Giáo án Ngữ văn 7 - Trường THCS Vĩnh Khánh - Tuần 6

I - MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

 1- Kiến thức:

 - Bức tranh làng quê thôn dã trong một sáng tác của Trần Nhân Tông- người sau này trở thành vị tổ thứ nhất của thiền phái Trúc Lâm Yên Tử.

 - Tâm hồn cao đẹp của một vị vua tài đức.

 - Đặc điểm của thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật qua một sáng tác của Trần Nhân Tông.

 2- Kỹ năng:

 - Vận dụng kiến thức về thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật đã học vào đọc- hiểu một văn bản cụ thể.

 - Nhận biết được một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong bài thơ.

 - Thấy được sự tinh tế trong lựa chọn ngôn ngữ của tác giả để gợi tả bức tranh đậm đà tình quê hương.

 

doc 15 trang Người đăng trung218 Lượt xem 1363Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 7 - Trường THCS Vĩnh Khánh - Tuần 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
là sản phẩm tinh thần cao đẹp của một cuộc đời lớn sẽ đem lại cho ta những điều lý thú và bổ ích. Để thấy được những điều lý thú và bổ ích đó ta sẽ tìm hiểu qua tiết học ngày hôm nay.
Hoạt động 1: Giới thiệu chung:
 Gọi HS đọc tác giả, tác phẩm trong phần chú thích (sgk / 79).
Câu hỏi: Em hãy cho biết vài nét về tác giả? 
- Tác giả: Nguyễn Trãi (1380 - 1442) hiệu là ức Trai, con của Nguyễn Phi Khanh.
Câu hỏi: Bài thơ được sáng tác trong hoàn cảnh nào? (sgk)
Câu hỏi: Bài thơ thuộc thể thơ nào?
Câu hỏi: Em hiểu như thế nào về thể thơ lục bát?
Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc văn bản:
Ø Giáo viên: hướng dẫn HS đọc đoạn trích.
Hoạt động 3: Phân tích văn bản 
Câu hỏi: Em hãy cho biết nội dung đoạn trích này nói về cái gì?
Câu hỏi: Trong đoạn trích từ nào được lặp lại nhiều lần? 
Câu hỏi: Vậy nhân vật “ta” là ai? 
Câu hỏi: “Ta” đang làm gì ở Côn Sơn?
Câu hỏi: Tiếng suối chảy rì rầm được ví với tiếng đàn cầm, đá rêu phơi được ví với chiếu êm. Cách ví von đó giúp em cảm nhận được điều gì về nhân vật ta?
Câu hỏi: Tìm những từ ngữ diễn tả hành động của “ta” ở Côn Sơn?
Câu hỏi: Qua từ ngữ diễn tả hành động của “ta” em có cảm nhận gì về tư thế phong thái của “ta” ở đây?
Câu hỏi: Cùng với hình ảnh của nhân vật “ta” cảnh tượng Côn Sơn được gợi tả bằng những chi tiết nào? 
Câu hỏi: Tại sao với ngòi bút của Nguyễn Trãi Côn Sơn trở nên sống động, nên thơ và đầy sức sống đến thế? 
Câu hỏi: Tiếng suối chảy, đá rêu phơi, chiếu êm được tác giả sử dụng nghệ thuật gì để nói tới:
Câu hỏi: Em có nhận xét gì về cách diễn đạt ý thơ của bài thơ? Dụng ý của cách diễn đạt đó? 
Hoạt động 3: Tổng kết 
Qua đoạn thơ em hiểu thêm gì vè con người Nguyễn Trãi?
Hoạt động 4: Luyện tập:
Bài tập 1: So sánh sự giống nhau và khác nhau giữa tiếng suối Côn Sơn của Nguyễn Trãi với tiếng suối trong bài : « Cảnh khuya » của Hồ Chí Minh.
- Đọc chú thích/ SGK/ T76.
- Nhân dịp về quê cũ ở Thiên Trường.
- Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật. 
Có 4 câu; mỗi câu 7 chữ ; câu 2,4 hiệp vần với nhau (iêu).
- Đọc văn bản từ 3-4 HS.
- Đó là cảnh vào lúc chiều về sắp tối, xóm trước thôn sau đã bắt đầu chìm vào trong khói.
 - Ánh sáng, mầu sắc: mờ mờ như khói phủ.
 - Âm thanh: tiếng sáo thổi dắt trâu về.
 - Cảnh vật: đàn trâu đi, từng đôi cò trắng bay tới cánh đồng.
- Chăn trâu, thổi sáo, dẫn trâu về nhà.
- Cò trắng từng đôi sà xuống giữa cánh đồng.
- Hình ảnh cụ thể, âm thanh, màu sắc.
- Cảnh đơn sơ đậm đà sắc quê, hồn quê.
- Là một vị vua nhưng tâm hồn vẫn gắn bó với quê hương.
- Tâm hồn giản dị, thanh cao.
- Vì trong thực tế, không ít người từng nghĩ rằng vua ở một nơi lầu son gác tía thì không thể có tình cảm gắn bó với làng quê như thế.
- Một ông vua có tâm hồn cao đẹp như thế, chứng tỏ thời đại đó, nhân dân ta sống rất cao đẹp, đúng như sử sách từng ca ngợi.
- Đọc ghi nhớ/ SGK/ T77.
- Đọc chú thích/ SGK.
- Lục bát.
- Nguyên tác của nó là được viết theo thể thơ khác nhưng ở đây được dịch bằng thể thơ lục bát.
- Lục bát (6 - 8) tức là một câu 6 chữ tiếp theo một câu 8 chữ.
- Cách hiệp vần: chữ cuối câu 6 chữ vần với chữ sáu của câu 8. Và cứ hai câu thì đổi vần mà vần là vần bằng.
- Đọc văn bản ( Đọc từ 4-5 HS ).
- Đọc & tìm hiểu văn bản.
- Cảnh sống và tâm hồn Nguyễn Trãi.
- Từ “ta” (5 lần).=> điệp từ.
- Là Nguyễn Trãi => thi sĩ.
- Ta nghe tiếng suối mà nghe như tiếng đàn.
- Ta ngồi trên đá lại tưởng ngồi trên chiếu êm.
- Ta nằm bóng mát
- Ta ngâm thơ nhàn.
ª Nhân vật ta - là người rất rành âm nhạc, rất mê âm nhạc và phải thực sự thả hồn, hoà mình vào với thiên nhiên yêu thiên nhiên.
ª Nghe, ngồi, nằm, ngâm.
- Nguyễn Trãi về Côn Sơn trong tâm trạng bị nghi ngờ, bị chèn ép đành phải cáo quan về. Lẽ ra trong hoàn cảnh đó con người phải sống trong sự u uất, chán trường, thế nhưng qua những từ ngữ này cho thấy Nguyễn Trãi đang sống rất ung dung, nhàn nhã, tâm hồn thanh thản, thoải mái, không vướng bận chuyện đời.
- Một Nguyễn Trãi đang sống trong những giây phút thảnh thơi, thả hồn vào cảnh trí Côn Sơn một Nguyễn Trãi rất mực thi sĩ.
ª Cảnh trí thiên nhiên thoáng đạt, thanh tĩnh nên thơ. Ở đây có suối chảy rì rầm, có bàn đá rêu phơi, có rừng trúc xanh, màu xanh của lá che ánh nắng mặt trời => Tạo khung cảnh cho thi nhân ngồi ngâm thơ nhàn một cách thú vị. 
ª Phải là người có tâm hồn gợi mở, yêu thiên nhiên.
- So sánh, liên tưởng, tưởng tượng làm cho cảnh sắc thiên nhiên thêm sinh động, hấp dẫn. 
 - Cứ một câu tả thì một câu nói về hoạt động trạng thái của con người trước cảnh đó. 
 - Sự giao hoà, hoà nhập giữa con người với thiên nhiên.
- Đọc ghi nhớ/ SGK/ T81
Bài tập: 
- Giống: 
 + Cả hai đều là sản phẩm của những tâm hôn thi sĩ, những tâm hồn có khả năng hoà nhập với thiên nhiên. 
 + Cả hai nhà thơ cùng nghe tiếng suối mà như nghe tiếng nhạc trời.
- Khác: 
 + Một bên nhạctrời là đàn cầm 
 + Một bên là tiếng hát đàn cầm và tiếng hát khác nhau nhưng cùng là một, đèu là âm nhạc cả
I - Tác giả, tác phẩm:
 1) Tác giả: Trần Nhân Tông (1258 – 1308) là vị tổ thứ nhất của dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử, một nhà thơ tiêu biểu của thời Trần.
 2) Hoàn cảnh sáng tác:Bài thơ được viết vào dịp ông về thăm quê cũ ở phủ Thiên Trường.
 - Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật.
II- Đọc - hiểu văn bản:
 1- Bức tranh cảnh vật làng quê thôn dã:
 - Không gian : cảnh thôn xóm.
 - Thời gian : lúc chiều về sắp tối.
 - Ánh sáng, màu sắc, âm thanh.
 - Sự sống yên bình của thiên nhiên & của con người hòa quyện.
- Kết hợp giữa điệp ngữ & tiểu đối, tạo nhịp điệu thơ êm ái, hài hòa.
 - Sử dụng ngôn ngữ miêu tả đậm chất hội họa, làm hiện lên hình ảnh thơ đầy thú vị.
 - Dùng cái hư làm nổi bật cái thực & ngược lại, qua đó khắc họa hình ảnh nên thơ, bình dị.
 2- Con người nhà thơ:
 - Cái nhìn vãn vọng của một vị vua- thi sĩ.
 - Tâm hồn gắn bó máu thịt với cuộc sống bình dị.
 - Xúc cảm sâu lắng.
 3- Ý nghĩa văn bản:
 Bài thơ thể hiện hồn thơ thắm thiết tình quê của vị vua anh minh, tài đức của Trần Nhân Tông.
III) Tổng kết: (ghi nhớ sgk / 77)
I) Tìm hiểu chung: 
 - Nguyễn Trãi- anh hùng dân tộc, nhà quân sự tài ba, nhà thơ, danh nhân văn hóa thế giới có công to lớn trong cuộc k/c chống giặc Minh xâm lược. NT để lại một sự nghiệp văn chương đồ sộ, phong phú. Năm 1442, NT bị giết thảm khốc & năm 1464, ông được Lê Thánh Tông rửa oan.
 - Côn Sơn ca được sáng tác trong khoảng thời gian ông bị chèn ép, đành cáo quan về sống ở Côn Sơn. Bài thơ được viết bằng chữ Hán.
 - Thơ lục bát không hạn định về số câu, chữ cuối của câu 6 bắt vần với chữ thứ 6 của câu 8 chữ, chữ cuối của câu 8 chữ bắt vần với chữ cuối của câu 6 chữ tiếp theo... Thể thơ lục bát cũng có luật bằng trắc, cứ 2 câu thì đổi vần mà là vần bằng.
II) Nội dung:
 1) Cảnh sống và tâm hồn Nguyễn Trãi trước cảnh Côn Sơn: 
- Ta nghe 
- Ta ngồi 
- Ta lên, ta nằm 
- Ta ngâm thơ nhàn 
Ú Điệp từ - cảnh sống thảnh thơi hoà nhập với thiên nhiên- một tâm hồn cao đẹp : thanh thản, tràn đầy thi hứng trước cảnh vật Côn Sơn.
 - Sử dụng từ xưng hô : « ta ». 
 - Giọng điệu nhẹ nhàng, êm ái.
2) Cảnh trí Côn Sơn: 
 - Suối chảy như tiếng đàn cầm.
 đá rêu phơi như ngồi chiếu êm .
  thông mọc như nêm. 
  trúc bóng râm xanh mát. 
 => Hình ảnh gợi tả, so sánh cảnh trí Côn Sơn trong hồn thơ Nguyễn Trãi. 
 Đan xen các chi tiết tả cảnh & tả người mang lại hiệu quả nghệ thuật cao.
3- Ý nghĩa văn bản:
Sự giao hòa trọn vẹn giữa con người & thiên nhiên bắt nguồn từ nhân cách thanh cao, tâm hồn thi sĩ của chính Nguyễn Trãi.
III) Tổng Kết: 
 Ghi nhớ sgk / T81.
3) Củng cố:
 - Đọc lại hai bài thơ & nêu ý nghĩa mỗi bài?
 - Nêu nhận xét về nghệ thuật mà tác giả sử dụng trong bài : “Côn Sơn ca”?
4) Hướng dẫn tự học & chuẩn bị bài mới:
 a) Hướng dẫn tự học: 
 - Học thuộc lòng- đọc diễn cảm hai văn bản dịch thơ, nắm nội dung, nghệ thuật.
 - Trình bày nhận xét về hình ảnh nhân vật “ta” được miêu tả trong bài thơ.
 b) Chuẩn bị bài mới:
 - Soạn bài mới: “Từ Hán Việt”.
 + Đọc và trả lời các Câu hỏi sgk, từ đó cho biết từ Hán Việt được dùng trong những trường hợp nào?
 + Đặt câu có dùng từ Hán Việt trong những trường hợp ấy?
 + Xem và chuẩn bị trước các bài tập sgk/ T83, 84.
* Rút kinh nghiệm:
Tuần 6
Tiết 22
Ngày soạn:
Ngày dạy:
	TỪ HÁN VIỆT (tt)
I - MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
 1- Kiến thức:
 - Tác dụng của từ Hán Việt trong văn bản.
 - Tác hại của việc lạm dụng từ Hán Việt.
 2- Kỹ năng:
 - Sử dụng từ Hán Việt đúng nghĩa, phù hợp với ngữ cảnh.
 - Mở rộng vốn từ Hán Việt.
 3- Thái độ:
II – CHUẨN BỊ:
 - GV: Giáo án, SGK, bảng phụ.
 - HS: SGK, vở bài soạn.
III - TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG:
Kiểm tra bài cũ:
 - Thế nào là yếu tố Hán Việt? yếu tố Hán Việt được sử dụng như thế nào? 
 - Thông thường từ ghép Hán Việt được phân mấy loại? cho thí dụ mỗi loại?
 - Chữ “thiên” trong từ nào sau đây không có nghĩa là “trời”?
 a) Thiên lý b) thiên thủ c) thiên hạ d) thiên hà
 2 - Bài mới: 
 Giới thiệu bài: Ở tiết học trước các em đã được củng cố kiến thức về yếu tố Hán Việt, hai loại từ ghép Hán Việt với trật tự của các yếu tố trong từ ghép Hán Việt. Tuy nhiên biết bấy nhiêu chưa đủ, các em cần phải biết từ Hán Việt mang sắc thái ý nghĩa gì và sử dụng nó như thế nào cho phù hợp. Tiết này sẽ giúp các em hiểu về vấn đề đó.
 * Tiến trình các hoạt động:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Bài học sinh ghi
Hoạt động 1: Cho HS tìm hiểu quan sát trường hợp sử dụng từ ngữ Hán Việt để tạo sắc thái biểu cảm.
Câu hỏi: Tại sao các câu dưới đây dùng từ Hán Việt mà không dùng từ ngừ thuần Việt có nghĩa tương đồng (ghi trong ngoặc)?
 Ø GV: Để HS hiểu rõ GV có thể cho HS thay thế từ ngừ thuần Việt có nghĩa tương đương vào vị trí của từ Hán Việt (gạch dưới) để so sánh sắc thái biểu cảm của hai loại từ (Hán Việt và Thuần Việt ) có gì khác nhau để HS có thể nhận xét.
Câu hỏi: Các từ: “kinh đô, trẫm, bệ hạ, thần” được tạo sắc thái gì cho đoạn văn trích sgk(81,82)?
Câu hỏi: Qua hai ví dụ trên, em thấy người ta dùng từ Hán Việt nhằm mục đích gì?
Hoạt động 2: Tìm hiểu hiện tượng lạm dụng từ Hán Việt:.
 Câu hỏi: Theo em mỗi cặp câu dưới đây câu nào có cách diễn đạt hay hơn? Vì sao? 
Ú Qua hai ví dụ trên, chúng ta thấy không nên nói hoặc lạm dụng từ Hán Việt quá vì sao? 
Hoạt động 3: II- Luyện tập:
 Cho HS đọc lại và củng cố lại nội dung.
- Đọc mục 1/ SGK/ T81, 82.
- Vì nghĩa Hán Việt có nghĩa tương đương đó mang sắc thái trang trọng thể hiện thái độ tôn kính, hoặc tạo sắc thái tao nhã, tránh gây cảm giác ghê sợ. 
- Các từ đó tạo sắc thái cổ, phù hợp với một bầu không khí xa xưa.
- Đọc phần ghi nhớ 1/ SGK.
- Đọc mục 2/ SGK/ T82.
- Trong hai ví dụ a, b thì câu thứ hai của mỗi văn bản hay hơn vì: 
 + Ở câu 1 của ví dụ a đã lạm dụng từ “đề nghị” nó vừa thừa, vừa thiếu tự nhiên (nghĩa là không cần thiết mà vẫn dùng).
 + Ở câu 1 ví dụ b đã dùng không đúng sắc thái biểu cảm, không phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp. Nó có thể dùng để đánh giá.
 Ví dụ: Nhi đồng Việt Nam rất xứng đáng là cháu ngoan Bác Hồ.
- Đọc ghi nhớ 2/ SGK/ T83.
I) Sử dụng từ Hán Việt:
 1) Sử dụng từ Hán Việt đề tạo sắc thái biểu cảm: 
 Vận dụng:
 - Phụ nữ, từ trần, mai táng.
 => Tạo sác thái trang trọng. 
 - Tử thi, tiểu tiện, xác chết. 
 => Tạo sắc thái tao nhã, tránh gây cảm giác thô tục, ghê sợ 
- Kinh đô, yết kiến, trẫm, thần bệ hạ 
 => Tạo sắc thái cổ kính. 
 * Ghi nhớ 1: sgk / T 82.
 2) Không nên lạm dụng từ Hán Việt: 
 Vận dụng: 
  con đề nghị mẹ thưởng cho con một phần thưởng xứng đáng. 
 => Thiếu tự nhiên. 
(Không cần thiết mà vẫn dùng.)
 - Ngoài sân, nhi đồng đang vui đùa. 
 => Không dùng, không phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp 
 Ú Không nên lạm dụng từ Hán Việt.
 * Ghi nhớ 2: sgk /T 83. 
 1- Bài tập1: Chọn từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống.
 Công cha ..
 - (thân mẫu, mẹ) Nghĩa mẹ 
 Nhà máy  thân mẫu chủ tịch Hồ Chí Minh.
 Tham dự  và phu nhân. 
 - (phu nhân, vợ) 
 Thuận vợ 
 Con chim .thì tiếng
 - (lâm chung, sắp chết) Con người thì lời 
 Lúc ông cụ
  dạy bảo ..
 - (giáo huấn, dạy bảo) 
  giáo huấn 
 2- Bài tập 2: Vì từ Hán Việt mang sắc thái trang trọng.
 3- Bài tập 3: Đọc đoạn văn tìm từ Hán Việt:
 Giảng hoà ; cầu thân ; hoà hiếu ; nhan sắc đẹp tuyệt trần.
 * Tạo sắc thái cổ xưa.
 4- Bài tập 4: Nhận xét về việc sử dụng từ Hán Việt:
 - Bảo vệ: không phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.
 => Có thể thay thế bằng từ: giữ gìn.
 - Mĩ lệ: thiếu trong sáng
 => Có thể thay thế bằng từ: đẹp đẽ.
3) Củng cố:
 - Nêu tác dụng của từ Hán Việt? Cho ví dụ minh họa?
 - Có nên lạm dụng từ Hán Việt không? Hậu quả của việc lạm dụng?
4) Hướng dẫn tự học & chuẩn bị bài mới:
 a) Hướng dẫn tự học:
 Tiếp tục tìm hiểu nghĩa của các yếu tố Hán Việt xuất hiện trong các văn bản đã học.
 b) Chuẩn bị bài mới: 
 - Soạn bài: “Đặc điểm của văn biểu cảm”.
 - Đọc trước hai đoạn văn trả lời .
 - Bố cục của văn bản biểu cảm có gì khác so với văn bản tự sự?
 - Trong văn bản biểu cảm yếu tố nào là chủ đạo?
 - Xem phần luyện tập?
* Rút kinh nghiệm:
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Tuần 6
Tiết 23
Ngày soạn:
Ngày dạy:
ĐẶC ĐIỂM CỦA VĂN BIỂU CẢM
I - MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
 1- Kiến thức: 
 - Bố cục của bài văn biểu cảm.
 - Yêu cầu của việc biểu cảm.
 - Cách biểu cảm gián tiếp & cách biểu cảm gián tiếp.
 2- Kỹ năng:
 - Nhận biết các đặc điểm của bài văn biểu cảm.
 3- Thái độ:
II – CHUẨN BỊ:
 - GV: Giáo án, SGK, bảng phụ.
 - HS: SGK, vở bài soạn.
III - TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG:
 1- Kiểm tra bài cũ: 
 - Thế nào là văn biểu cảm? 
 a) Kể lại một câu chuyện cảm động.
 b) Bàn luận về một hiện tượng trong cuộc sống.
 c) Là những văn bản được viết bằng thơ.
 d) Bộc lộ tình cảm, cảm xúc của con người trước những cảnh vật, hiện tượng trong đời sống.
 - Dòng nào sau đây nói đúng về văn biểu cảm?
 a) Chỉ thể hiện cảm xúc, không có yếu tố miêu tả, tự sự. 
 b) Không có lý lẽ lập luận.
 c) Cảm xúc có thể được bộc lộ trực tiếp và gián tiếp.
 d) Cảm xúc chỉ thể hiện trực tiếp. 
2- Bài mới: 
 * Giới thiệu bài: Văn bản biểu cảm là loại văn cho phép chúng ta bộc lộ những tư tưởng, tình cảm sâu sắc và kín đáo nhất của mình. Nó thuyết phục người đọc ở chỗ chân thực, tự nhiên nói lên những cảm xúc của mình và không hề gò bó theo một khuôn khổ nhất định. Vậy văn bản biểu cảm có những đặc điểm gì thì chúng ta cùng tìm hiểu qua tiết học.
 * Tiến trình các hoạt động:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Bài học sinh ghi
Hoạt động 1: Cho HS đọc và trả lời Câu hỏi về bài: “Tấm gương”/sgk.
 Câu hỏi: Bài văn: “Tấm gương” biểu đạt tình cảm gì? 
 Câu hỏi: Để biểu đạt tình cảm đó tác giả bài văn đã làm như thế nào?
 =>Giáo viên: Gợi ý đem tấm gương mà ví von với người bạn trung thực: Để ca ngợi phẩm chất trung thực có ý nghĩa ý như thế nào đối với văn bản này.
 Câu hỏi: Em hãy tìm những chi tiết thể hiện tình cảm thái độ, sự đánh giá của người viết cũng như lời ca ngợi phẩm chất của gương mà người viết thể hiện.?
Câu hỏi: Vậy chủ đề xuyên suốt trong bài văn tấm gương là nội dung gì?
Câu hỏi: Mượn hình ảnh ca ngợi gương để ca ngợi những người trung thực như vậy tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?
 => GV giảng: Văn bản không miêu tả một tấm gương cụ thể nào chẳng hạn ; dài; rộng; làm bằng chất liệu gì  Bởi vì mục đích của văn bản không phải miêu tả mà chỉ dùng miêu tả làm phương tiện thể hiện cảm xúc và suy nghĩ cách đánh giá.
 Câu hỏi: Bố cục bài văn gồm có mấy phần? Phần mở bài và kết bài có quan hệ với nhau như thế nào?
Câu hỏi: Phần thân bài đã nêu lên những ý gì? Những ý đó liên quan đến chủ đề bài văn như thế nào? 
Câu hỏi: Tình cảm và sự đánh giá của tác giả trong bài có rõ ràng, chân thực không? Điều đó có ý nghĩa như thế nào đối với giá trị của bài văn?
Hoạt động 2: HS đọc đoạn văn của Nguyên Hồng và trả lời Câu hỏi.
Câu hỏi: Đoạn văn biểu hiện tình cảm gì? 
Câu hỏi: Tình cảm đó được biểu hiện trực tiếp hay gián tiếp?
Câu hỏi: Em dựa vào dấu hiệu nào để đưa ra nhận xét của mình?
=> GV: Qua các VD vừa phân tích trên ta thấy mỗi bài văn biểu cảm đều tập trung biểu đạt một tình cảm chủ yếu.
Câu hỏi: Để biểu đạt tình cảm ấy, người viết có thể chọn những hình ảnh nào để gửi gắm tình cảm? Và bài văn biểu cảm gồm mấy phần? Tình cảm trong bài phải đạt được các yêu cầu nào?
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS luyện tập và củng cố kiến thức.
GV gọi HS đọc văn bản: “Hoa học trò” và trả lời Câu hỏi?
- Đọc mục I/ SGK. 
ª Ca ngợi tính trung thực, ghét thói xu nịnh, dối trá.
=> Để bộc lộ tình cảm tác giả đã mượn hình ảnh tấm gương làm điểm tựa vì tấm gương luôn phản ánh trung thành mọi vật xung quanh, nói gương ca ngợi gương là gián tiếp ca ngợi tính trung thực trong xã hội.
- Hình thức nghệ thuật: Mượn gương là ẩn dụ.
- Nội dung: Ngợi ca người trung thực. 
 Ú Đây chính là chủ đề của văn bản tấm gương.
 -Là người bạn chân thật.
 - Không xu nịnh ai.
 - Dù gương có tan xương nát thịt vẫn giữ nguyên tấm lòng ngay thẳng trong sạch.
 Biểu hiện tình cảm, thái độ, sự đánh giá của người viết.
- Gương không nói dối: nịnh xằng.
- Ai mặt nhọ: nhắc nhở.
- Ai buồn phiền: sẻ chia.
=> Ca ngợi gương.
- Ca ngợi những người trung thực, phê phán kẻ dối trá.
- Biện pháp ẩn dụ => Biểu cảm gián tiếp.
 * Bố cục bài văn gồm 3 phần:
- Mở bài: Giới thiệu phẩm chất trung thực của gương (đoạn 1).
- Kết bài: Khẳng định lại chủ đề một lần nữa (đoạn cuối).
- Thân bài: Nói về đức tính của tấm gương. Nội dung là biểu dương đức tính trung thực. Từ chỗ: “Nếu ai  hổ thẹn” trong đó nêu hai ví dụ về một người đáng trọng, một người đáng thương. Nhưng nếu soi gương thì gương cũng không vì tình cảm mà nói sai sự thật.
=> Những ý đó gắn bó mật thiết với chủ đề và làm nổi bật chủ đề của bài văn.
- Tình cảm và sự đánh giá rất rõ ràng và chân thực. Điều đó bài văn đã tạo sự xúc động chân thành trong lòng người đọc tạo giá trị bài văn.
- Thể hiện tình cảm cô đơn, cầu mong sự giúp đỡ và thông cảm.
- Tình cảm của nhân vật được biểu hiện một cách trực tiếp.
- Dấu hiệu của nó là tiếng kêu, lời than, câu hỏi biểu cảm.
 * Ví dụ: Lời hô (kêu) gọi tha thiết: Mẹ ơi !
 Lời than: Con khổ quá mẹ ơi ! 
- Đọc ghi nhớ/ SGK.
 Văn bản: “Hoa học trò“
a) Bài văn thể hiện tình cảm buồn và nhớ.
- Mượn hình ảnh hoa phựơng để khêu gợi tình cảm.
- Gọi hoa phựơng là hoa học trò vì nó gắn liền với tuổi học trò.
b) Mạch ý của bài văn:
- Phượng nở báo hiệu mùa chia tay.
- Học trò nghỉ hè, hoa phựơng một mình đứng ở sân trường.
- Hoa phượng mong chờ các bạn học sinh.
c) Bài văn biểu cảm gián tiếp. Tuy nhiên cũng có câu biểu cảm trực tiếp nỗi niềm của nhân vật trữ tình. 
I - Tìm hiểu đặc điểm của văn biểu cảm:
 * Văn bản: Tấm gương 
 1) Biểu đạt tình cảm: 
- Là người bạn chân thật.
- Không xu nịnh ai.
- Dù gương có tan xương có nát thịt vẫn giữ nguyên tấm lòng ngay thẳng trong sạch.
=> Biểu hiện tình cảm thái độ sự đánh giá của người viết.
- Gương không nói dối nịnh xằng:
 + Ai mặt nhọ nhắc nhở.
=> Mượn gương ca ngợi người trung thực phê phán kẻ dối trá.
=> Biện pháp ẩn dụ, cách biểu đạt gián tiếp.
 2) Bố cục: 
 a) Mở bài: Giới thiệu phẩm chất trung thực của gương.
 b) Thân bài: Đức tính của gương.
 c) Kết bài: Khẳng định lại chủ đề.
=> Những ý đó gắn bó mật thiết với chủ đề và làm nổi bật chủ đề của bài văn.
 3) Tình cảm và sự đánh giá của tác giả:
- Phải rõ ràng chân thực. 
=> Tạo giá trị toàn bài.
* Đoạn văn của Nguyên Hồng: Biểu hiện tình cảm, cô đơn mong sự giúp đỡ thông cảm.
=> Biểu cảm trực tiếp: (tiếng kêu lời than câu hỏi biểu cảm)
 * Ghi nhớ: (sgk/ T 86)
3) Củng cố: 
 - Nêu đặc điểm của văn biểu cảm? Bố cục của văn bản biểu cảm gồm mấy phần?
 - Nêu dấu hiệu biểu hiện tình cảm & cảm xúc trong văn bản biểu cảm?
4) Hướng dẫn tự học & chuẩn bị bài mới:
 a) Hướng dẫn tự học: 
 Tìm hiểu đặc điểm văn bản biểu cảm trong một văn bản đã học.
 b) Chuẩn bị bài mới:
 - Chuẩn bị bài mới: “Đề văn biểu cảm và cách làm bài văn biểu cảm”
 + Đọc các đề trong sgk.
 ? Tìm đối tuợng biểu cảm và tình cảm biểu cảm đựoc thể hiện trong từng đề.
 ? Tìm các bước làm văn biểu cảm.
 + Đọc trước phần ghi nhớ.
* Rút kinh nghiệm:
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Tuần 6
Tiết 24
Ngày soạn:
Ngày dạy:
ĐỀ VĂN BIỂU CẢM VÀ CÁCH LÀM BÀI VĂN BIỂU CẢM
I - MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
 1- Kiến thức:
 - Đặc điểm, cấu tạo của đề văn biểu cảm.
 - Cách làm bài văn biểu cảm.
 2- Kỹ năng:
 - Nhận biết đề văn biểu cảm.
 - Bước đầu rèn luyện các bước làm bài văn biểu cảm.
 3- Thái độ:
II – CHUẨN BỊ:
 - GV: Giáo án, SGK, bảng phụ.
 - HS: SGK, vở bài soạn.
III - TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG:
 Kiểm tra bài cũ: 
 - Em hãy cho biết đặc điểm của văn biểu cảm?
 - Nêu một số bài văn có tính biểu cảm mà em biết?
2- Bài mới: 
 * Giới thiệu bài: Ở các tiết trước, các em đã hiểu được khái niệm văn biểu cảm và đặc điểm của nó. Ở tiết học này, các em sẽ được làm quen với các đề văn biểu cảm cụ thể và cách làm bài văn biểu cảm.
 * Tiến trình các hoạt động:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Bài học sinh ghi
Hoạt động 1: Nêu câu hỏi để HS nhận xét đề văn biểu cảm.
GV đọc đề và nêu câu hỏi.
Câu hỏi: Đề văn biểu cảm thường chỉ ra đối tượng biểu cảm và tình cảm cần biểu hiện hay chỉ ra những nội dung đó trong các đề sau:
* GV: Lưu ý cho HS chú ý các từ ngữ: cảm nghĩ, vui buồn, em yêu.
- Gọi HS lần lượt trả lời các câu hỏi.
=> GV giảng: Cấu trúc đề biểu cảm thường ngắn gọn, rõ ràng, nêu ra đối tượng biểu cảm và định hướng tình cảm.
Hoạt động 2: Tìm hiểu cách làm văn biểu cảm.
ã Bước 1: Chép đề văn/ SGK nêu câu hỏi để tìm hiểu đề.
- Đề: cảm nghĩ về nụ cười của mẹ. 
Câu hỏi: Đề yêu

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 6.doc