Giáo án Ngữ văn 7 - Văn bản: Bánh trôi nước

I. Mục tiêu: Giúp HS:

1. Kiến thức:

- Hiểu được vẻ đẹp, bản lĩnh sắt son, thân phận chìm nổi của người phụ nữ qua thơ Hồ Xuân Hương.

- Thấy được nét đặc sắc trong nghệ thuật sủ dụng ngôn từ, giọng điệu hóm hỉnh mà sâu sắc thấm thía của nữ sĩ Hồ Xuân Hương.

2. Kỹ năng:

- Đọc- hiểu văn bản làm theo thể thất ngôn tứ tuyệt.

- Tự nhận thức được vẻ đẹp và thân phận của người phụ nữ trong XHPK. Từ đó xác định lối sống có trách nhiệm đối với người khác.

 

doc 6 trang Người đăng trung218 Lượt xem 4628Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 7 - Văn bản: Bánh trôi nước", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 26: 	 Ngày soạn: 30/09/2015 	 Ngày dạy: 07/10/2015
 Văn bản: BÁNH TRÔI NƯỚC
	Hồ Xuân Hương
I. Mục tiêu: Giúp HS:
1. Kiến thức: 
- Hiểu được vẻ đẹp, bản lĩnh sắt son, thân phận chìm nổi của người phụ nữ qua thơ Hồ Xuân Hương.
- Thấy được nét đặc sắc trong nghệ thuật sủ dụng ngôn từ, giọng điệu hóm hỉnh mà sâu sắc thấm thía của nữ sĩ Hồ Xuân Hương.
2. Kỹ năng:
- Đọc- hiểu văn bản làm theo thể thất ngôn tứ tuyệt.
- Tự nhận thức được vẻ đẹp và thân phận của người phụ nữ trong XHPK. Từ đó xác định lối sống có trách nhiệm đối với người khác.
3. Thái độ:
- Đồng cảm, thương xót với số phận phụ nữ trong xã hội cũ.
II. Chuẩn bị:
- GV: SGK, Soạn bài, sách TKBD
- HS: Học - soạn bài ở nhà.
III. Phương pháp dạy học: phân tích, bình giảng, kĩ thuật động não.
IV. Tiến trình bài dạy:
1. Ổn định lớp: Sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ: 
*Câu hỏi: Đọc thuộc lòng và phân tích bài “Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra”?
3. Bài mới:
*Giới thiệu bài: Người phụ nữ trong xã hội cũ gặp rất nhiều những bất công, ngang trái mà ta đã được tìm hiểu trong những bài ca dao than thân, ca dao châm biếm. Để hiểu sâu hơn về thân phận của người phụ nữ trong xã hội cũ cô trò ta cùng nhau tìm hiểu bài “Bánh Trôi Nước”- HXH.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
NỘI DUNG
*Hoạt động 1: Tìm hiểu chung
GV: Nêu những nét chính về tác giả HXH?
HS: Chưa rõ năm sinh, năm mất. Được mệnh danh là Bà Chúa Thơ Nôm.
GV giảng: Trong nền VHTĐ VN thơ viết bằng chữ Nôm ngày càng xuất hiện nhiều và có giá trị. Với những sáng tạo độc đáo HXH được mệnh danh là Bà Chúa Thơ Nôm. 
GV: Tác phẩm làm theo thể thơ nào?
HS: Thất ngôn tứ tuyệt.
GV giảng: Bánh trôi nước được coi là bài thơ tiêu biểu của HXH, nằm trong Hợp tuyển thơ văn Việt Nam, Tập III, NXB Văn hóa Hà Nội, 1963.
*Hoạt động 2: Đọc – hiểu văn bản: 
GV yêu cầu HS đọc bài thơ. GV đọc mẫu lại.
GV: Em hiểu “Bánh trôi nước” là loại bánh ntn? 
HS: Bánh được làm từ gạo nếp, hình tròn bên trong có nhân đường phên, sau khi nặn song cho vào nước sôi luộc chín. 
GV: Bánh trôi nước là một bài thơ đa nghĩa. Vậy em hiểu thế nào là đa nghĩa?
