Giáo án Ngữ văn 7 - Trường THCS Vĩnh Khánh - Tuần 34

I- MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

 1- Kiến thức:

 - Tình huống viết văn bản đề nghị & văn bản báo cáo.

 - Cach làm văn bản đề nghị & văn bản báo cáo. Tự rút ra những lỗi thường mắc, phương hướng, cách sửa chữa các lỗi thường mắc khi viết hai văn bản này.

 - Thấy được sự khác nhau của hai văn bản trên.

 2- Kĩ năng:

 - Rèn kĩ năng viết văn bản đề nghị & văn bản báo cáo đúng quy cách.

 - Kĩ năng giao tiếp, suy nghĩ, phê phán, sáng tạo.

 3- Thái độ:

II- CHUẨN BỊ:

 - GV: bảng phụ.

 - HS: thực hiện theo yêu cầu của GV.

 

doc 3 trang Người đăng trung218 Lượt xem 1271Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 7 - Trường THCS Vĩnh Khánh - Tuần 34", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 34 
Tiết 129 -130
Ngày soạn:
Ngày dạy:.
LUYỆN TẬP VĂN BẢN ĐỀ NGHỊ 
VÀ BÁO CÁO
I- MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
 1- Kiến thức:
 - Tình huống viết văn bản đề nghị & văn bản báo cáo.
 - Cách làm văn bản đề nghị & văn bản báo cáo. Tự rút ra những lỗi thường mắc, phương hướng, cách sửa chữa các lỗi thường mắc khi viết hai văn bản này.
 - Thấy được sự khác nhau của hai văn bản trên.
 2- Kĩ năng:
 - Rèn kĩ năng viết văn bản đề nghị & văn bản báo cáo đúng quy cách.
 - Kĩ năng giao tiếp, suy nghĩ, phê phán, sáng tạo.
 3- Thái độ:
II- CHUẨN BỊ:
 - GV: bảng phụ.
 - HS: thực hiện theo yêu cầu của GV.
III- PHƯƠNG PHÁP: gợi tìm, phân tích, nêu vấn đề,
IV- TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG:
 1. Kiểm tra bài cũ:
 - Văn bản báo cáo là gì? Cho ví dụ.
 - Nêu các đề mục cần phải có trong văn bản báo cáo? 
 2. Bài mới: Thực hành so sánh & làm hai loại văn bản đề nghị & báo cáo.
Hoạt động dạy và học
Bài học sinh ghi
Hoạt động 1: Tổ chức cho HS ôn lại kiến thức về hai loại văn bản: báo cáo & đề nghị.
HS xem lại bài 28, 29, 30 và trả lời các câu hỏi.
Câu hỏi: Nêu yêu cầu đối với văn bản hành chính?
Câu hỏi: Mục đích viết văn bản đề nghị và văn bản báo cáo có gì khác nhau?
Câu hỏi: Nội dung văn bản đề nghị và văn bản báo cáo có gì khác nhau?
Câu hỏi: Hình thức trình bày của văn bản đề nghị và văn bản báo cáo có gì giống và khác nhau?
Câu hỏi: Cả hai loại văn bản khi viết cần tránh những sai sót gì? Những mục nào cần chú ý trong mỗi loại văn bản?
Hoạt động 2: Luyện tập:
- HS nêu.
- Văn bản đề nghị: đề đạt nguyện vọng.
- Văn bản báo cáo: Trình bày những kết quả đã làm được.
-Văn bản đề nghị: Ai đề nghị? đề nghị ai? đề nghị điều gì?
-Văn bản báo cáo: Báo cáo của ai? Báo cáo với ai? Báo cáo về việc gì? Kết quả như thế nào?
-Giống: Đều là văn bản hành chính, có tính chất quy ước cao(viết theo mẫu chung).
Khác: ở tên văn bản
- Cần tránh những sai sót:
+ Trình bày thiếu sạch sẽ, rõ ràng
+Lời văn rườm rà
+Thiếu mục hoặc không đảm bảo các mục
+ Nội dung chung chung
- Cần chú ý các mục:
+ Người gởi, người nhận và nội dung chính của văn bản
+Văn bản đề nghị cần nêu rõ vấn đề xin giải quyết.
+Văn bản báo cáo cần trình bày rõ tình hình và kết quả đạt được.
I. Củng cố kiến thức:
 1. Yêu cầu của văn bản hành chính:
Loại văn bản này thường được trình bày theo một số mục nhất định (gọi là mẫu) trong đó nhất thiết phải ghi rõ:
 - Quốc hiệu, tiêu ngữ
 - Địa điểm ngày tháng năm làm văn bản
 - Họ, tên, chức vụ người nhận hay tên cơ quan nhận văn bản
 - Họ, tên, chức vụ người gửi hay tên cơ quan, tập thể gửi văn bản
 - Nội dung thông báo, đề nghị, báo cáo
 - Chữ kí & họ tên người gửi văn bản
 2. So sánh hai loại văn bản đề nghị và báo cáo:
 a.Khác nhau:
 * Mục đích:
- Văn bản đề nghị: đề đạt nguyện vọng.
- Văn bản báo cáo: Trình bày những kết quả đã làm được.
 * Nội dung:
-Văn bản đề nghị: Ai đề nghị? đề nghị ai? đề nghị điều gì?
-Văn bản báo cáo: Báo cáo của ai? Báo cáo với ai? Báo cáo về việc gì? Kết quả như thế nào?
 * Hình thức:
Ở tên văn bản.
 b. Giống nhau:
 * Hình thức: Đều là văn bản hành chính, có tính chất quy ước cao (viết theo mẫu chung).
 3. Những cần tránh và cần chú ý khi viết hai văn bản:
- Cần tránh những sai sót:
+ Trình bày thiếu sạch sẽ, rõ ràng
+Lời văn rườm rà
+Thiếu mục hoặc không đảm bảo các mục
+ Nội dung chung chung
- Cần chú ý các mục:
+ Người gởi, người nhận và nội dung chính của văn bản
+Văn bản đề nghị cần nêu rõ vấn đề xin giải quyết.
+Văn bản báo cáo cần trình bày rõ tình hình và kết quả đạt được.
II- Luyện tập:
 1- Bài tập 1: Xác định đúng văn bản đề nghị & văn bản báo cáo trong số các văn bản đã cho:
 GV treo bảng phụ các văn bản hành chính: đơn từ, đề nghị, báo cáo, thông báo, tường trình cho HS xác định.
2- Bài tập 2: Từ tình huống cụ thể, xác định đúng loại văn bản đề nghị & văn bản báo cáo cần học tập: 
- Báo cáo về việc đăng ký tiết học tốt
- Đề nghị Ban Giám Hiêu nhà trường tổ chức hội trại kỷ niệm ngày thành lập đoàn.
- Gần cuối năm học, BGH cần biết tình hình học tập, sinh hoạt & công tác của lớp trong hai tháng cuối năm.
- Có một vở chèo rất hay, liên quan tới tác phẩm đang học, cả lớp cần đi xem tập thể. Em thay mặt tập thể lớp viết một văn bản đề nghị với thầy cô giáo chủ nhiệm.
 3- Bài tập 3: Viết hai văn bản báo cáo & đề nghị: 
 (HS đã chuẩn bi sẵn ở nhà)
 4- Bài tập 4: Những chỗ sai trong việc sử dụng văn bản:
 a. Viết báo cáo là không đúng 
 à Viết thư
 b. Viết văn bản đề nghị là không đúng 
 àViết báo cáo
 c. Viết đơn là không đúng 
 à Viết văn bản đề nghị 
 3. Củng cố:
 Hãy nêu các tình huống phải sử dụng văn bản đề nghị và báo cáo.
 4. Hướng dẫn tự học & chuẩn bị bài mới:
 a. Hướng dẫn tự học:
Thực hiện & sửa các lỗi trong một số văn bản đề nghị & báo cáo.
 b. Chuẩn bị bài mới:
 Chuẩn bị bài: Chương trình địa phương: Thực hành giới thiệu VHDG An Giang
 + Nêu khái niệm VHDG?
 + Tìm những VD minh họa thuộc thể loại VHDG?
 + Học thuộc các bài ca dao tục ngữ nói về AG?
* Rút kinh nghiệm: 

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN34(IN ROI).doc