I - MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1- Kiến thức:
- Những hiểu biết bước đầu về thơ trung thơ.
- Đặc điểm thơ thất ngôn tứ tuyệt.
- Chủ quyền về lãnh thổ đất nước & ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền đó trước kẻ thù xâm lược.
2- Kỹ năng:
- Nhận biết thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật.
- Đọc- hiểu & phân tích thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật chữ Hán qua bản dịch tiếng Việt.
3- Thái độ:
II – CHUẨN BỊ:
- GV: Giáo án, SGK, tài liệu về tác giả, tác phẩm.
- HS: SGK, vở bài soạn, các bài thơ khác của Lí Thường Kiệt.
ỏi: Bài thơ được viết theo thể thơ gì? Hoạt động 2: Phân tích văn bản: GV: gọi một HS đọc bài thơ. Câu hỏi: Bài thơ có mấy ý cơ bản? Câu hỏi: Nội dung được thể hiện ở hai câu đầu và hai câu sau khác nhau như thế nào? Câu hỏi: Những chiến công nào được nhắc lại trong bài thơ này? Câu hỏi: Qua đó em có nhận xét gì về cách diễn đạt và nội dung được thể hiện trong bài thơ? Câu hỏi: Cách biểu cảm và biểu đạt trong hai bài thơ trên có gì giống nhau. Hoạt động 3: Tổng kết bài. - Đọc phần chú thích/SGK. - Thể thơ: thất ngôn tứ tuyệt đây là thơ Đường luật. - Vì gồm 4 câu mỗi câu 7 chữ. - Câu 1,2,4 cùng vần với nhau ở chữ cuối: c, th, h. - Đọc văn bản & tìm bố cục. - Đọc giọng dõng dạc, trang nghiêm. - Tuyên ngôn độc lập là lời tuyên bố về chủ quyền của đất nước và khẳng định không một thế lực nào được xâm phạm. - Bố cục chia làm 2 ý: + Ý 1: hai câu đầu: Nước Nam là của người Việt Nam ở. Điều đó được sách trời định sẵn rõ ràng => Khẳng định chủ quyền dân tộc. + Ý 2: hai câu cuối: kẻ thù không được xâm phạm, xâm phạm thì thế nào cũng chuốc lấy thất bại thảm hại. - Bố cục mạch lạc, rõ ràng. - Cách biểu ý đó đã trực tiếp nêu rõ ý tưởng bảo vệ độc lập kiên quyết chống ngoại xâm. - Bài thơ có biểu cảm. - Bài thơ có bày tỏ cảm xúc thuộc trạng thái ẩn kín bên trong ý tưởng. Người đọc biết suy ngẫm sẽ thấy được thái độ, cảm xúc trữ tình mà tác giả thể hiện trong bài. - Giọng điệu của bài thơ thể hiện khí phách anh hùng, tinh thần bất khuất của dân tộc (đanh thép, dõng dạc). - HS nhắc lại nội dung bản tuyên ngôn độc lập & nội dung từng ý của bài thơ. - Đây bài thơ nghị luận chữ Hán trình bày ý kiến của tác giả. - Đọc phần ghi nhớ/ SGK. - Đọc phần chú thích/ SGK/T66. - Bài thơ được làm lúc ông đi đón thái thượng hoàng Trần Thánh Tông và vua Trần Nhân Tông về Thăng Long, ngay sau chiến thắng Chương Dương, Hàm Tử giải phóng kinh đô năm (1285). - Ngụ ngôn tứ tuỵệt (4 câu 5 chữ). - Cách hiệp vần: câu 2 và 4 vần bằng ở chữ cuối (thù, thu). - Đọc văn bản & tìm hiểu nội dung. - Ý 1: 2 câu đầu: Hào khí chiến thắng của dân tộc trong công cuộc chống quân Mông- Nguyên. - Ý 2: 2 câu sau: Lời động viên xây dựng, phát triển đất nước trong hòa bình & niềm tin sắt đá vào sự bền vững muôn đời của đất nước. - Chiến thắng Chương Dương & Hàm Tử. - Diễn đạt theo kiểu nói chắc nịch, sáng rõ không hình ảnh. - Cảm xúc trữ tình nén kín bên trong ý tưởng. - Hai bài thơ: một bài thuộc thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, một bài thuộc thể thơ ngũ ngôn tứ tuyệt nhưng đều diễn đạt ý tưởng & giống nhau ở cách nói chắc nịch, cô đúc, trong đó ý tưởng & cảm xúc hòa làm một, cảm xúc nằm trong ý tưởng. - Đọc ghi nhớ/ SGK/ T68. I) Giới thiệu tác giả tác phẩm: - Thơ trung đại VN được viết bằng Hán & chữ Nôm, có nhiều thể: thơ Đường luật, song thất lục bát, lục bát, ...Đường luật là luật thơ có từ đời Đường của Trung Quốc. - Thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật: một thể thơ Đường luật quy định mỗi bìa có 4 câu thơ, mỗi câu có 7 tiếng, có niêm luật chặt chẽ. - Nam quốc sơn hà: là một bài thơ chữ Hán viết theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật. Theo truyền thuyết, tác phẩm ra đời gắn liền với tên tuổi của Lí Thường Kiệt & trận chiến chống quân Tống xâm lược ở phòng tuyến sông Như Nguyệt. II) Đọc- hiểu văn bản: 1) Lời khẳng định chủ quyền về lãnh thổ của đất nước: - Nước Nam là của người Nam . - Sự phân định địa phận, lãnh thổ của nước Nam trong « thiên thư ». - Sử dụng thể thơ thất ngôn tứ tuyệt : giọng thơ dõng dạc, hùng hồn, đanh thép. 2) Ý chí kiên quyết bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ độc lập dân tộc : Thái độ rõ ràng quyết liệt : coi kẻ xâm lược là « nghịch lỗ ». Chỉ rõ : bọn giặc sẽ thất bại thảm hại trước sức mạnh của dân tộc quyết tâm bảo vệ chủ quyền của đất nước. - Thiên về nghị luận trình bày ý kiến. * Ý nghĩa văn bản: - Bài thơ thể hiện niềm tin vào sức mạnh chính nghĩa của dân tộc ta. - Bài thơ có thể xem như là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta. III) Tổng kết: Ghi nhớ/ SGK /T65. * Văn bản: Phò Giá Về Kinh I - Tác giả, tác phẩm: - Ngũ ngôn tứ tuyệt: một thể thơ Đường luật quy định mỗi bìa có 4 câu thơ, mỗi câu có 5 tiếng, có niêm luật chặt chẽ. - Dưới thời Trần nhân dân ta đã viết nên những trang sử vẻ vang. Thượng tướng Thái sư Chiêu Minh đại vương Trần Quang Khải là người có công lớn trong cuộc k/c chống Mông- Nguyên xâm lược. - Sau chiến thắng Chương Dương, hàm Tử, g/p kinh đô năm 1285,TG phò giá hai vua Trần trở về Thăng Long & cảm hứng s/t bài thơ này. - Đây cũng là một trong số các bài thơ tỏ chí của VHTĐ, người viết trực tiếp biểu lộ tư tưởng, tình cảm qua tp. II) Đọc- hiểu văn bản: 1- Hai câu đầu: Hào khí chiến thắng của dân tộc ta ở thời Trần được tái hiện qua những sự kiện lịch sử chống giặc Nguyên – Mông xâm lược : chiến thắng Hàm Tử, Chương Dương. 2- Hai câu cuối: phương châm giữ vững bền đất nước: + Thể hiện khát vọng về đất nước thái bình thịnh trị. + Thể hiện sự sáng suốt của vị tướng cầm quân lo việc lớn, thấy rõ ý nghĩa của việc dốc hết sức lực giữ vững hòa bình, bảo vệ đất nước. - Sử dụng thể thơ ngũ ngôn tứ tuyệt. - Có nhịp thơ phù hợp với việc tái hiện lại những chiến thắng dồn dập của nd ta. - Sử dụng hình thức diễn đạt cô đúc. - Có giọng điệu sảng khoái, hân hoan, tự hào. * Ý nghĩa văn bản: Hào khí chiến thắng & khát vọng về một đất nước thái bình thịnh trị của dt ta ở thời Trần. III) Tổng kết: (Ghi nhớ/ SGK/ T 68) Hoạt động 4: Luyện tập: - Đọc diễn cảm hai bài thơ trên? - Vì sao bài thơ “Sông núi nước Nam” lại được xem là bản Tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta? 3) Củng cố: - Em hãy nhắc lại thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật và ngũ ngôn tứ tuyệt Đường luật ? - Hai bài thơ thể hiện những nội dung cơ bản nào? 4) Hướng dẫn tự học & chuẩn bị bài mới: a) Hướng dẫn tự học: - Học thuộc hai bài thơ trên (thuộc phiên âm và bản dịch thơ). - Nhớ 8 yếu tố Hán trong văn bản. - Trình bày suy nghĩ về ý nghĩa thời sự của hai câu thơ: “ Thái bình tu trí lực Vạn cổ thử giang san”. b) Chuẩn bị bài mới: - Soạn bài: “Từ Hán Việt”. + Đọc và trả lời các câu hỏi SGK, thông qua các ví dụ tìm hiểu về đơn vị cấu tạo tiếng Việt. + Cách dùng từ Hán Việt? + Các loại từ Hán Việt? * Rút kinh nghiệm: ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- --------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Tuần 5 Tiết 18 Ngày soạn: Ngày dạy: TỪ HÁN VIỆT I - MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 1- Kiến thức: - Khái niệm từ Hán Việt, yếu tố Hán Việt. - Mở rộng vốn từ Hán Việt. 2- Kỹ năng: - Nhận biết từ Hán Việt, các loại từ ghép Hán Việt. - Mở rộng vốn từ Hán Việt. * Các kỹ năng sống: - Ra quyết định: lựa chọn cách sử dụng từ Hán Việt phù hợp với thực tiễn giao tiếp của bản thân. - Giao tiếp: trình bày suy nghĩ, ý tưởng, thảo luận & chia sẻ quan điểm cá nhân về cách sử dụng từ Hán Việt. 3- Thái độ: II – CHUẨN BỊ: - GV: Giáo án, SGK, bảng phụ. - HS: SGK, vở bài soạn. III - PHƯƠNG PHÁP: Phân tích các tình huống mẫu để hiểu cấu tạo & cách dùng từ Hán Việt. Thực hành có hướng dẫn: sử dụng từ Hán Việt theo những tình huống cụ thể. Động não: suy nghĩ, phân tích các VD để rút ra những bài học thiết thực về giữ gìn sự trong sáng trong dùng từ Hán Việt. IV - TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG: Kiểm tra bài cũ: - Đại từ là gì? Cho ví dụ minh hoạ? - Vai trò ngữ pháp của đại từ là gì? a) Chủ ngữ của câu. b) Vị ngữ của câu. c) Phụ ngữ của danh từ, động từ, tính từ. d) Cả ba câu a,b,c đều đúng. - Trong câu: “Tôi đứng oai vệ” đại từ “tôi” thuộc ngôi thứ mấy? - Từ nào là đại từ trong câu ca dao sau: Ai đi đâu đấy hỡi ai Hay là trúc đã nhớ mai đi tìm? a) Ai b) Trúc c) Mai d) Nhớ. 3- Bài mới Giới thiệu bài: Ở lớp Sáu các em đã biết thế nào là từ Hán Việt. Bài này các em sẽ tìm hiểu về đơn vị cấu tạo từ Hán Việt và từ ghép Hán Việt. * Tiến trình các hoạt động dạy và học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Bài học sinh ghi Hoạt động 1: Tìm hiểu đơn vị cấu tạo từ Hán Việt: - Giáo viên gọi học sinh đọc bài thơ chữ Hán : “Nam Quốc Sơn Hà’’ và trả lời câu hỏi. Câu hỏi: “Nam quốc, sơn hà’’ là hai từ Hán Việt mỗi từ được cấu tạo bởi mấy tiếng? Câu hỏi: Vậy mỗi tiếng Nam, Quốc, Sơn, Hà nghĩa là gì? Câu hỏi: Tiếng nào có thể dùng như một từ đơn để đặt câu, tiếng nào không? F Giáo viên: Ví dụ 1: Nam: phương Nam, người miền Nam. Ví dụ 2: so sánh “quốc” với “nước”. F GV giảng: Trong tiếng Việt ta thấy ngoài hiện tượng đồng nghĩa, còn có hiện tượng đồng âm vậy chúng ta sẽ tìm hiểu xem yếu tố Hán Việt có hiện tượng này hay không? Câu hỏi: Tiếng “thiên” trong từ “thiên thử” có nghĩa là trời. Tiếng “thiên” trong các từ Hán Việt sau đây có nghĩa là gì? Câu hỏi: Em có nhận xét