Tiết:45- Tiếng việt
THÀNH NGỮ
1. Mục tiêu
a) Về kiến thức
- Hiểu thế nào là thành ngữ
- Khái niệm của thành ngữ
- Chức năng của thành ngữ trong câu
- Đặc điểm diễn đạt và tác dụng của thành ngữ
b) Về kỹ năng
- Nhận biết thành ngữ
- Giải nghĩa ý nghĩa của một số thành ngữ thông dụng
c) Về thái độ
- Yêu quí Tiếng Việt. Có ý thức trau dồi vốn từ.
2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
a) Chuẩn bị của giáo viên : Nghiên cứu tài liệu, soạn giáo án, bảng phụ
b) Chuẩn bị của học sinh : Đọc kĩ bài, chuẩn bị bài theo câu hỏi trong sách giáo khoa.
3. Tiến trình bài dạy
a) Kiểm tra bài cũ: (4’)
* Câu hỏi: ? Thế nào là từ đồng âm? Tác dụng?
* Đáp án: - Phát âm giống nhau nhưng nghĩa khác xa nhau → từ đồng âm
VD: + Đường vào Mường Men khúc khuỷ, gồ ghề.
+ Mẹ mua một túi đường.
* Đặt vấn đề :(1’) Trong Tiếng Việt có một khối lượng khá lớn thành ngữ. Hãy đọc một vài thành ngữ mà em biết? Để giúp các em hiểu thêm về thành ngữ tiết học hôm nay
Ngày soạn:03/11/2017 Ngày dạy: 06/10/2017; Dạy lớp 7B 07/11/2017; Dạy lớp 7A Tiết:45- Tiếng việt THÀNH NGỮ 1. Mục tiêu a) Về kiến thức - Hiểu thế nào là thành ngữ - Khái niệm của thành ngữ - Chức năng của thành ngữ trong câu - Đặc điểm diễn đạt và tác dụng của thành ngữ b) Về kỹ năng - Nhận biết thành ngữ - Giải nghĩa ý nghĩa của một số thành ngữ thông dụng c) Về thái độ - Yêu quí Tiếng Việt. Có ý thức trau dồi vốn từ. 2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh a) Chuẩn bị của giáo viên : Nghiên cứu tài liệu, soạn giáo án, bảng phụ b) Chuẩn bị của học sinh : Đọc kĩ bài, chuẩn bị bài theo câu hỏi trong sách giáo khoa. 3. Tiến trình bài dạy a) Kiểm tra bài cũ: (4’) * Câu hỏi: ? Thế nào là từ đồng âm? Tác dụng? * Đáp án: - Phát âm giống nhau nhưng nghĩa khác xa nhau → từ đồng âm VD: + Đường vào Mường Men khúc khuỷ, gồ ghề. + Mẹ mua một túi đường. * Đặt vấn đề :(1’) Trong Tiếng Việt có một khối lượng khá lớn thành ngữ. Hãy đọc một vài thành ngữ mà em biết? Để giúp các em hiểu thêm về thành ngữ tiết học hôm nay b) Dạy nội dung bài mới Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung GV ? ? ? ? ? ? ? ? ? HS ? ? HS ? ? ? ? ? GV ? ? GV ? ? GV ? HS GV GV ? HS GV GV Đưa ví dụ. Nước non lận đận một mình Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay Giải nghĩa các từ thác , ghềnh? - Thác chỗ dòng nước (suối, sông) chảy từ trên cao trút xuống thấp. - Ghềnh: Vũng sâu có nước xoáy trên một dòng sông. Em hiểu như thế nào về việc lên thác xuống ghềnh? - Lên và xuống ở hai địa thế hết sức khó khăn. Tại sao dân gian lại nói “ lên thác xuống ghềnh” ? Nói như thế nhằm diễn tả cuộc đời con cò như thế nào? - Diễn tả cuộc đời con cò long đong vất vả phải trải qua nhiều hiểm nguy. Như vậy ý nghĩa mà cụm từ này biểu đạt đã hoàn chỉnh chưa? Có thể thay thế một vài từ trong cụm từ này bằng những từ khác có được không? (VD: thay thác bằng đường, thay ghềnh bằng ruộng) Vì sao? - Không. Vì nếu thay như vậy nghĩa của cả cụm từ sẽ bị thay đổi Có thể thêm một vài từ khác vào cụm từ trên có được không? Vì sao? - Không. Vì nếu thêm, nghĩa sẽ bị rườm rà. Có thể hoán đổi vị trí các từ trong cụm từ không? - Không Vì như vậy sẽ làm cho ý nghĩa của cụm từ bị giảm nhẹ hoặc thiếu chính xác, âm điệu lời nói thiếu nhịp nhàng, cân đối. Vậy em rút ra nhận xét gì về đặc điểm cấu tạo của cụm từ lên thác xuống ghềnh? Cụm từ Lên thác xuống ghềnh là một thành ngữ. Vậy em hiểu thế nào là một thành ngữ? Nghĩa nào là nghĩa đen? Nghĩa nào được suy ra từ nghĩa đen đó? Nghĩa 2 được hiểu thông qua biện pháp tu từ nào? Em hiểu chớp có nghĩa là gì? - Vết sáng phát ra trên không trung do điện tích trong mây gặp nhau mà phóng ra rất nhanh(hiện tượng vật lí) Tại sao lại nói nhanh như chớp? - Là để diễn tả 1 hoạt động diễn ra nhanh hơn mức bình thường. Vậy thành ngữ nhanh như chớp có nghĩa là gì? Nghĩa này được hiểu thông qua phép tu từ nào? Qua 2 ví dụ trên em thấy nghĩa của thành ngữ có thể bắt nguồn từ đâu và thông qua phép tu từ nào? Đưa ví dụ: Khẩu phật tâm xà. Nguồn gốc của các từ trong thành ngữ này? - Là từ Hán Việt. Muốn hiểu được nghĩa của thành ngữ này ta phải làm như thế nào? - Phải giải nghĩa các từ hán việt thì mới hiểu được nghĩa của thành ngữ đó. Đưa ví dụ Các thành ngữ trong mỗi câu trên giữ chức vụ gì trong câu Phân tích cái hay của việc dùng các thành ngữ trong hai câu trên? Cho HS thay thế thử cụm từ long đong phiêu dạt vào ba chim bày nổi ; khó khăn hoạn nạn vào tắt lửa tối đèn. So sánh và nhận xét 2 cách diễn đạt đó? - Câu văn dùng thành ngữ hay hơn. Đọc yêu cầu bài tập 1- làm bài tập và trình bày. Sửa chữa bài. Gọi HS kể tóm tắt các câu chuyện: Con Rồng cháu Tiên; Ếch ngồi đáy giếng; Thầy bói xem voi. Các thành ngữ đó được xuất phát từ đâu? Muốn hiểu các thành ngữ đó cần phải như thế nào? - Phải hiểu nội dung các câu truyện trên. Ghi bài tập lên bảng - gọi HS lên bảng làm – GV chữa. Cho HS thảo luận nhóm: 3 nhóm mỗi nhóm 2 thành ngữ. I. THẾ NÀO LÀ THÀNH NGỮ:(10’) 1. Đặc điểm cấu tạo của thành ngữ: * Ví dụ: + Lên thác xuống ghềnh: → biểu đạt một ý hoàn chỉnh -> Có cấu tạo cố định. => Là thành ngữ 2. Nghĩa của thành ngữ. * Ví dụ 1: “lên thác xuống ngềnh”: - Nghĩa 1: lên và xuống ở hai địa thế hết sức khó khăn đầy vất vả cực nhọc.(nghĩa đen) - Nghĩa 2: sự long đong vất vả đầy hiểm nguy.(nghĩa bóng - được hiểu thông qua phép ẩn dụ) * Ví dụ 2: nhanh như chớp. Nghĩa: Rất nhanh chỉ trong khoảnh khắc ví như ánh chớp loé lên rồi tắt ngay. (được hiểu thông qua phép so sánh) 3. Bài học: * (Ghi nhớ - SGK.Tr 144) * Lưu ý: muốn hiểu được nghĩa của thành ngữ Hán Việt thì phải hiểu nghĩa của các từ tố Hán Việt trong thành ngữ đó. II. SỬ DỤNG THÀNH NGỮ:(10’) 1. Ví dụ: a. Thân em vừa trắng lại vừa tròn Bảy nổi ba chìm với nước non → thành ngữ làm vị ngữ trong câu. b. Anh đã nghĩ . Phòng khi tắt lửa tối đèn có đứa nào đến bắt nạt thì em chạy sang. → thành ngữ làm phụ ngữ cho danh từ “khi”. 2. Bài học: * Ghi nhớ - SGK. Tr 1454. III. LUYỆN TẬP:(15’) Bài tập 1. Tr 145 - Sơn hào hải vị: các món ăn ngon - Nem công chả phượng: các món ăn quí sang trọng. - Khoẻ như voi: rất khoẻ. - tứ cố vô thân: đơn độc trơ trọi một mình không có anh em thân thích. Bài 2. Tr 145. - Con rồng cháu tiên - ếch ngồi đáy giếng - Thầy bói xem voi. Bài 3. Tr 145. - Lời ăn tiếng nói. - một nắng hai sương. - Ngày lành tháng tốt. - no cơm ấm cật - bách chiến bách thắng. Bài 4. Tr 145. - To gan lớn mật: liều lĩnh can đảm không sợ hãi gì. - Ba trợn ba trạo: hỗn xược ngang ngạnh. - Chân cứng đá mền: chí bền lức khoẻ vượt qua mọi gian khổ. - Đếm củ dưa hành đo lọ nước mắm: tính toán chi li dè sẻn quá. - Hứa hươu hứa vượn: hứa rất nhiêu mà không thực hiện được. - nảy tài sai lộc: làm ăn phát lộc. c. Củng cố - luyện tập:(3’) - Nhắc lại nội dung bài d) Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà :(2’) - Học bài, nắm được thế nào là thành ngữ; nghĩa của thành ngữ; Sử dụng thành ngữ. - Sưu tầm thêm ít nhất 10 thành ngữ chưa được giới thiệu các trong bài và giải nghĩa các từ đó - Hoàn thiện các bài tập. - Chuẩn bị bài cho tuần 13. 4. Những kinh nghiệm được rút ra sau khi giảng: ..................................................................................................................... ......................................................................................................................... ..................................................................................................................... ..................................................................................................................... Ngày soạn:05/11/2017 Ngày dạy:08/11/2017; Dạy lớp 7A, B Tiết: 46-Ngữ văn TRẢ BÀI KIỂM TRA VĂN - BÀI KIỂM TRA TIẾNG VIỆT. 1. Mục tiêu a) Về kiến thức - HS thấy được ưu nhược điểm trong bài kiểm tra văn và tiếng việt của mình. b) Về kỹ năng - Qua việc chữa bài kiểm tra HS củng cố lại kiến thức về văn bản và tiếng việt từ bài 1 c) Về thái độ - Có ý thức trong học tập và trong làm bài kiểm tra. 2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh a) Chuẩn bị của giáo viên : Chấm chữa bài. b) Chuẩn bị của học sinh thức đã học về văn bản và tiếng việt. 3. Tiến trình bài dạy a) Kiểm tra bài cũ (Không kiểm tra) * Đặt vấn đề : (1’) Trực tiếp vào bài b) Dạy nội dung bài mới Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung HS GV GV GV GV GV Đọc lại đề bài. Hướng dẫn HS chữa bài. Nhận xét ưu nhược điểm trong bài làm của HS. Hướng dẫn HS cách làm câu hỏi phần luận. - Tổng hợp kết quả bài kiểm tra. Trả bài kiểm tra Tiếng Việt cho HS yêu cầu HS đọc lại đề bài. - Hướng dẫn HS chữa bài - hướng dẫn HS cách làm bài Nhận xét ưu nhược điểm trong bài làm của HS - Tổng hợp kết quả bài làm. A. BÀI KIẺM TRA VĂN BẢN:(20’) I. Đề 1: 1. GV trả bài cho HS. Yêu cầu HS đọc lại đề. 2. Chữa bài. * Phần trắc nghiệm.{theo đáp án tiết 42. * Phần luận. {theo đáp án tiết 42. 3. GV nhận xét bài làm của HS. a. Ưu điểm. - Phần trắc nghiệm: đa số làm đúng. - Phần luận: hiểu câu hỏi, xác định được nội dung cần trả lời. b. Hạn chế. - Trình bày còn bẩn. Làm bài trắc nghiệm còn tẩy xoá. - Phần luận: nội dung phân tích chưa mạch lạc còn rời rạc. Một số bài mới nêu ra được ý chưa trình bày thành đoạn văn. 4. Kết quả bài kiểm tra: - Tổng số 29 bài. + Điểm giỏi: 0 + Điểm khá: + Điểm trung bình: . + điểm yếu: . B.BÀI KIỂM TRATIẾNG VIỆT:(20’) I. đề : 1. GV trả bài cho HS – Yêu cầu HS đọc lại đề bài. 2. Chữa bài. (Theo đáp án tiết 46) 3. Nhận xét bài kiểm tra của HS. a. Ưu điểm: - Nhiều em nắm tương đối tốt kiến thức về Tiếng việt từ bài 1 đến bài 11. - Trình bày bài kiểm tra sạch sẽ, cẩn thận. - Nhiều em viết đoạn văn tương đối hay và đúng theo yêu cầu của câu hỏi. b. Nhược điểm: - Một số bài trình bày không cẩn thận, làm bài trắc nghiệm còn tẩy xoá. - Đoạn văn viết lủng củng không đúng yêu cầu. 4, Tổng hợp điểm - Tổng số: 29 + Điểm giỏi;0 + Điểm khá: + điểm trung bình: + Điểm yếu: c. Củng cố - luyện tập:( 2’) - Nhắc lại nội dung tiết trả bài d) Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà :(2’) - Ôn tập lại kiến thức về văn bản và tiếng việt đã học từ đầu năm. - Làm lại bài kiểm tra vào vở. - Chuẩn bị bài cho tiết 50: cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học. 4. Những kinh nghiệm được rút ra sau khi giảng: ..................................................................................................................... ......................................................................................................................... ..................................................................................................................... ..................................................................................................................... Ngày soạn:05/11/2017 Ngày dạy:08/11/2017; Dạy lớp 7B 09/11/2017; Dạy lớp 7A Tiết: 47 - Tập làm văn CÁCH LÀM BÀI VĂN BIỂU CẢM VỀ TÁC PHẨM VĂN HỌC 1. Mục tiêu a) Về kiến thức - Biết yêu cầu của bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học - Cách làm dạng bài biểu cảm vềtác phẩm văn học b) Về kỹ năng - Cảm thụ tác phẩm văn học đã học - Viết được những đoạn văn, bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học - Làm được bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học c) Về thái độ - Có ý thứcc trong học tập bộ môn 2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh a) Chuẩn bị của giáo viên : Nghiên cứu tài liệu, soạn giáo án, b) Chuẩn bị của học sinh : Đọc kĩ bài, chuẩn bị bài theo câu hỏi trong sách giáo khoa. 3. Tiến trình bài dạy a) Kiểm tra bài cũ : (4’) - GV kiểm tra phần chuẩn bị của HS ở nhà. * Đặt vấn đề :(1’) Để làm tốt bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học hôm nay chúng ta đi tìm hiểu cách làm b) Dạy nội dung bài mới Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung Hs ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? GV ? ? ? ? ? ? Đọc bài văn. Bài văn viết về bài ca dao nào? Hãy đọc liền mạch bài ca dao đó? Theo em nội dung chính của bài ca dao này là gì? - Diễn tả nỗi buồn nhớ thương trông ngóngngười yêu và khẳng định tấm lòng chung thuỷ với người yêu của một người. Lời trong bài ca dao là lời của ai? - Có thể là lời một chàng trai nhưng cũng có khi là lời một cô gái. Đây là bài văn hồi tưởng Người viết hồi tưởng lại cảm xúc của mình khi đọc bài ca dao và những ấn tượng do bài ca dao gợi lên. Bài văn này gồm mấy đoạn? Tác giả đã tưởng tượng hình dung như thế nào về 2 câu đầu? Hai câu thơ tiếp theo tác giả đã có cảm nhận như thế nào? Ở đoạn 3 tác giả bộc lộ cảm nghĩ gì? Từ hình ảnh sông Ngân hà tác giả lại hình dung tưởng tượng như thế nào về NV trữ tình trong bài ca dao? Từ đó tác giả bộc lộ cảm xúc gì? Cảm nghĩ trong đoạn 4? Như vậy tác giả đã phát biểu cảm nghĩ của mình về bài ca dao bằng cách nào? Qua ví dụ trên em hiểu phát biểu cảm nghĩ về một tác phẩm văn học cũng phải đảm bảo những phần nào? Chỉ ra bố cục trong bài văn trên? - Mở bài: tiêu đề bài văn - Thân bài: Từ “đêm qua của ta” - Kết bài: “Vì nhớ như thế” Gợi ý hướng dẫn HS chuẩn bị dàn bài sơ lược. - Phần mở bài phải nêu được những gì? Câu thơ 1 có nội dung nào đáng chú ý? Cảm xúc của em thế nào trước cảnh đó? Câu thơ 2 miêu tả cảnh gì? Cảnh đó khiến em có cảm nghĩ gì? Bác bộc lộ cảm xúc gì trước cảnh đẹp đó? Câu thơ 4 diễn tả điều gì? Điều đó khiến em có cảm xúc như thế nào? Kết bài cần nêu được điều gì? I. TÌM HIỂU CÁCH LÀM BÀI VĂN BIỂU CẢM VỀ TÁC PHẨM VĂN HỌC: (20’) 1.Ví dụ * Bài văn – SGK. Tr 146: Cảm nghĩ về một bài ca dao - Bài ca dao: Đêm qua ra đứng bờ ao ... Đá mòn nhưng dạ chẳng mòn - Gồm 4 đoạn. (mỗi đoạn nói về 2 câu lục bát trong bài – có thể gọi mỗi đoạn là 1 bước) Đoạn 1: Cảm nhận về 2 câu đầu. + Tưởng tượng một người đàn ông, một người quen đang nhớ quê. Đoạn 2: Hồi tưởng lại cảm xúc của mình khi nghe thầy giảng bài ca dao + Tưởng tượng ra cảnh ngóng trông và tiếng kêu, tiếng nấc của người trông ngóng. Đoạn 3: cảm nghĩ về sông ngân hà + Con sông chia cắt con sông nhớ thương đối với ngưu lang chức nữ + tưởng tượng một người đang ngước mặt lên trông ngắm và nhớ thương mong đợi → Cảm xúc: Thấy quen quen và thân thương; mong đợi da diết vô cùng. Đoạn 4: Cảm nghĩ về 2 câu cuối + Nước tào khê làm đá mòn nhưng dòng nước không bao giờ cạn chính là lòng chung thuỷ của con người. → Tác giả phát biểu cảm nghĩ của mình về bài ca dao bằng cách tưởng tượng hồi tưởng suy ngẫm về các hình ảnh chi tiết trong bài ca dao. 2. Bài học – ghi nhớ.SGK. Tr 147. II. LUYỆN TẬP:( 15’) Bài tập 1. Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ cảnh khuya. A. Mở bài: Giới thiệu tác phẩm, hoàn cảnh ra đời của tác phẩm. B. Thân bài: - Âm thanh tiếng suối ở rừng Việt Bắc vào đêm khuya nghe như tiếng hát xa vọng lại - một cách so sánh rất độc đáo mới mẻ. - Vẻ đẹp lung linh huyền ảo của cảnh trăng rừng Việt Bắc. Trăng cây và hoa quấn quýt hoà quyện vào nhau gợi lên một cảm giác ấm áp hoà hợp. - Trước cảnh đêm đẹp như vậy Bác đã thốt lên “ cảnh khuya như vẽ” và bộc lộ tâm sự không ngủ được của Người - Lí do người không ngủ được là vì trăng đẹp nhưng nguyên nhân sâu sa đó là Người lo cho vận mệnh của đất nước.→ thấy bất ngờ cảm động trước tâm hồn cao đẹp đó. C. kết bài - Ấn tượng chung về bài thơ và về Bác. c. Củng cố - Luyện tập:( 2’) ? Thế nào là phát biểu cảm nghĩ về một tác phẩm văn học ? phát biểu cảm nghĩ về một tác phẩm văn học cũng phải đảm bảo những phần nào? d) Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà :(3’) - Nắm được thế nào là phát biểu cảm nghĩ về một tác phẩm văn học. - Đọc lại bài văn ví dụ. - Dựa vào dàn ý đã lập, viết một đoạn văn pháp biểu cảm nghĩ về một bài văn, bài thơ đã học 4. Những kinh nghiệm được rút ra sau khi giảng: ..................................................................................................................... ......................................................................................................................... ..................................................................................................................... ..................................................................................................................... Ngày soạn:06/11/2017 Ngày dạy:09/11/2017; Dạy lớp 7A, B TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO
Tài liệu đính kèm: