Giáo án Ngữ văn 7 - Tuần 11 - Trường THCS Đạ Long

Văn bản:

KIỂM TRA VĂN MỘT TIẾT

I. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ KIỂM TRA

 - Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng chương trình học kì I môn ngữ văn 7 theo nội dung các văn bản đã học. Nhằm đánh giá năng lực tiếp nhận văn bản của học sinh.

 - Giúp hs vận dụng kiến thức về văn bản để viết một đoạn văn.

II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA

 - Hình thức: Tự luận + trắc nghiệm

 - Cách tổ chức kiểm tra: cho HS làm bài kiểm tra trong 45 phút.

III. THIẾT LẬP MA TRẬN

 - Liệt kê tất cả chuẩn kiến thức, kĩ năng chương trình Ngữ văn 7, kì I.

 - Chọn các nội dung cần đánh giá và thực hiện các bước thiết lập ma trận.

 - Xác định khung ma trận.

 

doc 8 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 820Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 7 - Tuần 11 - Trường THCS Đạ Long", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 11 Ngày soạn: 28/10/2017
Tiết PPCT: 41 Ngày dạy: 30/10/2017
Văn bản: 
KIỂM TRA VĂN MỘT TIẾT
I. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ KIỂM TRA
 	- Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng chương trình học kì I môn ngữ văn 7 theo nội dung các văn bản đã học. Nhằm đánh giá năng lực tiếp nhận văn bản của học sinh.
 	- Giúp hs vận dụng kiến thức về văn bản để viết một đoạn văn.
II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA
 	- Hình thức: Tự luận + trắc nghiệm
 	- Cách tổ chức kiểm tra: cho HS làm bài kiểm tra trong 45 phút.
III. THIẾT LẬP MA TRẬN
 	- Liệt kê tất cả chuẩn kiến thức, kĩ năng chương trình Ngữ văn 7, kì I.
 	- Chọn các nội dung cần đánh giá và thực hiện các bước thiết lập ma trận.
 	- Xác định khung ma trận.
 Mức độ
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
Cộng
Đọc – hiểu văn bản
- Nhớ tên tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh ra đời của văn bản.
- Nhớ được thể thơ trong văn bản.
- Chỉ ra được ý nghĩa của việc sử dụng ngôn ngữ trong văn bản.
- Xác định được nội dung chính của văn bản.
- Ý nghĩa văn bản
Số câu: 
Số điểm:
4
 2
3
 3
7
 5
Tạo lập
văn bản
- Viết đoạn văn phát biểu cảm nghĩ về hai câu thơ.
Số câu:
Số điểm:
 1 
 5
1
 5
Tổng số câu
Tổng số điểm
4
 2
3
 3
1
 5
8
 10
IV. BIÊN SOẠN CÂU HỎI THEO MA TRẬN
I. Trắc nghiệm: (3.0 điểm) Khoanh tròn đáp án mà em cho là đúng:
 Câu 1:Bài thơ “Phò giá về kinh” (Tụng giá hoàn kinh sư – Trần Quang Khải) thuộc thể thơ:
 A. Thất ngôn tứ tuyệt.	 C. Thất ngôn bát cú Đường luật.
 B. Ngũ ngôn tứ tuyệt. D. Song thất lục bát.
Câu 2: Bài thơ “Bạn đến chơi nhà” được sáng tác bởi tác giả nào?
 A. Trần Quang Khải.	 B. Hồ Xuân Hương. 
 C. Nguyễn Khuyến. D. Nguyễn Trãi.
Câu 3: Bài thơ “Qua Đèo Ngang” của Bà Huyện Thanh Quan được sáng tác trong hoàn 
cảnh nào?
	A. Khi tác giả đi qua Đèo Ngang vào kinh đô làm việc.	
	B. Khi tác giả đang ở Huế.
	C. Khi tác giả chuẩn bị vào kinh đô làm việc. 	 
	D. Khi tác giả về quê ở làng Nghi Tàm (Tây Hồ, Hà Nội). 