gì về cách phát âm và nghĩa của các yếu tố “thiên” trong các từ Hán Việt trên? Câu hỏi: Qua ví dụ trên em hãy cho biết các yếu tố Hán Việt có chung điều gì và khác nhau về cái gì? - GV: chuyển ý: các em đã học về từ ghép vậy từ ghép có mấy loại? Kể tên? Hoạt động 2: Từ ghép Hán Việt chính phụ. Câu hỏi: Các từ: sơn hà, xâm phạm trong bài: “Nam quốc sơn hà’’, giang san trong bài: “Tụng gía hoàn kinh sư“ thuộc loại từ ghép chính phụ hay đẳng lập? Câu hỏi: Các từ : ái quốc, thủ môn, chiến thắng: thuộc từ ghép gì? Trật tự của các yếu tố trong các từ này có giống trật tự các tiếng trong từ ghép thuần Việt cùng loại . - Giáo viên: cho học sinh xác định yếu tố chính và yếu tố phụ trong mỗi từ sau: Câu hỏi: Các em cho biết từ: “thiên thủ” trong “Nam quốc sơn hà” thuộc từ ghép gì? GV: cho HS xác định yếu tố chính và yếu tố phụ trong mỗi từ? Câu hỏi: Trong các từ ghép trên trật tự của các yếu tố có gì khác so với trật tự các tiếng trong từ ghép thuần Việt cùng loại? Câu hỏi: Vậy từ ghép Hán Việt có mấy loại? Câu hỏi: Trật tự của yếu tố Hán Việt được sắp xếp như thế nào? - Đọc mục I/ SGK. - Được cấu tạo hai tiếng. - Nam: Phương Nam, nước Nam, người miền Nam. - Quốc => nước ; Sơn => núi ; Hà => sông. - Nam: có thể dùng như một từ đơn. - Quốc, sơn, hà: chỉ là những tiếng cấu tạo từ ghép không dùng độc lập - Có thể nói nhà thơ yêu nước không thể nói nhà thơ yêu quốc. Trèo núi không thể nói trèo sơn. => Cách dùng yếu tố Hán Việt. - Thiên niên kỷ, thiên lí mã. => Thiên: nghìn. - Lý Công Uẩn thiên đô về Thăng Long. => Thiên: dời . - Phát âm giống nhau nhưng nghĩa khác nhau. - Qua các từ trên GV cho HS rút ra kết luận phần ghi nhớ. - Có hai loại: từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập. Ú Như vậy từ ghép Hán Việt cũng giống như từ ghép: cũng có hai loại: từ ghép Hán Việt đẳng lập và từ ghép Hán Việt chính phụ. - Đọc mục II/ SGK/T70. - Thuộc từ ghép đẳng lập. Aí quốc ; Thủ môn ; Chiến thắng c p c p c p “Thạch Mã” trong “Tức Sự”, “Tái phạm” trong “Mẹ Tôi” thuộc từ ghép gì? - Thuộc từ ghép chính phụ. Thiên Thư ; Thạch Mã; Tái Phạm p c p c p c - Tiếng phụ đứng trước , tiếng chính đứng sau. - Hai loai: đẳng lập, chính phụ. - Đọc phần ghi nhớ/ SGK/ T70. I- Đơn vị cấu tạo từ Hán Việt: Ví dụ: - Nam: phương Nam, người nước Nam. - Quốc: nước. - Sơn: núi. - Hà: sông * Cách dùng yếu tố Hán Việt: Ví dụ: Hoa nở đầy vườn. (dùng độc lập) - Hoa quả bày đầy mân. (dùng tạo từ ghép) * Hiện tượng đồng âm: - Thiên thư: (thiên - trời). - Thiên niên kỷ, thiên lý mã (thiên - nghìn). - Lý Công Uẩn thiên đô về Thăng Long. (thiên - dời) => Yếu tố Hán Việt đồng âm nhưng khác nhau về nghĩa. * Ghi nhớ (SGK / T69) II - Từ ghép Hán Việt: 1) Phân loại: Ví dụ: Sơn hà, xâm phạm, giang san. => Từ ghép đẳng lập. Ví dụ: Ái quốc, thủ môn (chính trước phụ sau). Thiên thủ, Thanh mã (phụ trước chính sau). => Từ ghép chính phụ. 2) Trật tự của các yếu tố trong từ ghép chính phụ Hán Việt. Ví dụ 1: Chiến thắng (yếu tố chính đứng trước, phụ đứng sau). Ví dụ 2: Tái phạm (yếu tố phụ đứng trước chính đứng sau). * Ghi nhớ 2: SGK/T 70. *Hoạt động 3: III- Luyện tập: Bài tập 1 : Phân tích nghĩa của các yếu tố Hán Viết đồng âm. a) Hoa1: cơ quan sinh sản của thực vật. Hoa2: đẹp, tốt. b) Phi1: bay. Phi2: trái, không phải. Phi3: vợ lẽ của vua hay vợ của các bậc vơng công thời phong kiến. c) Tham1: mong cầu không biết chán. Tham2 : chen vào, can dự vào. d) Gia1: nhà. Gia2 : thêm vào. Bài tập 2: Tìm từ ghép Hán Việt có chứa các yếu tố Hán Việt: Quốc, Sơn, Cư, Bại. - Quốc: quốc ca, quốc kỳ, ái quốc, cường quốc. - Sơn: trường sơn, sơn hà, giang sơn. - Cư: cư dân, cư xá, cư trú, cư ngụ. - Bại: bại trận, bại lộ, thành bại, thất bại. Bài tập 3: Xếp các từ ghép vào nhóm thích hợp. a) Thi nhân, đại thắng, tân binh, hậu đãi => Từ ghép chính phụ (yếu tố chính đứng sau, yếu tố phụ đứng trước). - Hữu ích, phát thanh, bảo mật, phòng hoả => Từ ghép chính phụ (yếu tố chính đứng trước, yếu tố phụ đứng sau). 3) Củng cố: - Thế nào là yếu tố Hán Việt? Nêu cách dùng yếu tố Hán Việt? - Từ ghép Hán Việt có mấy loại? Kể tên? - Trật tự của yếu tố trong từ ghép chính phụ Hán Việt được sắp xếp như thế nào? 4) Hướng dẫn tự học & chuẩn bị bài mới: a) Hướng dẫn tự học: - Tìm hiểu nghĩa của các yếu tố Hán Việt xuất hiện trong các văn bản đã học. b) Chuẩn bị bài mới: - Chuẩn bị rút kinh nghiệm về bài viết số 1. (Trả bài tập làm văn số 1) * Rút kinh nghiệm: ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------ Tuần 5 Tiết 19 Ngày soạn: Ngày dạy: TRẢ BÀI VIẾT SỐ 1 I - MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: Qua tiết trả bài giúp học sinh: - Củng cố lại kiến thức và kỹ năng đã học về văn bản miêu tả, về tạo tập văn bản và về cách sử dụng từ ngữ đặt câu. - Đánh giá được bài làm của mình so với yêu cầu của đề bài, nhờ đó có được kinh nghiệm và quyết tâm cần thiết để làm tốt những bài sau. II - TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG: 1- Kiểm tra bài cũ: Nêu các bước của quá trình tạo lập văn bản? 2- Tiến trình trả bài: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Bài học sinh ghi - Giáo viên ghi đề bài lên bảng. ( học sinh ghi ) - Giáo viên cho học sinh nhắc lại quá trình tạo lập văn bản, cần phải tuân thủ theo những bước nào? - Giáo viên hướng dẫn học sinh định hướng bài làm thông qua đề bài. Câu hỏi: Đề bài thuộc thể loại gì? Câu hỏi: Viết về chân dung gì? Câu hỏi: Viết để làm gì? Ø Giáo viên: Hướng dẫn học sinh tìm ý sắp xếp ý. Câu hỏi: Thông thường một bài văn hoàn chỉnh gồm mấy phần? Đó là những phần nào? Ø Giáo viên: Nhận xét về lỗi chính tả về cách dùng từ, viết câu (viết tắt, viết số). - Cuối cùng GV nhận xét chung về bài làm của học sinh. * Nhận xét đánh giá bài làm của học sinh: 1) Ưu điểm: - Đa số làm đúng thể loại (miêu tả) đúng yêu cầu đề, hiểu đề. - Trình bầy bài khá tốt, bố cục, mạch lạc, rõ ràng, tả được chân dung người bạn, bộc lộ được cảm xúc suy nghĩ về người bạn mình tả. - Nắm được nội dung chính của đề. 2) Hạn chế: - Nhiều học sinh không viết lại đề khi làm bài & dùng giấy không đúng quy định. - Bài làm cẩu thả, sai nhiều chính tả, viết số, viết tắt, ghi dấu hiệu, tẩy xoá nhiều, dùng hai mầu mực. - Dùng từ đặt câu không chính xác, tả không theo trình tự, chưa tả chi tiết còn tả chung chung. - Không tách đoạn phần thân bài. - Một số em không lập bố cục rành mạch và hợp lý nên viết tuỳ tiện, lan man. - Sai chính tả: - Miêu tả. - Viết về chân dung của một người bạn thân. - Người đọc hình dung được chân dung của người bạn em. - Gồm 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài. - Gọi học sinh nhắc lại ý của từng phần các em đã được học ở lớp 6 về văn miêu tả (tả người). * Từ dàn ý (bố cục) chung. Giáo viên hướng dẫn học sinh xác định các ý trong bài làm: về bố cục và mạch lạc, về liên kết và diễn đạt. - Giáo viên nêu ra đối tượng trong bài làm phân tích, hướng dẫn chỉ ra chỗ sai thiếu của học sinh trong quá trình làm bài. - Đọc bài văn mẫu: + Bài văn hay: + Bài văn chưa đạt yêu cầu: * Đề bài: Miêu tả chân dung một người bạn thân. I - Định hướng: - Thể loại: miêu tả. - Nội dung: Viết về chân dung nguời bạn. - Viết để người đọc hình dung được chân dung của người bạn (có thể bạn học hoặc bạn ở xóm). II - Tìm ý, sắp xếp ý: 1) Mở bài: - Giới thiệu người được tả (tên bạn, gặp ở đâu, thời gian, mối quan hệ giữa em với bạn). - Nêu lý do khiến em tả bạn. 2) Thân bài: Tả chân dung, tính tình. a) Tả chân dung: Vóc dáng, tuổi tác, vẻ mặt, màu da, đôi mắt, tóc, miệng, mũi... b) Tả tính tình: - Thông qua lời nói hay những việc làm trong mối quan hệ giữa mọi người xung quanh (có thể nêu tính nết, tình cảm, phẩm chất của bạn ). 3) Kết bài: Cảm nghĩ của em đối với bạn. III- Đọc bài & sửa chữa lỗi: 1- Lỗi chính tả: - Từ viết sai - Từ viết đúng 2- Lỗi về câu: 3- Chuẩn bị bài mới: Soạn bài: Tìm hiểu chung về văn biểu cảm. + Trả lời các câu hỏi/ SGK. + Khi nào con người có nhu cầu biểu cảm? + Đặc điểm chung của văn biểu cảm? * Rút kinh nghiệm: -------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Tuần 5 Tiết 20 Ngày soạn: Ngày dạy: TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN BIỂU CẢM I - MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 1- Kiến thức: - Khái niệm văn văn biểu cảm. - Vai trò, đặc điểm của văn biểu cảm. - Hai cách biểu cảm trực tiếp & gián tiếp trong văn bản biểu cảm. 2- Kỹ năng: - Nhận biết đặc điểm chung của văn bản biểu cảm & hai cách biểu cảm trực tiếp & gián tiếp trong các văn bản biểu cảm cụ thể. - Tạo lập văn bản có sử dụng có sử dụng các yếu tố biểu cảm. 3- Thái độ: II – CHUẨN BỊ: - GV: Giáo án, SGK, bảng phụ. - HS: SGK, vở bài soạn. III - TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG: Kiểm tra bài cũ: - Trong những yếu tố sau, yếu tố nào không cần có khi định hướng tạo lập văn bản? a) Thời gian (văn bản được nói,viết lúc nào)? b) Đối tượng (viết, nói cho ai)? c) Nội dung (nói, viết về cái gì)? d) Mục đích (nói, viết để làm gì)? - Dòng nào ghi đúng các bước tạo lập văn bản? a) Định hướng và xây dựng bố cục. b) Xây dựng bố cục và diễn đạt thành câu, đoạn hoàn chỉnh. c) Xây dựng bố cục, định hướng, kiểm tra diễn đạt thành câu văn. d) Định hướng, xây dựng bố cục, diễn đạt thành câu, đoạn hoàn chỉnh, kiểm tra văn bản vừa tạo lập. 2- Bài mới: Giới thiệu bài: Trong đời sống, ai cũng có tình cảm: tình cảm đối với cảnh, đối với vật, đối với con người. Tình cảm con người rất phong phú. Khi tình cảm dồn nén chất chứa không nói ra được thì người ta dùng văn thơ để biểu hiện tình cảm. Loại văn thơ đó người ta gọi là văn thơ biểu cảm. Vậy văn biểu cảm là loại văn như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu qua tiết học này. Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Bài học sinh ghi Hoạt động 1: Tìm hiểu nhu cầu biểu cảm. Nhu cầu biểu cảm là mong muốn được bày tỏ những rung động của mình bằng lời văn, thơ. Câu hỏi: Mỗi câu ca dao trên thổ lộ tình cảm, cảm xúc gì? Câu hỏi: Câu ca dao 1 đã được học ở bài nào? Nội dung câu ca dao? Câu hỏi: Câu ca dao2 bộc lộ cảm xúc gì? Thông qua hình ảnh nào? Câu hỏi: Thông thường người ta thổ lộ tình cảm để làm gì? Câu hỏi: Theo em khi nào con người mới có nhu cầu biểu cảm? Câu hỏi: Trong thư từ gửi cho người thân hay bạn bè em có thường biểu lộ tình cảm không? Câu hỏi: Vậy để biểu lộ tình cảm người ta thường dùng những phương thức nào? Thể loại nào? * Sáng tác văn nghệ nói chung đều có mục đích biểu cảm. Hoạt động 2: Tìm hiểu đặc điểm của văn bản biểu cảm: Câu hỏi: Hai đoạn văn trên biểu hiện những nội dung gì? Câu hỏi: Nội dung ấy có gì khác so với nội dung văn bản tự sự và miêu tả? Câu hỏi: Có ý kiến cho rằng tình cảm, cảm xúc, trong văn biểu cảm phải là tình cảm, cảm xúc thấm nhuần tư tưởng nhân văn. Qua hai đoạn văn trên em có tán thành ý kiến đó không? Vì sao? Ø GV:: Giảng thêm: Những tình cảm không đẹp: xấu xa, bụng dạ hẹp hòi, ích kỷ, không trở thành nội dung biểu cảm chính diện, có chăng chỉ là đối tượng để mỉa mai, châm biếm. Câu hỏi: Em có nhận xét gì về phương thức biểu đạt tình cảm ở hai đoạn văn trên? Câu hỏi: Em hãy gọi tên từng cách bộc lộ cảm xúc ở các đoạn văn trên? Hình thành nội dung phần ghi nhớ: Qua phần phân tích trên em hãy trả lời câu hỏi: Câu hỏi: Văn bản biểu cảm là gì? Văn bản biểu cảm thể hiện qua những thể loại nào? Câu hỏi: Tình cảm của văn biểu cảm thường có tình cảm như thế nào? Câu hỏi: Văn bản biểu cảm thường có những cách biểu hiện nào? Câu hỏi: Muốn viết văn biểu cảm hay ta cần rèn luyện điều gì? Hoạt động 3: - Hướng dẫn HS thực hành bài tập. - HS lần lượt đọc từng bài tập xác định yêu cầu và trả lời câu hỏi. Câu hỏi: Hai đoạn văn trên nói về sự vật nào? Câu hỏi: Tìm nội dung từng đoạn? Câu hỏi: Đoạn văn nào là đoạn văn biểu cảm? * Hai văn bản đã thể hiện nội dung gì? Qua đó nhằm bộc lộ cảm xúc gì của nhà thơ? Câu hỏi: Nội dung biểu cảm là gì? Câu hỏi: HS đọc yêu cầu bài tập3. - Đọc mục I/ SGK. - Những câu hát than thân. - Nói lên thân phận thấp cổ bé họng câu ca dao đã bộc lộ nỗi đau oan trái không được lẽ công bằng nào soi tỏ đối với người nông dân. - Vẻ đẹp thanh xuân được phơi mình tự do dưới ánh sáng ban mai, thể hiện cảm xúc ca ngợi cánh đồng và vẻ đẹp mảnh mai, trẻ trung đầy sức sống của cô gái. Qua đó bày tỏ tình cảm của chàng trai đối với cô gái thông qua hình ảnh so sánh. - Làm cho người đọc hiểu và có sự đồng cảm. - Khi có những tình cảm tốt đẹp, chất chứa muốn biểu hiện cho người khác cảm nhận được thì người ta có nhu cầu biểu cảm và khi nhu cầu biểu cảm được viết ra ta có văn bản biểu cảm. - Có - Bằ
Tài liệu đính kèm: