghiệm: 
Tuần 30
Tiết 115 - 116
Ngày soạn:
Ngày dạy:..
QUAN ÂM THỊ KÍNH
 Trích đoạn “ NỖI OAN HẠI CHỒNG”
 I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 
 1. Kiến thức:
 - Sơ giản về chèo cổ.
 - Giá trị nội dung và những đặc điểm nghệ thuật tiêu biểu của vở chèo Quan Âm Thị Kính.
 - Nội dung, ý nghĩa và một vài đặc điểm nghệ thuật của đoạn trích Nỗi oan hại chồng.
 2. Kĩ năng:
 - Đọc diễn cảm kịch bản chèo theo lối phân vai.
 - Phân tích mâu thuẫn, nhân vật và ngôn ngữ thể hiện trong một trích đoạn chèo. 
 - Rèn luyện kĩ năng giao tiếp, kĩ năng nhận thức,hợp tác, tìm kiếm.
 3. Thái độ: 
 - Hiểu được một số đặc điểm của sân khấu chèo truyền thống.
 - Nắm nội dung , ý nghĩa và một số đặc điểm nghệ thuật của đoạn trích Nỗi oan hại chồng. 
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Giáo án, sgk. phấn màu, băng đĩa,
- HS: chuẩn bị bài theo yêu cầu.
III. PHƯƠNG PHÁP:
 Phương pháp vấn đáp, pp thuyết trình, nêu vấn đề và giải quyết vấn đề 
IV. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG:
 1.Kiểm tra bài cũ: 
 - Em biết gì về ca Huế? (Về nguồn gốc, các làn điệu , các nhạc cụ, nơi biểu diễn )
 - Chúng ta có thái độâ ntn về ca Huế?
 2. Bài mới: 
 * Giới thiệu bài: Trong kịch mục sân khấu chèo Quan Âm thị Kính là vở diễn rất nổi tiếng, vở này tiêu biểu cho sân khấu chèo về nhiều phương diện: tích truyện kịch tính, nhân vật, làn điệu,Bài này giúp các em hiểu một số đặc điểm của sân khấu chèo truyền thống, tư tưởng nội dung, ý nghĩa vở chèo, đặc biệt
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của trò
 Bài học sinh ghi
Hoạt động 1: Tìm hiểu chung và tóm tắt vở chèo.
Câu hỏi: Chèo là gì?
Câu hỏi: Em hãy cho biết vị trí và bố cục của đoạn trích? 
 GV gọi 3 HS tóm tắt 3 đoạn trong vở chèo (Dựa vào 3 đoạn trong SGK để tóm tắt)
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh đọc đoạn trích “Nỗi oan hại chồng” và giải thích từ khó.
 * Đọc phân vai:
 - Người dẫn truyện: Đọc tên các nhân vật, các lời chỉ dẫn làn điệu ca, hành động trong ngoặc đơn: chậm, rõ, bình thản. 
 - Nhân vật Thiện Sĩ: Giọng hốt hoảng, sợ hãi.
 - Nhân vật Thị Kính: Giọng từ âu yếm, ân cần chuyển sang đau đớn, nghẹn tủi, thê thảm, buồn bã chấp nhận có phần bình tĩnh khi đã quyết định hành động.
 - Nhân vật Sùng Bà: Có lúc đay nghiến, chì chiết.
 - Nhân vật Sùng Ông: Lèm nhèm vì nghiện ngập, a dua với vợ tàn nhẫn, thô bạo.
 - Nhân vật Mãng Ôâng: lúc đầo mừng vui, tự hào hãnh diện vì con. Sau ngạc nhiên, đau khổ bất lực.
 Sau khi HS đọc xong, GV yêu cầu giải thích từ khó.
 Câu hỏi: Qua theo dõi đọc, em hãy cho biết tại sao đoạn này có tên “Nỗi oan hại chồng”?
Câu hỏi: Đoạn trích này có mấy nhân vật? Những nhân vật nào và nhân vật chính thể hiện xung đột kịch? Những nhân vật đó thuộc loại vai nào trong chèo và đại diện cho ai? 
 (Câu hỏi thảo luận)
 Câu hỏi: Khung cảnh ở phần đầu đoạn trích là khung cảnh gì?
Câu hỏi: Em hãy nêu những cử chỉ của Thị Kính đối với chồng? Qua đó em có nhận xét gì về Thị Kính?
Câu hỏi: Hãy liệt kê và nêu nhận xét của em về hành động, ngôn ngữ của Sùng Bà đối với Thị Kính?
 * Ngôn ngữ của Sùng Bà đối với Thị Kính: Toàn là những lời đay nghiến, mắng nhiếc, xỉ vả. Dường như mỗi lần Sùng Bà cất lời thì Thị Kính thêm một tội, không cho phân bua.
+ Nói về nhà mình thì bà khoe khoang hãnh diện.
 — Giống nhà bà đây giống phượng giống Công.