Câu 4: Câu ca dao: “Thân em như chẽn lúa đồng đồng
 Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai” 
Thể hiện nội dung nào sau đây?
	A. Tình cảm gia đình.	 B. Tình yêu quê hương, đất nước, con người.
	C. Câu hát than thân.	 D. Câu hát châm biếm.
Câu 5: Câu nào dưới đây nói đúng về ngôn ngữ trong bài thơ “Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương?
	A. Ngôn ngữ bình di, gắn liền với cuộc sống.	 
	B. Ngôn ngứ trau chuốt, gọt giũa.
	C. Ngôn ngữ trong sáng, giàu hình ảnh.	 
	D. Ngôn ngữ mang nhiều sắc thái biểu cảm.
Câu 6: Tác giả muốn gửi đến người đọc thông điệp gì qua văn bản “Cuộc chia tay của những con búp bê” ?
	A. Tổ ấm gia đình không có gì quan trọng.
	B. Tình cảm trong sáng của hai anh em.
	C. Làm anh cần phải biết nhường đồ chơi cho em.
	D. Tổ ấm gia đình là vô cùng quý giá và quan trọng.
II. Tự luận: (7.0 điểm)
Câu 1: Hãy nêu ý nghĩa văn bản“ Sông núi nước Nam” (2.0 điểm)
Câu 2: Viết một đoạn văn ngắn (10-15 câu) nêu cảm nhận của em về tâm trạng của bà Huyện Thanh Quan được thể hiện trong hai câu thơ cuối bài “Qua đèo Ngang”? (5.0 điểm)
V. HƯỚNG DẪN CHẤM, BIỂU ĐIỂM
 I. Trắc nghiệm: ( 3.0 điểm) Mỗi câu đúng được 0.5 điểm
Câu 
1
2
3
4
5
6
Đáp án
B
C
A
B
A
D
 II. Tự luận: (7.0 điểm)
Câu 
Hướng dẫn chấm
Điểm
1
Nêu ý nghĩa văn bản: Bài thơ thể hiện niềm tin vào sức mạnh chính nghĩa của dân tộc ta. Đồng thời bài thơ được coi là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta. 
(2.0 điểm)
2
* Yêu cầu kĩ năng:
- Đúng hình thức của đoạn văn, đảm bảo số câu quy định.
- Chữ viết sạch sẽ, rõ ràng, đúng ngữ pháp, chính tả, lời văn trong sáng, có cảm xúc.
- Có sử dụng yếu tố biểu cảm.
* Yêu cầu kiến thức: 
- Giới thiệu về hai câu thơ cuối trong bài thơ.
- Nêu được nội dung hai câu thơ:
+ Sau bao vất vả, mệt nhọc, dừng chân đứng lại chốn đèo Ngang nữ sĩ đối diện với cái bao la, bất diệt của vũ trụ: “trời, non, nước”.
+ “Một mảnh tình riêng” ấy là nỗi buồn người xa xứ, là tâm sự về nỗi đau chia cắt đất nước.
- Thể hiện tình cảm, cảm nhận của mình về tâm trạng của tác giả qua hai câu thơ này.
(1.0 điểm)
(4.0 điểm)
VI. XEM XÉT LẠI VIỆC BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA
 **********************************
Tuần: 11 Ngày soạn: 29/10/2017
Tiết PPCT: 42 Ngày dạy: /10 /2017
Tiếng Việt: 
 TỪ TRÁI NGHĨA
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Nắm được khái niệm từ trái nghĩa.
- Có ý thức lựa chọn từ trái nghĩa khi nói và viết.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ
1. Kiến thức 
 	- Khái niệm từ trái nghĩa.
 	- Tác dụng của việc sử dụng từ trái nghĩa trong văn bản.
2. Kỹ năng 
 	- Nhận biết từ trái nghĩa trong văn bản .
 	- Sử dụng từ trái nghĩa phù hợp với ngữ cảnh.
3. Thái độ 
 - Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, biết vận dụng từ trái nghĩa trong giao tiếp, tạo lập văn bản.
C. PHƯƠNG PHÁP
 	- Phát vấn, phân tích, tích hợp văn bản, HS thảo luận nhóm.
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định lớp: Kiểm diện HS 
- Lớp 7A1: Vắng:
- Lớp 7A2: Vắng: 
 2. Kiểm tra bài cũ: 
- Thế nào là từ đồng nghĩa ? Có mấy loại từ đồng nghĩa ?
3. Bài mới:	
* Vào bài: Gv lấy ví dụ về từ trái nghĩa trong bài “ Hồi hương ngẫu thư”, phân tích, rồi vào bài mới.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI DẠY
H Đ1: Hướng dẫn tìm hiểu chung 
GV yêu cầu HS đọc SGK trang 128 tìm hiểu về từ trái nghĩa.
GV : Dựa vào kiến thức bậc tiểu học.Tìm các cặp từ trái nghĩa trong hai bài thơ vừa học
GV Trong hai bài dịch thơ trên việc sử dụng từ trái nghĩa có tác dụng gì
- Ngẩng đầu – cúi đầu: diễn tả tâm trạng của nhà thơ.
- Trẻ - già : ,đi về : sự thay đổi về tuổi tác của nhà thơ.
GV Tìm từ trái nghĩa với từ “ già” trong câu “ rau già , cau già”
GV gọi HS đọc SGK trang 128 tim hiểu cách sử dụng từ trái nghĩa.
GV: Vậy thế nào là từ trái nghĩa
- Từ trái nghĩa là từ có nghĩa trái ngược nhau.
Ví dụ : thắng – thua.
 Mất – còn
- Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc nhiều cặp từ trái nghĩa khác nhau.
 Ví dụ : Rau già – rau non. Đẹp – xấu
 Gìa – trẻ Tốt – xấu.
GV: Trong 2 VD trên việc sử dụng từ trái nghĩa có tác dụng gì
GV: Từ trái nghĩa được sử dụng như thế nào
GV: Tìm một số thành ngữ có sử dụng từ trái nghĩa và nêu tác dụng
GV: Từ trái nghĩa được sử dụng trong thể đối,tạo các hình tượng tương phản gây ấn tượng mạnh,làm cho lời nói thêm sinh động.
GV: gọi HS đọc ghi nhớ
 H Đ2: Hướng dẫn luyện tập 
Bài 1
HS đọc yêu cầu BT 1- làm BT
Bài 2
GV: Tìm từ trái nghĩa với từ in đậm
Nêu yêu cầu BT
Bài 3
HS lên bảng điền
HS thực hành viết đoạn văn  thwo thảo luận nhóm – 5 phút : GV hướng dẫn, HS xác định cặp từ trái nghĩa, sau đó mới đưa vào đoạn văn
Gv nhận xét, sửa chữa
HĐ3: Hướng dẫn tự học 
GV gợi ý: HS đọc lại văn bản và tự tìm hiểu, chi rõ các cặp từ trái nghĩa đó.
Chuẩn bị bài: Đọc bài, tìm hiểu khái niệm, nghĩa của các từ đồng âm.
I. TÌM HIỂU CHUNG
1. Thế nào là từ trái nghĩa
* Ví dụ:
- Tìm từ trái nghĩa 
+ Ngẩng – cúi ( hoạt động )
+ Trẻ - già ( tuổi tác )
+ Đi - về ( di chuyển )
- Tìm từ trái nghĩa với từ già:
+ Rau già – rau non.
+ Cau già – cau non.
* Ghi nhớ SGK
2. Sử dụng từ trái nghĩa.
* Ví dụ: 
- Tác dụng: Tạo phép đối
- Thành ngữ sử dụng từ trái nghĩa
+ Chân ướt chân ráo.
+ Gương vỡ lại lành.
+ Ba chìm bảy nổi
+ Đầu xuôi đuôi ngược
+ Lên thác xuống ghềnh... 
- Tác dụng : tạo hình tượng tương phản gây ấn tượng mạnh.
* Ghi nhớ SGK
II. LUYỆN TẬP
Bài1: Từ trái nghĩa.
Lành – rách , giàu – nghèo, ngắn – dài , đêm – ngày, sáng – tối.
Bài2: Từ trái nghĩa.
- Cá tươi – cá ươn. Chữ xấu – chữ đẹp
- Hoa tươi – hoa héo Đất xấu – đất tốt
- Ăn yếu – ăn khỏe.
- Học lực yếu – học lực giỏi
Bài 3: Điền từ trái nghĩa thích hợp.
 Chân cứng đá mềm. Vô thưởng vô phạt
 Có đi có lại. Bên trọng bên khinh
 Gần nhà xa ngõ. Buổi đực buổi cái
 Mắt nhắm mắt mở. Bước thấp bước cao
 Chạy sắp chạy ngữa. Chân ướt chân ráo
Bài 4 : Viết đoạn văn ngắn về tình cảm quê hương đất nước có sử dụng từ trái nghĩa
III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
- Tìm các cặp từ trái nghĩa được sử dụng để tạo hiệu quả diễn đạt trong một số văn bản.
- Soạn bài: “Từ đồng âm”
E. RÚT KINH NGHIỆM
................................................................................................................................................................
Tuần: 11 Ngày soạn: 29/10/2017
Tiết PPCT: 43 Ngày dạy: /11/2017
Tiếng Việt: TỪ ĐỒNG ÂM
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Nắm được khái niệm từ đồng âm.
- Có ý thức lựa chọn từ đồng âm khi nói và viết.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ
1. Kiến thức
 - Khái niệm từ đồng âm.
 - Việc sử dụng từ đồng âm.
2. Kỹ năng
- Nhận biết từ đồng âm trong văn bản: phân biệt từ đồng âm với từ nhiều nghĩa.
- Đặt câu phân biệt từ đồng âm.
- Nhận biết hiện tượng chơi chữ bằng từ đồng âm.
3. Thái độ 
- Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt
 C. PHƯƠNG PHÁP
- Phát vấn, thuyết trình, HS thảo luận nhóm, hoạt động độc lập.
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định lớp: Kiểm diện HS 
- Lớp 7A1: Vắng:
- Lớp 7A2: Vắng: 
2. Kiểm tra bài cũ: 
	- Thế nào là từ trái nghĩa ? Cho ví dụ và đặt câu với từ trái nghĩa đó ?
3. Bài mới: 
* Vào bài: Gv vào bài bằng câu đố “ Mồm bò mà không phải mồm bò” là con gì? Gv gợi ý nghĩa hai từ “bò”, rồi vào bài: Bài học hôm nay sẽ giúp các em biết cách giải câu đố trên.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI DẠY
HĐ3: Hướng dẫn tìm hiểu chung 
 GV gọi HS đọc SGK trang 135 mục 1
GV:Giải thích nghĩa của từ “lồng” trong 2 ví dụ
GV:Nó thuộc từ loại nào ?Vì sao em biết ?
GV: Hai từ “lồng” trên có gì giống và khác nhau ?
HS: Nghĩa khác nhau. Âm đọc giống nhau
GV: Thế nào là từ đồng âm ?
Ví dụ : đường ( đi ) – đường ( ăn )
 ( cái ) bàn – bàn ( luận )
HS đọc ghi nhớ
GV yêu cầu HS đọc và trả lời câu hỏi SGK trang 135. ? Nhờ đâu mà em phân biệt nghĩa của 2 từ lồng trên?
HS : Ngữ cảnh.
GV: Câu trên nếu tách khỏi ngữ cảnh có thể hiểu thành mấy nghĩa ?
HS: Suy nghĩ và trả lời độc lập
GV: Hãy thêm vào câu này một vài từ để câu trở thành đơn nghĩa
- Đem cá về mà kho
GV:Từ đồng âm được sử dụng như thế nào?
HS: Suy nghĩ và trả lời, đọc ghi nhớ
HĐ2: Hướng dẫn luyện tập 
Bài 1 :
GV: Tìm từ đồng âm
HS: chia cặp và thảo luận – 3 phút
Bài 2
GV: Tìm nghĩa khác nhau của từ “cổ” và giải thích ?
Tìm từ đồng âm với danh từ “cổ” và cho biết nghĩa của danh từ đó ?
HS: Suy nghĩ và trả lời
GV: Đặt câu
HS thảo luận nhóm- 4 phút
GV: Tìm biện pháp được sử dụng trong bài tập 4
HS: Suy nghĩ và trả lời
HĐ3: Hướng dẫn tự học
GV gợi ý: HS tìm từ đồng âm trong thơ ca..như
 Bà già đi chợ cầu Đông
Lợi thì có lợi mà răng không còn.
- Kiến bò đĩa thịt bò
- Bà ta đang la con la
Chuẩn bị bài : Đọc bài, tìm hiểu khái niệm, cấu tạo của thành ngữ.
I. TÌM HIỂU CHUNG
1. Thế nào là từ đồng âm?
a. Ví dụ
- Lồng 1 : động từ ->chỉ hoạt động phản ứng của con ngựa
- Lồng 2 : danh từ ->chỉ tên đồ vật đan bằng tre nứa.
=> Từ đồng âm là từ giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa khác xa nhau, không liên quan gì với nhau.
* Ghi nhớ SGK/136
2. Sử dụng từ đồng âm.
* Ví dụ : 
- Để phân biệt nghĩa của 2 từ lồng trên ta phải dựa vào ngữ cảnh.( câu văn cụ thể )
- Đem cá về kho
 cách chế biến thức ăn. 
+ kho nơi chứa cá 
=> Trong giao tiếp phải chú ý đấy đủ đến ngữ cảnh để tránh hiểu sai nghĩa của từ hoặc dùng từ với nghĩa nước đôi do hiện tượng đồng âm.
* Ghi nhớ SGK/136
II. LUYỆN TẬP
Bài1: Từ đồng âm.
- Cao : ở trên mức bình thường ( cao điểm)
 cao lương
- Ba : số ba ( số ) - Sức : sức khỏe 
 ba mẹ đồ trang sức
- Tranh : tranh giành - Nhè : khóc nhè
 bức tranh. nhè chổ yếu mà đánh
- Sang : sang giàu - Tuốt : tuốt lúa
 sang sông ăn tuốt hết cả
- Nam : nam nhi - Môi : môi son
 miền Nam môi giới
Bài 2: Các nghĩa khác nhau của danh từ.
a. Cổ: Phần giữa đầu và thân
 - Cổ tay : Phần giữa bàn tay, cánh tay
 - Cổ áo : Phần trên nhất của chiếc áo
 - Cổ chai : Phần giữa miệng chai và thân chai
b. Cổ 1 : Nghĩa gốc
 Cổ 2 : Xưa ( cổ đại, cổ xưa, cổ kính,  )
-> Nghĩa chuyển
Bài 3: Đặt câu
- Chúng em ngồi vào bàn để bàn về kỉ niệm 20-11.
- Con chim sâu bị rơi xuống hố rất sâu .
- Năm xưa em học lớp năm
Bài 4: Biện pháp được sử dụng.
- Anh chàng lợi dụng từ đồng âm.
+ Vạc đồng: dụng cụ nấu thức ăn bằng đồng( lớn )
+ Vạc đồng : một loài chim giống cò sống ở ngoài đồng.
III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
- Nắm được khái niệm từ đồng âm, lấy ví dụ, cách sử dụng từ đồng âm
- Tìm một bài ca dao hoặc thơ, tục ngữ, câu đối.. có sử dụng từ đồng âm để chơi chữ và nêu giá trị mà các từ đồng âm đó mang lại cho văn bản.
- Soạn bài: “ Thành ngữ”
E. RÚT KINH NGHIỆM
................................................................................................................................................................
Tuần: 11 Ngày soạn: 29/10/2017
Tiết PPCT: 44 Ngày dạy: /11/2017
Làm văn:
 LUYỆN NÓI: VĂN BIỂU CẢM VỀ SỰ VẬT, CON NGƯỜI
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Rèn kĩ năng nghe, nói theo chủ đề biểu cảm.
- Rèn kĩ năng phát triển dàn ý thành bài nói theo chủ đề biểu cảm.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ
1. Kiến thức 
 	- Cách thức biểu cảm trực tiếp và gián tiếp trong việc trình bày văn nói biểu cảm.
 	- Những yêu cầu khi trình bày văn biểu cảm.
2. Kỹ năng 
 	- Tìm ý, lập dàn ý bài văn biểu cảm về sự vật và con người.
 	- Biết cách bộc lộ tình cảm về sự vật và con người trước tập thể.
 	- Diễn đạt mạch lạc, rõ ràng những tình cảm của bản thân về sự vật và con người bằng ngôn ngữ nói.
3. Thái độ 
 	- Mạnh dạn, rèn tác phong đứng trước đám đông trình bày một vấn đề.
 C. PHƯƠNG PHÁP
- Phát vấn, thuyết trình, HS thảo luận nhóm, hoạt động độc lập theo ý kiến cá nhân.
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định lớp: Kiểm diện HS 
- Lớp 7A1: Vắng:
- Lớp 7A2: Vắng:
2. Kiểm tra bài cũ: 
	- GV kiểm tra sự chuẩn bị bài Luyện nói ở nhà của các nhóm
3. Bài mới: 
* Vào bài: Để giúp các em mạnh dạn, tự tin khi trình bày một vấn đề nào đó trước đám đông và năng cao khả năng thuyết trình của mình. Chúng ta đi vào bài luyện nói và xem trước khi trình bày vấn đề, người đứng thuyết trình sẽ làm gì ? Bộc lộ cảm xúc của mình như thế nào ? Bài học hôm nay các em sẽ rõ hơn về điều đó. 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
HĐ1: Hướng dẫn củng cố kiến thức 
 GV ôn lại một số kiến thức cũ liên quan đến văn biểu cảm
 Gv hướng dẫn phân biệt văn nói với văn viết và cách thức trình bày bài văn nói
- Câu văn không quá dài, nội dung không quá nhiều chi tiết
* Mẫu chung của bài văn nói
 - Mở đầu: Kính thưa các thầy cô giáo, thưa các bạn em xin trình bày bài nói
 - Nội dung
 - Kết thúc: Em xin ngừng lời ở đây, cảm ơn cô và các bạn đã chú ý lắng nghe.
HĐ2: Hướng dẫn luyện tập 
* HS đọc đề bài SGK
GV chia nhóm cho HS thảo luận cách lập dàn ý 
- Nhóm 1: mở bài
- Nhóm 2: thân bài
- Nhóm 3: kết bài
- Nhóm 4 : thân bài
GV nhận xét và cho HS viết theo bố cục
GV ra đề cho HS phát biểu.
Mỗi nhóm tự chọn một bạn đại diện nhóm trình bày
GV cho HS phát biểu trước lớp HS khác bổ sung.GV nhận xét.
GV hệ thống bài học- Nhận xét chung 
HĐ3: Hướng dẫn tự học 
GV gợi ý: HS đọc lại văn bản và tự tìm hiểu, chi rõ các cặp từ trái nghĩa đó.
Chuẩn bị bài: Đọc trước bài, tìm hiểu vai trò của các yếu tố miêu tả, tự sự trong bài văn biểu cảm.
I. CỦNG CỐ KIẾN THỨC
- Biểu cảm về sự vật, con người là bộc lộ tình cảm, thái độ với sự vật, con người.
- Có 2 cách thức biểu cảm: biểu cảm trực tiếp và biểu cảm gián tiếp.
II. LUYỆN TẬP
1. Dàn ý cho đề bài: Cảm nghĩ về thầy (cô) giáo, những “người lái đò” đưa “thế hệ trẻ” cập bến tương lai. 
a. Mở bài
 - Trong tất cả những ai từng cắp sách đến trường đếu có những kỉ niệm sâu sắc về mái trường, thầy cô, bạn bè. Một trong những kỉ niệm sâu sắc nhất để lại trong em nhiều suy nghĩ và tình cảm là hình ảnh cô giáo... kính yêu của em.
b. Thân bài
 - Mỗi chúng ta bắt đầu đi học đều học từ những chữ cái đầu tiên...trong những ngày bỡ ngỡ đó em đã được thầy cô tận tình dạy dỗ, chỉ bảo...
 - Thầy cô là những người tận tuỵ với công việc dạy chữ, dạy người. Vì vậy em luôn biết ơn và kính trọng thầy cô...
 - Kể lại kỉ niệm sâu sắc: Một lần mắc lỗi, cử chỉ thái độ của cô giáo ân cần, trìu mến, yêu thương khiến em cảm động.
 - Cứ mỗi lần nhớ lại kỉ niệm đó em lại bồi hồi nghĩ rằng: Thầy cô không chỉ là người lái đò mà còn là người mẹ nhân hậu .
c. Kết bài
 - Bản thân đã trưởng thành nhưng kỉ niệm với thầy cô...
 - Lời hứa của bản thân
2. Luyện nói
III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
- Luyện nói thêm ở nhà.
- Tự luyện nói biểu cảm ở nhà với nhóm bạn hoặc nói trước gương.
- Soạn bài “Các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn bản biểu cảm”
E. RÚT KINH NGHIỆM
................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 11 Ngu van 7_12191397.doc