1. Mục tiêu:
1.1Kiến thức :
Hoạt động 1, 2:
- HS biết: Bố cục văn bản.
- HS hiểu: Trình bày bố cục văn bản.
Hoạt động 3:
- HS biết: Xc định cách bố trí bố cục của văn bản Tôi đi học đ học.
- HS hiểu: Tác dụng của việc xây dựng bố cục.
Hoạt động 4:
- HS hiểu: Lm cc bi tập thực hành về bố cục văn bản.
1.2Kĩ năng:
- HS thực hiện được:Xác định bố cục của một văn bản.
- HS thực hiện thành thạo: Rèn kĩ năng sắp xếp các đoạn văn trong bài theo một bố cục nhất định.
1.3Thái độ:
Tuần:2- Tiết:8 Ngày dạy:4/9/2015 BỐ CỤC CỦA VĂN BẢN Mục tiêu: 1.1Kiến thức : Hoạt động 1, 2: - HS biết: Bố cục văn bản. - HS hiểu: Trình bày bố cục văn bản. Hoạt động 3: - HS biết: Xác định cách bố trí bố cục của văn bản Tôi đi học đã học. - HS hiểu: Tác dụng của việc xây dựng bố cục. Hoạt động 4: - HS hiểu: Làm các bài tập thực hành về bố cục văn bản. 1.2Kĩ năng: - HS thực hiện được:Xác định bố cục của một văn bản. - HS thực hiện thành thạo: Rèn kĩ năng sắp xếp các đoạn văn trong bài theo một bố cục nhất định. 1.3Thái độ: - HS có thói quen: Xây dựng bố cục khi tạo lập văn bản. - HS có tính cách: Giáo dục học sinh ý thức xây dựng văn bản theo một bố cục nhất định. - Giáo dục kĩ năng sống: kĩ năng giao tiếp, ra quyết định, 2. Nội dung học tập: - Nội dung 1: Bố cục của văn bản. - Nội dung 2: Cách bố trí, sắp xếp nội dung phần thân bài của văn bản. - Nội dung 3: Luyện tập. 3. Chuẩn bị: 3.1 Giáo viên: Một số văn bản có bố cục ba phần. 3.2. Học sinh: Đọc kĩ sách giáo khoa, tìm hiểu bố cục, và vai trò của từng phần trong bố cục. 4. Tổ chức các hoạt động học tập: 4.1 Ổn định tổ chức và kiểm diện: ( 1 phút) 8A1: 8A2: 8A3: 4.2 Kiểm tra miệng: ( 5 phút) à Câu hỏi kiểm tra bài cũ: Câu 1: Tính thống nhất về chủ đề văn bản thể hiện ở chỗ nào? (3đ) A. Văn bản có đối tượng xác định. B. Văn bản có tính mạch lạc. C. Các yếu tố trong văn bản bám sát chủ đề đã định. D. Cả A, B, C. l Đáp án:D Câu 2: Để đảm báo tính thống nhất về chủ đề văn bản, ta cần làm gì? Nêu chủ đề văn bản “Tôi đi học” (5đ) Đáp án:Cần xác định rõ chủ đề văn bản (đề bài, đề mục, các từ then chốt). Chủ đề: kỷ niệm sâu sắc về buổi tựu trường đầu tiên. àCâu hỏi kiểm tra nội dung tự học: Câu 3: Em đã chuẩn bị những gì cho bài học hôm nay? (2đ) l Đáp án: Tìm hiểu về bố cục của văn bản. l Nhận xét, chấm điểm. 4.3 Tiến trình bài học: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung bài học à Hoạt động1: Vào bài. Giới thiệu bài: Chúng ta đã được học bố cục và mạch lạc trong văn bản. Các em đã nắm được trong văn bản thường phải có 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài và chức năng nhiệm vụ của chúng. Bài học này nhằm ôn lại kiến thức đã học, đồng thời đi sâu hơn tìm hiểu cách sắp xếp tổ chức nội dung phần thân bài - phần chính của văn bản. ( 1 phút) àHoạt động2: Hướng dẫn tìm hiểu bố cục của văn bản. ( 5 phút) Giáo viên gọi học sinh đọc văn bản: “Người thầy cao đức trọng”. Văn bản trên có thể chia làm mấy phần? Nêu nhiệm vụ mỗi phần? Học sinh trả lời, giáo viên nhận xét, diễn giảng. Phân tích mối quan hệ giữa các phần trong văn bản trên? Ba phần có nhiệm vụ khác nhau (Mở bài: nêu chủ đề. Thân bài: triển khai chủ đề. Kết bài: kết thúc chủ đề) nhưng có mối quan hệ khăng khít (hướng về một chủ đề ) Bố cục văn bản là gì ? gồm mấy phần? Bố cục của văn bản là sự tổ chức các đoạn văn để thể hiện chủ đề. Văn bản thường có bố cục 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài. Nhiệm vụ của từng phần? Các phần quan hệ với nhau như thế nào Học sinh trả lời – Giáo viên nhận xét, diễn giảng. à Hoạt động 3: Hướng dẫn tìm hiểu cách bố trí, sắp xếp nội dung phần thân bài của văn bản. ( 10 phút) Giáo viên diễn giảng: Trong 3 phần của văn bản thì phần mở bài - kết bài thường ngắn gọn; thân bài là phức tạp nhất. Phần thân bài của văn bản “Tôi đi học” của Thanh Tịnh kể về những sự kiện nào? Sắp xếp theo thứ tự nào? Chỉ ra diễn biến tâm trạng bé Hồng trong phần thân bài? Khi tả người, vật, con vật, em sẽ lần lượt miêu tả theo trình tự nào? Kể một số trình tự thường gặp mà em biết? Chỉnh thể – bộ phận (tả người) vật, con vật. Tình cảm, cảm xúc (tả người). Thứ tự không gian : xa à gần, cao àthấp ( tả phong cảnh). Phần thân bài của văn bản “Người thầy cao đức trọng” nêu các sự việc thể hiện chủ đề“Người thầy cao đức trọng”. Hãy cho biết cách sắp xếp các sự việc ấy? Sắp xếp nội dung theo hai khía cạnh của chủ đề : Chu văn An nổi tiếng là thầy giáo giỏi (đạo cao). Chu văn An là người có tính tình cứng cỏi, không màng danh lợi ( đức trọng). Học sinh thảo luận nhóm : Cách sắp xếp phần thân bài tùy thuộc vào yếu tố nào? Kiểu văn bản, chủ đề, ý đồ giao tiếp của người viết. Các ý trong phần thân bài thường được sắp xếp theo trình tự nào? Thời gian, không gian, sự phát triển của sự việc hay theo mạch suy luận sao cho phù hợp với sự triển khai chủ đề và sự tiếp nhận của người đọc. Gọi học sinh đọc ghi nhớ SGK. Hoạt động 4: Hướng dẫn luyện tập. ( 10 phút) Xác định chủ đề và cách triển khai chủ đề của đoạn trích? Nếu phải trình bày về lòng thương mẹ của chú bé Hồng ở văn bản Trong lòng mẹ, em sẽ trình bày những ý gì và sắp xếp chúng ra sao? Trên cơ sở một thân bài đã cho hãy sắp xếp các ý lại cho phù hợp? Bố cục của văn bản: 1. Mở bài:- Ông danh lợi: Giới thiệu người thầy tài đức Chu Văn An (chủ đề). 2. Thân bài: Học trò vào thăm: tài và đức của thầy. 3. Kết bài: Còn lại: Tình cảm của mọi người với thầy . à Bố cục văn bản có ba phần. - Bố cục văn bản là sự tổ chức các đoạn văn thể hiện chủ đề. - Văn bản thường có bố cục ba phần; Mở bài, Thân bài, Kết bài. - Mỗi phần có chức năng và nhiệm vụ riêng tùy thuộc vào kiểu văn bản, chủ đề và ý đồ giao tiếp của người viết, phù hợp với sự tiếp nhận của người đọc. Cách bố trí, sắp xếp nội dung phần thân bài của văn bài: 1. Văn bản: Tôi đi học kể về: cảm xúc của tác giả trong thời điểm hiện tại và hồi ức về buổi đầu tiên đi học. -Thứ tự: Trên đường tới trường, đến trường, vào lớp. àXếp theo trình tự thời gian. 2. Văn bản: Trong lòng mẹ: - Niềm thương mẹ và thái độ căm ghét cổ tục đã đày đọa mẹ. -Niềm vui sướng khi ở trong lòng mẹ. àXếp theo sự phát triển của sự việc. - Một số cách bố trí, sắp xếp bố cục của văn bản thông thường: + Trình bày theo thứ tự thời gian, không gian. + Trình bày theo sự phát triển của sự việc. + Trình bày theo mạch suy luận. Luyện tập: 1.a.Tả cảnh sân chim ở Nam bộ. – Trình tự không gian: nhìn xa à gần à đến tận nơi à đi xa dần. b. Tả vẻ đẹp của Ba Vì - Trình tự thời gian : về chiều, lúc hoàng hôn. c. Nghị luận nói về cuộc sống của dân tộc ta qua cổ tích. - Trình tự: trình bày theo vấn đề. 2.Trình bày theo hai ý: – Phản ứng tâm lí của chú bé Hồng trước những lời của người cô xúc phạm đến mẹ. - Cảm giác sung sướng cực điểm của chú bé khi gặp lại mẹ, được nằm trong lòng mẹ sau bao ngày mong nhớ đợi chờ. 3. Nên sắp xếp các ý trong phần thân bài như sau : a. Giải thích câu tục ngữ : - Nghĩa đen và nghĩa bóng của vế đầu. - Nghĩa đen và nghĩa bóng của vế sau. - Lời khuyên của người xưa trong câu tục ngữ. b. Chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ : - Các vị lãnh tụ bôn ba tìm đường cứu nước. - Những người bổ ích. - Trong thời kì thế giới. 4.4 Tổng kết:( 5 phút) Câu hỏi 1: Các ý trong phần thân bài của văn bản thường xếp theo trình tự nào? A. Không gian. B. Thời gian. C. Sự phát triển của sự việc hay mạch suy luận. D. Cả A, B, C. l Đáp án: D Câu hỏi 2: Các ý trong đoạn trích Trong lòng mẹ được sắp xếp theo trình tự nào? A. Thời gian. B. Sự phát triển của sự việc. C. Không gian. D. Cả A, B, C đều đúng. l Đáp án: D 4.5 Hướng dẫn học tập: ( 3 phút) à Đối với bài học ở tiết này: - Làm bài tập 1, vở bài tập. - Học thuộc phần ghi nhớ. Xem lại các bài tập 1, 2, 3 đã giải. à Đối với bài học ở tiết sau: - Chuẩn bị tiết 11, 12 viết bài tập làm văn số 1. - Xem bài “Xây dựng đoạn văn trong văn bản”: Trả lời các câu hỏi SGK. + Từ ngữ và câu trong đoạn văn. + Cách trình bày nội dung đoạn văn. - Chuẩn bị bài “Tức nước vỡ bờ”. Đọc và trả lời các câu hỏi phần đọc hiểu văn bản. 5. Phụ lục: Tài liệu: Thông tin phản hồi: -Tài liệu: + SGK, SGV Ngữ văn 8. + Sổ tay kiến thức Ngữ văn 8. + Học và thực hành theo chuẩn kiến thức- kĩ năng 8. + Đề kiểm tra theo chuẩn kiến thức- kĩ năng 8.
Tài liệu đính kèm: