Giáo án Ngữ văn 7 - Văn bản: Sông núi nước Nam

A. Mục tiêu: Giúp HS:

1. Kiến thức:

- Có những hiểu biết bước đầu về thơ trung đại.

- Nắm được đặc điểm thơ thất ngôn tứ tuyệt.

- Cảm nhận được tinh thần dân tộc, khí phách hào hùng, khát vọng lớn lao của dân tộc.

2. Kỹ năng:

- Nhận biết thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt.

- Đọc-hiểu và phân tích thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật chữ Hán qua bản phiên âm và dịch nghĩa.

- Xác định giá trị của bản thân: có trách nhiệm với vận mệnh đất nước, dân tộc.

- Trao đổi, trình bày, suy nghĩ về niềm tự tôn dân tộc, ý chí quyết tâm chiến thắng kẻ thù xâm lược.

3. Thái độ:

 

doc 4 trang Người đăng trung218 Lượt xem 18442Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 7 - Văn bản: Sông núi nước Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 17	Ngày soạn: 25/09/2015
	 	Ngày dạy: 29/09/2015
Văn bản: SÔNG NÚI NƯỚC NAM
A. Mục tiêu: Giúp HS: 
1. Kiến thức:
- Có những hiểu biết bước đầu về thơ trung đại.
- Nắm được đặc điểm thơ thất ngôn tứ tuyệt.
- Cảm nhận được tinh thần dân tộc, khí phách hào hùng, khát vọng lớn lao của dân tộc.
2. Kỹ năng:
- Nhận biết thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt.
- Đọc-hiểu và phân tích thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật chữ Hán qua bản phiên âm và dịch nghĩa.
- Xác định giá trị của bản thân: có trách nhiệm với vận mệnh đất nước, dân tộc.
- Trao đổi, trình bày, suy nghĩ về niềm tự tôn dân tộc, ý chí quyết tâm chiến thắng kẻ thù xâm lược.
3. Thái độ: 
- HS thêm tự hào về khí phách dân tộc.
B. Chuẩn bị:
- GV: Sgk, Sgv, soạn bài, TLTK,.
- HS: Đọc bài và chuẩn bị bài ở nhà.
C. Phương pháp dạy: Đàm thoại, phân tích, bình giảng, thảo luận. Kĩ thuật động não.
D. Tiến trình giờ dạy:
1. Ổn định tổ chức: Kiểm diện sĩ số lớp
2. Kiểm tra bài cũ: 
* Câu hỏi: Đọc thuộc lòng và phân tích một bài ca dao mà em thích?
* Đáp án: HS trình bày bài ca dao mình thích nhất. Phân tích.
3. Bài mới:
* Giới thiệu bài: Hình ảnh Thánh Gióng cưỡi ngựa sắt, vung roi sắt, nhổ tre đằng ngà quật vào đầu giặc dẹp tan mộng ảo xâm lược bờ cõi của quân Ân để lại niềm tự hào dân tộc trong lòng người dân Việt. Tư tưởng, ý chí, nghị lực ấy lại tiếp nối trong thời đại Lý- Trần và thể hiện ró trong bài “Sông núi nước nam”.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
NỘI DUNG
* Hoạt động 1: Tìm hiểu chung
GV hỏi: Em hiểu biết gì về thơ trung đại?
HS trả lời: Thơ trung đại Việt Nam được viết bằng chữ Hán và chữ Nôm. Có nhiều thể thơ: Thể thơ đường luật, song thất lục bát, thất ngôn tứ tuyệt, thất ngôn bát cú,.
GV hỏi: Nêu những nét khái quát về tác giả?
HS trình bày, bổ xung:
GV nhận xét: 
GV hỏi: Nêu hiểu biết của em về tác phẩm? Thể thơ?
HS trình bày: 
Thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt.
GV hỏi: “Sông núi nước Nam được coi như bản Tuyên ngôn Độc lập đầu tiên của nước ta viết bằng thơ.Vậy thế nào là một Tuyên ngôn Độc lập?
HS trả lời: “Sông núi nước nam” là lời tuyên bố về chủ quyền của đất nước và khẳng định không một thế lực nào có thể xâm phạm. 
GV hỏi: Nêu nội dung tuyên ngôn của bài thơ? 
HS trả lời: Khẳng định: Nước Nam là của người Nam ð được định sẵn ở sách trời. Kẻ nào xâm phạm sẽ bị thất bại.
GV gọi học sinh đọc bản phiên âm, dịch nghĩa.
HS trình bày:
GV yêu cầu HS giải nghĩa 1 số từ khó trong Sgk.
GV giảng: “Sông núi nước Nam” là một bài thơ thiên về sự biểu ý (bày tỏ ý kiến).
GV hỏi: Bài thơ có bố cục mấy phần? Nội dung của từng phần?
HS trả lời: 
+ 2 câu đầu: Nước Nam là của người Nam.
+ 2 câu cuối: Kẻ thù không xâm phạm được
* Hoạt động 2: Đọc-hiểu văn bản
GV hỏi: Hai câu đầu diễn tả điều gì? Phân tích?
HS trình bày:
Nam đế - Hoàng đế nước Nam à ngang hàng với hoàng đế phương bắc => niềm tự hào dân tộc.
Sách trời à khẳng định chủ quyền độc lập => Là chân lý không thể chối cãi.
è Khẳng định niềm tin, ý chí về chủ quyền quốc gia, tinh thần tự lập tự cường của dân tộc.
GV hỏi: Nhận xét về ngôn ngữ, âm điệu? Tác dụng?
HS trả lời: Ngôn ngữ trang trọng, ý thơ mạnh mẽ đanh thép à khẳng định chân lý trong lịch sử.
GV hỏi: Phân tích tính biểu cảm của 2 câu thơ đầu?
HS trả lời: 
GV giảng: Từ ý nghĩa, âm điệu, ngôn ngữ thơ à niềm tự hào, thái độ hiên ngang tư thế ngẩng cao đầu của dân tộc è là tuyên ngôn về chủ quyền của dân tộc. 
GV hỏi: Hai câu cuối khẳng định điều gì?
HS trả lời: 
Hành động xâm phạm của kẻ thù là tàn ác, là phi nghĩa, trái với “sách trơi” à bị trừng phạt thích đáng.
NT: một câu để hỏi, một câu để khẳng định à khẳng định niềm tin chiến thắng.
GV giảng: Thực tế đã chứng minh hùng hồn cho câu thơ của Lý Thường Kiệt. Sông Cầu và bến đò Như Nguyệt là mồ chôn của hàng vạn lũ giặc ngoại xâm phương Bắc. Chiến thắng này là một trong những trang sử chói lọi của dân tộc ta.
* Hoạt động 3: Tổng kết: 
GV hỏi: Khái quát nét nổi bật về nội dung và nghệ thuật của bài thơ? 
HS trả lời: 
- Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt ngắn gọn, súc tích, tuyên bố nền độc lập của dân tộc.
- Giọng thơ đanh thép, hùng hồn.
- Là bản Tuyên ngôn Độc lập đầu tiên của dân tộc.
GV giảng: Bài thơ mang sứ mệnh lịch sử như một bài hịch cứu nước, vừa mang ý nghĩa như một bản tuyên ngôn độc lập. Đó là tiếng nói yêu nước và tự hào dân tộc của nhân dân ta, biểu thị cho ý chí và sức mạnh của non sông, là khúc tráng bất tửNó thể hiện niềm tin vào sức mạnh chính nghĩa của dân tộc ta.
GV gọi HS đọc Ghi nhớ Sgk/T 65.
I. Tìm hiểu chung:
1. Thơ trung đại:
- Viết bằng chữ Hán và chữ Nôm.
- Thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt, thất ngôn bát cú, ngũ ngôn tứ tuyệt,
2. Tác giả: Sgk
3. Tác phẩm: Sgk
à Là bản tuyên ngôn Độc lập đầu tiên của dân tộc.
4. Bố cục: 2 phần
II. Đọc-hiểu văn bản:
1. Đọc:
2. Phân tích văn bản:
a) Hai câu đầu:
- Ngôn ngữ trang trọng, ý thơ đanh thép đã khẳng định chủ quyền dân tộc. Nước Nam là của người Nam. 
à Tuyên ngôn về chủ quyền dân tộc.
b) Hai câu cuối: 
- Lên án hành động xâm lược của kẻ thù.
- Khẳng định niềm tin chiến thắng, niềm tự hào dân tộc.
- Quyết tâm bảo vệ tổ quốc, bảo vệ độc lập dân tộc.
III. Tổng Kết:
1. Nội dung:
- Tác giả khẳng định chủ quyền về lãnh thổ của đát nước:
+ Nước Nam là của người Nam.
+ Sự phân định địa phận được ghi trong “sách trời”.
+ Ý chí quyết tâm bảo vệ Tổ Quốc, bảo vệ dân tộc.
2. Nghệ thuật:
 - Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt ngắn gọn, súc tích à tuyên bố nền độc lập của dân tộc.
- Ngôn ngữ dõng dạc đanh thép, hùng hồn.
- Dồn nén cảm xúc trong hình thức thiên về sự biểu ý.
4. Củng cố, hướng dẫn về nhà:
- Học thuộc, phân tích bài thơ.
- Soạn bài “Phò giá về kinh”.
E. Rút kinh nghiệm, bổ sung: 

Tài liệu đính kèm:

  • docBai_5_Song_nui_nuoc_Nam_Nam_quoc_son_ha.doc