 Nhà bà đây cao môn lệnh tộc. 
 Trứng Rồng lại nở ra rồng.
 + Nói về nhà Thị Kính toàn những lời miệt thị, khinh bỉ.
 Tuồng bay mèo mả gà đồng lẳng lơ,
 Mày là con nhà cua ốc 
 Liu điu lại nở ra dòng liu đui.
 Đồng nát thì về Cầu Nôm.
 Giáo viên: Những lời lẽ ấy không chỉ biểu hiện xung đột mẹ chồng- nàng dâu mà còn bộc lộ xung đột giai cấp trong xã hội phong kiến xưa mâu thuẫn giai cấp đã chi phối sâu sắc vấn đề hôn nhân gia đình.
 Câu hỏi: Trong đoạn trích mấy lần Thị Kính kêu oan? Kêu với ai? Khi nào lời kêu oan của Thị Kính mới được nhận sự thông cảm? Em có nhận xét gì về sự thông cảm đó?
Câu hỏi: Trước khi đuổi Thị Kính ra khỏi nhà, Sùng Bà và Sùng Ông còn làm điều gì tàn ác? Theo em xung đột kịch ở trong đoạn này thể hiện cao nhất chỗ nào, vì sao?
Câu hỏi: Qua cử chỉ và ngôn ngữ của nhân vật, hãy phân tích tâm trạng Thị Kính trước khi rời khỏi nhà Sùng Bà?ø 
Câu hỏi: Việc Thị Kính quyết định “Trá hình nam tử đi tu” có ý nghĩa gì? Đó có phải là con đường giúp nhân vật thoát khỏi đau khổ trong xã hội cũ không?
 Hoạt động 3: Tổng kết
 Câu hỏi: Qua vở chèo Quan Âm Thị Kính nói chung và đoạn trích ‘ Nỗi oan hại chồng’ nói riêng đã thể hiện điều gì về người phụ nữ ngày xưa? 
- Chèo là loại kịch hát, múa dân gian, kể chuyện, diễn tích bằng hình thức sân khấu.
- Nội dung: Khuyến giáo đạo đức, châm biếm, đả kích.
 - Nhân vật truyền thống
 - Sân khấu có tính ước lệ cao
- Bố cục: Chia làm 3 đoạn 
+ Thị Kính xén râu chồng.
+ Thị Kính bị cha mẹ chồng vu oan.
+ Thị Kính quyết trá hình nam tử đi tu.
- Nằm trong phần đầu của vở chèo (Nửa phần sau).
Vì: người con dâu không định hại chồng, nhưng bị mẹ chồng buộc cho tội hại chồng nên đành chịu nỗi oan này.
- Đoạn trích có 5 nhân vật: Thiện Sĩ, Thị Kính, Sùng Ông, Sùng Bà, Mãng Ôâng.
 - Tất cả các nhân vật này đều tham gia vào quá trình xung đột kịch. Nhưng có 2 nhân vật chính đó là Sùng Bà và Thị Kính.
 - Sùng Bà thuộc loại nhân vật mụ ác: Đại diện tầng lớp địa chủ phong kiến.
 - Thị Kính thuộc loại nhân vật nữ chính: Đại diện cho phụ nữ, người lao động, dân thường. 
- Cảnh sinh hoạt gia đình ấm cúng. Tuy không phổ biến và gần gũi với nhân dân như cảnh “Chồng cày vợ cấy” nhưng cũng là hình ảnh ước mơ về hạnh phúc gia đình của nhân dân.
- Những cử chỉ: Khi chồng ngủ dọn lại kỉ, quạt cho chồng, thấy râu mọc ngược dưới cằm thì băn khoăn lo lắng về sự dị hình chẳng lành.
 à Cử chỉ ân cần dịu dàng: tình cảm chân thật tự nhiên.
- Hành động đối với Thị Kính: Dúi đầu à Bắt ngửa mặt lên trời à không cho phân bua à đẩy Thị Kính ngã.
à Hành động rất tàn nhẫn và thô bạo qua phép liệt kê tăng tiến.
- 5 lần Thị Kính kêu oan: Trong đó có 3 lần kêu oan với mẹ chồng, 1 lần kêu oan với chồng nhưng đều vô ích. 
 - Lần thứ 5 kêu oan với cha ruột mới nhận được cảm thông. Nhưng đó chỉ là sự cảm thông đau khổ và bất lực. Người cha già, nghèo không thể giúp gì cho con gái mình.
- Sùng Ông, Sùng Bà lừa Mảng Ông sang ăn cử cháu, kỳ thực là bắt Mãng Ông sang nhận con gái về, làm cho cha con Mãng Ông phải nhục nhã ê chề. 
- Trong lúc Mãng Ông hoang mang ngơ ngác không rõ đầu đuôi câu chuyện, Sùng Ông dúi ngã Mãng Ông rồi bỏ vào nhà.
- Xung đột kịch thểû hiện cao nhất ở cảnh Mãng Ôâng bị dúi ngã, Thị Kính chạy lại đỡ cha và hai cha con ôm nhau than khóc. Thị Kính bị đẩy đến tột cùng của nỗi đau: Nỗi đau oan ức, vợ chồng tan vỡ, cha già bị khinh bỉ hành hạ. Đó là hình ảnh của những người chịu đau khổ bất lực.
- Cử chỉ: Đi theo cha ... Dừng lại ... Thở than quay vào nhìn cái kỉ đến sách, thúng khâu, rồi cầm lấy chiếc áo đang khâu dở bóp chặt trong tay.
à Những cử chỉ ấy nói lên tâm trạng lưu luyến, đau khổ khi phải xa chồng. 
- Việc Thị Kính đi tu có nghĩa như một con đường giải thoát. 
- Mặt tích cực: Muốn được sống tốt đẹp, muốn chứng minh lòng trong sạch của mình.
- Mặt tiêu cực: Thị kính cho rằng mình khổ là do số kiếp, duyên phận nên tìm đến cửa phật. Đó cũng nói lên số phận bế tắc của người phụ nữ xưa.
à Đó không phải là con đường để thoát khỏi tong xã hội cũ. Đó chỉ là sự nhẫn nhục cam chịu chứ không phải là hành động đấu trang (Vào cửa phật còn bị Thị Mầu vu oan)
 à Qua vở chèo tác giả muốn lên án thực trạng xã hội vô nhân đạo đối với người lương thiện.
- Ghi nhớ SGK trang 121
 I. Giới thiệu:
- Chèo cổ: là loại kịch hát, múa dân gian, kể chuyện, diễn tích bằng hình thức sân khấu đđược phổ biến rộng rãi ở Bắc bộ. Chèo thường được diễn ở sân đình: giữa trải chiếu, xung quanh 4 mặt là người xem, không có phông màn bài trí, quan hệ giữa người diễn ra & người xem rất gần gũi. Vì thế người ta gọi là chèo sân đình.
- Quan Aâm Thị Kính là một vở chèo nổi tiếng. Đoạn trích Nỗi oan hại chồng nằm ở phần I của vở chèo.
* Đoạn trích “Nỗi oan hại chồng”
 - Phần đầu của vở chèo.
 - Nội dung: 
 + Thị Kính xén râu chồng.
 + Thị Kính bị cha mẹ chồng vu oan.
+ Thị Kính quyết trá hình nam tử đi tu.
II. Đọc - hiểu văn bản:
 1. Trước khi mắc oan:
- Dọn kỉ, quạt cho chồng ngủ.
- Thấy râu mọc ngược băn khoăn lo lắng.
à Cử chỉ ân cần dịu dàng: tình cảm chân thật tự nhiên.
 2. Trong khi bị oan:
 a. Hành động ngôn ngữ của Sùng Bà đối với Thị Kính :
 * Hành động của Sùng Bà: Dúi đầu à Bắt ngửa mặt lên trời à không cho phân bua à đẩy Thị Kính ngã.
 => Liệt kê tăg tiến hành động thô bạo, tàn nhẫn của Sùng Bà.
 * Ngôn ngữ của Sùng Bà: Nói về.
 Nhà mình
 Nhà Thị Kính
- Giống nhà bà đây giống phượng giống Công.
-Nhà bà đây cao môn lệnh tộc.
-Trứng Rồng lại nở ra rồng.
=> Khoe khoang, hãnh diện, vênh váo.
- Tuồng bay mèo mã gà đồng lẳng lơ,
- Mày là con nhà cua ốc
- Liu điu lại nở ra dòng liu đu.
-Đồng nát thì về Cầu Nôm.
=> Coi thường, khinh bỉ, đay nghiến, mắng nhiếc, xỉ vả.
 b. Thị Kính kêu oan:
 * Với mẹ chồng:
 - Lần 1: “Giời ơi! Mẹ ơi, oan cho con lắm, mẹ ơi!”
 - Lần 2: “Oan cho con lắm mẹ ơi ”
 - Lần 4: “Mẹ xét tình cho con, oan con lắm mẹï ơi ”
 => Càng kêu oan nỗi oan càng dài.
 * Với chồng:
 - Lần 3: “Oan thiếp lắm chàng ơi ”
 => Thờ ơ, bỏ mặc, nhu nhược.
 * Với cha ruột:
 - Lần 5: "Cha ơi! oan cho con lắm cha ơi !"
 => Được cảm thông nhưng đau khổ và bất lực.
 3. Sau khi bị oan:
- Lưu luyến mọi thứ.
 => Nỗi đau đớn xót khi hạnh phúc lứa đôi tan vỡ.
 - Giả trai đi tu: Chứng minh lòng trong sạch.
 => Số phận bế tắc của người phụ nữ xưa. Lên án thực trạng xã hội vô nhân đạo đối với ngườ

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 30(IN ROI).doc