HS: Đa nghĩa là một thuộc tính của ngôn ngữ văn chương thi ca nói chung
GV: Bài thơ này có 2 lớp nghĩa là lớp nghĩa nào?
HS: Nghĩa thứ nhất của bài thơ thuộc về nội dung miêu tả bánh trôi nước khi đang được luộc chín. Nghĩa thứ hai phản ánh vẻ đẹp, phẩm chất và thân phận của người phụ nữ trong xã hội cũ.
GV: Với nghĩa thứ nhất (nghĩa đen- tả thực) bánh trôi nước được miêu tả ntn?
HS: Trắng, tròn, khi luộc chín thì bánh nổi lên 7 phần chìm 3 phần.
GV: Em hãy nêu cánh làm bánh trôi nước?
HS: Trình bày
GV giảng: Bài thơ mở đầu bằng “thân em”- môtíp quen thuộc mà ta thường gặp trong ca dao. Chính môtíp ấy làm chuyển ý nghĩa và cảm nhận của người đọc một cách tự nhiên. Đây không phải chỉ kể, tả mà còn nối tiếp mạch than thở cuộc đời cho số phận người phụ nữ trong XHPK.
GV: Với nghĩa thứ 2 (nghĩa bóng) hình ảnh người phụ nữ được miêu tả ntn?
HS: 
- Hai vế tiểu đối (trắng-tròn) vẻ đẹp tạo hóa đáng trân trọng, vẻ đẹp duyên dáng à làm nên cái nữ tính đáng yêu của người phụ nữ à vẻ đẹp đáng được nâng niu. Câu thơ (câu 1) ánh lên niềm tự hào muôn thủa của phái đẹp qua cách sử dụng cặp quan hệ từ: Vừa- vừa.
- Thân em: cách nói quen thuộc trong ca dao à đậm đà màu sắc dân gian.
GV giảng: Câu thơ không chỉ ca ngợi nhan sắc bên ngoài mà còn trân trọng, tự hào về tâm hồn, đức hạnh kín đáo, khiêm nhường, duyên dáng của người phụ nữ VN.
GV:Qua thành ngữ “Bảy nổi ba chìm” em có nhận xét gì về thân phận của người phụ nữ?
HS: “Ba chìm bảy nổi”, “Nước non” à Thân phận chìm nổi, bấp bênh giữa cuộc đời. Từ “với” làm nổi bật hình ảnh 1 cuộc đời bất hạnh, long đong nhưng luôn xả thân, vị tha vì mọi người ðđáng cảm phục và trân trọng.
GV giảng: Bên cạnh nghĩa làm bánh còn thể hiện ý nghĩa than thở cho số phận chìm nổi, long đong, bất hạnh của người phụ nữ trong cuộc đời. Ở đây thành ngữ đã đảo ngược “3 chìm bảy nổi” thành “bảy nổi 3 chìm”. Việc đảo ngữ đã làm cho thân phận người phụ nữ càng cay đắng xót xa.
GV: Hình ảnh “tấm lòng son”?
HS: Hình ảnh ánh lên vẻ đẹp của người phụ nữ xưa: “chung thủy sắt son”.
GV giảng: Câu thơ không chỉ ca ngợi nhan sắc bên ngoài mà còn trân trọng, tự hào về tâm hồn, đức hạnh kín đáo, khiêm nhường, duyên dáng của người phụ nữ VN. Nhân bánh được ẩn dụ thành “tấm lòng son” – tấm lòng son sắt, thủy chung, ấm áp nghĩa tình. Đây là những phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ. Sóng gió cuộc đời có phũ phàng vùi dập thân phận “bảy nổi ba chìm” thì cũng không phá nổi vẻ đẹp trong tấm lòng kiên trinh, sắt son của họ.
GV: Trong 2 tầng nghĩa của bài thơ, nghĩa nào là nghĩa chính? Vì sao?
HS: Nghĩa 2 là nghĩa chính. Vì nghĩa 1 chỉ là phượng tiện để chuyển tải nghĩa sau. Có nghĩa thứ 2 bài thơ mới có giá trị tư tưởng lớn.
GV: nhận xét, ghi bảng.
GV: Nghệ thuật toàn bài là gì?
HS: Ẩn dụ
*Hoạt động 3: Tổng kết
GV: Nêu giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của bài thơ?
HS: suy ngẫm, trình bày.
Nội dung:
- Tiếng cảm thông xót xa cho thân phận chìm nổi của người phụ nữ trong xã hội cũ.
- Tiếng nói trân trọng, ngợi ca vẻ đẹp, phẩm chất trong sáng, tình nghĩa sắt son của người phụ nữ
Nghệ thuật:
- Vận dụng điêu luyện những quy tắc của thơ đường luật.
- Ngôn ngữ thơ bình dị, gần gũi với lời ăn tiếng nói hằng ngày, gần với mô típ dân gian.
- Sáng tạo trong việc xây dựng nhiều tầng lớp ý nghĩa.
GV: nhận xét, bổ sung, ghi bảng:
GV: Qua bài thơ “Bánh trôi nước” hãy nêu cảm nghĩ của em về thân phận của người phụ nữ trong xã hội xưa?
HS Họ trải qua nhiều cay đắng, khó khăn nhưng họ vẫn có những phẩm chất tốt đẹp.
GV: Theo em, vai trò của người phụ nữ trong xã hội ngày nay được khẳng định như thế nào?
HS: Không bị phân biệt, bình đẳng. Họ được làm chủ tương lai, làm chủ cuộc đời mình. Có nhiều người giữ trọng trách, địa vị cao trong xã hội (Trương Mỹ Hoa, Nguyễn Thị Bình)
GV: Qua bài thơ, em hiểu gì về Hồ Xuân Hương?
HS: Bà là người chịu nhiều cay đắng trong xã hội trọng nam khinh nữ. bà không chỉ có thân phận chìm nổi mà còn là người phụ nữ cứng cỏi, dám chấp nhận thua thiệt nhưng đầy lòng tin vào phẩm giá của mình.
I. Tìm hiểu chung:
1. Tác giả:
- Được mệnh danh là Bà Chúa Thơ Nôm.
2. Tác phẩm:
- Được coi là bài thơ tiêu biểu của HXH. 
- Thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt.
II. Đọc – hiểu văn bản:
1. Đọc:
2. Phân tích văn bản:
a) Hình ảnh bánh trôi nước:
- Trắng- tròn 
- Ba chìm bảy nổi
- Tấm lòng son 
=> Tác giả miêu tả bánh trôi nước một cách cặn kẽ từ khi nhào bột đến khi luộc bánh với lòng tự hào về bản sắc dân tộc.
è Nghĩa tả thực hình ảnh bánh trôi nước trắng, tròn, chìm nổi.
b. Hình ảnh người phụ nữ:
- Hình thể: đẹp.
- Số phận: bấp bênh, chìm nổi lênh đênh.
- Quyết định số phận họ là do xã hội.
- Phẩm chất: trong sáng, sắt son, tình nghĩa, thủy chung
=>Với cách nói ẩn dụ, tác giả trân trọng, ca ngợi, cảm thông, chia sẻ với người phụ nữ xưa muốn vượt lên số phận. 
è Nghĩa bóng (ngụ ý sâu sắc)
III. Tổng kết:
1. Nội dung: 
- Bánh trôi nước là bài thơ có nhiều tầng ý nghĩa- ý tả thực: hình ảnh bánh trôi nước trắng, tròn, chìm nổi.
- Ngụ ý sâu sắc: Bài thơ là tiếng cảm thông xót xa cho thân phận chìm nổi của người phụ nữ trong xã hội cũ. Là tiếng nói trân trọng, ngợi ca vẻ đẹp, phẩm chất trong sáng, tình nghĩa sắt son của người phụ nữ Việt Nam ngày xưa.
2. Nghệ thuật: 
-Ngôn ngữ thơ bình dị. thành ngữ, mô-típ dân gian
- Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt.
-Sáng tạo trong việc xây dựng nhiều tầng lớp ý nghĩa.
4. Củng cố, dặn dò:
- Bài thơ có nhiều tầng nghĩa: hình ảnh bánh trôi nước và thân phận người phụ nữ trong xã hội xưa.
- Học bài lòng bài thơ. Nêu giá trị nội dung – nghệ thuật.
- Chuẩn bị bài: “ Quan hệ từ”
V. Rút kinh nghiệm, bổ sung: 
..

Tài liệu đính kèm:

  • docBai_7_Banh_troi_nuoc.doc