I. Mục tiêu cần đạt.
Giúp học sinh:
- Hiểu được thế nào là từ đồng âm.
- Có ý thức sử dụng từ đồng âm khi nói và viết.
1.Kiến thức :
- Khái niệm từ đồng âm.
- Việc sử dụng từ đồng âm.
2. Kĩ năng :
-Nhận biết từ đồng âm trong văn bản; phân biệt từ đồng âm với từ nhiều nghĩa.
- Đặt câu phân biệt từ đồng âm.
- Nhận biết hiện tượng chơi chữ bằng từ đồng âm .
TỪ ĐỒNG ÂM I. Mục tiêu cần đạt. Giúp học sinh: - Hiểu được thế nào là từ đồng âm. - Có ý thức sử dụng từ đồng âm khi nói và viết. 1.Kiến thức : - Khái niệm từ đồng âm. - Việc sử dụng từ đồng âm. 2. Kĩ năng : -Nhận biết từ đồng âm trong văn bản; phân biệt từ đồng âm với từ nhiều nghĩa. - Đặt câu phân biệt từ đồng âm. - Nhận biết hiện tượng chơi chữ bằng từ đồng âm . II. Chuẩn bị GV: Soạn bài, bảng phụ, tư liệu về các đoạn trích văn, thơ có từ đồng âm. HS: Học bài, soạn bài. III. Tiến trình dạy học 1. Ổn định : Điểm danh 2. Kiểm tra bài cũ: - Thế nào là từ trái nghĩa? Tác dụng của việc dùng từ trái nghĩa? - Cặp từ nào sau đây không phải là cặp từ trái nghĩa? A. li-hồi B. vấn-lai C. thiếu-lão D. tiểu-đại - Điền từ trái nghĩa thích hợp vào những câu sau: a. Khi vui muốn khóc, buồn tênh lại... b. Xét mình công ít, tội... c. Bát cơm vơi, nước mắt... Mới mười lăm tuổi đắng cay đã thừa. 3. Bài mới: GV lấy một ví dụ vui trong chơi chữ: rùa bò mấy chân? Cho học sinh hiểu từ bò theo nghĩa khác (con bò). Đó là nghệ thuật chơi chữ bằng cách lợi dụng từ đồng âm để làm cho câu văn có sự hấp dẫn, thú vị. Từ đồng âm là gì, cách sử dụng ra sao, hôm nay chúng ta sẽ ôn lại và mở rộng thêm. (ghi đề ) Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Ghi bảng Hoạt động 1: MT :Hình thành khái niệm từ đồng âm. PP: Quan sát, đàm thoại. TG : GV treo bảng phụ ghi các ví dụ: a. VD: - Con ngựa đang đứng bỗng lồng(1) lên. - Mua được con chim bạn tôi nhốt ngay vào lồng(2). b. Nhận xét : - Giải nghĩa từ lồng trong mỗi câu trên ? - Nghĩa của hai từ lồng đó có quan hệ với nhau như thế nào ? - Nhận xét điểm giống nhau giữa 2 từ đó? - Từ kết quả tìm hiểu trên, em hiểu thế nào là từ đồng âm ? - Hãy cho ví dụ về từ đồng âm. BÀI TẬP: Từ chân(1) và chân(2) trong các câu sau có phải là từ đồng âm không ? Vì sao ? - Sơn bị ngã nên đau chân(1). - Cái bàn này chân (2) bị gãy rồi. HĐ 2: MT: Tìm hiểu cách sử dụng từ đồng âm. a.Vd1: (lấy lại vd đầu) - Con ngựa đang đứng bỗng lồng(1) lên. - Mua được con chim bạn tôi nhốt ngay vào lồng(2). - Nhờ đâu mà em phân biệt được nghĩa của từ lồng trong 2 câu trên? b. Vd2: Đem cá về kho. -Nếu tách khỏi ngữ cảnh,em có thể hiểu câu trên thành mấy nghĩa ? - Em hãy thêm vào câu này 1 vài từ để câu trở thành đơn nghĩa ? -Như vậyđể tránh hiểu nhầm do hiện tượng từđồng âm gâyra, ta cần phải chú ý điều gì khi g/ tiếp ? * Bài tập nhanh: Ruồi đậu mâm xôi, mâm xôi đậu. Kiến bò đĩa thịt, đĩa thịt bò. Hãy xác định từ đồng âm trong ví dụ trên.( cho hs làm nhanh GV thu 5 bài nộp nhanh để chấm) Đọc câu chuyện? Anh chàng trong câu chuyện đã dùng biện pháp gì để không trả lại cái vạc cho người hàng xóm? Nếu em là viên quan xử kiện em sẽ làm gì để phân rõ phải trái? Nghe, ghi Chú ý Đọc - lồng(1): động từ chỉ hoạt động của con ngựa: nhảy dựng lên. - lồng(2): DT chỉ đồ vật làm bằng tre, nứa. kim loaithường để nhốt chim, gà + nghĩa khác xa nhau, không liên quan gì với nhau. + âm giống nhau. * HS trả lời : Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa khác xa nhau, không liên quan gì với nhau. -HS: Ra ngoài đường mua đường về nấu chè ăn. +Tôi vừa câu cá vừa ngâm một câu thơ. + chân(1) là bộ phận dưới cùng của cơ thể dùng để đi, đứng, chạy nhảy + chân(2) bộ phận dưới cùng của cái bàn, có tác dụng đỡ cho mặt bàn. * chân(1) và chân(2) chúng có nghĩa khác nhau, nhưng đều có chung một nét nghĩa làm cơ sở là bộ phận dưới cùng. à từ nhiều nghĩa + Nhờ vào ngữ cảnh trong câu ta phân biệt được nghĩa của các từ đồng âm . có thể hiểu thành 2 nghĩa: + kho: cách chế biến + kho: nơi để chứa, đựng. + Đem cá về mà kho. + Đem cá về nhập kho. *Trong giao tiếp phải chú ý đến ngữ cảnh để hiểu đúng nghĩa của từ và dùng từ với nghĩa nước đôi do hiện tượng đồng âm . cao lớn - cao cao hổ cốt số ba - ba ba mẹ nhà tranh - tranh tranh giành sang sông - sang sang trọng phương nam - nam nam giới sức lực - sức trang sức nhè ta - nhè khóc nhè ăn tuốt - tuốt tuốt lúa môi khô - môi Cái môi (vá ) * gốc:cổ : phần cơ thể nối đầu với thân mình : đau cổ, hươu cao cổ * chuyển: - cổ: phần giữa bàn tay với cánh tay : cổ tay - cổ: phần giữa miệng chai với thân chai * Mối liên quan: giữa các nghĩa đều có một nét chung giống nhau làm cơ sở: vị trí giữa hai bộ phận. b. Những từ đồng âm với DT cổ: + cổ đại ; thời đại xa xưa trong lịch sử. + cổ phần: phần vốn góp vào một tổ chức kinh doanh. - Chúng ta hãy ngồi vào bàn để bàn việc cắm trại - Chúng tôi vừa thấy một con sâu nằm sâu trong gốc cây. - Năm nay em tôi vừa tròn năm tuổi. 4. Thảo luận nhóm: HS thảo luân 3 phút sau đó trả lời. Anh này dùng biện pháp dùng từ ngữ đồng âm để lấy lí do không trả lại vạc cho người hàng xóm. Em sẽ hỏi rõ người mượn đã mượn của người hàng xóm cái vạc đồng hay là con vạc. Từ đó sẽ phân rõ phải trái. I. Thế nào là từ đồng âm ? Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa khác xa nhau, không liên quan gì với nhau. Lưu ý: Phân biệt từ đồng âm với từ nhiều nghĩa. II.Sử dụng từ đồng âm. Trong giao tiếp phải chú ý đầy đủ đến ngữ cảnh để tránh hiểu sai nghĩa của từ hoặc dùng từ với nghĩa nước đôi do hiện tượng đồng âm. II. Luyện tập: 1/(136) 2,(136) a.Tìm các nghĩa khác nhau của DT cổ: b. Tìm từ đồng âm với danh từ cổ: 3. Đặt câu : 4. - Biện pháp: -Cách giải quyết: 4. Củng cố: Hãy giải thích nghĩa của các từ đồng âm trong những câu sau: - Con ngựa đá con ngựa đá. - Bộ quần áo trên giá kia giá bao nhiêu. Tìm những từ chứa các tiếng đồng âm theo mẫu: Bàn: bàn bạc, bàn ghế. a. đào: b. cao: c. sơn: d. đường: 5. Dặn dò: Học bài, soạn bài mới: Các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn bản biểu cảm. * Rút kinh nghiệm
Tài liệu đính kèm: