Giáo án Ngữ văn 7 - Trường THCS Vĩnh Khánh - Tuần 9

I - MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

 1- Kiến thức:

 Một số lỗi thường gặp khi dùng quan hệ từ & cách sửa lỗi.

 2- Kỹ năng:

 - Sử dụng quan hệ từ phù hợp với ngữ cảnh.

 - Phát hiện & chữa một số lỗi thông thường về quan hệ từ.

 * Các kỹ năng sống:

 - Ra quyết định:lựa chọn cách sử dụng quan hệ từ phù hợp với tình huống giao tiếp.

 - Giao tiếp: trình bày suy nghĩ, ý tưởng, thảo luận & chia sẻ kinh nghiệm cá nhân về cách sử dụng quan hệ từ tiếng Việt.

 3- Thái độ:

II - CHUẨN BỊ:

 - GV: Giáo án, SGK, bảng phụ.

 - HS: SGK, vở bài soạn.

 

doc 17 trang Người đăng trung218 Lượt xem 1337Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 7 - Trường THCS Vĩnh Khánh - Tuần 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy:
	HDĐT:	XA NGẮM THÁC NÚI LƯ
(VỌNG LƯ SƠN BỘC BỐ) 
Lý Bạch
I - MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
 1- Kiến thức:
 - Sơ giản về tác giả Lí Bạch.
 - Vẻ đẹp độc đáo, hùng vĩ, tráng lệ của thác núi Lư qua cảm nhận đầy hứng thú của thiên tài Lí Bạch, qua đó phần nào hiểu được tâm hồn phóng khoáng, lãng mạn của nhà thơ.
 - Đặc điểm nghệ thuật độc đáo trong bài thơ.
 2- Kỹ năng:
 - Đọc hiểu văn bản thơ Đường qua bản dịch tiếng Việt.
 - Sử dụng phần dịch nghĩa trong việc phân tích tác phẩm & phần nào biết tích lũy vốn từ Hán Việt.
 3- Thái độ:
II – CHUẨN BỊ:
 - GV: Giáo án, SGK, tư liệu thêm về tác giả Lí Bạch.
 - HS: SGK, vở bài soạn, một số bài thơ khác của Lí Bạch.
III - TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG:
Kiểm tra bài cũ: 
 - Đọc thuộc lòng bài thơ: “Bạn đến chơi nhà” nêu tên tác giả thể thơ?
 - Tình bạn chân thành, thắm thiết được thể hiện trong câu thơ nào dưới đây:
a) Đã thấy lâu nay, bác tới nhà.
b) Bác đến chơi đây, ta với ta. 
c) Đầu trò tiếp khách, trầu không có.
d) Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa.
Bài mới: 
 Hoạt động 1: Giới thiệu bài: Đỗ Phủ và Lý Bạch là hai ngôi sao sáng nhất của thơ ca cổ điển phương Đông ở giai đoạn cực thịnh. Đỗ Phủ tiêu biểu cho phái thơ hiện thực còn Lý Bạch tiêu biểu cho phái thơ lãng mạng. Vì thế chương trình Ngữ văn 7 năm nay cô sẽ giới thiệu cho các em các tác phẩm nổi tiếng của hai tác giả thời đại thịnh Đường.Thơ Đường chia làm 4 thời kỳ: Sơ Đường, Thịnh Đường, Trung Đường, Vãn Đường.
Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu bài đầu tiên là : « Vọng phu sơn bộc bố’’ được Tương Như dịch với tựa đề : «  Xa ngắm thác núi Lư’’.
 Hoạt động của thầy
 Hoạt động của trò
 Bài học sinh ghi
Hoạt động 2: Tìm hiểu tác giả, tác phẩm.
Câu hỏi: Em hiểu gì về Lý Bạch và thơ của ông?
- Cho HS đọc bài thơ phiên âm chính xác từng từ, giọng phấn chấn, hùng tráng, ca ngợi.
- Đọc dịch nghĩa chậm rãi, rõ ràng.
- Đọc dịch thơ theo nhịp 3/4.
