A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :
1. Kiến thức : Ôn lại kiến thức về văn bản tự sự.
2. Kỹ năng : Rèn các kỹ năng về ngôn ngữ, kỹ năng xây dựng văn bản.
3. Thái độ : Nhận biết những điểm hạn chế của bản thân và có ý thức sửa chữa để bài làm tốt hơn.
B/ CHUẨN BỊ :
- GV : Sgk + giáo án.
+ Chấm bài.
+ Ghi nhận những trường hợp sai sót một cách cụ thể.
+ Bảng phụ.
- HS :
+ Ôn lý thuyết.
+ Nắm dàn bài đề bài đã làm trong tiết Bài viết Tập làm văn – số 1.
Tuần 7 Tiết 25 Ngày dạy : - 8A1: // - 8A2: // - 8A3: // Bài 7 Tâp làm văn TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN – SỐ 1 A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : 1. Kiến thức : Ôn lại kiến thức về văn bản tự sự. 2. Kỹ năng : Rèn các kỹ năng về ngôn ngữ, kỹ năng xây dựng văn bản. 3. Thái độ : Nhận biết những điểm hạn chế của bản thân và có ý thức sửa chữa để bài làm tốt hơn. B/ CHUẨN BỊ : - GV : Sgk + giáo án. + Chấm bài. + Ghi nhận những trường hợp sai sót một cách cụ thể. + Bảng phụ. - HS : + Ôn lý thuyết. + Nắm dàn bài đề bài đã làm trong tiết Bài viết Tập làm văn – số 1. C/ PHƯƠNG PHÁP/KỸ THUẬT DẠY HỌC : Phân tích tình huống + thực hành viết tích cực. D/ TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC : * Bài mới : Ù Hoạt động 1 : Giới thiệu bài mới. Ở tuần 4 (tiết Tập làm văn 13, 14), các em thực hành viết bài viết số 1 về văn bản tự sự. Trong tiết Trả bài Tập làm văn – số 1 hôm nay, cô sẽ giúp các em thấy được những ưu khuyết điểm của bản thân. Từ đó, các em rút ra những kinh nghiệm trong việc xây dựng đoạn văn và tổ chức bài văn trong thời gian sắp tới. HĐ CỦA GV HĐ CỦA HS BÀI HS GHI Ù Hoạt động 2 : Nội dung bài học. - GV cho HS quan sát hai đề trên bảng phụ. - Hai đề trên thuộc kiểu bài văn gì ? Nội dung yêu cầu của đề ? - Đọc hai đề. - Kiểu bài : văn kể (tự sự). - Nội dung : kể lại kỷ niệm ngày đầu đi học của mình (đề 1) ; kể về người thân (đề 2). I. Đề : Học sinh chọn làm một trong hai đề sau : 1. Kể lại những kỷ niệm ngày đầu tiên đi học. 2. Người ấy (bạn, thầy, cô, người thân) sống mãi trong lòng tôi. - Dựa vào bố cục của bài văn tự sự, em tìm ý, lập dàn ý của 2 đề trên. - GV sửa, hoàn thiện dàn bài. - GV nêu thang điểm. BIỂU ĐIỂM - Điểm 9 - 10 : Bài viết kỹ, cảm xúc, bố cục rõ ràng mạch lạc thể hiện rõ chủ đề của bài văn. Trình bày sạch, đẹp. - Điểm 7 - 8 : Bài viết kỹ, cảm xúc, bố cục rõ ràng thể hiện được chủ đề của bài văn. Trình bày sạch. Tuy nhiên mắc một vài lỗi chính tả, diễn đạt. - Điểm 5 - 6 : Bài viết đảm bảo bố cục, thể hiện được chủ đề, song chưa sâu, diễn đạt chưa được hay. - Điểm 3 - 4 : Bài viết yếu, diễn đạt lủng củng, chưa nắm được yêu cầu của đề, trình bày cẩu thả. - Điểm 1 - 2 : Bài viết yếu, không hiểu đề - Điểm 0 : Giấy trắng. - Trình bày bố cục của bản thân. - Nhận xét, chỉnh sửa, bổ sung. II. Dàn bài : Đề 1 1. Mở bài : (1,5 đ) - Dẫn dắt, giới thiệu về ngày đầu tiên đi học. - Nêu ấn tượng, cảm xúc về những kỷ niệm trong ngày đầu tiên đi học đầy ý nghĩa đó. 2. Thân bài : (7,0 đ) Hồi tưởng về những kỉ niệm ngày đầu tiên đi học theo trình tự : - Những công việc chuẩn bị cho ngày khai trường – ngày đầu tiên đi học. (Bố mẹ của em làm gì ? Bản thân em làm gì ?...). (1,0 điểm) - Ngày khai trường được bắt đầu thế nào ? (Không khí gia đình chuẩn bị đưa em đi học). (1,0 điểm) - Trên đường đến trường (cảnh quan hai bên đường, các bạn học sinh đến trường). (1,0 điểm) - Những kỷ niệm trong ngày khai trường (kể và tả những sự việc đã xảy ra trong ngày đầu tiên đi học). (2,0 điểm) - Tâm trạng của em trước các sự việc xảy ra. (1,5 điểm) - Kết thúc buổi học đầu tiên. (0,5 điểm) 3. Kết bài : (1,5 đ) - Cảm xúc, ấn tượng của em về ngày đầu tiên đi học. - Ý nghĩa, giá trị của những kỷ niệm ấy đối với cuộc đời học sinh. Đề 2 1. Mở bài : (1,5 đ) - Dẫn dắt và giới thiệu về người mà em định viết về họ. - Lý do chính khiến người ấy sống mãi trong lòng em. 2. Thân bài : (7,0 đ) - Kể về những nét đẹp về ngoại hình, cử chỉ, giọng nói của người ấy – những nét đẹp có ảnh hưởng đến suy nghĩ, nhận thức của em. (2,0 điểm) - Kể về phẩm chất, tính cách tốt đẹp của người ấy. (2,0 điểm) - Kể về một vài kỷ niệm mình biết về người ấy hoặc giữa người ấy với mình. Chính những kỷ niệm này làm mình thêm hiểu, yêu quý, trân trọng và khiến người ấy sống mãi trong lòng mình. (3,0 điểm) 3. Kết bài : (1,5 đ) Khẳng định những tình cảm của mình dành cho người ấy. - Nhận xét chung về bài làm của học sinh. 1. Ưu điểm : a. Kiểu bài : Đa số HS nắm được kiểu bài – văn bản tự sự. b. Bố cục : Bài làm đủ 3 phần (còn một vài HS yếu kém trình bày bố cục chưa rõ, chưa đủ 3 phần). 2. Hạn chế : a. Nội dung : - 3-4 HS yếu kém không nắm được yêu cầu của đề. - MB : Giới thiệu chưa cụ thể. - TB : Sơ sài kể chung chung, chưa có sự đầu tư cho bài làm đúng mức. - KB : Nội mang tính khái quát chưa cao hoặc không phù hợp với yêu cầu cụ thể của đề. - MB, KB : Dựa vào khuôn mẫu, ứng dụng cho tất cả các đề bài TLV. - 1-2 HS yếu kém dựa vào sách bài văn mẫu để làm, chưa biết sáng tạo. b. Kết hợp các yếu tố miêu tả, biểu cảm trong bài văn tự sự : Đa số HS kể đơn thuần hoặc lạm dụng yếu tố miêu tả, chưa biết kết hợp hài hòa giữa các yếu tố kể, tả và biểu cảm nên hiệu quả biểu đạt chưa cao. - HS cả lớp chú ý lắng nghe. - Sửa lỗi cụ thể. - GV treo bảng phụ ghi các lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu, yêu cầu HS phát hiện. + Lỗi chính tả : Ngóc nghếc Chửng trạc Rải đầu Rung rẫy Sáng lạng Vần tráng + Lỗi dùng từ và lỗi diễn đạt : (Thảo luận nhóm 4HS 1’) Hằng năm đến ngày khai trường thì lòng tôi cứ bần thần lo âu, và vừa vui mừng. (MB đề 1) Từ lúc bắt đầu đi học em đã không quen những ngày đi học đó và sắp tựu trường. (MB đề 1) Nhân ngày kỷ niệm sinh nhật của tôi bạn bè đến chơi vui vẻ quá. (MB đề 2) Buổi hôm ấy, một buổi thật dịu dàng và đầm thấm. mẹ tôi nắm tay tôi dẫn đi trên con đường cằn cọc này. (TB đề 1) Những kỷ niệm đẹp và tình thương yêu của cô và những người bạn thân yêu và những hàng cây, dòng sông kính mến. Những kỷ niệm đó không bao giờ em quên cho được. (KB đề 1) - GV gợi ý, hướng dẫn HS sửa lại cho hoàn chỉnh. - 2HS sửa. Ngốc nghếch Chững chạc Gãi đầu Run rẩy Xán lạn Vầng trán - 1HS khác nhận xét. - HS thảo luận nhóm, đại diện nhóm sửa. - HS nhóm khác nhận xét, sửa. - Phát bài, đọc đoạn, bài (hay, dở để HS nghe học tập, rút kinh nghiệm). - HS đọc lại bài của mình, trao đổi bài cho nhau để đọc, nhận xét bài lẫn nhau để học tập, rút kinh nghiệm. - GV thống kê điểm : 8A1 + G : 8 – 10đ (. HS). + Kh : 6,5 – 7,9đ (. HS). + TB : 5 – 6,4đ (. HS). + Y : 3,5 – 4,9đ (. HS). + Kém : 0 – 3,4đ (. HS). 8A2 + G : 8 – 10đ (. HS). + Kh : 6,5 – 7,9đ (. HS). + TB : 5 – 6,4đ (. HS). + Y : 3,5 – 4,9đ (. HS). + Kém : 0 – 3,4đ (. HS). 8A3 + G : 8 – 10đ (. HS). + Kh : 6,5 – 7,9đ (. HS). + TB : 5 – 6,4đ (. HS). + Y : 3,5 – 4,9đ (. HS). + Kém : 0 – 3,4đ (. HS). Ù Hoạt động 3 : Hướng dẫn tự học. - Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà : + Ôn tập về văn bản tự sự, thuộc dàn bài của bài văn tự sự. + Nắm rõ bố cục của bài văn tự sự và nội dung từng phần. - Chuẩn bị bài mới : “Tình thái từ” Sgk/8083. + Đọc các ví dụ, chú ý các từ in đậm. + Xác định sắc thái tình cảm do tình thái từ biểu thị, tác dụng của tình thái từ. + Nắm các loại tình thái từ. + Chuẩn bị trước nội dung các bài tập 1a, b, c, d ; 2e, g, h và 3 Sgk/8183. µ * Rút KN : ................... ...................................................................................................
Tài liệu đính kèm: