Giáo án Ngữ Văn 7 - Tuần 11 - Trần Thụy Phương - Trường THCS Phúc Đồng

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

Giúp HS :

1. Kiến thức:

- Cảm nhận được tinh thần nhân đạo và lòng vị tha cao cả của nhà thơ Đỗ Phủ.

- Bước đầu thấy được vị trí và ý nghĩa của những yếu tố miêu tả, tự sự trong thơ trữ tình.

- Thấy được đặc điểm của bút pháp ĐP qua những dòng thơ miêu tả, tự sự.

2. Rèn kỹ năng: Đọc, phân tích bản dịch thơ trữ tình Tsự.

3. Giáo dục học sinh: Lòng thương yêu đồng loại.

4. Tích hợp: TV: Từ Hán Việt; TLV : Kẻ nghèo;Yếu tố Tsự, miêu tả trong văn biểu cảm.

TS, trữ tình.

B. CHUẨN BỊ

1. GV : Soạn GA, ảnh chân dung Đỗ Phủ, bình giảng ngữ văn 7

2. HS : Soạn bài

C. KHỞI ĐỘNG

1. Kiểm tra bài cũ:

- Đọc diễn cảm thuộc lòng bản phiên âm và dịch thơ của hai bài "Hồi tưởng ngẫu thư" và "Tĩnh dạ tứ".

- So sánh các biểu lộ tình yêu quê hương ở hai bài có gì khác?

2. Bài mới:

Với bài 10, chúng ta đã được làm quen với hai nhà thơ nổi tiếng đời Đường ở Trung Quốc là Lý Bạch và Hạ Trí Chương. Bài học hôm nay sẽ giúp các em biết thêm một nhà thơ nổi tiếng nữa của đời Đường. Đó là Đỗ Phủ người đã từng được mệnh danh là "Thánh thơ".

D. TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

 

doc 11 trang Người đăng nguyenphuong Lượt xem 1568Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ Văn 7 - Tuần 11 - Trần Thụy Phương - Trường THCS Phúc Đồng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 5 / 11	Ngày dạy: 19 / 11
Tiết 41: Bài ca nhà tranh bị gió thu phá
(Mao ốc vị thu phong sở phá ca)
 Đỗ Phủ
A. Mục tiêu cần đạt
Giúp HS :
1. Kiến thức: 
- Cảm nhận được tinh thần nhân đạo và lòng vị tha cao cả của nhà thơ Đỗ Phủ.
- Bước đầu thấy được vị trí và ý nghĩa của những yếu tố miêu tả, tự sự trong thơ trữ tình.
- Thấy được đặc điểm của bút pháp ĐP qua những dòng thơ miêu tả, tự sự.
2. Rèn kỹ năng: Đọc, phân tích bản dịch thơ trữ tình Tsự.
3. Giáo dục học sinh: Lòng thương yêu đồng loại.
4. Tích hợp: TV: Từ Hán Việt; TLV : Kẻ nghèo;Yếu tố Tsự, miêu tả trong văn biểu cảm.
TS, trữ tình.
B. Chuẩn bị
1. GV : Soạn GA, ảnh chân dung Đỗ Phủ, bình giảng ngữ văn 7
2. HS : Soạn bài 
C. Khởi động
1. Kiểm tra bài cũ: 	
- Đọc diễn cảm thuộc lòng bản phiên âm và dịch thơ của hai bài "Hồi tưởng ngẫu thư" và "Tĩnh dạ tứ".
- So sánh các biểu lộ tình yêu quê hương ở hai bài có gì khác?
2. Bài mới: 
Với bài 10, chúng ta đã được làm quen với hai nhà thơ nổi tiếng đời Đường ở Trung Quốc là Lý Bạch và Hạ Trí Chương. Bài học hôm nay sẽ giúp các em biết thêm một nhà thơ nổi tiếng nữa của đời Đường. Đó là Đỗ Phủ người đã từng được mệnh danh là "Thánh thơ".
D. Tiến trình các hoạt động dạy và học
Hoạt động của giáo viên – học sinh
Nội dung cần đạt
HĐ1 : Hướng dẫn tìm hiểu tác giả, thể thơ
?1: Dựa vào chú thích *, em hãy giới thiệu đôi nét về tác giả Đỗ Phủ và tác phẩm?
H: Một em đọc chú thích˜, 
G:(bổ sung): Bởi cuộc nội chiến mà xã hội Trung Quốc rối ren, nhân dân lâm vào cảnh loạn lạc, cơ cực. Đỗ Phủ và gia đình cũng không tránh khỏi thảm cảnh đó. Con trai bị chết đói, bản thân tác giả cũng qua đời trong đói rét, bệnh tật trên một chiếc thuyền nan.
Thơ Đỗ Phủ mang tính hiện thực và chứa chan tinh thần nhân đạo. Ông đã để lại cho đời hơn 1400 bài thơ. Ông đã được đánh giá là nhà thơ hiện thực lớn nhất trong lịch sử thơ ca cổ TQ.
?2: Đọc phần chú thích, em có biết bài thơ được sáng tác trong hoàn cảnh nào không?
H: Trả lời cá nhõn
G: (Hướng dõ̃n Cách đọc): + Giọng vừa kể, vừa tả, vừa bộc lộ cảm xúc bất lực, buồn bã, cay đắng (3 khổ đầu).
 + Khổ cuối giọng phấn chấn hơn.
G: Đọc mẫu đ một học sinh đọc lại.
?3: Quan sát bài thơ, em thấy thể thơ của bài thơ có gì khác với các thể thơ mà chúng ta đã tìm hiểu?
H: Trả lời cá nhõn
?4: Bài thơ gồm mấy phần? ND của mỗi phần là gì?( Bài thơ có mấy khổ, số câu trong khổ; số chữ trong câu có gì đặc biệt?)
H: Trao đụ̉i, thụ́ng nhṍt
ị Bài có 3 đoạn 5 câu; 1 đoạn: 8 câu, đoạn cuối số chữ trong câu nhiều hơn 7 chữ đ Đây là hiện tượng hiếm thấy trong thơ ca cổ Trung Quốc.
Có hai cách chia đoạn của bài thơ như sau: Cách 1: Chia làm 4 đoạn căn cứ vào hình thức cách quãng của bài thơ.
Cách 2: Chia làm 2 phần.
P1: 18 câu đầu (chia 3 đoạn nhỏ theo 3 hình thức ngắt đoạn)
P2: 5 câu cuối.
ị Bài thơ có nhiều cách chia, song để làm nổi bật nội dung, TT của bài thơ, ta chọn cách 2 để PT.
HĐ2 : Hướng dẫn tìm hiểu ND của bài thơ
H: Đọc 3 khổ thơ đầu
?5: Ba khổ thơ em vừa đọc đã diễn tả những nỗi khổ cực nào của tác giả?
H: Phát biểu cá nhân
?6: ở K1, sự tàn phá ghê gớm của gió thu đã được gợi tả qua những từ ngữ nào? Những từ ngữ này có tác dụng gì trong việc thể hiện nội dung và biểu cảm?
H: Trao đụ̉i, thụ́ng nhṍt
đ Đọc K1 ta hình dung rất rõ cảnh gió thu thổi mạnh làm tốc mái nhà của "thánh thơ" Đỗ Phủ ; những tấm cỏ tranh dùng lợp nhà bay sang bờ sông, bên kia, treo trên ngọn cây rừng, nhào xuống lòng mương nước. Cảnh tượng diễn ra thật kinh hoàng. Khổ thơ tả là chính, song vẫn toát ra nỗi khiếp sợ của nhà thơ.
?7: Đọc K2 - tác giả kể lại cảnh tượng gì?
H: Trả lời cá nhõn
?8: Trong lúc tác giả đang bàng hoàng khi căn nhà yêu dấu của mình bị gió thu cuốn đi, thì bọn trẻ đã có những hành động gì? Trước những hành động vô tâm ấy của lũ trẻ, nhà thơ đã có hành động và tâm trạng gì?
H: Phát hiợ̀n trao đụ̉i
à Hai hình ảnh đối lập được kể ra ở khổ thơ này thật đáng thương tâm: trong khi lũ trẻ vô tâm đua nhau cướp những tấm tranh vừa bị gió cuốn xuống, chạy đi thì ông già Đỗ Phủ tay chống gậy, miệng gào thét thảm thiết mong đổi lại những tấm tranh mà không được, cuối cùng "thánh thơ" cũng đành mang "lòng ấm ức" trở về nhà. Đến đây ta hiểu nỗi khổ của tác giả đã mỗi lúc một tăng.
H: Đọc khụ̉ 3
?9: Tiếp sau hai nỗi khổ trên, tác giả kể tiếp cho chúng ta nghe nỗi khổ gì mà ông và gia đình phải nếm trải? Nỗi khổ đó được tác giả miêu tả cụ thể như thế nào? ? Những chi tiết này gợi tả nỗi khổ của nhà thơ như thế nào?
H: Phátbiểu cá nhân
G: Đọc 2 câu thơ cuối của khổ thơ này ta thấy tác giả không chỉ cho ta biết nỗi khổ của ông vì phải chịu một đêm mưa lạnh, nhà dột mà còn cho chúng ta biết một điều nữa. Dựa vào phần CT1, em hãy cho biết, qua 2 câu thơ này tác giả còn muốn nói điều gì?
H: Thảo luận
G: Hình ảnh "đêm dài" vừa tả thực cái đêm đen mưa gió lúc ấy vừa ẩn dụ cho tình hình đất nước và chiến đấu nhà thơ vào những năm phải lưu lạc, li hương vì cảnh nội chiến. Câu hỏi tu từ ở cuối khổ thơ vừa giãi bày nỗi cay đắng của nhà thơ vừa ngầm lên án giai cấp thống trị bấy giờ quá hèn kém để xảy ra nạn binh đao khiến nhân dân TQ phải sống một kiếp sống lầm than, ướt át, tối tăm.
Như vậy, qua 3 khổ thơ vừa phân tích, ta thấy tác giả vừa miêu tả, vừa kể về một trận gió mưa mùa thu tàn phá căn nhà của mình, vừa kín đáo dựng lên bức tranh XHTQ đầy li loạn thời kì nhà Đường lúc bấy giờ. Qua đó, tác giả cất lên tiếng nói xót xa cho thân phận mình nói riêng và cho NDTQ nói chung trước những thiên tài và những tai ương do con người gây ra. Đọc 3 khổ thơ, ta thấy hình như mỗi dòng thơ là một dòng nước mắt của một con người đáng kính; một người luôn lo lắng cho vận dân, vận nước. Và dòng nước mắt ấy cứ tuôn ra mãi...
H: Đọc khụ̉ cuụ́i
?10: Đọc khổ thơ cuối cùng và cho biết ở khổ thơ này tác giả có tiếp tục than thở nữa không?
H: Phát biểu cá nhân
?11: Không than thở nữa thì tác giả muốn nói điều gì? Đỗ Phủ ước điều gì ? Và em có nhận xét gì về ước mơ ấy của nhà thơ? 
H: Phát biểu cá nhân
?12: Đọc 2 câu thơ kết bài và cho biết em cảm nhận được điều gì sau khi đọc xong 2 câu thơ này.
H: Phát biểu cá nhân 
 Học sinh khá
?13: Ước mơ và tấm lòng cao cả của nhà thơ được biểu đạt trực tiếp và gián tiếp?
H: PB cá nhân
ị Bằng cách biểu cảm trực tiếp ở khổ thơ cuối, tác giả đã giãi bày khát vọng lớn lao củamình. Ước mơ ấy tuy mang màu sắc ảo tượng bên mình nhưng rất chân thực và bản tính nhân hậu của một thi sĩ luôn gắn bó với đời, luôn quan tâm và mong muốn nhân dân được ấm no, hạnh phúc.
?14: Giả thử không có 5 dòng thơ cuối thì ý nghĩa, giá trị biểu cảm của bài thơ sẽ như thế nào?
H: Thảo luận
đ Sẽ giảm đi vì chỉ nói được nỗi khổ của tác giả mà không thể hiện được tình cảm, tấm lòng cao cả của nhà thơ.
?15: Đến đây, em thấy bố cục hai phần của bài thơ có quan hệ với nhau như thế nào?
ị Chặt chẽ, tác giả đi từ nỗi khổ đau riêng của mình, mình nói lên ước mơ cao cả. Từ nỗi đau của bản thân mà liên hệ đến nỗi đau của quảng đại những người nghèo khổ trên thế gian. Ông đã đặt nỗi khổ của người khác lên trên nỗi khổ của mình. Chính điều đó làm nên giá trị hiện thực và nhân đạo cao cả của bài thơ. - Tấm lòng của bậc thánh nhân
HD 3 : Hướng dẫn tổng kết
? Em cảm nhận được những điều gì qua việc phân tích bài thơ này?
H: PB cá nhân
H: Đọc ghi nhớ (SGK, 134)
Đọc diễn cảm bài thơ, đọc đoạn văn về Đỗ Phủ.
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả (721 – 770)
1. Tác giả: Đỗ Phủ (712 - 770)
- Nhà thơ nổi tiếng TQ đời Đường - Bác thánh thơ. 
- Đề tài: Phản ánh một cách chân thực sâu sắc bộ mặt lịch sử đương thời.
- Có một (t) ngắn làm quan nhưng gần như suốt đời sống trong cảnh đau khổ, bệnh tật.
2. Tác phẩm.
* Hoàn cảnh sáng tác: Năm 760 khi ông đã cáo quan về sống ở Thành Đô, thư phủ tỉnh Phú Xuyên.
* Thể thơ: Cổ thể (Cổ phong).
(+ Ra đời trước đời Đường.
 + Vần, nhịp, câu, chữ khá và do phóng khoáng không bắt buộc phải theo niêm luật chặt chẽ như thơ Đường.)
* Bố cục:
 - P1 (K1, 2, 3): Những nỗi khổ cực của tác giả.
+ K1: Nỗi khổ vì các lớp tranh của căn nhà bị gió thu cuốn đi (miêu tả và tự sự).
+ K2: Nỗi khổ, ấm ức vì tranh bị trẻ con cướp đi (tự sự và biểu cảm).
+ K3: Nỗi khổ vì đêm mưa lạnh, nhà dột (miêu tả và biểu cảm).
 - P2: (K4) ước mơ cao đẹp của tác giả.
(Biểu cảm trực tiếp)
II. Phân tích
1. Những nỗi khổ của nhà thơ nghèo Đỗ Phủ.
 a. Nỗi khổ khi các lớp tranh của căn nhà bị gió thu cuốn đi.
à từ ngữ gợi Hình, gợi cảm: thét, cuộn, rải khắp, treo tót, quay lộn.
 ố Sự phá hoại ghê gớm của cơn gió mạnh
 Nỗi kinh hoàng của tác giả.
 b. Nỗi khổ tranh bị trẻ con cướp đi.
- Bọn trẻ.
 + Khinh gia chủ già
 + X cướp giật.
 + Cắp tranh đi tuốt.
Nhà thơ Đỗ Phủ miệng gào thét chống gậy quay về lòng ấm ức.
ố Thể hiện hành động, tâm trạng bất lực, đau xót ấm ức của tác giả.
b. Nỗi khổ vì đêm mưa lạnh, nhà dột.
- Chiều đ gió thu thổi mạnh.
- Đêm đ mưa thu đổ xuống, kéo dài không dứt.
- Nhà đ dột khắp nơi.
- Đắp chăn cũ đ lạnh tựa sắt.
- Con đ quậy phá.
- Ông già Đỗ Phủ mất ngủ.
ố Gợi tả nỗi khổ dồn dập, nỗi khổ tăng lên gấp bội.
2. Ước mơ của nhà thơ.
-Ước có một gian nhà rộngđ Che khắp thiên hạ. 
à Khát vọng lớn lao cao đẹp.
ố Thể hiện tấm lòng vị tha (chỉ nghĩ đến người khác).
 - 2 câu kết: Tinh thần nhân đạo của Đỗ Phủ (Thương người, mong mọi người hạnh phúc).
III. Tụ̉ng kờ́t:
 *Ghi nhớ (SGK, 134)
IV.Luyện tập.
1. Đọc diễn cảm bài thơ.
2. BT 2: Kể xuôi bài thơ.
E. Dặn dò
- Soạn hai bài thơ: Cảnh khuya , Rằm tháng giêng.
Ngày sọan: 11 /11	Ngày dạy: 21 / 11
Tiết 42 : Kiểm tra văn
A. Mục tiêu cần đạt
- Học sinh thuộc lòng các văn bản trữ tình dân gian và trung đại từ bài 4 đến bài 10
- Nắm được nội dung cơ bản về tư tưởng và nghệ thuật trong các văn bản đó
B. Chuẩn bị
1. GV : Đề bài, đáp án.
2. HS : Ôn luyện
C. Khởi động
1. Kiểm tra
2. Bài mới
D. Tiến trình các hoạt động dạy và học
Đề bài trong sổ lưu đề
E. Dặn dò 
- Thu bài chấm
- Nhận xét giờ làm bài của học sinh
- Chuẩn bị bài tiếp theo
Ngày soạn: 11 /11	Ngày dạy: 21 / 11
Tiết 43 : Từ đồng âm
A. Mục tiêu cần đạt
Giúp HS :
1. Kiến thức: - Hiểu :Thế nào là từ đồng tâm. 
 - Cách xác định nghĩa của từ đồng tâm.
 - Có thái độ cẩn trọng, tránh gây nhầm lẫn, khó hiểu do hiện tượng Đ.âm
2. Rèn kỹ năng: Nhận biết, sử dụng đúng, hợp lý từ đồng âm trong nói và viết.
3. Tích hợp: 	 VB: Bài ca nhà tranh bị gió thu phá.
TLV: Sử dụng đồng âm trong văn tự sự, miêu tả, biểu cảm.
B. Chuẩn bị
1. GV : Soạn GA, cuốn “ Từ vựng ngữ nghĩa ”
2. HS : Soạn bài 
C. Khởi động 
1. Kiờ̉m tra : - Tìm trong khổ thơ một bài thơ: "Bài ca nhà tranh bị gió thu phá" những từ 
 trái nghĩa? Nêu tác dụng của việc dùng từ trái nghĩa trong khổ thơ? đ Thế 
 nào là từ trái nghĩa? Sử dụng từ trái nghĩa có tác dụng gì?
2. Giới thiệu bài mới: 
Trong Tiếng Việt bên cạnh từ trái nghĩa, đồng nghĩa còn có những từ đồng âm cũng góp phần tạo nên sự đa dạng, PP trong cách diễn đạt làm cho ngôn ngữ nói, viết thêm sinh động. Vậy thế nào là từ đồng âm? Sử dụng từ đồng âm như thế nào? Bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu rõ những điều đó.
D. Tiến trình các hoạt động dạy và học
Hoạt động của giáo viên – học sinh
Nội dung cần đạt
HĐ1 : Hướng dẫn HS tìm hiểu khái niệm từ đồng âm
H: Đọc VD (SGK, 135)
?1: Đọc lại 2 câu văn và giải nghĩa 2 từ "lồng" trong 2 câu văn ấy?
H: PB cá nhân
?2: Nghĩa của các từ "lồng" trên có liên quan gì với nhau không? Chúng chỉ giống nhau về mặt gì?
?3: Hai từ 'lồng" trong 2 câu văn trên là 2 từ đồng âm. Vậy em hiểu thế nào là từ đồng âm?
H: Phát biểu cá nhân
* Bài tập nhanh1 (BT1/136) đ Yêu cầu học sinh tìm 3 từ (những từ còn lại cho về nhà).
* Cao 1: Người cao chỉ khoảng cách 
 Cao 2: Lá cao (Một vài thuốc đông y).
 Cao 3: Hát cao.
* BT nhanh 2: Giải nghĩa từ "đường kính" trong mỗi câu sau:
 - Mỗi hình tròn có mấy đường kính. (ị Dây cung lớn nhất đi qua tâm đường tròn.)
- Giá đường kính đang hạ.( ị Sản phẩm được chế biến từ mía và củ cải, đang tinh thể trắng.)
Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS cách sử dụng từ đồng âm
?4: Nhờ đâu, em phân biệt được nghĩa của các từ 'lồng" trong BT1?
H: Phát biờ̉u cá nhõn ị Dựa vào văn cảnh.
G: Chép ví dụ lên bảng đ học sinh đọc.
?5: Nếu tách khỏi ngữ cảnh thì từ 'kho" trong này có thể hiểu thành mấy nghĩa? 
H: Phát biểu cá nhân
?6: Em hãy thêm vào câu văn này một số từ để câu trở thành đơn nghĩa?
H: Phát biểu cá nhân
G: ị Trong câu văn trên, từ "kho" có nghĩa nước đôi - Lợi dụng hiện tượng này mà một số tác giả sử dụng từ đồng âm như một phép nghệ thuật tu từ trong hiện tượng chơi chữ ị Chúng ta sẽ học sau.
?7: Song cũng để tránh những hiện tượng hiểu sai nghĩa của từ đồng âm gây ra chúng ta cần chú ý điều gì khi giải thích?
H: Phát biểu cá nhân
* Bài tập nhanh: Từ "sang" với nghĩa là chuyển qua một giai đoạn, 1 trạng thái khác của quá trình vận động, ư được dùng phù hợp với ngữ cảnh nào trong câu sau?
c Thế nào là thời tiết đã sang đông.
c Hôm nay, tớ sang nhà ấy học nhóm nhé.
c Thấy người sang bắt quàng làm họ.
c Chị mặc bộ quần áo này trông sang lắm.
*Bài tọ̃p nhanh: Giải thích ý nghĩa của từ “chả”
trong ngữ cảnh: Trời mưa đṍt thịt trơn như mỡ.
 Dò đờ́n hàng nem chả muụ́n ăn.
àTừ “chả”: + Mụ̣t món ăn: Giò chả, nem chả...( chỉ
 sự vọ̃t)
 + Phủ định:khụng muụ́n, chẳng muụ́n...
HĐ 3: Hướng dẫn học sinh phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa.
?8: Quan sát nghĩa của các từ gạch chân trong những trường hợp sau và nhận xét trường hợp nào là từ nhiều nghĩa; trường hợp nào là từ đồng âm? Vì sao?
H: Thảo luận nhóm 4 trong 2/ , đại diờn trả lời.
BT nhanh: Phõn biợ̀t nghĩa của từ sen trong cõu thơ sau: “ Tụi trở vờ̀ quờ bác Làng Sen.
 ễi hoa sen đẹp của bùn đen!”
à Sen 1: DT riờng chỉ địa danh( từ đơn nghĩa)
 Sen 2: DT chung chỉ sự vọ̃t, có 2 nghĩa: chỉ hoa sen, chỉ phõ̉m chṍt ( từ nhiờ̀u nghĩa)
Từ ví dụ 
?9: Từ VD trờn em cần chú ý điều gì khi sử dụng từ đồng âm? Trong bài học hôm nay, em ghi nhớ được những kiến thức gì về từ đồng âm?
H: Phát biờ̉u cá nhõn
HĐ 4: Luyện tập
H: Đọc BT2 SGK tr 136
 Xác định nghĩa của từ “cụ̉”
?: Vậy trong những trường hợp này từ đồng âm và nhiều nghĩa ? 
H: Tìm từ đụ̀ng õm và xác định nghĩa.
H: Đọc BT3
 Đặt cõu , nhọ̃n xét đánh giá.
G: Đánh giá, cho điờ̉m
H: : Đọc truyện và thảo luận nhóm.
Bài thêm (nếu còn thời gian). Xác định nghĩa và từ loại của các từ đồng âm trong các vế đối sau.
 a. Tôi tôi vôi
 Bác bác trứng
 Đại từ ĐT
 b. Ruồi đậu mâm xôi đậu
 ĐT DT
 Kiến bò đĩa thịt bò
 ĐT DT
I. Khái niệm
1. VD (SGK, 135)
2. Nhọ̃n xét: 
a. “ lồng” : nhảy dựng lên
b. “ lồng ” : vật bằng tre, sắt dùng để nhốt chim ,vịt, gà,
ị Nghĩa của 2 từ "lồng" khác xa nhau, không liên quan gì đến nhau; chúng chỉ giống nhau về hình thức ngữ âm.
ò
Từ đồng âm
* Ghi nhớ 1 (SGK, 135)
II. Sử đụng từ đồng âm
1.VD (SGK, 135)
2.Nhọ̃n xét:
- "Đem cá về kho" đ câu đa nghĩa.
ị - Tách khỏi ngữ cảnh thì từ "kho" có 2 
nghĩa : + Một cách chế biến thức ăn.
 + Nơi chứa (cá, hàng hóa).
 -Thêm từ: + Đem cá về nhập vào kho của công ty.
 + Cá này mà đem về kho với gừng thì ngon lắm.
 + Đem cá về mà kho lên.
ò
Câu đơn nghĩa
2. Ghi nhớ 2/136.
III. Phân biệt từ đồng âm và từ nhiều 
nghĩa
VD1: Anh ta dùng chân đá vào chân tường.
 - Chân 1: Bộ phận dưới cùng của cỏ thể người, đoạn văn dùng để đi, đứng.
 - Chân 2: Phần dưới cùng của bức tường nơi tiếp giáp mặt đất 
à Từ đụ̀ng õm.
VD2: Con ngựa đá con ngựa đá
 - Đá 1: Chỉ hành động của con ngựa.
 - Đá 2: Chỉ chất liệu tạo nên con ngựa đá.
à Từ nhiờ̀u nghĩa
ố * Giụ́ng: Cùng phát õm giụ́ng nhau;
 * Khác:
 - Từ nhiều nghĩa (vì có nhận xét chung, có mụ̣t mụ́i liờn hợ̀ ngữ nghĩa nhṍt định)
 - Từ đồng âm (P. âm giống nhau, nghĩa khác nhau hoàn toàn.)
Chú ý: ị Cần phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa để hiệu quả nói, viết được chính xác. 
IV. Luyện tập:
BT2: ( tr 136)
a. Tìm các nghĩa khác của từ cổ và giải thích mối liên quan giữa các nghĩa.
- Cổ (cổ người).
- Cổ (cổ chai lọ).
- Cổ (cổ chân, tay).
ị Đều chỉ một bộ phận của người, sự vật.
ị Từ nhiều nghĩa.
b. Tìm từ đồng âm với DT cổ và cho biết nghĩa của từ đó.
- Cổ (cổ người): Một bộ phận của con người nối đầu với thân.
- Cổ (cổ đại): cũ.
- Người cổ: xưa.
BT3: Đặt câu với mỗi cặp từ đồng âm. (ở mỗi câu phải có cả 2 từ đó).
- Bàn DT - ĐT: Các bạn hãy ngồi vào bàn để chúng ta bàn về việc tổ chức ngày 20/11.
- Sâu DT- TT: Lũ sâu đục sâu vào thân cây.
- Năm DT - ST: Năm nay, em tớ vừa tròn năm tuổi.
BT 4 
- Anh chàng trong câu chuyện đã dùng từ đồng âm với nghĩa nước đôi để trả lại cái vạc cho người hàng xóm. ở đây "vạc" có 2 nghĩa: + Một đồ để nấu.
 + Một loại chim cùng họ với cò. 
- Anh hàng xóm mượn cái vạc (đồ dùng) bằng đồng nhưng lại trả 2 con cò (theo nghĩa vạc) là loài chim.
* Nếu em là viên quan xử kiện: cần đặt cái vạc vào ngữ cảnh cụ thể.
E. Dặn dò
- BTVN : BT3 (SGK, 136)
- Ôn tập phần tiếng Việt chuõ̉n bị kiểm tra 1 tiết
Ngày dạy: 12 /11	Ngày soạn: 22 /11
Tiết 44 : Các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn biểu cảm
A. Mục tiêu cần đạt
Giúp HS :
- Hiểu được vai trò của các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn biểu cảm và có ý thức vận dụng 
 đúng.
- Luyện tập vận dụng hai yếu tố đó.
B. Chuẩn bị
1. GV : Soạn GA, cuốn “ Nâng cao NV 7 ”
2. HS : Soạn bài 
C. Khởi động
1. Kiểm tra bài cũ: 
2. Giới thiệu bài mới: 
 Qua những bài học trước về văn biểu cảm chúng ta đã biết: Tình cảm được biểu hiện bao giờ cũng xuất phát từ một đối tượng nào đó. Và tự sự, miêu tả là phương tiện chủ yếu để biểu cảm. Vậy vai trò của yếu tố tự sự, miêu tả trong văn biểu cảm ra sao? Bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu rõ những điều đó.
D. Tiến trình các hoạt động dạy và học
Hoạt động của giáo viên – học sinh
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1 : Xác định phương thức biểu đạt 
H: Đọc VB.
?1: Hãy chỉ ra yếu tố tự sự, miêu tả trong bài thơ trên và nêu ý nghĩa của chúng đối với bài thơ?
H: Trao đụ̉i nhóm, thụ́ng nhṍt nụ̣i dung.
ị G: Bài thơ là một chỉnh thể. Việc phân chia ranh giới giữa các phương thức biểu đạt chỉ là tương đối. Các yếu tố miêu tả, tự sự có vai trò là phương tiện để tác giả bộc lộ cảm xúc, khát vọng lớn lao cao quí.
G: Gọi HS đọc
?2: Em hãy chỉ ra các yếu tố tự sự và miêu tả trong đoạn văn và cảm nghĩ của tác giả?
H: Suy nghĩ , trả lời cá nhõn.
?3: Nếu không có yếu tố tự sự và miêu tả thì yếu tố biểu cảm có thể bộc lộ được hay không?
H: trả lời cá nhõn
?4: Đoạn văn trên miêu tả, tự sự trong niềm hồi tưởng. Hãy cho biết tình cảm đã chi phối tự sự và miêu tả ntn? 
ị Việc miêu tả bàn chân và K.CH bố ngâm chân nước muối, bố đi sớm về khuya làm nền tảng cho cảm xúc thương bố ở cuối bài. Tình cảm đã chi phối và là chất keo gắn với các yếu tố tự sự và miêu tả thành một mạch văn nhất quán có tính liên kết.
 Miêu tả trong hồi tưởng góp phần khêu gợi cảm xúc cho người đọc.
?5: Qua việc tìm hiểu ví dụ trên, em thấy sử dụng yếu tố tự sự và miêu tả trong bài văn biểu cảm nhằm mục đích gì?
H: Phát biểu cá nhân
H: Đọc lại toàn bộ phần ghi nhớ. 
Hoạt động 3 : Hướng dẫn HS luyện tập
BT1 (SGK, 138)
* Gọi HS đọc lại bài thơ “ Bài ca nhà tranh bị gió thu phá ”
đ Yêu cầu HS kể lại bằng văn xuôi biểu cảm
H: Kờ̉ miợ̀ng.
G: Nhọ̃n xét cho điờ̉m.
Bài tập 2/138: Viết lại thành một bài văn biểu cảm.
Yêu cầu: Dựa vào văn bản cho sẵn đ thêm yếu tố biểu cảm trực tiếp và giao tiếp qua gợi ý: Trình tự bài văn.
H: Trình bày miệng (nếu còn thời gian).
G: Nhận xét
I. Tự sự và miêu tả trong văn biểu cảm
1. VB “ Bài ca nhà tranh bị gió thu phá ” của Đỗ Phủ
- Phần 1 : Tự sự (2 cõu đõ̀u), miêu tả( ba cõu sau)àcó vai trò tạo bụ́i cảnh chung. 
- Phần 2 : Tự sự + biểu cảm à uṍt ức vì già yờ́u
- Phần 3 : Tự sự + miêu tả + biểu cảm( 2cõu cuụ́i)à cam phọ̃n)
- Phần 4 : Biểu cảm trực tiếp à tình cảm cao thượng, vị tha vươn lờn sáng ngời)
2. Đoạn văn trích “ Tuổi thơ im lặng ” của Duy Khán
a. Yếu tố miêu tả :
- Những ngón chân
- Gan bàn chân
- Mu bàn chân
b. Yếu tố tự sự :
- Đêm nào bố cũng ngâm nước nóng hoà muối
- Bố đi chân đất
c. Cảm nghĩ của tác giả
- Bố ơi!
đ Yếu tố tự sự + miêu tả làm nền tảng cho cảm xúc được bộc lộ
* Ghi nhớ: SGK( Tr 138)
II. Luyện tập
BT1: (Tr 138)
- Tả cảnh mùa thu : trời, gió
- Kể việc gió thu thổi mạnh làm bay ba lớp mái nhà tranh của tác giả.
 + Tranh bay sang sông rải khắp bờ
 + Cái treo tót trên ngọn cây trong rừng xa
 + Mảnh lại lộn vào mương sa
- Kể việc bọn trẻ con cướp tranh và tâm trạng ấm ức của tác giả
 + Xô trước mặt để giật tranh
 + Chạy tuốt vào luỹ tre
 + Nhà thơ sức yếu, già, bệnh tật không đuổi kịp, gào khản cổ, khô miệng cũng chẳng được.
 + Nhà thơ bất lực đành chống gậy quay về
- Tả cảnh mưa dột vào ngôi nhà và cảnh sống cực khổ, lạnh lẽo của nhà thơ
 + Gió lặng, mây đen kịt bầu trời
- Kể lại ước mơ của tác giả
BT2:( Tr138)
* Kể lại chuyện đổi tóc rối lấy kẹo mầm ngày trước.
+ Loại kẹo làm bằng mầm cây mọc, mầm thóc. 
+ Loại kẹo chỉ đổi tóc rối, không bán.
* Tả cảnh chải tóc của người mẹ
+ Tư thế, cái lược.
+ KQ: Vo to rối, giắt lên mái nhà.
* Ký ức, cảm xúc:
+ Quà kẹo mầm tuổi thơ.
+ Nhớ mẹ khôn xiết.
Dặn dò: - Học thuộc ghi nhớ.
 - Ôn lại cách làm bài văn biểu cảm về sự vật, con người để chuẩn bị cho bài viết số 3.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiáo án Ngữ Văn 7 Tuần 11 - Trần Thụy Phương - Trường THCS Phúc Đồng.doc