- Giải thích: Vọng Lư Sơn Bộc Bố.
+ Thác: nơi nước từ trên đổ xuống với lưu lượng lớn, tốc độ cao, thường tạo nên cảnh quan kỳ thú.
+ Lư Sơn: núi Lư.
+ Hương Lô: tên một ngọn núi.
 => Lư Sơn có nhiều thắng cảnh trong đó có thác nước ở ngọn Hương Lô.
 Đứng trước cảnh Hương Lô hùng vĩ, tác giả đã sáng tác bài thơ này.
Câu hỏi: Bài thơ được sáng tác theo thể thơ gì?
Câu hỏi: Em hiểu gì về thể thơ?
Hoạt động 3 : Tìm hiểu văn bản.
Câu hỏi: Căn cứ vào đầu đề bài thơ và câu thứ hai (Chú ý nghĩa của hai từ : vọng- dao), em hãy xác định vị trí đứng ngắm thác nước của tác giả?
Câu hỏi: Vị trí đó có lợi thế như thế nào trong việc phát hiện những đặc điểm của thác nước?
Giáo viên: cho HS đọc câu 1.
Câu hỏi: Câu 1 tả cái gì và tả như thế nào?
( Chú ý mối tương quan giữa tên gọi đỉnh núi và đặc điểm của cảnh vật được miêu tả ).
* Giáo viên: Giải thích: Làn khói tía được sinh ra từ sự “giao duyên’’ giữa mặt trời và ngọn núi : “Nhật chiếu Hương Lô’’ => Nhờ sự giao duyên ấy mà không gian ở đây trở nên thi vị và hữu tình.
Câu hỏi: Theo em thác là gì?
* Giáo viên: Nhà thơ ngắm nhìn thác nước từ xa vào lúc mặt trời chiếu rọi nắng sáng, thác nước đổ mạnh, sương khói phản quang dưới nắng toả ra, hắt ra một mầu rực rỡ kỳ ảo, nước dội xuống với lưu lượng lớn & tốc độ cao thường được nói đến trong bài thơ này.
Câu hỏi: Em có nhận xét gì về nghệ thuật qua câu thơ?
* GV chuyển ý: Sau khi miêu tả cái nền của bức tranh toàn cảnh. Vẻ đẹp của thác nước còn được tác giả phát hiện miêu tả ở những câu sau như thế nào thì chúng ta cùng tìm hiểu.
- Gọi HS đọc câu 2.
Câu hỏi: Ở câu 2 vẻ đẹp của thác nước được miêu tả như thế nào? 
Câu hỏi: Dựa vào nghĩa trong SGK từ: “quải“& “tiền xuyên’’ nghĩa là gì?
Câu hỏi: Em có nhận xét gì về nghĩa của câu thơ này?
=> Giáo viên: Ở bản dịch thơ vì lược bớt đi từ: “treo’’ nên ấn tượng do hình ảnh dòng thác gợi ra trở nên mờ nhạt và ảo giác về giải Ngân Hà ở câu cuối cùng trở nên thiếu cơ sở.
.
=> GV chuyển ý: Nếu câu thứ hai từ: “quải“ biến động thành tĩnh thì ở câu 3 cảnh vật đã chuyển từ tĩnh sang động.
Câu hỏi: Hai động từ: “phi“ & “lưu“ ; hai tính từ: “trực“ & “há “có nghĩa là gì?
Câu hỏi: Những ngôn từ này có ý nghĩa như thế nào trong việc miêu tả cảnh động của thác nước?
Câu hỏi: Tác giả đã dùng cách nói nào khi miêu tả thác nước?
Câu hỏi: Vậy nước bay thẳng xuống 3000 thước là một cảnh tượng như thế nào?
* Giáo viên: Đến đây bức tranh của ngọn thác núi Lư đã được biểu hiện với những đường nét rõ ràng nhất, những từ như: “phi, bay, trực, há“ có sức biểu cảm mạnh mẽ mang lại một ấn tượng mạnh của tốc độ và sức lực của dòng chảy đang đổ xuống từ độ cao 3000 thước.
=> Nó đươc biểu hiện cụ thể bằng một sức mạnh vô biên, sức mạnh không gì ngăn cản được.
=> Mặt khác câu thơ còn giúp ta hình dung được đặc điểm của dãy núi Lư Sơn và đỉnh núi Hương Lô.
=> Giáo viên: Ngoài vẻ đẹp tráng lệ, kỳ vĩ thì thác nước này còn có vẻ đẹp khác nữa.
Câu hỏi: Em hiểu như thế nào về dải Ngân Hà? Ở đây tác giả dùng cách nói gì?
Câu hỏi: Giải thích vì sao lời nói phóng đại ở câu 4 vẫn tạo nên một hình ảnh chân thực?
* Giáo viên: Tác giả đã tả cảnh bằng trí tưởng tượng mãnh liệt thông qua tả cảnh để tả tình, tình gắn bó với cảnh, trong cảnh có tình trong tình có cảnh.
Hoạt động 4: Củng cố: 
Qua cảnh vật được miêu tả, ta có thể thấy những nét gì về tâm hồn và tính cách nhà thơ?
Hoạt động 5: Tổng kết
Câu hỏi: Qua đặc điểm cảnh vật được miêu tả ta có thể thấy được những nét gì trong tâm hồn và tính cách nhà thơ? 
- Đọc chú thích/ SGK.
=> Chú thích SGK/ T 111.
=> Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật.
=> Mỗi bài 4 câu, mỗi câu 7 chữ, gieo vần ở câu 1, 2, 4.
- Phân tích văn bản.
- Vọng: nhìn từ xa.
- Dao: xa, nhìn xem.
=> Đây là cảnh vật nhìn ngắm từ xa.
- Điểm nhìn đó không cho phép khắc hoạ cảnh vật một cách tỉ mỉ, chi tiết nhưng lại có lợi thế phát hiện được nét đẹp của toàn cảnh.
=> Làm nổi bật được sắc thái hùng vĩ của thác nước Lư Sơn.
=> Cách chọn điểm nhìn đó là tối ưu.
- “Mặt trời chiếu xuống Hương Lô sinh làn khói tía”.
=> Câu mở đầu miêu tả làn khói tía đang toả lên từ ngọn núi Hương Lô. 
=> Chỉ nước rơi từ trên núi xuống.
=> Miêu tả.
- Thác nước vốn đổ xuống và tuôn trào ầm ầm. => Đã biến thành một dãy lụa trắng rủ xuống yên ắng và bất động được treo lên giữa vách núi và dòng sông.
- Quải: treo. 
- Tiền xuyên: dòng sông phía trước .
=> Tác giả biến cái động thành cái tĩnh.
 - Câu 2: đã điểm rõ ý của đề, vẽ ra được ấn tượng ban đầu của nhà thơ.
=> Hình ảnh so sánh trong câu thơ quả là một bức tranh hoạ tráng lệ.
- Học sinh đọc câu 3.
- Phi: bay ; lưu: chảy.
=> Miêu tả tốc độ dữ dội của dòng thác.
- Trực: thẳng; há: rơi xuống.
 => Miêu tả tư thế của thác núi Lư.
- Sức sống mãnh liệt của thác nước .
- Phóng đại.
- Tốc độ mạnh mẽ, kỳ ảo của thiên nhiên thật dữ dội của dòng thác núi Lư. 
=> Khiến bức trưanh trở nên linh hoạt, sống động và hùng vĩ.
- Đọc câu thơ 4/ SGK.
- Là một dải màu sáng nhạt với những gì tinh tú, nhấp nháy vắt ngang bầu trời những đêm mùa hạ. 
=> Một dòng sông trong tưởng tượng.
- Cách nói phóng đại.
- Có vẻ vô lý, song đặt trong văn cảnh người đọc vẫn thấy được: từ xa nhìn vẫn thấy cảm giác dòng nước như một dải lụa treo lơ lửng giống như từ chân mây tuôn xuống khiến cho ta liên tưởng tới dải Ngân Hà. 
=> Vẻ đẹp huyền ảo.
- Đọc ghi nhớ/ SGK/ T 112.
=> Tâm hồn nhạy cảm, thể hiện tình yêu thiên nhiên đằm thắm và phần nào bộc lộ tính cách mạnh mẽ, hào phóng của tác giả.
I - Tác giả, tác phẩm:
 - Là nhà thơ nổi tiếng đời Đường, được mệnh danh là tiên thơ.
 - Thơ ông biểu hiện tâm hồn tự do, phóng khoáng. Hình ảnh thơ thường mang tính chất tươi sáng, kì vĩ, ngôn ngữ tự nhiên mà điêu luyện.
 - Hương Lô là tên ngọn núi cao ở phía Tây Bắc của dãy Hương Sơn.
 - Xa ngắm thác núi Lư viết về thác nước ở đây & là một trong những tác phẩm thơ hay nhất của Lí Bạch viết về thiên nhiên.
- Thể thơ: thất ngôn tứ tuyệt Đường luật.
 II- Đọc- hiểu văn bản: 
1- Vẻ đẹp nhìn từ xa của thác nước chảy từ đỉnh Hương Lô:
- Toàn cảnh núi Hương Lô dưới phản quang của ánh nắng mặt trời.
Nhật chiếu Hương Lô sinh tử yên.“
- Những vẻ đẹp khác nhau của thác nước.
=> Kết hợp tài tình giữa cái thực & cái ảo, thể hiện cảm giác kì diệu do hình ảnh thác nước gợi lên trong tâm hồn lãng mạn Lí Bạch.
“Dao khan bộc bố quải tiền xuyên.”
 - Vẻ đẹp tráng lệ.
=> So sánh thác nước như dải lụa trắng treo lên giữa vách núi và dòng sông.
“Phi lưu trực há tam thiên xích.”
- Vẻ đẹp hùng vĩ.
=> Phóng đại, liên tưởng, tưởng tượng, tốc độ mạnh mẽ, dữ dội của dòng thác.
“Nghi thị Ngân Hà lạc cửu thiên.”
- Vẻ đẹp huyền ảo.
=> Sử dụng ngôn ngữ giàu hình ảnh, so sánh, phóng đại, tưởng dòng thác như dải Ngân Hà rơi.
2- Tâm hồn thi nhân:
- Trí tưởng tượng bay bổng trước cảnh đẹp của quê hương, đất nước.
- Tình yêu thiên nhiên đằm thắm. 
* Ý nghĩa văn bản:
Xa ngắm thác núi Lư là bài thơ khắc họa được vẻ đẹp kì vĩ, mạnh mẽ của thiên nhiên & tâm hồn phóng khoáng, bay bổng của nhà thơ.
III - Tổng kết:
 (Ghi nhớ:SGK/ 112).
Hoạt động 6: Luyện tập
 Em hãy nêu cảm nghĩ trước vẻ đẹp của thác núi Lư?
3- Hướng dẫn tự học & chuẩn bị bài mới: 
 a- Hướng dẫn tự học: 
 Nhận xét về hình ảnh thiên nhiên trong bài thơ.
b- Chuẩn bị bài mới: 
 - Soạn bài: “Từ đồng nghĩa” 
 + Trả lời Câu hỏi/ sgk: 
 + Thế nào là từ đồng nghĩa?
 + Có mấy loại từ đồng nghĩa? Cách sử dụng?
* Rút kinh nghiệm:
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
 HDĐT: ĐÊM ĐỖ THUYỀN Ở PHONG KIỀU
 ( Phong Kiều dạ bạc ) Trương Kế
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Bài học sinh ghi
Hoạt động 1: Tìm hiểu tiểu sử tác giả:
Hướng dẫn cách đọc văn bản.
Hoạt động 2: Tìm hiểu văn bản.
Câu hỏi: Hai câu thơ đầu, cảnh vật được miêu tả ntn? Em có nhận xét gì về khung cảnh đó?
Câu hỏi: Hai câu thơ cuối có nhắc đến hình ảnh, âm thanh nào không?
Câu hỏi: Qua bài thơ, em thấy tâm trạng của người lữ khách ntn?
* GV: cung cấp thêm bài thơ của Đỗ Phủ để HS mở rộng kiến thức.
Hoạt động 3: Tổng kết bài.
Câu hỏi: Nêu ý nghĩa bài thơ?
Câu hỏi: Cho biết nghệ thuật được sử dụng trong bài?
- Đọc mục b/ chú thích/SGK.
- Đọc văn bản với giọng điệu buồn thương, sầu vắng, thể hiện nỗi nhớ quê hương.
- Phân tích văn bản.
- Tả ánh trăng xế, đã về khuya. Tiếng quạ kêu trong đêm gợi tâm trạng buồn.
“Tức cảnh sinh tình.”
“Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ.”
- Hình ảnh ngôi chùa nửa đêm ngân lên tiếng chuông làm người lữ khách giật mình tỉnh giấc.
- Buồn vì xa quê.
=> Ngắm cảnh Phong Kiều vào ban đêm.
=> Cô đơn, nhớ nhà.
 Tuyệt cú
Hai cái oanh vàng kêu liễu biếc
Một đàn cò trắng vút trời xanh
Tuyết núi nghìn năn song in sắt
Muôn dặm thuyền ngô cửa rập rình.
 (Đỗ Phủ)
- Bài thơ thể hiện một tình yêu sâu nặng đối với quê hương.
- Kết hợp hai thủ pháp nghệ thuật truyền thống của thơ Đường là dùng động để tả tĩnh, mượn âm thanh để truyền hình ảnh.
I - Giới thiệu chung:
- Trương Kế người Tường Châu, tỉnh Hà Bắc.
- Đỗ tiến sĩ, làm chức quan nhỏ.
- Thơ ông thường tả phong cảnh là chủ yếu.
II- Tìm hiểu văn bản:
 1- Cảnh đêm trăng ở bến Phong Kiều:
- Hình ảnh: trăng xế, sương dầy, ngôi chùa vắng vẻ
- Âm thanh: tiếng quạ, tiếng chuông chùa.
=> Từ ngữ gợi hình tượng âm thanh.
 2- Tâm trạng người lữ khách:
- Không gian: êm ả, buồn bã, tĩnh mịch.
- Tâm trạng: buồn, thao thức không ngủ được của người lữ khách trong đêm đỗ thuyền ở bến Phong Kiều.
III- Tổng kết:
Bài thơ thể hiện một cách sinh động cảm nhận qua những điều nghe thấy, nhìn thấy của một khách xa quê đang thao thức không ngủ trong đêm đỗ thuyền ở bến Phong Kiều.
 * Củng cố: 
 - Cho biết tâm trạng của người lữ khách trong đêm đỗ thuyền ở bến Phong Kiều?
 - Nêu ý nghĩa bài thơ? Bài thơ được làm theo thể thơ nào?
 * Rút kinh nghiệm:
Tuần 9
Tiết 35
Ngày soạn:...............
Ngày dạy:
	 TV:TỪ ĐỒNG NGHĨA
I - MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
 1- Kiến thức:
 - Khái niệm từ đồng nghĩa.
 - Từ đồng nghĩa hoàn toàn & đồng nghĩa không hoàn toàn.
 2- Kỹ năng:
 - Nhận biết từ đồng nghĩa trong văn bản.
 - Phân biệt từ đồng nghĩa hoàn toàn & từ đồng nghĩa không hoàn toàn.
 - Sử dụng từ đồng nghĩa phù hợp với ngữ cảnh.
 - Phát hiện lỗi & chữa lỗi dùng từ đồng nghĩa.
 * Các kỹ năng sống: 
 - Ra quyết định: lựa chọn cách sử dụng từ đồng nghĩa phù hợp với thực tiễn giao tiếp.
 - Giao tiếp: trình bày suy nghĩ, ý tưởng, thảo luận & chia sẻ những ý kiến cá nhân về cách sử dụng từ đồng nghĩa.
 3- Thái độ:
II – CHUẨN BỊ:
 - GV: Giáo án, SGK, bảng phụ.
 - HS: SGK, vở bài soạn.
III - PHƯƠNG PHÁP:
 - Phân tích các tình huống mẫu:
 - Thực hành có hướng dẫn:
 - Động não: suy nghĩ, phân tích các ví dụ.
IV - TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG:
 1- Kiểm tra bài cũ:
 - Cho biết các lỗi về quan hệ từ? 
 - Trong các câu sau câu nào dùng sai quan hệ từ?
a) Tôi với nó cùng chơi!
b) Trời mưa to và tôi vẫn đến trường.
c) Nó cũng ham đọc sách như tôi.
d) Gía hôm nay trời không mưa thì thật tốt. 
Bài mới: 
Hoạt động 1: Giới thiệu bài: Khi nói và viết chúng ta phải thận trọng vì có những từ phát âm giống nhau nhưng nghĩa lại hoàn toàn khác xa nhau. Trái lại có những từ phát âm khác nhau lại có những nét nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau mà ta sẽ gọi là từ đồng nghĩa. Vậy thế nào là từ đồng nghĩa? Có mấy loại, chúng ta dùng như thế nào cho chính xác? Muốn hiểu rõ điều này, ta cùng tìm hiểu trong tiết học hôm nay.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Bài học sinh ghi
 Hoạt động 2: Tìm hiểu bài
Tìm hiểu thế nào là từ đồng nghĩa?
- Cho HS đọc câu 1,2 ở phần I.(Bản dịch thơ: Xa ngắm thác Núi Lư)
Câu hỏi: Tìm các từ đồng nghĩa của mỗi từ: “rọi, trông” với nghĩa ở trong bài thơ?
Câu hỏi: Qua tìm nghĩa của các từ trên có giống nhau không? Và được gọi là từ gì?
Câu hỏi: Vậy từ đồng nghĩa là gì?
- Giáo viên: gọi HS cho một số từ đồng nghĩa mà em biết.
- GV chuyển ý: Do đặc điểm của từ đồng nghĩa là chỉ cùng một sự vật, hiện tượng biểu thị cùng một khái niệm và có sắc thái như nhau, nhưng có một số trường hợp lại biểu thị sắc thái khác nhau.
Tìm hiểu các loại từ đồng nghĩa.
- Giáo viên ghi ví dụ lên bảng phụ.
Câu hỏi: So sánh nghĩa của hai từ: “quả & trái” trong hai ví dụ trên ? Ý nghĩa hai từ này có giống nhau không? 
Câu hỏi: Em có thể thay thế từ: “trái & quả” cho nhau ở hai ví dụ trên được không? Vì sao?
- GV gọi HS tìm thêm ví dụ đồng nghĩa hoàn toàn.
- GV cho HS đọc Ví dụ2:
Câu hỏi: Nghĩa của hai từ: “bỏ mạng & hi sinh” ở trong hai câu thơ trên có chỗ nào giống nhau, chỗ nào khác nhau?
Câu hỏi: Hai từ trên có thể thay thế cho nhau được không?
Câu hỏi: Qua phân tích trên, em hiểu thế nào là đồng nghĩa hoàn toàn và đồng nghĩa không hoàn toàn?
Sử dụng từ đồng nghĩa 
* Giáo viên: Khi sử dụng từ đồng nghĩa chúng ta cần chú ý phải biết lựa chọn từ ngữ cho phù hợp sắc thái biểu cảm.
 => Chúng ta sẽ tìm hiểu cách sử dụng từ đồng nghĩa cho đúng.
- Từ hai VD ở mục II GV hỏi:
Câu hỏi: Ta có thể thay thế từ: “trái” bằng từ nào?
Câu hỏi: Ta có thể thay thế từ: “hi sinh” bằng từ: “bỏ mạng” được không?
Câu hỏi: Vậy khi nói, viết chúng ta cần chú ý những vấn đề gì khi dùng từ đồng nghĩa? 
- Đọc mục I/ SGK.
- Ví dụ 1: Rọi = chiếu, soi. 
- Ví dụ2: Trông = ngó, dòm, liếc.
- Trông : nhìn để nhận biết.
- Trông: coi sóc, giữ gìn cho yên ổn.
- Mong: hy vọng, trông vọng.
- Nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau.
=> Từ đồng nghĩa. 
- Đọc ghi nhớ.
- Mùa hè / mùa hạ ; Ngô/ bắp ; Ăn / xơi ; Bông / hoa 
- Đọc mục II/ SGK.
- Quả và trái nghĩa giống nhau hoàn toàn. 
Vì sắc thái ý nghĩa của hai từ này giống nhau.
- Ta có thể thay thế cho nhau được vì hai từ này nghĩa hoàn toàn giống nhau.
 => Hai từ này được gọi là từ đồng nghĩa hoàn toàn.
- Bố = cha, tía, thầy, ba.
- Mẹ = má, u, bầm, mạ.
- Đọc Ví dụ 2/sgk.
=> Giống: chỉ cái chết.
=> Khác: về sắc thái ý nghĩa.
+ Bỏ mạng: cái chết khinh bỉ (vô ích).
+ Hi sinh: cái chết được kính trọng (chết vì nghĩa vụ cao cả).
- Không được: mặc dù chúng có nghĩa giống nhau nhưng sắc thái ý nghĩa khác nhau.
=> Đồng nghĩa không hoàn toàn.
- Đồng nghĩa hoàn toàn không phân biệt sắc thái.
- Đồng nghĩa không hoàn toàn có sắc thái ý nghĩa khác nhau.
- Đọc mục III/ SGK.
- Thay từ: trái = quả.
- Không được vì hai từ này mang sắc thái ý nghĩa khác nhau.
=> Học sinh phát biểu ghi nhớ 
 (sgk / 115) 
I - Thế nào là từ đồng nghĩa.
- Ví dụ 1: Rọi = chiếu, soi. 
- Ví dụ 2: Trông:
 a)	Trông: nhìn để nhận biết.
 => Trông: nhìn, ngắm, ngó, dòm, liếc 
 b)	Trông: coi sóc, trông nom.
 c)	 Mong = hy vọng, trông mong, trông ngóng, trông đợi.
 => Nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau.
 => Từ đồng nghĩa.
 * Ghi nhớ 1: sgk/ 114.
II - Các loại từ đồng nghĩa:
- Ví dụ 1: Qủa = trái: nghĩa giống nhau không phân biệt sắc thái ý nghĩa.
=> Đồng nghĩa hoàn toàn.
- Ví dụ 2: Bỏ mạng = hy sinh:nghĩa giống nhau, có sắc thái nghĩa khác nhau. 
=> Đồng nghĩa không hoàn toàn.
* Ghi nhớ 2: sgk / 114.
III- Sử dụng từ đồng nghĩa
- Ví dụ 1: Chim xanh ăn trái xoài xanh. 
=> Thay từ: “quả” được.
- Ví dụ 2: Trước sức tấn công của quân Tây Sơn hàng vạn quân Thanh đã bỏ mạng.
=> Thay từ: “hy sinh” không được.
* Ghi nhớ 3:sgk / 115.
Hoạt động 3: IV - Luyện tập: 
 Bài tập 1: Tìm từ Hán Việt đồng nghĩa với các từ sau: 
	- Gan dạ : dũng cảm 	- chó biển : hải cẩu.
	- Nhà thơ : thi sỹ 	- đòi hỏi : yêu cầu.
	- Mổ xẻ : phẫu thuật. 	- năm học : niên khoá.
	- Của cải : tài sản. 	- loài người: nhân loại.
	- Nước ngoài: ngoại quốc. 	- thay mặt : đại diện. 
Bài tập 2: Tìm từ gốc ấn - âu đồng nghĩa với các từ sau đây:
	- Máy thu thanh = ra- đi- ô.
	- Sinh tố = vi ta min 
	- Xe hơi = ô tô.
	- Dương cầm = pi - a - nô.
Bài tập 3: Tìm từ địa phương đồng nghĩa với từ toàn dân.
 	- Bắp - ngô; Ba - tía; Khoai sắn - mì; Thìa - muỗng; 
- Heo - lợn; Mẹ - má; Chén - bát; Trái - quả.
Bài tập 4: Tìm từ đồng nghĩa thay thế cho các từ gạch chân của các câu sau:
	-  tôi đã đưa  (trao)
	- Bố tôi đưa  (tiễn).
	- Cậu ấy gặp khó khăn một tí đã kêu. (rên).
	- Anh đừng làm như thế người ta nói cho đấy. (trách).
	- Cụ ốm nặng đã đi hôm qua rồi. (mất). 
Bài tập 5: Phân biệt nghĩa của các từ trong nhóm đồng nghĩa sau đây: 
	- Ăn, xơi, chén: cho thức ăn vào miệng.
 + Ăn: sắc thái bình thường.
 + Xơi: lời xã giao.
 + Chén: thân mật.
	- Cho, tặng, biếu: trao cái gì cho ai đã trọn người sử dụng.
 + Cho: người trao vật có ngôi thứ cao hơn hoặc ngang với người nhận. 
 + Tặng: không phân ngôi thứ: ý khen gợi, khuyến khích.
 + Biếu: người trao vật có ngôi thứ cao hơn hoặc ngang bằng người nhận có thái độ kính trọng.
	- Yếu đuối yếu ớt: 
 + Yếu đuối: thiểu hẳn sức mạnh về thể chất hoặc tinh thần.
 + Yếu ớt: yếu đến mức sức lực hoặc tác dụng coi như không đáng kể.
Bài tập 6: Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống:
 - Thành quả/ thành tích.
 - Nghĩa vụ/ nhiệm vụ.
 - Giữ gìn/ bảo vệ.
Bài tập 8: Đặt câu:
- Bình thường/ tầm thường; Kết quả/ hậu quả.
Bài tập 9: Chữa các từ dùng sai:
- Hưởng lạc => hưởng thụ.
- Bao che => che chở.
- Giảng dạy => dạy.
- Trình bày => trưng bày.
3- Củng cố:
 - Từ đồng nghĩa là gì? Có mấy loại từ đồng nghĩa?
 - Nêu cách sử dụng từ đồng nghĩa?
4- Hướng dẫn tự học & chuẩn bị bài mới:
 a- Hướng dẫn tự học:
 Tìm trong một số văn bản đã học những cặp từ đồng nghĩa.
 b- Chuẩn bị bài mới:
 - Soạn bài: “Cách lập dàn ý của bài văn biểu cảm”.
 + Trả lời câu hỏi theo yêu cầu của sgk.
 + Xem trước phần luỵên tập.	
* Rút kinh nghiệm: 
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Tuần 9
Tiết 36
Ngày soạn:...............
Ngày dạy:
TLV:CÁCH LẬP Ý CỦA BÀI VĂN BIỂU CẢM
I - MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
 1- Kiến thức:
 - Ý & cách lập ý trong bài văn biểu cảm.
 - Những cách lập ý thường gặp của bài văn biểu cảm.
 2- Kỹ năng:
 Biết vận dụng cách lập ý hợp lí đối với các đề văn cụ thể. 
 3- Thái độ: 
II – CHUẨN BỊ:
 - GV: Giáo án, SGK, bảng phụ.
 - HS: SGK, vở bài soạn.
III - PHƯƠNG PHÁP:
IV - TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG:
Kiểm tra bài cũ: 
 - Thế nào là văn biểu cảm? 
 - Nhắc lại đặc điểm của văn biểu cảm? 
Bài mới: 
 Hoạt động 1: Giới thiệu bài: 
Khi thực hiện bài viết số 2 phần lớn các em đã biết dựa vào dàn ý khái quát, dàn ý cụ thể để làm phong phú thêm ý của mình. Biết nêu cảm xúc đối với loài cây để làm bài văn. Điều này chứng tỏ văn biểu cảm có nhiều cách lập ý, để giúp các em mở rộng phạm vi và kỹ năng biểu cảm. Hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu “Cách lập ý của bài văn biểu cảm”.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Bài học sinh ghi
Hoạt động 2: Tìm hiểu bài
Tìm hiểu cách lập ý.
Tìm hiểu đoạn văn về cây tre.
- GV gọi HS đọc đoạn văn: “Cây tre Việt Nam”.
Câu hỏi: Cây tre đã gắn bó con người Việt Nam qua công dụng của nó như thế nào? 
Câu hỏi: Tre luôn gắn bó và còn mãi với con người trong mọi hoàn cảnh. Hãy tìm những chi tiết cho thấy điều đó?
Câu hỏi: Dựa vào đặc điểm của tre mà người viết đã liên tưởng, tưởng tượng như thế nào? 
* Giáo viên: Từ đó, ta thấy khi ta gợi nhắc đến quan hệ với sự vật thì đó là cách ta bày tỏ tình cảm đối với sự vật.
=> Đoạn văn trên tác giả đã gợi nhớ đến quan hệ sự vật. 
Câu hỏi: Đoạn văn: “Cây tre Việt Nam” biểu cảm theo cách nào?
* Đoạn văn: “Người ham chơi” 
Câu hỏi: Tác giả đã say mê con gà như thế nào?
Câu hỏi: Việc hồi tưởng quá khứ đã gợi lên cảm xúc gì cho tác giả?
* Giáo viên: Trong văn bản: “Quê mẹ mến yêu” của Mai Văn Tạo cũng là hồi tưởng quá khứ và suy nghĩ về hiện tại.
 * Đoạn văn: “Những tấm lòng cao cả” 
Câu hỏi: Đoạn văn đã gợi những kỷ niệm gì về cô giáo?
Câu hỏi: Qua đoạn văn, ta thấy tác giả thể hiện tình cảm đối với cô giáo như thế nào?
C

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 9.doc