Giáo án Ngữ văn 7 - Trường THCS Vĩnh Khánh - Tuần 8

I - MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

 1- Kiến thức:

 - Sơ giản về tác giả bà Huyện Thanh Quan.

 - Đặc điểm thơ bà qua bài thơ Qua Đèo Ngang.

 - Cảnh Đèo Ngang& tâm trạng tác giả thể hiện qua bài thơ.

 - Nghệ thuật tả cảnh, tả tình độc đáo trong văn bản.

 2- Kỹ năng:

 - Đọc- hiểu văn bản thơ Nôm viết theo thể thất ngôn bát cú Đường luật.

 - Phân tích một số chi tiết nghệ thuật độc đáo trong bài thơ.

 3- Thái độ:

 

doc 11 trang Người đăng trung218 Lượt xem 1259Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 7 - Trường THCS Vĩnh Khánh - Tuần 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 8
Tiết 29
Ngày soạn:.............
Ngày dạy:
 VB:QUA ĐÈO NGANG
 Bà Huyện Thanh Quan 
I - MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
 1- Kiến thức:
 - Sơ giản về tác giả bà Huyện Thanh Quan.
 - Đặc điểm thơ bà qua bài thơ Qua Đèo Ngang.
 - Cảnh Đèo Ngang& tâm trạng tác giả thể hiện qua bài thơ.
 - Nghệ thuật tả cảnh, tả tình độc đáo trong văn bản.
 2- Kỹ năng:
 - Đọc- hiểu văn bản thơ Nôm viết theo thể thất ngôn bát cú Đường luật.
 - Phân tích một số chi tiết nghệ thuật độc đáo trong bài thơ.
 3- Thái độ:
II- CHUẨN BỊ:
 - GV: Giáo án, SGK, tư liệu về bà Huyện Thanh Quan.
 - HS: SGK, vở bài soạn, một số bài thơ khác của bà Huyện Thanh Quan.
III - TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG:
 1- Kiểm tra bài cũ: 
 - Đọc đoạn trích: “Sau phút chia ly” cho biết tác giả, thể thơ?
 - Nội dung chính của đoạn trích :“Sau phút chia ly” là gì?
a) Diễn tả cảnh chia tay lưu luyến giữa chinh phụ và chinh phu.
b) Diễn tả hình ảnh hào hùng của chinh phụ khi ra trận.
c) Diễn tả tình cảm thuỷ chung, son sắt của chinh phụ đối với chinh phu.
d) Diễn tả nỗi sầu chia ly của người chinh phụ sau khi tiễn chinh phu ra trận. 
2- Bài mới: 
 Hoạt động 1: Giới thiệu bài: Đèo Ngang thuộc dãy núi Hoành Sơn, phân cách địa giới hai tỉnh Hà Tĩnh và Quảng Bình là một địa danh nổi tiếng trên đất nước ta. Đã có nhiều thi nhân làm thơ vịnh Đèo Ngang như: Cao Bá Quát, Nguyễn Khuyến  nhưng tập trung được nhiều người biết và yêu thích nhất vẫn là bài thơ: “Qua Đèo Ngang”của Bà Huyện Thanh Quan.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 Bài học sinh ghi
Hoạt động 2: Giới thiệu tiểu sử tác giả:
- GV cho HS tìm hiểu về tác giả, tác phẩm. 
Câu hỏi: Bài thơ của tác giả nào?
- Giáo viên: Hướng dẫn HS cách đọc bài thơ (giọng nhẹ nhàng trầm buồn, thể hiện được tâm trạng của nhà thơ).
- GV đọc mẫu gọi HS đọc lại.
Câu hỏi: Bài thơ thuộc thể thơ gì? 
Câu hỏi: Em có nhận xét gì về số câu trong bài, số chữ trong câu và cách gieo vần? 
Câu hỏi:Tìm những câu đối câu trong bài?
- GV: Đối nhau về (danh từ đối với danh từ, động từ với động từ) hoặc ngược nhau về thanh điệu.(bằng- trắc; trắc - bằng)
- GV: Giới thiệu về luật bằng trắc và cách niêm của thể thơ.
 + Bố cục có nhiều cách phân tích, đây là cách phân tích quen thuộc. 
 * Câu 1: phá đề
 (mở ý của 
 bài)
* Đề: Hai câu đầu 
 * Câu 2: thừa đề
 ( tiếp ý câu 
 trên và
 chuyển ý) 
* Thực: Câu 3,4 giải thích rõ ý đầu bài.
* Luận: Câu 5,6 phát triển rộng ý đầu bài.
* Kết: Câu 7,8 kết thúc ý toàn bài.
- Giáo viên: Tiếng thứ hai câu 1 là thanh bằng thì gọi là bài thơ thể bằng là thanh trắc thì gọi là thanh trắc.
=> Vậy bài thơ tiếng thứ hai của câu 1 là thanh trắc (tới) => Bài thơ thuộc luật trắc.
Hoạt động 3: Phân tích văn bản.
- GV: gọi HS đọc hai câu đầu. 
Câu hỏi: Cảnh tượng Đèo Ngang được miêu tả vào thời điểm nào trong ngày?
Câu hỏi: Hoành Sơn vốn hùng vĩ nhưng bà đã cảm nhận (Đèo Ngang) như thế nào? 
- GV: Núi non hiểm trở, hoang vu, buồn vắng vào lúc chiều tà, bóng xế.
Câu hỏi: Câu 2: cảnh Đèo Ngang được phác hoạ bằng cách nói ra sao?
Câu hỏi: Câu thơ sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? 
=> Phong cảnh hoang vu buồn vắng của một miền sơn cước.
- GV: chuyển ý sang hai câu thực gọi học sinh đọc.
Câu hỏi: Bức tranh về cảnh thiên nhiên trong hai câu thơ được vẽ bằng những nét cụ thể nào? 
Câu hỏi: Nhận xét cách diễn tả ấy về nghệ thuật và nêu lên suy nghĩ của em?
- GV chuyển ý sang hai câu luận: 
Câu hỏi: Ta hiểu gì về hai loại chim quốc quốc, gia gia? 
 ØGV: phép chơi chữ, trữ tình: quốc quốc/ chim cuốc cuốc.
 Gia gia / chim đa đa. 
Nhân hoá: con “quốc quốc” với đau lòng nhớ nước , con “gia gia” với nỗi nhớ thương nhà mỏi miệng kêu hoài. => Phép đối giữa câu 5,6. Từ đó tạo ra sự cộng hưởng đậm đà làm cho nỗi niềm nhớ thương đau buồn của lòng người càng thêm da diết.
Câu hỏi: Bên cạnh hình ảnh gợi tả thì ở nơi hoang vu ấy còn vang lên những âm thanh nào? Phân tích tác dụng biểu cảm của âm thanh ấy? 
 Ø GV: Hai câu thơ này không chỉ tả âm thanh (tiếng chim) mà còn là cảm xúc (nỗi lòng) đó là nhớ nước thương nhà ở đây chỉ niềm thương nhớ về quê nhà phía Bắc mà bà vừa từ biệt để ra đi.
* HS đọc hai câu cuối:
Câu hỏi: Nói đến một mảnh tình riêng giữa cảnh trời, non nước bao la ở Đèo Ngang thì có gì khác so với mảnh tình riêng trong một không gian chật hẹp nào khác?
Câu hỏi: Tìm hàm nghĩa của cụm từ : “ta với ta »? 
Hoạt động 4: Củng cố:
 Qua Đèo Ngang có phải là chỉ vượt qua một địa danh, một biên ải xưa hay còn có ý nghĩa nào khác?
 “Ai đã từng đi qua Đèo Ngang
 Mà không biết con đèo chạy dọc?”
 (Vầng trăng quầng lửa- Phạm Tiến Duật) 
Hoạt động 5: Tổng kết 
Câu hỏi: Từ những phân tích trên, em hãy nhận xét về ngôn ngữ và cảm xúc của nhà thơ khi qua Đèo Ngang ? 
- HS đọc phần tác giả SGK/ T 102. 
- Bà Huyện Thanh Quan (Nguyễn Thị Hinh) sống ở thế kỷ 19 chưa rõ năm sinh năm mất.
- Thất ngôn bát cú (Đường luật).
- Bài thơ gồm 8 câu, mỗi câu 7 chữ.
- Gieo vần ở cuối câu: 1,2,4,6,8.
- Câu 3 đối với câu 4, câu 5 đối với câu 6.
- HS đọc hai câu đầu.
- Bóng xế tà, nắng nhạt và sắp tắt.
- Không gian: một vùng núi non hiểm trở, nằm ngay trên con đường từ Bắc vào Nam. => Địa danh hùng vĩ, thâm u mà khi “bước tới » con người đã thức dậy một cảm xúc thiêng liêng, một nỗi buồn trong vô thức.
- Thời gian: lúc chiều tà bóng xế.
- Cỏ cây chen lá, đá chen hoa.
- Điệp từ: “chen », điệp âm tà, đá, lá, hoa => Tạo nên ấn tượng cảnh thiên nhiên hoang dã, ngút ngàn cây và đá, lá và hoa. 
- HS đọc hai câu thực.
=>Những từ láy:“lom khom’’, “lác đác’’=> giaù sức gợi hình với phép đảo ngữ trong từng câu và phép đối ngữ giữa hai câu càng làm tăng sức gợi tả như vẽ ra trước mắt ta cảnh vật “dưới núi’’ và “bên sông’’ => Tả cảnh ngụ tình.
=> Bóng dáng con người thấp thoáng dưới núi nhỏ xíu, lom khom, tha thướt quá “vài chú » không làm vơi được cái vắng vẻ.
=> Cảnh “bên sông” chỉ lơ thơ mấy cái lều quán giữa chợ làm tăng thêm nỗi buồn.
=> Cảnh vật hiện lên qua những nét ước lệ đến mờ nhạt chỉ “lom khom”, “lác đác” mấy người kiếm củi dưới núi và bóng dáng mấy người bên chợ, bên sông cũng làm cho phong cảnh thiên nhiên đỡ hiu quạnh và thêm ấm áp sự sống tình người.
=> Chim quốc và chim đa đa hay kêu từng hồi vào sáng mùa hè, kêu từ góc ruộng, bờ ruộng nay sang góc bờ ruộng kia, đến khi chúng tìm được nhau mới thôi.
=> Tiếng chim đa đa và tiếng chim cuốc trên đèo vắng, lúc chiều tà vốn thê lương nay lại càng khắc khoải trong lòng nhà thơ, nên càng gợi lên cái hắt hiu buồn vắng.
- Thể hiện một tương quan đối lập: trời non nước càng bao la rộng lớn bao nhiêu thì mảnh tình riêng càng nặng nề, u uất bấy nhiêu. Dĩ nhiên khác với nói một mảnh tình riêng trong một không gian chật hẹp.
=> Bộc lộ cô đơn gần như tuyệt vọng của tác giả.
=> Câu cuối mang tính biểu cảm trực tiếp. Càng cho thấy nỗi buồn cô đơn thầm kín hướng nội của tác giả giữa cảnh Đèo Ngang trời cao thăm thẳm, non nước bao la.
- Học sinh phát biểu ghi nhớ/ SGK.
I - Giới thiệu tác giả, tác phẩm:
- Là một nữ sĩ tài danh hiếm có trong lịch sử văn học VN thời trung đại.
- Thất ngôn bát cú Đường luật có 8 câu, mỗi câu có 7 chữ, có niêm luật chặt chẽ, hai cặp câu giữa có sử dụng phép đối.
- Đèo Ngang nằm ở vị trí địa lý đặc biệt, phân cách địa giới giữa hai tỉnh Hà Tĩnh & Quảng Bình.
II- Đọc- hiểu văn bản:
 1- Bức tranh cảnh vật:
- Thời gian: buổi chiều tà.
- Không gian: trời, non, nước cao rộng, bát ngát.
- Cảnh vật: có cỏ, cây, đá, lá, hoa, tiếng chim kêu, nhà chợ bên sông... hiện lên tiêu điều, hoang sơ.
=> Điệp từ, điệp âm liên tiếp, cảnh hoang vu, buồn vắng lúc chiều tà, tâm trạng cô đơn.
 => Phép đối, đảo ngữ, từ láy gợi hình giữa cảnh hoang sơ heo hút, thấp thoáng có sự sống con người.
=> Tả cảnh ngụ tình.
 2- Tâm trạng con người:
 “Nhớ nước  gia gia.”
Ú Phép đối, chơi chữ, nhân hoá, từ đồng âm khác nghĩa gợi hình, gợi cảm nói lên sự nuối tiếc thời vàng son rực rỡ, tâm trạng nặng trĩu nỗi niềm thương nhớ buồn đau.
 “ Dừng chân... ta với ta. »
=> Đối lập, hiệu quả trong việc tả cảnh ngụ tình, nỗi buồn cô quạnh thầm lặng.
 * Ý nghĩa văn bản:
Bài thơ thể hiện tâm trạng cô đơn thầm lặng,nỗi niềm hoài cổ của nhà thơ trước cảnh vật Đèo Ngang.
III- Tổng kết:
 Ghi nhớ/ SGK. 
Hoạt động 6: Luyện tập.
 Tìm hàm nghĩa cụm từ : “ta với ta’’?
 => Là một mình với chính mình biểu lộ sâu sắc và thấm thía sự cô đơn của tác giả trước khung cảnh thiên nhiên trời đất mênh mông hoang vắng nơi xứ lạ.
3- Hướng dẫn tự học & chuẩn bị bài mới:
 a- Hướng dẫn tự học :
 Nhận xét về cách biểu lộ cảm xúc của Bà Huyện Thanh Quan.
 b- Chuẩn bị bài mới:
 - Soạn bài: “Bạn đến chơi nhà”
 + Đọc thơ và tìm hiểu chú thích tác giả là ai? Bài thơ thuộc thể thơ gì?
 + Tình bạn trong bài thơ được thể hiện nh thế nào khi bạn đến chơi nhà?
 + Cụm từ: “ta với ta” ở câu 8 có vai trò khẳng định điều gì? 
 * Rút kinh nghiệm:
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tuần 8
Tiết 30
Ngày soạn:...............
Ngày dạy:
	VB:BẠN ĐẾN CHƠI NHÀ
 Nguyễn Khuyến 
I - MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
 1- Kiến thức: 
 - Sơ giản về tác giả Nguyễn Khuyến.
 - Sự sáng tạo trong việc vận dụng thể thơ Đường luật, cách nói hàm ẩn sâu sắc, thâm thúy trong bài thơ.
 2- Kỹ năng:
 - Nhận biết được thể loại của văn bản.
 - Đọc-hiểu văn bản thơ Nôm Đường luật thất ngôn bát cú.
 - Phân tích một bài thơ Nôm Đường luật.
 3- Thái độ:
II – CHUẨN BỊ:
 - GV: Giáo án, SGK, tư liệu về nhà thơ Nguyễn Khuyến.
 - HS: SGK, vở bài soạn, một số bài thơ khác của Nguyễn Khuyến.
III - TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG:
 1- Kiểm tra bài cũ: 
 - Đọc thuộc lòng bài thơ: “Qua Đèo Ngang”cho biết tác giả, thể thơ?
 - Tâm trạng của tác giả thể hiện qua bài thơ là tâm trạng như thế nào?
 a) Yêu, say mê trước vẻ đẹp của thiên nhiên đất nước.
 b) Đau xót, ngậm ngùi trước sự đổi thay của quê hương.
 c) Buồn thương da diết khi phải sống trong cảnh ngộ cô đơn.
 d) Cô đơn trước thực tại, da diết nhớ về quá khứ của đất nước. 
2- Bài mới: 
 Hoạt động 1: Giới thiệu bài: 
Sống ở trên đời ai cũng có bạn bè thân thích, có bạn cuộc sống sẽ có ý nghĩa và tốt đẹp biết bao nhiêu nhất là khi người bạn ấy là người ý hợp tâm đầu với mình. Điều đó sẽ thấy qua bài thơ: “Bạn đến chơi nhà” của Nguyễn Khuyến.
 Hoạt động của thầy
 Hoạt động của trò
 Bài học sinh ghi
 Hoạt động 2: Tìm hiểu tác giả, tác phẩm.
Câu hỏi: Em hãy cho biết vài nét về Nguyễn Khuyến?
GV: Hướng dẫn HS đọc bài: đọc với giọng vui tươi, hóm hỉnh.
Câu hỏi: Bài thơ được viết theo thể thơ nào? Căn cứ vào đâu mà em biết? 
 Hoạt động 3: Tìm hiểu văn bản
Câu hỏi: Bài thơ: “Bạn đến chơi nhà” nói về điều gì?
Câu hỏi: Theo em bài thơ này được xây dựng theo bố cục như thế nào? Em hãy cho biết nội dung từng phần?
* GV: gọi HS đọc câu 1.
Câu hỏi: Em có nhận xét gì về lối nói của nhà thơ ở câu 1?
Câu hỏi: Bác là từ loại gì? 
* GV: Gọi bác (phong tục của người Việt Nam anh ruột của bố gọi là bác) người ngoài xưng hô như vậy có ý tôn kính,thân mật.
Câu hỏi: Qua lời chào, em biết được gì về quan hệ của Nguyễn Khuyến với người bạn?
* GV: cho HS đọc câu 2 => câu 7. 
Câu hỏi: Theo cách giới thiệu ở câu 1 thì đúng ra Nguyễn Khuyến phải tiếp bạn ra sao khi bạn đến chơi nhà? 
Câu hỏi: Thế nhưng ở đây Nguyễn Khuyến đã tiếp bạn ra sao?
Câu hỏi: Hoàn cảnh của Nguyễn Khuyến khi bạn đến chơi nhà là như thế nào?
Câu hỏi: Tác giả đã dùng nghệ thuật gì?
Câu hỏi: Vì sao sau lời chào Nguyễn Khuyến lại nhắc đến chợ xa, điều đó cho ta hiểu gì về tình cảm của Nguyễn Khuyến đối với bạn?
Câu hỏi: Nguyễn Khuyến trình bày hoàn cảnh của mình như vậy, theo em có phải ông định kể khó khăn, than nghèo với bạn không? 
Câu hỏi: Vậy ở đây Nguyễn Khuyến dùng cách nói gì? Mục đích của cách nói ấy?
* GV: gọi HS đọc câu cuối:
Câu hỏi: Từ những câu trình bày về hoàn cảnh của mình đến câu cuối, Nguyễn Khuyến muốn nói điều gì về tình bạn? “Ta với ta” ở đây là ai?
Câu hỏi: Vậy có phải Nguyễn Khuyến chỉ coi trọng tinh thần mà coi thường vật chất là tầm thường không hay còn có ý nghĩa gì chăng?
* GV: tình bạn rất chân thành đậm đà, thắm thiết.
 Hoạt động 4: Củng cố:
 - Tình cảm của Nguyễn Khuyến dành cho bạn ntn?
 - Nêu những nét đặc sắc nghệ thuật được sử dụng trong bài?
Hoạt động 5: Tổng kết
Câu hỏi: Em có nhận xét về ngôn ngữ và tình bạn của Nguyễn Khuyến được thể hiện trong bài thơ? 
- HS đọc phần chú thích/ SGK.
- Học sinh xem chú thích/ SGK/ T104- 105.
- Thể thơ: thất ngôn bát cú Đường luật.
Căn cứ vào: gồm 8 câu, mỗi câu có 7 chữ, các chữ cuối của câu: 1,2,4,6,8 hợp vần với nhau (vần a). 
- Phân tích văn bản.
=> Cuộc đến chơi nhà của người bạn Nguyễn Khuyến không có đủ các thứ để tiếp đãi bạn theo ý muốn nhưng đằng sau sự việc đơn giản đó là một tình cảm đẹp, một tấm lòng, một quan niệm về tình bạn.
- Câu 1: lời chào bạn. 
- Câu 2 => câu 7: hoàn cảnh khi bạn đến chơi nhà.
- Câu 8: tình bạn bộc lộ chân thành thắm thiết.
=> Như một lời chào hỏi, một lời nói tự nhiên: “Lâu quá mới thấy bác lại chơi”.
=> Đại từ.
=> Họ ít gặp nhau (đã bấy lâu).
=> Họ phải quý nhau lắm mới tới tận nhà thăm như vậy.
=> Đoàng hoàng, ân cần, chu đáo.
=> Không có gì khi bạn đến chơi.
=> Trẻ không có nhà để sai bảo.
- Không gần chợ để mua sắm.
- Không chài được cá vì ao sâu.
- Không bắt được gà vì vườn quá rộng, lại rào thưa.
- Cải thì chưa ra cây, cà mới nụ.
- Không có bầu vì bầu vừa rụng rốn, không có mướp vì mướp đương hoa.
- Kể cả miếng trầu tiếp khách cũng không có.
=> Nói quá, liệt kê.
=> Nói đến chợ vì ông ta muốn đón bạn thật đoàng hoàng thời ấy chỉ có chợ mới có đủ thức ăn ngon và sang.
- Ngay khi chào bạn nói đến sự ăn uống liền. => Thể hiện sự chân tình chỉ có bạn thân mới có thể nói chuyện ăn. => Một chuyện rất đời thường như vậy.
=> Nhà thơ không có ý định than nghèo.
+ Thứ 1: các thứ đều có nhưng không lấy được, không dùng được chứ không phải là không có.
+ Thứ 2: sự việc không có trầu là chìa khoá cho thấy sự không may kia chỉ là nói cho vui.
=> Nói quá lâu để rồi nếu thực tế có thiếu, có không được như ý thì bạn cũng thông cảm. => Đó là cách thể hiện sự quý mến bạn hiền.
- HS đọc câu cuối:
=> Tình bạn cao hơn vật chất dù vật chất thiếu hay không đầy đủ thì bạn bè vẫn quý mến nhau. Vẫn vui khi gặp gỡ dù không tiệc tùng sang trọng, không có cả vật chất tối thiểu nhất là ngụm nước, miếng trầu.
- Là Nguyễn Khuyến với người bạn.
=> Không phải, chính việc nhắc đến chuyện ăn ở trên, cho ta thấy Nguyễn Khuyến mong muốn có vật chất và có tình cảm hài hoà là quý nhất. Nếu không thì tình cảm, lòng chân thành vẫn là yếu tố cốt lõi giữ cho tình bạn lâu bền.
=> HS phát biểu phần ghi nhớ/SGK/ T105.
I - Giới thiệu tác giả, tác phẩm: 
- Nguyễn Khuyến (1835- 1909), là nhà thơ của làng cảnh VN.
- Đề tài : tình bạn.
- Có bố cục độc đáo. 	
- Thể thơ: thất ngôn bát cú Đường luật. 
II- Đọc - hiểu văn bản:
 1) Lời chào bạn: 
 “Đã bấy lâu nay bác tới nhà.” 
=> Đại từ: lời chào vồn vã, mừng rỡ đón bạn.
 2- Hoàn cảnh khi bạn tới nhà:
 “Trẻ thời không có.” 
- Hoàn toàn không có gì để tiếp đãi bạn.
=> Nói quá, liệt kê, ngôn ngữ giản dị hóm hỉnh hoàn toàn không có gì để tiếp bạn.
- Cuộc sống dân dã, đáng yêu.
=> Sáng tạo nên tình huống khó xử khi bạn đến chơi nhà & cuối cùng òa ra niềm vui đồng cảm.
- Lập ý bất ngờ.
 3- Lời kết thể hiện cái nhìn thông thái, niềm vui của tác giả khi đón bạn vào nhà: 
 « Bác đến chơi đây ta với ta. « 
- Tình bạn chân thành đậm đà, thắm thiết.
- Vận dụng ngôn ngữ, thể loại điêu luyện.
* Ý nghĩa văn bản:
Bài thơ thể hiện một quan niệm về tình bạn, quan niệm đó vẫn còn có ý nghĩa, giá trị lớn trong cuộc sống của con người hôm nay.
III- Tổng kết: 
 (Ghi nhớ/ SGK /T 105) 
Hoạt động 6: Luyện tập 
 So sánh ngôn ngữ của bài: “Bạn đến chơi nhà” và ngôn ngữ của đoạn thơ: “Chinh phụ ngâm khúc”
 => Một bên là ngôn ngữ đời thường, một bên là ngôn ngữ bác học nhưng đều đạt đến điều kết tinh và hấp dẫn.
3- Hướng dẫn tự học & chuẩn bị bài mới:
 a- Hướng dẫn tự học:
 - Tìm đọc thêm một số bài thơ khác viết về tình bạn của Nguyễn Khuyến & các tác giả khác.
 - Nhận xét về ngôn ngữ & giọng điệu của bài thơ:”Bạn đến chơi nhà”.
 b- Chuẩn bị bài mới:
 - Soạn bài: - Chuẩn bị tốt phần dàn ý về văn biểu cảm.
 - Hai tiết sau làm bài viết tại lớp. 
* Rút kinh nghiệm:
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tuần 8
Tiết 31+32 
Ngày soạn:.........
Ngày dạy:
 TLV: BÀI VIẾT VỀ VĂN BIỂU CẢM
I - MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
- Học sinh viết được bài văn biểu cảm về thiên nhiên, thực vật, thể hiện tình cảm yêu thương cây cối theo truyền thống của nhân dân ta.
II- CHUẨN BỊ:
- GV: ra đề
- HS: vận dụng các kiến thức đã học viết một bài văn hoàn chỉnh đúng với kiểu bài.
III- HÌNH THỨC: kiểm tra tự luận.
IV – TIẾN TRÌNH KIỂM TRA:
 1- Liệt kê & chọn các đơn vị kiến thức bài học:
 - Tìm hiểu chung về văn bản biểu cảm.
 - Đặc điểm của văn bản biểu cảm
 - Đề văn biểu cảm & cách làm bài văn biểu cảm.
 - Luyện tập cách làm bài văn biểu cảm.
 2- Khung ma trận:
Möùc ñoä
Noäi dung
Nhaän bieát
Thoâng hieåu
Vaän duïng thaáp
Vaän duïng cao
Toång coäng
Vaên biểu cảm
1
1
Soá ñieåm
10
10
 3- Chép đề: 
 Cảm nghĩ về loài cây em yêu.
 4- Giáo viên hướng dẫn:
 - Chọn loài cây mà em thực sự yêu mến và nêu tình cảm của em đối với cây, lý do mà em yêu.
 - Bài văn phải miêu tả chi tiết về cây, tình người đối với cây và tình cảm phải chân thành.
 * Chú ý: 
- Kiểu bài: Biểu cảm ( Bày tỏ tình cảm của mình với loài cây mà mình yêu thích.) 
- Yếu tố miêu tả, tự sự chỉ là phương tiện để biểu cảm đối với loài cây em yêu.
- Khi làm bài phải tuân thủ các bước.
 + Tìm hiểu đề, tìm ý 
 + Lập dàn ý.
 + Viết thành văn.
 + Kiểm tra, sửa chữa.
 * Dàn bài: 
 Đề 
- Nêu loài cây & lí do mà em yêu thích.
 1,50
- Biểu lộ cảm xúc:
 + Miêu tả những nét nổi bật của cây, nêu cảm xúc của em.
 1,00
 + Những đặc điểm, phẩm chất, tính chất của cây
 2,00
 + Ích lợi của cây trong cuộc sống con người, trong cuộc sống của em.
 2,00
 + Mối quan hệ hoặc kỷ niệm của em đối với cây ấy.
 + Xen kẽ, suy nghĩ, tình cảm cảm xúc mong muốn của em trong từng ý. 
 2,00
- Tình yêu của em đối với loài cây đó.
 1,50
* Lưu ý: Bài làm của học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau; cơ bản đạt được các yêu cầu về kĩ năng và kiến thức thì vẫn cho điểm tối đa.
V - CHUẨN BỊ BÀI MỚI:
 Soạn bài: “Chữa lỗi về quan hệ từ”
 - Các lỗi thường gặp về quan hệ từ?
 - Thiếu quan hệ từ?
 - Dùng quan hệ từ không thích hợp về nghĩa?
 - Thừa quan hệ từ?
 - Lỗi quan hệ từ mà không có tác dụng liên kết?
* Rút kinh nghiệm:
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 8.doc