I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức:
- Hệ thống hóa kiến thức về van biểu cảm.
- Hệ thống hóa kiến thức về văn nghị luận.
2. Kĩ năng:
- Khái quát, hệ thống các văn bản biểu cảm & nghị luận.
- Làm bài văn biểu cảm & nghị luận.
3. Thái độ:
II. CHUẨN BỊ:
- GV: bảng phụ.
- HS: thực hiện theo yêu cầu của GV.
Tuần 33 Tiết 125 -126 Ngày soạn: ............................................... Ngày dạy: ÔN TẬP PHẦN TẬP LÀM VĂN I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức: - Hệ thống hóa kiến thức về văn biểu cảm. - Hệ thống hóa kiến thức về văn nghị luận. 2. Kĩ năng: - Khái quát, hệ thống các văn bản biểu cảm & nghị luận. - Làm bài văn biểu cảm & nghị luận. 3. Thái độ: II. CHUẨN BỊ: - GV: bảng phụ. - HS: thực hiện theo yêu cầu của GV. III. PHƯƠNG PHÁP: GỢI TÌM, PHÂN TÍCH, IV. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG: 1. Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh: 2. Bài mới: Hệ thống lại các khái niệm cơ bản về văn biểu cảm & nghị luận đã học. HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ GHI BẢNG Hoạt động 1: Củng cố kiến thức: Câu hỏi: Em hãy ghi lại tên các bài văn bản biểu cảm đã được đọc và học trong HKI (Chỉ ghi các bài văn xuôi) Câu hỏi: Trong các bài văn đó em thích nhất bài nào và cho biết biểu cảm có những đặc điểm nào? Câu hỏi: Yếu tố miêu tả và tự sự trong văn biểu cảm? Câu hỏi: Câu 5 SGK trang 139. Câu hỏi: Ngôn ngữ biểu cảm đòi hỏi phải sử dụng các phương tiện tu từ như thế nào? (lấy ví dụ ở bài Sài Gòn tôi yêu) Câu hỏi: Kẻ bảng Câu hỏi: Nêu bố cục của bài văn biểu cảm? Câu hỏi: Em hãy kể tên các bài văn nghị luận đã học ở HKII? Câu hỏi: Trong đời sống trên báo chí và trong sách giáo khoa, em thấy văn bản nghị luận xuất hiện trong những trường hợp nào, dưới dạng những bài gì? Nêu một số ví dụ. Câu hỏi: Trong văn bản nghị luận, phải có những yếu tố cơ bản nào? Yếu tố nào là chủ yếu? Câu hỏi: Luận điểm là gì? Câu hỏi: Câu 5 SGK trang 140 Câu hỏi: so sánh hai đề? Hoạt động 2: Luyện tập: - Cổng trường mở ra(Lý Lan) - Mẹ tôi (Eùt- môn –đô đơ Ami-xi) - Một thứ quà của lúa non (Thạch Lam) - Sài Gòn tôi yêu(Minh Hương) - Mùa xuân của tôi(Vũ Bằng) - Mục đích: Biểu hiện tình cảm, tư tưởng, thái độ và cách đánh giá của người viết. - Cách thức: Người viết phải lấy những sự vật , hiện tượng để bộc lộ tình cảm. - Bố cục: theo mạch tình cảm, suy nghĩ. - Cốt để khêu gợi tình cảm, cảm xúc, do cảm xúc chi phối chứ không nhằm mục đích kể chuyện, miêu tả đầy đủ sự việc, phong cảnh. - Ta cần phải nêu được vẻ đẹp nét đáng yêu, đáng trân trọng của sự vật, hiện tượng, con người, cần nêu được cả tính cách cao thượng của người ấy. - Đối lập: Sài Gòn vẫn trẻ. Tôi thì đương già. Ba trăm năm so với ba ngàn năm... - So sánh: Sài Gòn cứ trẻ hoài như một cây tơ đương độ nõn nà... - Nhân hoá: Sài Gòn rộng mở và hào phóng... - Điệp ngữ: Tôi yêu Sài Gòn da diết... Tôi yêu trong nắng sớm...Tôi yêu thời tiết tái chứng...Tôi yêu cả đêm khuya... - Liệt kê: “...mùa xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kê trong đêm xanh...” - Dùng câu hỏi tu từ : “Ai bảo được non đừng thương nước...Ai cấm được trai yêu thương gái” - Mở bài: + Giới thiệu tác giả, tác phẩm. + Nêu cảm xúc, tình cảm, tâm trạng và đánh giá khái quát. - Thân bài: + Triển khai cụ thể từng cảm xúc, tâm trạng tình cảm. + Nhận xét, đánh giá cụ thể hay tổng thể. - Kết bài: Ấn tượng sâu đậm nhất còn đọng lại trong lòng người viết. - HS nêu lần lượt các văn bản. - Trong đời sống văn nghị luận thường xuất hiện trong các hội nghị, hội thảo dưới dạng những ý kiến tham gia thảo luận. VD: Ý kiến về việc phòng chống tác hại của thuốc lá; ý kiến thế nào để học tốt. -Trên báo chí, văn nghị luận thường xuất hiện trong các bài xã luận, các lời kêu gọi. VD: Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến (HCM) - Trong sách giáo khoa: văn bản nghị luận thường xuất hiện ở các bài bàn về những vấn đề xã hội, nhân sinh và những vấn đề văn chương. VD: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta, đừng sợ vầp ngã,... - HS nêu. - HS nêu. - Ngôn ngữ biểu cảm đòi hỏi phải sử dụng các phương tiện tu từ: so sánh, ẩn dụ, đối lập tương phản, câu cảm, câu hỏi tu từ, điệp từ, câu văn nhịp nhàng. A. Củng cố kiến thức: I. Về văn biểu cảm: 1. Các văn bản biểu cảm văn xuôi: 2. Đặc điểm của văn biểu cảm: 3. Vai trò yếu tố miêu tả và tự sự trong văn biểu cảm: 4. Khi muốn bày tỏ tình thương yêu, lòng ngưỡng mộ, ngợi ca đối với một con người, sự vật, hiện tượng: 5. Ngôn ngữ biểu cảm đòi hỏi phải sử dụng các phương tiện tu từ như: 6. Kẻ bảng: Nội dung biểu cảm Cảm xúc, tâm trạng, tình cảm và đánh giá nhận xét của người viết. Mục đích biểu cảm Biểu hiện tình cảm,tư tưởng, thái độ và cách đánh giá của người viết. Phương tiện biểu cảm Câu cảm, so sánh, tương phản, điệp từ, câu hỏi tu từ hoặc trực tiếp biểu hiện cảm xúc, tâm trạng. 7. Bố cục của bài văn biểu cảm: II. Về văn nghị luận: 1. Nhan đề các bài văn nghị luận: 2. Nghị luận được dùng trong các trường hợp: - Nghị luận nói: Ý kiến trao đổi, phát biểu, tranh luận trong các cuộc họp, phỏng vấn, chương trính bình luận trên ti vi,... - Nghị luận viết: các bài xã luận, các lời kêu gọi. 3. Bài văn nghị luận có các yếu tố cơ bản sau: luận điểm, luận cứ và lập luận. 4. Luận điểm: Là ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm của bài văn, là linh hồn của bài viết, nó thống nhất các đoạn văn thành một khối thống nhất. Câu a và b là luận điểm. 5. - Ngoài luận điểm và dẫn chứng bài văn chứng minh còn cần đến lý lẽ và lập luận. - Yêu cầu của luận điểm và dẫn chứng phải đúng đắn chân thật. 6. So sánh hai đề: a) Giải thích câu tục ngữ: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. b) Chứng minh rằng Ăn quả nhớ kẻ trồng cây là một suy nghĩ đúng đắn * Giống: Chung một luận đề (Lòng biết ơn); cùng sử dụng lí lẽ, dẫn chứng và lập luận. * Khác: Giải thích Chứng minh - Thể loại giải thích - Vấn đề chưa rõ - Lí lẽ là chủ yếu - Làm rõ bản chất vấn đề là như thế nào? - Thể loại chứng minh - Vấn đề đã rõ - Dẫn chứng là chủ yếu - Chứng tỏ sự đúng đắn của vấn đề là thế nào? B. Luyện tập: 1. Phân tích các yếu tố MT & TS: Văn bản: Sài Gòn tôi yêu - Yếu tố miêu tả: SG vẫn trẻ, tôi thì đương già, tả về con người SG, thời tiết SG. - Yếu tố tự sự: TG kể về những kỉ niệm êm đẹp của mình đối với SG. 2. Nhận xét về tác dụng của các ngôn ngữ biểu cảm trong một đoạn văn biểu cảm: Văn bản: Mùa xuân của tôi - Thường thường, vào khoảng đó, trời đã hết nồm, mưa xuân bắt đầu thay thế cho mưa phùn không còn làm cho nền trời đùng đục như màu pha lê mờ. - Chỉ độ tám chín giờ sáng, trên nền trời trong trong. 3. Xác định luận điểm chính trong VBNL: - Lịch sử yêu nước. - Đồng bào ta ngày trước. 4. Trình bày nhiệm vụ của chứng minh & giải thích: - Chứng minh: trong đời sống, người ta dùng sự thật (chứng cứ xác thực) để chứng tỏ một điều gì đó là đáng tin cậy. - Giải thích: trong đời sống, giải thích là làm cho rõ những điều chưa biết trong mọi lĩnh vực. Giải thích trong văn nghị luận là làm cho người đọc hiểu rõ các tư tưởng, đạo lí, phẩm chất, quan hệ, cần được giải thích nhằm nâng cao nhận thức, trí tuệ, bồi dưỡng tu tưởng, tình cảm cho con người. 5. Tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý, viết bài văn nghị luận theo đề bài: Đề: Có công mài sắt có ngày nên kim. Chứng minh tính đúng đắn câu tục ngữ. 3. Củng cố: - Trong bài văn biểu cảm yếu tố biểu cảm đóng vai trò gì? - Trong bài văn biểu cảm có cần yếu tố tự sự, miêu tả không? - Nêu tác dụng của hai yếu tố tự sự, miêu tả trong bài văn biểu cảm? 4. Hướng dẫn tự học & chuẩn bị bài mới: a. Hướng dẫn tự học: Nắm chắc yêu cầu của việc viết bài văn biểu cảm & nghị luận. b. Chuẩn bị bài mới: Chuẩn bị bài: Ôn tập Tiếng Việt (tt) + Nêu khái niệm từng vấn đề trongmô hình? + Nêu VD minh họa? + Học thuộc các bài chuẩn bị thi HKII? * Rút kinh nghiệm: Tuần 33 Tiết 127 Ngày soạn: ............................................. Ngày dạy: ÔN TẬP TIẾNG VIỆT (TT) I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thưcù: - Các phép biến đổi câu. - Các phép tu từ cú pháp. 2. Kĩ năng: Lập sơ đồ hệ thống hóa kiến thức về các phép biến đổi câu & các phép tu từ cú pháp. 3. Thái độ: II. CHUẨN BỊ: - GV: bảng phụ. - HS: thực hiện theo yêu cầu của GV. III. PHƯƠNG PHÁP: GỢI TÌM, PHÂN TÍCH, IV. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG: 1. Kiểm tra bài cũ: 2. Bài mới: * Giới thiệu bài: Ở tiết trước các em đã ôn tập các kiêu câu và dấu câu. Tiết học hôm nay các em tiếp tục ôn lại các kiến thức về các phép biến đổi câu và phép tu từ. HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ BÀI HỌC SINH GHI Hoạt động 1: GV cho HS ôn lại các phép biến đồi câu. Câu hỏi: Có các phép biến đổi câu nào? Câu hỏi: Thế nào là câu rút gọn?Cho ví dụ. Câu hỏi: Trạng ngữ được thêm vào trong câu để làm gì? Câu hỏi: Nêu cách dùng cụm C– V để mở rộng câu? Câu hỏi: Thế nào câu chủ động và câu bị động ? Câu hỏi: Hãy nêu các cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động Câu hỏi: Điệp ngữ là gì? Câu hỏi: Liệt kê là gì? -Thêm bớt thành phần câu -Chuyển đổi kiểu câu Khi nói hoặc viết có thể lược bỏ một số thành phần câu tạo thành câu rút gọn. VD: Đọc sách. * Thêm trạng ngữ: Trạng ngữ được thêm vào câu để xác định thời gian, nơi chốn, nguyên nhân, mục đích, phương tiện, cách thức diễn ra sự việc nêu trong câu. VD: Hôm nay, trời không mưa. TN chỉ thời gian * Dùng cụm C – V để mở rộng câu: Khi nói hoặc viết, có thể dùng những cụm từ có hình thức giống câu đơn bình thường gọi là cụm C-V, làm thành phần câu hoặc cụm từ để mở rộng câu. VD: Chị Ba đến khiến tôi rất vui mừng và vững tâm. - Câu chủ động là câu có chủ ngữ chỉ người, vật thực hiện một hoạt động hướng vào người, vật khác. VD: Mọi người yêu mến em. - Câu bị động là câu có chủ ngữ chỉ người, vật hoạt động hướng của người, vật khác hướng vào. VD: Em được mọi người yêu mến. * Có hai cách chuyển đổi: - Chuyển từ (hoặc cụm từ) chỉ đối tượng của hoạt động lên đầu câu và thêm các từ bị, được vào sau từ (cụm từ) ấy. - Chuyển từ (hoặc cụm từ) chỉ đối tượng của hoạt động lên đầu câu đồng thời lược bỏ hoặc biến từ (cụm từ) chỉ chủ thể của hoạt động thành một bộ phận không bắt buộc trong câu. - Những từ ngữ được lặp lại để làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh gọi là điệp ngữ. VD: Kể chuyện từ nỗi nhớ sâu xa. Thương em, thương em, thương em biết mấy. - Là sắp sếp nối tiếp hàng loạt từ hay cụm từ cùng loại để diễn tả được đầy đủ hơn, sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của thực tế hay của tư tưởng, tình cảm. I. Các phép biến đổi câu: 1. Thêm bớt thành phần câu: a. Câu rút gọn: VD: Thương người như thể thương thân. b. Mở rộng câu: * Thêm trạng ngữ: Trạng ngữ được thêm vào câu để xác định thời gian, nơi chốn, nguyên nhân, mục đích, phương tiện, cách thức diễn ra sự việc nêu trong câu. VD: Hôm nay, trời không mưa. TN chỉ thời gian * Dùng cụm C – V để mở rộng câu: Khi nói hoặc viết, có thể dùng những cụm từ có hình thức giống câu đơn bình thường gọi là cụm C-V, làm thành phần câu hoặc cụm từ để mở rộng câu. VD: Chị Ba đến khiến tôi rất vui mừng và vững tâm. 2. Chuyển đổi kiểu câu: a. Khái niệm: b. Cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động: II. Các phép tu từ cú pháp: 1. Điệp ngữ: - Những từ ngữ được lặp lại để làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh gọi là điệp ngữ. VD: Kể chuyện từ nỗi nhớ sâu xa. Thương em, thương em, thương em biết mấy. 2. Liệt kê: Là sắp sếp nối tiếp hàng loạt từ hay cụm từ cùng loại để diễn tả được đầy đủ hơn, sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của thực tế hay của tư tưởng, tình cảm. 3. Củng cố: Em hãy khái quát lại kiến thức bằng cách vẽ sơ đồ (sơ đồ sgk trang 144) 4. Hướng dẫn tự học & chuẩn bị bài mới: a. Hướng dẫn tự học: - Oân lại các khái niệm liên quan đến chuyển đổi câu, tu từ cú pháp. - Nhận biết các phép tu từ cú pháp được sử dụng trong VB cụ thể. - Xác định được mục đích sử dụng các phép tu từ cú pháp. - Xác định được mục đích của việc biến đổi câu trong đoạn văn nhất định. - Phân tích tác dụng của các câu được biến đổi, các biện pháp tu từ cú pháp trong văn bản. b. Chuẩn bị bài mới: Ôn tập lại toàn bộ chương trình HK2 để thi học kỳ. * Rút kinh nghiệm: Tuần 33 Tiết 128 Ngày soạn: ............................................. Ngày dạy: HƯỚNG DẪN LÀM BÀI KIỂM TRA HỌC KÌ II I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: - Nhằm tập trung đánh giá một cách toàn diện những kiến thức kĩ năng của môn học theo tinh thần tích hợp của 3 phân môn: Văn – TV – TLV trong một bài viết. - Thể hiện trọng tâm vào các nội dung của chương trình. II. NỘI DUNG TRỌNG TÂM: 1. Văn học: a. Nội dung của các bài tục ngữ: - Tục ngữ về thiên nhiên & lao động sản xuất - Tục ngữ về con người & xã hội b. Nội dung của các văn bản nghị luận: - Tinh thần yêu nước của nhân dân ta - Sự giàu đẹp của tiếng Việt - Đức tính giản dị của Bác Hồ - Ý nghĩa văn chương c. Nội dung của các văn bản tự sự: - Sống chết mặc bay - Những trò lố hay là Va – ren & PBC d. Nội dung & ý nghĩa của văn bản nhật dụng: - Ca Huế trên sông Hương – một di sản văn hóa tinh thần mang đậm bản sắc dân tộc VN. e. Nội dung của văn bản chèo: - Quan Aâm Thị Kính 2. Tiếng Việt: a. Đặc điểm của các loại câu: rút gọn câu, câu đặc biệt, câu chủ động, câu rút gọn. b. Đặc điểm & tác dụng của các biện pháp tu từ: liệt kê, điệp ngữ. c. Cách mở rộng câu bằng cụm C – V & trạng ngữ. d. Công dụng của các dấu câu: dấu chầm lửng, dấu chấm phẩy, dấu gạch ngang. 3. Tập làm văn: Trọng tâm phần TLV HKII, lớp 7 là văn nghị luận, cần chú ý một số trọng điểm sau: Thế nào là văn bản nghị luận? Mục đích & tác dụng của văn bản nghị luận Bố cục của bài văn nghị luận Các thao tác lập luận chứng minh Các thao tác lập luận giải thích Cách làm bài văn nghị luận: + Giải thích, chứng minh về một vấn đề chính trị – xã hội + Giải thích, chứng minh về một vấn đề văn học III. VỀ CÁCH ÔN TẬP & PHƯƠNG HƯỚNG KIỂM TRA: Oân tập một cách toàn diện, không học tủ, vận dụng kiến thức & kĩ năng của 3 phân môn một cách tổng hợp theo hướng tích hợp. Khi học cần liên hệ & gắn các kiến thức của mỗi phần với các văn bản chung có trong SGK. Tập làm quen với hình thức kiểm tra trắc nghiệm & tự luận. + Xác định kĩ yêu cầu của đề. + Tập làm văn cần đọc kĩ đề & tìm ý, lập dàn ý, viết bài văn hoàn chỉnh theo bố cục 3 phần; trình bày sạch đẹp: viết hoa lùi dòng bằng nhau giữa các phần: MB, TB, KB; đọc lại bài & sửa chữa lỗi. IV. CHUẨN BỊ BÀI MỚI: Soạn bài: Luyện tập làm văn bản đề nghị & báo cáo + Oân lại lí thuyết hai kiểu văn bản? + Chuẩn bị phần luyện tập? * Rút kinh nghiệm:
Tài liệu đính kèm: